lượng hóa các tác động này. Đầu tiên là nghiên cứu của Caves (1974) về tác động tràn công nghệ của FDI lên các DN nội địa [90]. Sau nghiên cứu này, đã có nhiều nghiên cứu về tác động tràn cho nền kinh tế một nước hoặc một nhóm nước. Cụ thể, nghiên cứu của Caves (1974) đối với 23 ngành sản xuất của Úc [90], Globerman (1979) đối với các ngành sản xuất của Canada [108], một số nghiên cứu về các ngành sản xuất ở Mehico và Indonesia của Blomström và Persson (1983), Blomström (1986), Blomström và Edward Wolff (1994), Blomström và Sjöholm (1999) đã chỉ ra tác động tràn tích cực của FDI [73], [74], [75], [79]. Trong khi đó, các nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999) cho các công ty của Venezuela, Djankov và Hoekman (2000) của Cộng hòa Séc, Konings (2001) của Bulgaria và Romania lại đưa ra kết luận ngược lại, là FDI có tác động tràn tiêu cực hoặc không tồn tại tác động tràn [59], [95], [140]. Mặt khác, các nghiên cứu của Girma và Wakelin (2001), Harris và Robinson (2003) cho các công ty của Anh [111], [118]; Barrios và Strobl (2002) của Tây Ban Nha [66], Haddad và Harrison (1993) cho các công ty của Maroc [117]; Kokko (1996, 2001) cho các công ty của Uruguay [135], [138]; Kugler (2001) của
Colombia [142]; Kathuria (2000) cho Ấn Độ [129], Kinoshita (2001) cho Cộng hòa
Séc [133], Bosco (2001) cho Hungary [84] và Konings (2001) cho Ba Lan [140] cho kết quả là FDI có tác động tràn không đáng kể hoặc hỗn hợp. Kết quả thực nghiệm có sự khác nhau đó là do giai đoạn nghiên cứu khác nhau, hoặc do thực trạng nghiên cứu cho từng nước, hoặc từng nhóm nước cụ thể. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây có những biến đổi nhanh chóng và phức tạp, đặc biệt là các dòng FDI đã có những dịch chuyển đáng kể theo vùng lãnh thổ hoặc quốc gia, do đó, kết quả sẽ có sự khác nhau.
Như vậy, vai trò của FDI là rất lớn và cần phải có những chính sách thích hợp trong việc thu hút và sử dụng nguồn lực FDI. Để có thể thích ứng nhanh với các yêu cầu trong tình hình mới, một mặt bản thân các quốc gia/DN phải nỗ lực, nhưng mặt khác phải tận dụng tốt những ưu điểm, lợi thế do FDI mang lại. Do vậy, vấn đề cấp thiết là cần tiếp tục nghiên cứu tác động tràn của FDI ở phạm vi ngành hoặc phạm vi DN nào đó.
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về FDI, đặc biệt, có một số nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các DN trong nước như: các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Nguyễn Phi Lân (2006), Lê Quốc Hội (2008), Lê Quốc Hội và Nguyễn Quang Hồng (2009) [4], [22], [23], [165]… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Từ đây, đặt ra một vấn đề phải giải quyết làm thế nào để tận dụng tốt những cơ hội và tác động tràn tích cực của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Muốn vậy, phải có nghiên cứu, đánh giá khách quan và xác thực hiện trạng của tác động tràn của FDI, tìm ra các nguyên nhân cản trở, ách tắc để từ đó có quan điểm, giải pháp phù hợp, trúng và hiệu quả. Góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động tràn của đ ầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI đến các DN nội địa thuộc ngành Dệt may Việt Nam nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả các tác động tràn này. Cụ thể, luận án tập trung giải quyết một số mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa lý luận về FDI và tác động tràn của FDI tới các DN nội địa .
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 1
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 2
- Những Đóng Góp Mới Về Mặt Học Thuật, Lý Luận
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Các Doanh Nghiệp Nội Địa
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
- Chỉ ra một số kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may
Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may
Việt Nam bằng việc sử dụng phân tích định tính và mô hình định lượng .
- Phân tích một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tác động tràn của FDI tới các
DN Dệt may Việt Nam.
- Dựa vào những kết quả nghiên cứu và phân tích để đưa ra một số quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN D ệt may Việt Nam.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các DN nội địa và các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động này. Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tác động tràn của FDI theo hai hình thức: tác động tràn theo chiều ngang và tác động tràn theo chiều dọc .
a) Tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tràn trong nội bộ ngành) được định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các DN trong nước hoạt động trong cùng ngành/lĩnh vực [59], [184].
Javorick (2004) nghiên cứu về tác động tràn của FDI ở các nước đang phát triển, và kết luận tác động tràn của FDI có thể mang đến những thay đổi công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện nguồn lực hoặc thay đổi kỹ năng công việc và khả năng quản trị trong các nước này [123].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng gia tăng sự hiện diện của DN FDI hầu như không đạt được sự đồng thuận . Trong khi Kokko (1994), Blomström và Sjöholm (1999), Keller và Yeaple (2003) đưa ra kết quả khẳng định tác động tích cực của FDI vào năng suất của các DN trong nước trong cùng ngành, thì Haddad và Harrison (1993) lại khẳng định không có tác động như vậy và Aitken và Harrison (1999) còn tìm thấy tác động tiêu cực cho các DN của Venezuela [59], [79], [117], [132], [134].
Tràn trong nội bộ ngành mang tính chất cạnh tranh, điều này có nghĩa là giữa các DN FDI và DN nội địa sẽ cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Do đó, các DN nội địa sẽ cải tiến công nghệ và cải thiện nguồn lực [78]. Theo Aitken và Harrision (1999), cạnh tranh có thể mang lại ảnh hưởng ngược với các DN nội địa như các DN nội địa có thể cắt giảm sản lượng và năng suất, do cầu trong nước đối với hàng hóa của các DN nội địa giảm. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch lao động cũng được coi là một kênh tràn quan trọng, bởi vì các DN FDI sẽ thu hút lao động từ các DN nội địa, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới DN nội địa [59]. Mặt khác, các DN hướng vào xuất khẩu do nhằm vào thị trường bên ngoài thì ít có ảnh hưởng cạnh tranh hay chèn ép đối với các DN trong nước [184].
b) Tác động tràn của FDI theo chiều dọc (tác động tràn liên ngành) bao gồm các mối liên kết ngược và xuôi chiều.
Thứ nhất, các mối liên kết ngược (backward linkages) xảy ra khi các DN FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ các DN trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn [79], [123].
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tác động tràn dương của mối liên kết ngược của các DN FDI cho các DN nội địa như các nghiên cứu của Javorcik (2004), Schoors và Van de Tal (2002), Blalock và Gertler (2008) [72], [123], [181].
Mức độ các mối liên kết theo chiều dọc của các MNCs phụ thuộc nhiều và o chiến lược mua sắm của MNCs [91]. Các MNCs sẽ có xu hướng tích hợp ngược theo chiều dọc tại nước chủ nhà khi các DN này chỉ cần những nguồn đầu vào tương đối đơn giản [89], [106]. Mua sắm trong nước của các DN FDI có xu hướng tăng dần theo thời gian khi họ tích lũy được những kinh nghiệm đầu tư, nâng cấp được các yếu tố nội địa tại chỗ và có thể hạ thấp được chi phí mua sắm, chi tiêu nội địa [96], [115], [157], [178]. Yếu tố thời gian được nhấn mạnh bởi Rasiah (1994) và có liên quan tới kinh nghiệm và sự tích hợp với nước chủ nhà của các DN FDI thông qua các hoạt động “nội địa hóa” mạnh mẽ hơn về quản lý [172]. Mức độ gắn kết của các DN thường phụ thuộc vào việc các DN này đã hoạt động ở đó được bao nhiêu năm và quá trình tích hợp thường được hình thành dầ n từng bước. McAleese và McDonald (1978) cho rằng, các mối liên kết ngược có xu hướng tăng lên trước hết với sự tham gia thêm vào theo thời gian của các công đoạn sản xuất và trong mối tương quan với sự phát triển hạ tầng công nghiệp tại nước chủ nhà [157].
Thứ hai, các mối liên kết xuôi (forward linkages) được tạo ra khi các DN
FDI đầu tư cho các DN nội địa nhằm cải thiện công nghệ, giảm chi phí đầu vào trung gian cho các sản phẩm [123]. Tuy nhiên, các DN FDI có thể đem đến những khó khăn cho DN nội địa khi họ cũng cung cấp các nguồn đầu vào tương tự như các DN nội địa, điều này sẽ dẫn đến tác động ngược của liên kết xuôi n hư nghiên cứu Javorcik (2004), Shoors và Van de Tal (2002) cho trường hợp cụ thể của Lithhuania và Hungary [123], [181].
Như ở trên đề cập, kỳ vọng những tác động từ các DN FDI tới các DN nội địa là dương. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu trái chiều nhau. Cụ thể, những nghiên cứu chỉ ra tác động dương bao gồm: Caves (1974) trong trường hợp của Australia [90], Globerman (1979) cho nghiên cứu của Canada [108], Bloomström và Perrson (1983) nghiên cứu ở Mexico [74], Javorick (2004) cho Lithuanian [123], và Sasidharan (2006) cho Ấn Độ [177]. Ngược lại, có một số nghiên cứu chỉ ra tác động âm như: Haddad and Harrison (1993) nghiên cứu cho Morocco [117], Kokko and Tansini (1996) cho Uruguayan [136], và nghiên cứu của Aitken and Harrison (1999) cho Venezuela [59].
Tỷ lệ nội địa trong sản xuất của MNCs là một trong những yếu tố quyết định chính sức mạnh của các mối liên kết [68], [194]. Các DN FDI hướng vào thị trường nội địa nước chủ nhà thường mua nhiều hơn các nguyên liệu trong nước so với các DN FDI hướng vào xuất khẩu do những yêu cầu thấp hơn về chất lượng cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật [61], [173].
Rodriguez Clare (1996) chỉ ra rằng, các MNCs có mức sử dụng cao các nguyên liệu trung gian thì đồng thời tạo ra nhiều mối quan hệ hơn [174]. Với năng lực tiếp thu hiện tại thì các nước đang phát triển khó có khả năng thu hút FDI với tiềm năng hình thành các quan hệ ở mức độ cao [174], [187]. Do sản phẩm của các DN trong nước có chất lượng thấp và không đủ tin cậy, nên các DN FDI có trình độ công nghệ cao thường phải tìm kiếm các đầu vào từ bên ngoài [199]. Đối với trường hợp cụ thể của Mexico, khoảng cách công nghệ và tỷ phần thị trường nước ngoài lớn, do đó không diễn ra tác động tràn [134]. Ngược lại, Sjöhlom (1999) chỉ ra rằng, sẽ có tác động tràn nếu khoảng cách công nghệ là lớn, nhưng tác động này sẽ không xảy ra trong ngắn hạn [180].
c) Về các nhân tố ảnh hưởng tới tác động tràn của FDI , Görg (2001) cho rằng FDI có sinh ra tác động tràn về công nghệ, tuy nhiên việc xuất hiện tác động tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thậm chí phụ thuộc cả vào phương pháp ước lượng [110]. Kokko (1994) và Blomström (1986) đưa ra kết luận là tác động tràn ít xảy ra đối với các ngành được bảo hộ, đồng thời khẳng định,
năng lực hấp thụ công nghệ và khoảng cách về công nghệ của nước đầu tư và nước nhận đầu tư là hai yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất hiện tác động tràn [73], [134]. Balasubramanyam (1996) chứng minh rằng, FDI có tác động quan trọng tới tăng trưởng, đóng góp của FDI có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế ở những nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu hơn là ở những nước thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu [64]. Smarzynska (2002) cho rằng, các DN FDI sản xuất hướng vào thị trường nội địa có tác động tích cực mạnh hơn tới năng suất của DN trong nước so với các DN FDI hướng vào xuất khẩu [183]. Điều này cho thấy rằng chính sách thương mại có tác động khá quan trọng tới vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế.
Xiang Li (2001) cho rằng hình thức sở hữu của DN trong nước cũng là một yếu tố quyết định đến sự xuất hiện tác động tràn của FDI. Còn tác động tràn thông qua bắt chước, sao chép công nghệ chỉ xuất hi ện ở các DN tư nhân mà không xuất hiện ở các DNNN. Trái lại, tác động tràn do cạnh tranh lại xuất hiện ở DNNN, nhưng không gây áp lực lớn cho DN tư nhân [151]. Nghiên cứu của Sjöholm (1999) không tìm thấy sự khác nhau về mức độ của tác động tràn theo hình thức sở hữu của các DN FDI [180]. Trong khi đó, nghiên cứu của Taki (2001) lại cho rằng DN có 100% vốn nước ngoài tạo ra tác động tràn mạnh hơ n là DN liên doanh [188]. Haddad và Harrison (1993) cũng tìm thấy bằng chứng của tác động tràn về năng suất, như ng mức độ tác động yếu hơn ở những ngành có nhiều DN FDI [117].
Theo Lall (1978), Dunning (1993), Javorcik (2008), Meyer và Sinani (2009), sự hình thành các mối liên kết với các MNCs tại các nước đang phát triển là khác nhau tùy theo ngành công nghiệp, chiến lược xây dựng mạng lưới và các yếu tố của nước chủ nhà như bản chất của quá trình công nghiệp, mức độ phức tạp của công nghệ và mức độ thay đổi công nghệ cần thiết, quy mô nền kinh tế và các yếu tố thị trường. Quốc gia gốc của DN FDI, triết lý của DN và định hướng thị trường của DN cũng có những ảnh hưởng trực tiếp tới bản chất và mức độ của các mối quan hệ được hình thành tại nước chủ nhà [101], [124], [144], [161].
Khi thị trường nước chủ nhà rộng hơn và các nhà cung cấp nội địa có trình độ công nghệ khác nhau thì càng có nhiều triển vọng hình thành các mối liên kết
với các MNCs [152]. Blomström và Kokko (1997) cho rằng, quy mô thị trường, các quy định trong nước cũng như quy mô và khả năng công nghệ của các DN nước chủ nhà là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới mức độ của các mối liên kết [77]. Các chính sách của chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối liên kết theo chiều dọc với các MNCs [69], [194].
d) Về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu đánh giá tác động trà n của FDI tới các DN nội địa trên thế giới khá phong phú và đa dạng. Sagard (2001) chỉ ra có quan hệ tác động tràn dương của FDI lên TFP trong thời kỳ 1992-1999 trong các DN của Hungary. Nghiên cứu cũng chỉ ra biến đại diện cho tỷ lệ vốn nước ngoài trong tổng số vốn của DN có ảnh hưởng dương đến tăng trưởng TFP gộp [175]. Haddad và Harrison (1993) sử dụng số liệu hỗn hợp của các DN ngành chế tạo của Maroc, rút ra được kết luận quan trọng là DN có tỷ lệ vốn nước ngoài lớn lại tạo ra năng suất thấp hơn so với các DN có tỷ lệ FDI thấp [117]. Kohpaiboon (2006) dựa trên phân tích liên ngành của ngành chế tạo ở Thái Lan cung cấp bằng chứng về tác động tràn của FDI, đồng thời kiểm định giả thiết của Bhagwati về tác động tràn của công nghệ [139].
Nghiên cứu thực nghiệm của Borensztein (1998) đã phát triển mô hình tăng
trưởng nội sinh để đo lường ảnh hưởng của tính tràn về công nghệ của FDI vào tăng trưởng kinh tế tại 69 quốc gia đang phát triển trong 2 giai đoạn 1970-1979 và 1980- 1989, đã phát hiện FDI có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế [83]. Thêm nữa, bằng việc sử dụng dữ liệu mảng đối với 18 quốc gia tại Mỹ Latinh trong giai đoạn 1970-1999, Bengoa và Sancher-Robles (2003) chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI vào tăng trưởng kinh tế là dương khi nước nhận đầu tư có NNL chất lượng tốt, sự ổn định về kinh tế và tự do hoá thị trường [70]. Nghiên cứu của Wang (2003) với việc sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1987-1997, đã chỉ ra rằng, FDI trong khu vực sản xuất có tác động tràn tích cực và có ý nghĩa vào tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư, nhưng FDI trong khu vực không sản xuất không đóng một vai trò nổi bật trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [198].
Aitken và Harrison (1999) đã sử dụng dữ liệu mảng cho DN từ năm 1976-
1989 của Venezuela. Kết quả, tác giả chỉ ra rằng với những DN có lao động nhỏ hơn 50 thì sẽ thu được ảnh hưởng với tràn công nghệ từ DN FDI. Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, với một vài ngành như nhau, sự tăng lên tỷ phần vốn củ a DN FDI có thể tác động tới DN nội địa ở Venezuela [59]. Laura Alfaro (2003) sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các ngành khác nhau cho 47 quốc gia trong giai đoạn 1981- 1999, và kết luận, FDI có tác động tích cực tới năng suất của DN ngành chế biến, và có tác động tiêu cực tới tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khai khoáng [60]. Mencinger (2003) sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 để khảo sát vai trò của FDI tới tăng trưởng của 8 nước chuyển đổi ở Đông Âu và đã chỉ ra rằng, FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU [158].
Ekanayake và cộng sự (2003) ước lượng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) và mô hình sửa sai (ECM) để kiểm tra sự tồn tại và bản chất về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, luồng vốn FDI và xuất khẩu bằng việc sử dụng dữ liệu của các quốc gia đang phát triển và phát triển trong giai đoạn 1960-2001. Những phát hiện của họ ủng hộ mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa gia tăng về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nhưng quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có kết quả không rõ ràng [102].
Javorcik (2004) phân tích ảnh hưởng tràn của DN FDI ở Lithuania thông qua
sử dụng phương pháp bán tham số và khắc phục biến nội sinh t rong bộ dữ liệu mảng của DN. Nghiên cứu này chỉ ra tác động dương của DN FDI tới tác nguồn trung gian của DN nội địa, từ đó làm tăng năng suất cũng như nguồn cung của các DN nội địa. Hiện tượng này xảy ra khi các DN FDI và DN nội địa hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả không tìm thấy sự ảnh hưởng của DN FDI thông qua các kênh tràn theo chiều ngang và tràn theo chiều dọc xuôi chiều [123].
Trong nghiên cứu của Blomström và Perrson (1983) cho các DN của Mexico đã đưa ra cách đo lường hiệu quả công nghệ thông qua năng suất lao động. Kết quả của tác giả giải thích rằng, các DN FDI không hỗ trợ cho các DN nội địa trong cùng một ngành [74]. Bwalya (2005) kiểm tra tác động tràn của DN FDI đối với các DN