Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Khả Năng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


chứng liệu các liên kết có phải là tiền đề giúp đẩy mạnh sự tham gia của các DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu hay không.

Các giả thuyết chính cần được kiểm định trong nghiên cứu này bao gồm:

Giả thuyết 1: Doanh nghiệp có liên kết dọc nói chung với DN FDI có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn.

Giả thuyết 2: Doanh nghiệp có liên kết ngược với DN FDI có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn.

Giả thuyết 3: Doanh nghiệp có liên kết xuôi với DN FDI có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn.

2.5.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng DNNVV liên kết với DN FDI, NCS đề xuất khung nghiên cứu như sau:

Đặc điểm của DNNVV

Khoảng cách trình độ giữa DNNVV

với DN FDI

Liên kết giữa DNNVV và DN FDI

Đặc điểm cấp tỉnh

Đặc điểm ngành

Hình 2.4: Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khả năng DNNVV liên kết với DN FDI

Nguồn: NCS đề xuất Các nhóm biến nêu trên được lựa chọn dựa trên khung phân tích của Winkler (2013) và Farole và Winkler (2014) cũng như tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DN nước tiếp nhận đầu tư liên kết với các DN FDI. Để kiểm soát ảnh hưởng của môi trường chính sách và ngành kinh doanh, NCS sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và mức độ tập trung ngành (HHI).

Hai nhóm biến chính là đặc điểm của DNNVV và khoảng cách giữa DNNVV và DN FDI là những nhóm biến ảnh hưởng tới năng lực hấp thụ của DNNVV- nhân tố quyết định tới khả năng DNNVV liên kết với DN FDI. Cụ thể, đặc điểm của DNNVV độ tuổi DN, quy mô lao động, mức độ trang bị vốn, tỷ lệ nợ, hình thức sở hữu, địa điểm sản xuất của DN, hoạt động đổi mới.


Trong mô hình này, biến năng suất được sử dụng để đo lường khoảng cách trình độ giữa DNNVV và DN FDI cùng ngành. Cách đo lường này được sử dụng trong nghiên cứu như Castellini & Zanfei (2003), Hoang & Pham (2010). Đồng thời, NCS cũng sử dụng một thước đo khác đó để phản ánh khoảng cách giữa 2 khu vực DN này, đó là chênh lệch về mức tiền lương của DNNVV so với mức trung bình của các DN FDI trong cùng ngành. Theo Hoang và Pham (2010), mức tiền lương lao động của một DN phản ánh chất lượng người lao động. Các DN FDI thường được biết tới với khả năng trả lương cao và do đó thu hút được nhiều lao động có chất lượng. Vì vậy, chênh lệch mức tiền lương của DNNVV với mức trung bình của các DN FDI như vậy có thể cho phép so sánh tương đối chất lượng lao động mà DNNVV có thể tiếp cận so với khu vực FDI, qua đó phản ánh khoảng cách trình độ giữa DNNVV so với DN FDI.

Ngoài ra, đặc điểm cấp tỉnh được phản ánh thông qua chỉ số PCI, trong khi đặc điểm cấp ngành được phản ánh thông qua mức độ tập trung của ngành (HHI) ở cấp độ 2 chữ số theo VSIC 2007.

Dựa trên các nghiên cứu đi trước, các yếu tố như quy mô, mức độ trang bị vốn, khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng, hoạt động đổi mới sáng tạo được khẳng định là có ảnh hưởng tích cực tới khả năng liên kết của DNNVV (ví dụ Đào Hoàng Tuấn và cộng sự, 2021; WB, 2017). Bên cạnh đó, DN hoạt động ở khu công nghiệp cũng được chứng minh là có khả năng liên kết cao hơn (Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự, 2017). Khoảng cách giữa DN trong nước và DN FDI cũng được chỉ ra là có tác động tới khả năng liên kết (Winkler, 2013).

Những yếu tố đặc điểm của ngành và môi trường thể chế cũng đã được khẳng định là có tác động tới hoạt động liên kết của DN (ví dụ, UNCTAD, 2010, UNCTAD, 2011; Đào Hoàng Tuấn và cộng sự, 2021). Vì vậy, trong luận án này, NCS cũng kiểm soát cho những ảnh hưởng của các nhóm nhân tố này tới liên kết của DNNVV với DN FDI.

Giả thuyết nghiên cứu của mô hình này gồm có:

(1) Đặc điểm của DNNVV

Giả thuyết 4a: Độ tuổi của DN có ảnh hưởng tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 4b: Quy mô lao động có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.


Giả thuyết 4c: Mức độ trang bị vốn có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 4d: Tỷ lệ nợ (phản ánh khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài của DN) có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 4e: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 4f: Việc đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 4g: Hoạt động đổi mới sản phẩm có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

(2) Khoảng cách trình độ giữa DNNVV và DN FDI

Giả thuyết 5a: Khoảng cách công nghệ giữa DNNVV và DN FDI có ảnh hưởng ngược chiều tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

Giả thuyết 5b: Khoảng cách trình độ lao động giữa DNNVV và DN FDI ảnh hưởng ngược chiều tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

(3) Đặc điểm cấp tỉnh

Giả thuyết 6: Chất lượng môi trường thể chế (PCI) cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực tới liên kết giữa DNVV với DN FDI.

(4) Đặc điểm cấp ngành

Giả thuyết 7: Mức độ tập trung ngành có ảnh hưởng tới liên kết giữa DNVV với DN FDI

*****

Kết luận chương 2

Như vậy, chương 2 đã hệ nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến nội dung của luận án để xem xét về các phương pháp, nguồn dữ liệu, cách thức xây dựng biến cũng như các kết quả nghiên cứu chính. Từ đó, NCS đã để xác định khoảng trống nghiên cứu mà luận án hướng tới lấp đầy. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, NCS đã xây dựng khung nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi đã đề ra. Dựa trên khung nghiên cứu này, các chương tiếp theo của luận án sẽ tìm hiểu và lần lượt trả lời cho từng câu hỏi nghiên cứu.


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN MỐI LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM


3.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong những năm vừa qua, với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, quy trình đăng ký kinh doanh đã trở nên dễ dàng, giảm thiểu thủ tục và thời gian cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp được thành lập đã gia tăng nhanh chóng. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh của cả nước tính đến hết 31/12/2018 đạt hơn 610 nghìn doanh nghiệp. Số lượng DN bình quân trong giai đoạn 2016-2018 có kết quả hoạt động kinh doanh tăng gần 50% so với giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, khu vực DNNVV hiện vẫn là khu vực có số lượng doanh nghiệp đông đảo nhất. Tính đến thời điểm 31/12/2018, khu vực DNNVV có tổng cộng 593.629 doanh nghiệp, chiếm hơn 97,2% các DN đang có kết quả hoạt động kinh doanh.

Xét về quy mô lao động, có thể thấy cùng với sự gia tăng số lượng, khu vực doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng ngày càng tạo ra nhiều việc làm, góp phần không nhỏ giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) trong “Sách trắng Doanh nghiệp 2020”, tính đến 31/12/2018, khu vực DNNVV đã thu hút 5,63 triệu lao động, tương đương 38% tổng số lao động của toàn bộ khu vực DN. Trong đó, khu vực DN siêu nhỏ luôn chiếm tỷ lệ trên 60% tổng số doanh nghiệp, và cũng tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho nền kinh tế, thu hút được 1.450.611 lao động tính đến hết 31/12/2018 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2020, tr 99). Các DN quy mô nhỏ và quy mô vừa lần lượt tạo ra hơn 2,84 và 1,33 triệu việc làm. Như vậy, xét trung bình, một doanh nghiệp siêu nhỏ có dưới 4 lao động, trong khi quy mô đó ở các DN nhỏ và vừa tương ứng đạt khoảng 15 lao động/doanh nghiệp và 62 lao động/doanh nghiệp. Con số này khá chênh lệch so với các doanh nghiệp


lớn, khi 17 nghìn doanh nghiệp lớn thu hút gần 9,2 triệu lao động, trung bình khoảng 540 lao động/ doanh nghiệp.

1,450,611

2,840,937

9,189,860

1,336,404

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn

Hình 3.1: Số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh1

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)

Xét về nguồn vốn, tính đến thời điểm 31/12/2018, toàn bộ khối DNNVV thu hút nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh khá khiêm tốn, chỉ đạt 11,83 triệu tỷ đồng. Tuy con số này chưa được 50% tổng lượng vốn của các DN quy mô lớn, song so với thành tích năm 2017của khối doanh nghiệp này, con số cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong năm 2018 đã thu hút được 8,96 triệu tỷ đồng, đạt mức tăng 39,6% so với năm 2017. Các doanh nghiệp vừa đã thu hút được lượng vốn 2,87 triệu tỷ đồng trong năm 2018 với mức tăng 10,8% so với năm 2017(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020, tr. 47). Đồng thời, tổng nguồn vốn bình quân trong giai đoạn 2016-2018 của DN siêu nhỏ tăng hơn 200% so với mức bình quân giai đoạn 2011-2015, trong khi chỉ số phát triển nguồn vốn này của các DN nhỏ là 148% và DN vừa là 185,7% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020, tr.111). Việc gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự phát triển ngày càng năng động của cộng đồng DN nói chung và khu vực DNNVV nói riêng.

Tuy nhiên, một điều rò ràng là, Việt Nam đang thiếu các DN quy mô vừa và lớn, và ngay cả các DN lớn của Việt Nam cũng quy mô vốn và lao động khiêm tốn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử là,


1 Tính đến thời điểm 31/12/2018


quy mô vốn trung bình ở Phillipines là 1,2 tỷ đô la Mỹ/công ty, hay ở Singapore là 1,07 tỷ đô La Mỹ/công ty, trong khi ở con số này của các DN lớn của Việt Nam cũng chỉ khoảng 186 triệu đô la Mỹ/công ty (Văn phòng Chính phủ, 2019). Điều này theo đánh giá ảnh hưởng đến khả năng kết nối của DNNVV khi quy mô nhỏ có thể khiến DN khó đạt được tính kinh tế theo quy mô, dẫn tới khó có khả năng đảm nhận được những hợp đồng lớn từ các đối tác FDI hoặc đối tác nước ngoài. Không những vậy, các DNNVV Việt Nam, theo đánh giá là chưa đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế2, do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

3.1.2 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Kết quả thu hút FDI vào Việt Nam được đánh giá là đặc biệt tốt với dòng vốn FDI hàng năm liên tục gia tăng qua các năm. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược Đổi mới vào năm 1986 và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987, môi trường đầu của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Sự ổn định về kinh tế, chính trị cùng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ đã giúp Việt Nam thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài (AmCham, 2019; EIU, 2019).

Dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được đánh giá là tương đối ấn tượng so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí, trong năm 2016, Việt Nam là nước thu hút tổng giá trị FDI cao thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore (Bộ Kế hoạch và Đầu tư & WB, 2018). Tính lũy kế đến hết 31/12/2019, Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn FDI đăng ký lên tới 454.019,0 triệu đô la Mỹ với tổng số dự án là 33.921 dự án. Tổng số vốn giải ngân cũng ở mức tương đối cao, lên tới 211.472,9 triệu đô la Mỹ, tương đương 46,6% - một con số tương đối khả quan.

Theo Tổng cục Thống kê3, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong năm 2020 ước đạt 28,5 tỷ đô la Mỹ, giảm 25% so với năm 2019. Tuy nhiên, vốn thực hiện chỉ giảm nhẹ 2% so với năm 2019, đạt tổng giá trị 20 tỷ đô la Mỹ. Kết quả này theo đánh giá là có thể chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với sự sụt giảm mạnh mẽ của các hoạt động đầu tư và mức tăng trưởng âm ở một số nền kinh tế trên thế giới (Thúy Hiền, 2020). Với những thành công trong việc kiểm soát dịch, Việt Nam đang được các nhà đầu



2 Tham luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh “ Nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII ngày 28/1/2021. Truy cập tại https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nang-vi-the-cua-Viet-Nam-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau/421105.vgp

3 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/infographic-von-dau-tu-nam-2020/


tư nước ngoài đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Minh chứng cụ thể là, tính đến ngày 20/1/2021, mặc dù tổng vốn đăng ký có sự sụt giảm song vốn thực hiện của các dự án FDI đã đạt 1,51 tỷ đô la Mỹ, ghi nhận mức tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 (Thúy Hiền, 2021)4.

12


10


8


6


4


2


0

Việt Nam

Thế giới

Khu vực châu Á Thái Bình Dương

Đơn vị: % GDP


1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Hình 3.2: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

Tỷ lệ vốn FDI so với GDP- một chỉ số phản tình hình thu hút FDI so với quy mô nền kinh tế của Việt Nam cũng ở mức cao tương đối cao với giá trị trung bình của thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mức cao nhất được ghi nhận lần lượt trong 2 năm 1996 (9,71%) và 2008 (9,66%) phản ánh ảnh hưởng tích cực của việc Hoa kỳ bình thường hóa quan hệ và chấm dứt cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1995 cũng như việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2007 (Hình 3.2).

Để đạt được những thành tích thu hút vốn FDI nêu trên, không thể không kể đến những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn với những chiến lược, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư quốc tế. Hơn 30 năm mở cửa nền kinh tế cũng đã cho thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có những đóng góp quan trọng với sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Một số kết quả đạt được cụ thể như sau:

Thứ nhất, khu vực FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.


4 https://bnews.vn/von-thuc-hien-cac-du-an-fdi-thang-1-tang-hon-4/185130.html


Không chỉ có ấn tượng về tổng giá trị, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng có những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế. Đồng thời, các DN FDI đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam, 13% thu ngân sách nhà nước và tạo ra hàng triệu việc làm. Chỉ số phát triển tổng sản phẩm của khu vực FDI cũng cao hơn mức trung bình của cả nước trong những năm qua, và đứng thứ hai cả nước trong giai đoạn 2015-2019, chỉ sau khu vực kinh tế tư nhân. Đơn cử là năm 2018, đóng góp GDP của khu vực FDI là 20,28% với chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước của khu vực này là 112,18%; và chỉ số phát triển của năm 2019 là 108,03%, đều cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước lần lượt trong 2 năm là 107,08% và 107,02%.

Bảng 3.1: Đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế



2015

2016

2017

2018

Sơ bộ 2019

Đóng góp GDP (%)

18,07

18,59

19,63

20,28

20,35

Đóng góp NSNN (%)

13,81

14,40

13,31

13,08

13,55

Đóng góp xuất khẩu (%)

70,6

71,5

72,0

71,4

67,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 12

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)

Có thể nói, xuất khẩu là một trong những đóng góp nổi bật của khu vực FDI cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Cụ thể, đóng góp của khu vực FDI vào tổng giá trị xuất khẩu thường chiếm tỷ lệ áp đảo, khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, và có xu hướng tăng về giá trị. Thống kê của năm 2019 cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu đạt 145,50 tỷ đô la Mỹ với thành tích xuất siêu gần 35,86 tỷ đô la Mỹ, giúp bù đắp cho phần nhập siêu 25,9 tỷ đô la Mỹ của các doanh nghiệp trong nước, nhờ vậy Việt Nam đã đạt thành tích thặng dư thương mại 9,9 tỷ đô la Mỹ (Cục đầu tư nước ngoài, 2019)5.

Năm 2020 là một năm khó khăn chung cho Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến cho các hoạt động kinh tế bị đình trệ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 cũng đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu của khu vực FDI theo đó cũng giảm 4,16 tỷ đô la Mỹ, tương đương 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn đóng góp tới 64,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, cho thấy vai trò quan trọng của khu vực này với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, như đã phân tích ở trên, các DN FDI cũng là những DN có hiệu quả hoạt động tốt và ổn định trong thời gian qua. Các phân tích về mặt định lượng


5 https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6318/Tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2019

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022