Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Các Doanh Nghiệp Nội Địa


để đạt được mục đích của mình trong việc CGCN. Khác với CGCN thuần tuý, trong CGCN qua FDI, các chủ thể trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng công nghệ được chuyển giao nên đều chịu tác động của quá trình chuyển giao đó. Hoạt động CGCN qua FDI được thực hiện nhiều nhất bởi các DN FDI và đối tác tiếp nhận thường là các DN của các nước đang phát triển. Thời hạn của CGCN qua FDI thường phụ thuộc vào thời gian của từng dự án FDI. CGCN qua FDI là giải pháp tràn công nghệ ít tốn kém, phù hợp với nguồn vốn có hạn của các nước đang phát triển.

Bên cạnh vốn, các DN FDI còn mang đến những công nghệ sản xuất, kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến hơn, mà từ đó các DN trong nước có thể tiếp nhận được qua nhiều kênh khác nhau. Bản thân công nghệ sản xuất được các DN FDI đưa vào và kinh nghiệm chuyên gia do các nhà ĐTNN đưa tới đòi hỏi phải có NNL phù hợp tiếp nhận. Vì vậy, CGCN sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của lực lượng lao động trong nước. Sự CGCN qua FDI có 3 loại:

(i) CGCN trong nội bộ DN là hình thái CGCN giữa MNCs với công ty con tại ớc ngoài, tức DN FDI.

(ii) CGCN giữa DN FDI là công ty con của MNCs và DN trong nước hoạt động trong cùng ngành ngh(chuyển giao ngang).

(iii) Chuyển giao hàng dọc giữa các DN, trong đó DN FDI CGCN sang các DN trong nước sản xuất sản phẩm trung gian (như nguyên phụ liệu dệt may) cung cấp cho DN FDI, hoặc trường hợp DN trong nước dùng sản phẩm của DN FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng (như DN trong nước dùng nguyên liệu chất dẻo- plastic-do DN FDI cung cấp để sản xuất các loại đồ dùng trong gia đình). Trong cả hai trường hợp, công nghệ được chuyển giao từ DN FDI sang DN trong nước, và đây là tác động tràn lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này.

Nhiều mô hình tiêu chuẩn của các DN FDI giả định rằng họ có tài sản tri thức như bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và công nghệ độc quyền. Các DN FDI thường triển khai hoạt động R&D và cần nhiều vốn, vì thế các nguồn tiềm năng của tràn trong nội bộ ngành công nghiệp là CGCN và quy trình sản xuất từ các DN FDI


cho các DN trong nước. Các DN FDI làm cho những DN trong nước nhận thức được sự tồn tại của công nghệ và các DN FDI có khả năng đẩy nhanh công nghệ của các DN trong nước. Nâng cao công nghệ cho phép các DN gia tăng năng suất và xây dựng NLCT trong các lĩnh vực mới [153].

Một hoạt động khác có thể kích thích tác động tràn và CGCN là việc thực hiện có hiệu quả hoạt động R&D mà các DN FDI có thể tiến hành ở nước sở tại. Hoạt động R&D của các DN FDI rất chuyên sâu, nhưng hầu hết tập trung ở công ty mẹ. Điều này đã giới hạn quy mô của tác động tràn. Trọng tâm của hoạt động R&D được thực hiện trong các liên kết nước ngoài thường là sự thay đổi của công nghệ gốc, vì vậy nó phù hợp với thị trường nước ngoài [80]. Các tác động tràn từ R&D do đó thường được tạo ra bên ngoài của nước sở tại và đưa vào nước sở tại thông qua hoạt động FDI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

d. Đầu tư phát triển NNL và di chuyển lao động giữa các DN FDI và DN

trong nước trong cùng một ngành

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 7

Một lực lượng lao động trình độ học vấn, được đào tạo và có tay nghề cao thường đặc trưng cho các DN FDI. Khi những người lao động đ ược đào tạo chuyển sang DN trong nước hoặc bắt đầu lập DN riêng của họ, kết quả là làm tăng trưởng năng suất trong nước [74], [193]. Đây là kênh tràn liên quan đến khả năng của DN trong nước tuyển dụng công nhân, trước đó làm việc cho DN FDI, có kiến thức và kinh nghiệm, nắm bắt được công nghệ và có thể áp dụng tại DN trong nước [105], [107]. Tuy nhiên, để nhấn mạnh tác động tiêu cực có thể phát sinh thông qua kênh này, các DN FDI có thể thu hút người lao động tốt nhất từ các DN trong nước bằng cách đáp ứng mức lương cao hơn [179]. Các ảnh hưởng của dịch chuyển lao động về hiệu quả của DN trong nước là khó đánh giá vì nó liên quan đến việc theo dõi các công nhân để điều tra tác động của năng suất của các công nhân khác [176].

Di chuyển lao động cũng là một kênh tràn quan trọng , bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các DN FDI và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DN trong nước. Tác động này xuất hiện giống nhau ở cùng một ngành khi công nhân lành nghvà cán bộ quản lý trong các DN FDI được đào tạo với các kỹ năng quản lý


và kỹ thuật tiên tiến chuyển sang cho các DN khác trong nước hoặc thành lập DN riêng của họ. Lý thuyết việc làm đã dự đoán tác động tích cực sự hiện diện của DN FDI đến năng suất của các DN trong nước thông qua các kênh di chuyển lao động [131], [105], [107]. Sự chuyển động này cho phép các DN trong nước thiếu năng lực công nghệ và kỹ năng quả n lý có thể cạnh tranh với các DN FDI. Kênh này được xem sẽ có tác động tích cực về năng suất trong nước. Tuy nhiên, các DN FDI không hỗ trợ và không khuyến khích cho kênh này. Meyer (2003) cho rằng “di chuyển lao động sthấp trong nền kinh tế mới nổi, nơi DN FDI có lợi thế đáng kể so với DN trong nước” [160].

Các DN FDI có thể cung cấp một hình thức đào tạo cho nhân viên của họ mà không thể được nhân rộng trong các DN trong nước hoặc mua được từ nước ngoài. Bởi vì, các DN FDI sở hữu tài sản vô hình, không dễ dàng bán được, ví dụ như kỹ năng quản lý [117]. Bằng chứng cho thấy, các DN FDI cung cấp đào tạo cho các nhà quản lý và người lao động hơn so với các DN trong nước. Một nhân viên địa

phương đã được đào tạo trong các DN FDI có thể bổ sung lợi nhuận nhiều hơn cho

các DN trong nước kể từ khi công nhân lành nghề, tài năng quản lý, và các nhà khoa học thường khan hiếm ở các nước đang phát triển [59]. Vì vậy, nền kinh tế địa phương có thể đạt được từ sự có mặt của DN FDI, khi mà kiến thức của các DN FDI đó có thể trở thành có sẵn thông qua lưu chuyển lao động. Lưu chuyển lao động là một cơ chế tràn có thể đem lại lợi ích cho ngành công nghiệp địa phương, khi lưu thông của lực lượng lao động cho phép một số kiến thức ban đầu để chuyển giao giữa các DN FDI và trong nước. Katz (1987) cho thấy, nhiều nhà quản lý các DN địa phương, ở Mỹ Latinh, bắt đầu sự nghiệp của họ trong các DN FDI [130]. Theo Dunning (1979) các kỹ năng công nghệ và quản lý của các DN FDI từ công ty mẹ có thể được xem như là một hiện tượng "chảy máu chất xám ngược" cho nền kinh tế địa phương, khi họ đạt được kỹ năng kinh doanh đặc biệt khan hiếm và cần thiết [99]. Việc lưu chuyển lao động giữa các DN FDI và DN trong nước diễn ra theo hai chiều:

Chiều thứ nhất, lao động chuyển từ DN FDI sang DN trong nước: là hiện


tượng mà người lao động sau một thời gian làm việc cho các DN FDI rồi chuyển sang làm việc cho các DN trong nước. Cùng với chuyển việc làm, người lao động cũng đã mang theo kinh nghiệm, tri thức… mà họ đã học hỏi được khi làm việc cho các DN FDI về phục vụ cho các DN trong nước. Điều này giúp cho DN trong nước không phải mất chi phí để đào tạo người lao động. Đây được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tại các DN FDI vào công việc trong DN trong nước. Có hai cách để tạo ra tác động tràn. Đó là số lao động này tự thành lập công ty riêng hoặc làm thuê cho các DN trong nước, nhất là DN trong cùng ngành mà DN FDI đang hoạt động.

Chiều thứ hai, một số lao động sau một thời gian làm việc cho các DN trong

nước và tích lũy được một số kinh nghiệm cần thiết, họ sẽ thi tuyển vào các DN FDI.

e. Liên kết giữa các DN FDI và các DN trong nước trong cùng ngành để sản

xuất sản phẩm

Cùng với tác động tạo sức ép cạnh tranh, di chuyển lao động, sao chép học hỏi hay còn gọi là CGCN thì liên kết sản xuất cũng là một trong những kênh xuất hiện “tác động tràn” nhiều nhất ở phạm vi DN. Đây là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động “ngược chiều” có thể xuất hiện nếu các DN trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các DN FDI. Mức độ tác động tràn càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ th uận. Liên kết sản xuất bao gồm hai hình thức là liên kết dọc (sản phẩm của DN này là nguyên liệu đầu vào của DN kia ) và liên kết ngang (các DN cùng sản xuất một loại sản phẩm).

Sự liên kết sản xuất giữa DN FDI và DN trong nước trong cùng ngành không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia liên kết mà còn góp phần làm cho môi trường kinh doanh thêm lành mạnh và ổn định. Khi tham gia liên kết sản xuất sản phẩm với DN FDI, DN trong nước sẽ có thêm đối tác kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm kinh nghiệm trong sản xuất. Ngược lại, khi tham gia liên kết sản xuất sản phẩm với DN trong nước, DN FDI có thể tiết kiệm được chi phí


vận chuyển (như khi mua nguyên liệu từ DN trong nước), đồng thời có thể mua được các yếu tố đầu vào sản xuất rẻ hơn so với khi phải nhập khẩu.

f. Học hỏi và bắt chước kỹ năng quản lý công nghiệp

Dunning (1979) lập luận rằng kỹ năng tổ chức và quản lý vượt trội của các DN FDI có thể có lợi cho nền kinh tế nước chủ nhà. Nếu các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn thuộc quyền quản lý trong nước, các DN địa phương có khả năng nâng cao quản lý và tăng cường hiệu quả đầu tư trong các DN của họ, do nguy cơ mất thị phần vào các DN FDI [99].

Thêm vào đó, FDI có thể đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế chủ nhà trong việc giới thiệu các kỹ thuật tiếp thị và quảng bá trong ngành công nghiệp. Hệ thống kênh phân phối và tiếp thị được phát triển tốt là những yếu tố quan trọng để thành công. Các DN từ các nước đang phát triển thường thiếu nguồn lực cho hoạt động quảng cáo và khuyến mại, sau đó họ có vấn đề cạnh tranh với các DN FDI. Các DN từ các nước đang phát triển thường cạnh tranh trong thị trường quốc tế trên cơ sở cắt giảm giá và tập trung vào thị trường cấp thấp [143].

Sự quan tâm đến chất lượng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công trong thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng trong tiếp thị thành công và mở rộng sự quan tâm sản phẩm cho người tiêu dùng. Một chiến lược marketing được thiết lập tốt rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Các DN thúc đẩy đầu tư, dự kiến sẽ làm tốt hơn tại các thị trường quốc tế hơn những thị trường khác khác do tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tên thương mại. Kumar và Siddharthan (1994) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quảng cáo và các hành vi xuất khẩu [143]. Các DN FDI thường có kiến thức và kinh nghiệm tốt hơn trong thị trường quốc tế, và do đó có thể giúp các DN trong nước học hỏi thêm được nhiều hơn trong hoạt động xuất khẩu [109]. Thông qua sự bắt chước hoặc phối hợp với DN FDI, các DN trong nước có thể học hỏi những kỹ thuật quản lý khác nhau và tầm quan trọng của chiến thuật tiếp thị, và do đó mở rộng thị trường trong nước hoặc quốc tế.

1.2.2.2. Tác động tràn theo chiều dọc (tác động tràn giữa các ngành)


Tác động tràn theo chiều dọc (tác động tràn giữa các ngành) xảy ra như là kết quả của sự tương tác giữa các DN FDI và các DN trong nước không trong cùng một ngành. Ảnh hưởng của mối liên kết này đã được thảo luận bởi Lall (1978) và Clare (1996). Đó là trường hợp khi các DN FDI là các nhà cung cấp (phía thượng nguồn - mối liên kết xuôi) hoặc là người mua (phía hạ nguồn - mối liên kết ngược) của DN trong nước trong thị trường hàng hóa trung gian [144], [174].

a. Tác động tràn thông qua các liên kết ngược : FDI cũng có thể góp phần cải tiến công nghệ của các nhà cung cấp địa phương hoặc các nhà cung cấp tiềm năng bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ các DN này. Với việc gia tăng theo quy mô, sự hiện diện của các DN FDI có thể mang lại lợi ích cho nhà cung cấp nội địa nếu nó làm tăng nhu cầu về đầu vào địa phương.

Tác động tràn hiệu quả hơn nữa có thể hoạt động thông qua mối quan hệ giữa các DN FDI và các DN thầu phụ địa phương. Các mối liên kết dọc giữa các DN mang lại lợi ích cho cả DN FDI và DN trong nước. Đối với các DN FDI , các hoạt động sản xuất sản phẩm hỗ trợ do các công ty chuyên ngành địa phương đảm nhận và chỉ tập trung vào sản xuất dòng sản phẩm chính của họ như là một biện pháp để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả SXKD. Thầu phụ cũng có lợi cho các nhà thầu phụ địa phương vì nó cung cấp thị trường mới cho các DN, cùng với việc tiếp cận các hình thức mới của sản xuất và tổ chức quản lý, các DN trong nước còn được hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ đào tạo để nâng cấp khả năng công nghệ của họ [200].

Các liên kết ngược được định nghĩa là mối liên kết giữa các DN FDI và các nhà cung cấp đầu vào hoặc nguyên liệu thô . Tác động tràn này có thđược tạo ra thông qua một số cơ chế. Đầu tiên , lợi ích năng suất của DN địa phương nhận được từ việc CGCN trực tiếp hoặc hỗ trợ công nghệ của các MNCs. Bằng cơ chế này, các DN FDI có thể khuyến khích đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp trong nước. Thứ hai, các DN trong nước buộc phải đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm (ví dụ, Tchức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) chứng nhận ISO 14000, ISO 26000, WRAP hoặc SA8000) và thời gian giao hàng của các MNCs, do đó khuyến khích các nhà cung cấp trong nước cải thiện quá trình sản xuất, công nghệ


và phương pháp giao hàng. Cuối cùng, tác động tràn của FDI có thể diễn ra thông qua sự thâm nhập của các DN FDI có nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm trung gian, do đó cung cấp cho các DN địa phương nhiều cơ hội hơn để có những lợi ích của nền kinh tế theo quy mô [123].

Trong nỗ lực nhất định để đảm bảo chất lượng, các DN FDI có thể mang lại lợi ích cho nhà cung cấp nội địa bằng nhiều cách: cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc cải thiện chất lượng hàng hoá, hoặc cho việc giới thiệu những đổi mới (ví dụ, thông qua đào tạo cán bộ), cung cấp hỗ trợ CSHT sản xuất, và cho việc mua lại nguyên liệu, cũng như hỗ trợ ở các mức độ tổ chức và quản lý [145]. Xem xét việc tăng hiệu quả của các DN trong nước mang lại bởi sự cạnh tranh giữa các DN trong nước và DN FDI và trở thành nhà cung cấp của các DN FDI. Hơn nữa, Matouschek (1999) xem xét lợi ích cho các nhà cung cấp trong nước là hệ quả từ sự hiện diện của MNCs có thể được mở rộng cho các DN trong nước sản xuất hàng hóa của người tiêu dùng cuối cùng [156].

b. Tác động tràn thông qua các liên kết xuôi: Mối liên kết xuôi đã được tạo ra

khi sự hiện diện của các DN FDI dẫn đến cơ hội cho các DN trong nước tiếp cận công nghệ mới, cải thiện, hoặc giảm chi phí các yếu tố đầu vào trung gian được được sản xuất bởi các DN FDI trong các lĩnh vực thượng nguồn [123]. Tuy nhiên, sự hiện diện của các DN FDI đem đến khó khăn cho các DN cung cấp địa phương mà các DN này cung cấp các hàng hóa trung gian tương tự như DN FDI. Điềunày cũng buộc một số nhà cung cấp trung gian địa phương phải thay đổi SXKD của mình hoặc là ra khỏi thị trường.

Mối liên kết xuôi được thể hiện trong việc các DN FDI cung cấp đầu vào

chất lượng cao hơn và/hoặc ở một mức giá thấp hơn để sản xuất hàng tiêu dùng của người tiêu dùng cuối cùng [154]. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng nâng cấp chất lượng sản xuất có thể dẫn đến sự tăng giá. Nếu các DN trong nước không có khả năng hưởng lợi từ việc nâng cấp về chất lượng, họ sẽ phải chịu những tác động tiêu cực liên quan đến chi phí tăng [123].

Các DN địa phương cũng có thể được hưởng lợi tsự có mặt của các dịch vụ


chuyên nghiệp mới hoặc các nhà cung cấp như là một kết quả của việc thâm nhập của các DN FDI. Các DN FDI có thể đóng vai trò như chất xúc tác cho các nhà cung cấp trong nước để nâng cao chất lượng, sdụng thời gian hiệu quả hay dịch vụ của họ bằng cách yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn. Mặt khác, các DN FDI có thể có tác động tiêu cực lên sản lượng và năng suất của các DN trong nước, đặc biệt là trong ngắn hạn, nếu họ cạnh tranh với các DN trong nước và lấy mất” thị trường hay nguồn nhân lực tốt nhất của các DN trong nước. Khi các DN trong nước cắt giảm sản xuất, họ có thtrải qua chi phí trung bình cao hơn chi phí cđịnh được tràn trên một quy mô sản xuất nhỏ hơn [59].

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp nội địa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dấu hiệu, sự tồn tại và độ lớn tác động tràn của FDI tới các DN trong nước phụ thuộc vào sự đa dạng của các yếu tố liên quan đến các đặc điểm của các MNCs và FDI, cũng như các đặc tính của ớc sở tại, ngành và các DN.

1.3.1. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp nội địa

1.3.1.1. Năng lực tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lý của DN vừa là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển, vừa là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến tác động tràn của DN FDI đến DN trong nước. Trình độ tổ chức, quản lý DN được thể hiện ở các mặt sau:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt đ ộng kinh doanh của DN, từ pháp luật trong nước và quốc tế về sản xuất và xuất khẩu, thị trường trong và ngoài nước, các yêu cầu của ngành hàng… đến kiến thức về xã hội, nhân văn nói chung.

- Trình độ tổ chức, quản lý của DN: Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý DN theo hướng tinh, gọn, nhẹ có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của DN, nhờ đó nâng cao năng lực quản lý, điều hành của DN, nắm bắt và tận dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2022