Thực Trạng Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


cũng cho thấy, với những lợi thế về mặt công nghệ, kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường, các DN FDI cũng có những lan tỏa tích cực với nền kinh tế trong nước, góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của Việt Nam nói chung và năng lực cạnh tranh của DN trong nước nói riêng (Nguyen Thi Tue Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Nguyen Ngoc Anh và cộng sự, 2008; Tran Toan Thang, 2011, Thangavaleu 2014).

Những thành tích này phần nào phản ánh quan điểm của nhiều quốc gia và nhà nghiên cứu về lợi ích của FDI với nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, khu vực FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Nếu so với thời điểm nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện chiến lược Đổi mới, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi sâu sắc. Vào thời kỳ đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất – tới 38,1%. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong Sách trắng Doanh nghiệp 2020, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp mới thành lập bình quân tăng 52,6% so với bình quân giai đoạn 2014-2015; con số này ở khu vực công nghiệp và xây dựng là 44,1%, trong khi ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ ghi nhận mức tăng có 7,7% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020, tr29-30). Kết quả này không thể không nhắc tới vai trò của khu vực FDI, đặc biệt là trong bối cảnh xuất phát điểm của Việt Nam là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và hầu như không tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trước năm 1986.

Sự hiện diện của các dự án FDI đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ như tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải, logistics, giáo dục-đào tạo…, điều này đã tác động không nhỏ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Không chỉ vậy, việc các nhà đầu tư Singapore đổ vốn vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng khu công nghiệp đã góp phần cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp khác (Bích Ngọc, 2020)6. Quá trình đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng nhờ nguồn vốn FDI vào các dự án như Phú Mỹ Hưng, Ciputra, Vinacapital.



6 https://baodautu.vn/dau-an-dau-tu-singapore-vao-bat-dong-san-cong-nghiep-d127228.html


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, không chỉ đóng góp quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu nói chung, khu vực FDI còn thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu một cách rò rệt. Nếu như những năm 1990 và đầu 2000, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, khoáng sản, thì hiện nay các mặt hàng thuộc lĩnh vực chế tạo lại chiếm tỷ trọng áp đảo, trên 80% trong tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy có thể thấy, FDI trong hơn 30 năm qua đã góp phần tích cực tạo nên sự đa dạng về ngành nghề và nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, từ đó tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam.

Thứ ba, khu vực FDI góp phần không nhỏ tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 13

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2018, khu vực FDI đã thu hút hơn 4,71 triệu lao động trực tiếp. So sánh với mức bình quân giai đoạn 2011-2015, số lượng lao động làm việc cho khu vực FDI bình quân giai đoạn 2016- 2018 đã tăng 43,5%. Không chỉ vậy, thu nhập bình quân của người lao động trong khối DN FDI cũng có xu hướng ngày càng tăng. Mức thu nhập bình quân trong năm 2018 đạt 9,072 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với năm 2017, đồng thời mức bình quân trong giai đoạn 2016-2018 đã tăng 38% so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Những chỉ số này phần này phản ánh tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới giải quyết việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khối DN FDI cũng thường xuyên triển khai các hoạt động đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài cho nhân viên, nhờ vậy trình độ của người lao động trong khu vực FDI được nâng cao và có thể dần đảm nhận vị trí trước đây thuộc về các chuyên gia nước ngoài. Đơn cử là trường hợp của Toyota Việt Nam, công ty này đã tích cực triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật từ năm 2000 nhằm hỗ trợ các cơ sở đào tạo kỹ thuật triển khai dạy nghề chuyên ngành ô tô, nhờ vậy góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời Toyota cũng tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như triển khai dự án hợp tác với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các doanh nghiệp từng tham gia chương trình Monozukuri do Toyota tổ chức hiện nay đều áp dụng Hệ thống sản xuất Toyota (TPS), nhờ vậy giúp doanh nghiệp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ tư, sự hiện diện của khu vực FDI góp phần cải thiện môi trường kinh

doanh.


Với chủ trương tăng cường thu hút FDI, đặc biệt là các FDI chất lượng cao, môi trường kinh doanh và thể chế đầu tư tại Việt Nam đã có sự cải thiện vượt bậc. Trong điều tra của VCCI tiến hành hàng năm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, phản hồi của các doanh nghiệp FDI cũng cho thấy những tín hiệu tích cực về chất lượng cải cách môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Cụ thể, theo báo cáo PCI 2019 của VCCI, 55% doanh nghiệp tham gia khảo sát có đánh giá tích vực về quy trình cấp phép đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực, thời gian cấp phép đầu tư trung bình đã giảm từ 60 ngày xuống còn tổng cộng 38 ngày, đồng thời thủ tục xin đăng ký kinh doanh, gia hạn đầu tư, cấp mã số thuế cũng trở nên gọn nhẹ và nhanh chóng. Nhờ vậy, chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được ước tính giảm đến 27%.

Ngoài ra, những lĩnh vực như tiếp cận điện năng hay chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam cũng cho thấy sự tiến bộ lớn. 51% DN FDI tham gia khảo sát PCI 2019 đánh giá “tốt” hoặc “rất tốt” đối với vấn đề tiếp cận điện năng, trong khi 50,3% DN FDI cũng cho rằng các thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam là tích cực theo hướng đơn giản hóa thủ tục chi trả bảo hiểm xã hội cũng như xây dựng hệ thống điện tử cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng nguồn vốn FDI cũng đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam lưu tâm.

Một là, tỷ lệ nội địa hóa của các DN FDI còn thấp, hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu của các DN FDI tương đối cao so với tiêu chuẩn quốc tế, và chủ yếu liên kết với các nhà cung cấp quốc tế. Ví dụ, theo ước tính trong năm 2018, DN FDI nhập khẩu 47,1% đầu vào từ các công ty mẹ ở nước ngoài.7

Hai là, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành chế tạo cùng hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm thâm dụng lao động kỹ năng thấp và chưa qua đào tạo, do đó chưa thật sự tạo ra các hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như mong đợi. Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam Jaques Morriset (2019)8, để FDI thật sự có chất lượng và đem lại những lợi ích bền vững cho nền kinh tế Việt Nam, điều cần thiết là phải xây dựng liên kết giữa



7 Phát biểu của Ron Ashkin, Giám đốc dự án LinkSME tại Hội thảo "Vietnamexpo: Cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu" ngày 10/4/2019.

8 Ý kiến của Jaques Morriset tại buổi công bố báo cáo Điểm lại tháng 12/2019 của WB “Bước chuyển về tài

chính: Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam”


DN FDI và DN trong nước. Cụ thể, theo chuyên gia này, nhiều DN FDI không còn sử dụng lao động mà chuyển sang sử dụng robot, do đó ít có tác động tạo việc làm trực tiếp. Nói cách khác, để nguồn vốn FDI thật sự mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, cần tăng cường kết nối giữa các DNNVV trong nước với các DN FDI nhằm tạo ra việc làm gián tiếp, kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước.

3.2 Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2.1 Tình hình liên kết

Liên kết giữa các DN FDI với doanh nghiệp trong nước nói chung và DNNVV nói riêng tại Việt Nam tương đối lỏng lẻo, vừa ít về số lượng và yếu về chất lượng (OECD, 2021). Tuy nhiên, báo cáo của VCCI và USAID (2019) về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam cũng đã cho thấy, trong giai đoạn 2010-2019, xét về mặt số lượng, các liên kết giữa hai khối doanh nghiệp cũng đã có sự cải thiện nhất định,

80


70

68.9

68.5

60

62.6

62.5

66

60.2

50

53.6

47.9

40

43.1

30

30.4

20

10

13.5

11.5

11.9

12.1

7.6

9.5

10

10.1

5.6

6.8

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

DNNN

Tự sản xuất

DNTN

DN nước xuất xứ

Hộ gia đình

Nước thứ ba

Hình 3.3: Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI

Nguồn: Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 20199

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp FDI có sử dụng đầu vào của doanh nghiệp trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng đầu vào của các doanh nghiệp tư nhân tăng từ chỉ 53,6% trong năm 2010 lên mức cao


9 Tính toán từ dữ liệu Điều tra PCI-FDI, câu hỏi A16: Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào của DN bạn là ai? Chọn tất cả các nhóm phù hợp. Tỷ lệ được tính trên cơ sở DN có ít nhất một nhà cung cấp thuộc mỗi nhóm.


nhất là 68,9% trong năm 2015. Mặc dù trong những năm tiếp theo có sự giảm sút nhưng vẫn duy trì ở mức trên 60%, đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh chính phủ Việt Nam có những nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng các chương trình phát triển nhà cung cấp địa phương. Cùng trong giai đoạn này, tỷ lệ các doanh nghiệp FDI có liên kết ngược với doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần, với chỉ 10,1% trong năm 2019. Tỷ lệ các doanh nghiệp FDI nhập khẩu đầu vào từ nước thứ ba có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các doanh nghiệp này lại có xu hướng nhập khẩu đầu vào từ chính nước xuất xứ của họ tương đối cao, tăng từ 28,3% trong năm 2010 lên đến mức cao nhất.

80


70

67.6

67.5

60

50

60.7

66.4

48.5

41.3

40

41.9

39.2

40.2

30


20

29.1

23.2

15.5

18.5

18.1

17.7

16.7

15

10

14.2

11.9

7.8

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khu vực nhà nước

Khách hàng nước ngoài tại Việt Nam

Xuất khẩu

Khu vực tư nhân

Hình 3.4: Khách hàng của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 201910

Báo cáo của VCCI và USAID (2019) cũng cho thấy, tỷ lệ DN FDI có khách hàng thuộc khu vực tư nhân có xu hướng tăng lên, từ 29,1% trong năm 2010 tăng lên 67,5% trong năm 2019. Mặc dù tỷ lệ này mới chỉ phản ánh tỷ lệ DN FDI có ít nhất một khách hàng thuộc khu vực tư nhân, song sự gia tăng này phần nào cho thấy tín hiệu các DN FDI chú trọng hơn vào liên kết với khu vực trong nước, thay vì chỉ định hướng xuất khẩu và phục vụ các khách hàng là DN FDI khác trong nền kinh tế. Việc DN FDI cung cấp đầu vào cho DN trong nước cũng có thể giúp các DN trong nước được tiếp cận với nguồn đầu vào chất lượng tốt, nhờ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động.


10 Tính toán từ dữ liệu Điều tra PCI-FDI, câu hỏi A14: Khách hàng của DN bạn là ai? Chọn tất cả các nhóm phù hợp. Tỷ lệ được tính trên cơ sở DN có ít nhất một khách hàng thuộc mỗi nhóm.


Số liệu Thống kê dựa trên dữ liệu điều tra của TCTK về các DN ngành chế tạo giai đoạn 2012-2018 cũng phản ánh tình hình liên kết giữa các DNNVV Việt Nam và DN FDI. Cụ thể, xét về các liên kết ngược với DN FDI, trong đó DN đóng vai trò là nhà cung cấp đầu vào, tỷ lệ các DNNVV có liên kết với DN FDI có sự biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, DN quy mô vừa đứng đầu về tỷ lệ các DN cung ứng đầu vào cho DN FDI trong giai đoạn 2012-2018. Ngược lại, khu vực quy mô siêu nhỏ cho thấy một tỷ lệ khiêm tốn các DN có thể có ký kết hợp đồng cung ứng cho DN FDI. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ các DN siêu nhỏ và nhỏ cung ứng cho DN FDI có xu hướng tăng trong thời kỳ này. Cụ thể, với nhóm DN siêu nhỏ, tỷ lệ DN là nhà cung ứng cho DN FDI tăng từ 10,39% trong năm 2012 lên 14,02% trong năm 2018. Trong cùng kỳ, tỷ lệ này ở nhóm DN nhỏ tăng lên từ 19,81% lên 25,89%. Điều này cho thấy, theo thời gian, ngày càng có nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ có thể nâng cao năng lực, đạt được tiêu chuẩn khắt khe mà các đối tác FDI đề ra. Đây là một tiền đề quan trọng để các DN có thể đẩy mạnh các hoạt động quốc tế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

60.00%


50.00%


40.00%


30.00%


20.00%


10.00%


0.00%

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa

DN lớn

Hình 3.5: Tỷ lệ DN tham gia liên kết ngược với DN FDI theo quy mô

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu điều tra TCTK giai đoạn 2012-2018

Trong giai đoạn 2012-2018, năm 2014 đánh dấu sự nhảy vọt trong tỷ lệ DN cung ứng cho DN FDI ở cả ba khối DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Điều này có thể lý giải một phần là do năm 2014, hàng loạt các nhà đầu tư lớn từ Hàn Quốc đã tăng vốn đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ vào Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Chính phủ có chủ trương ưu đãi và bồi thường cho các DN FDI bị ảnh hưởng bởi biểu tình quá khích đã tạo thêm niềm tin từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, có thể đã góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động mua đầu vào nội địa của DN FDI, và làm tăng tỷ lệ các DNNVV cung


ứng đầu vào cho DN FDI trong năm này. Sự sụt giảm vào năm 2015 lại có thể lý giải bởi việc Luật Đầu tư 2014 bắt đầu có hiệu lực, các DN FDI nhận được một số ưu đãi về mặt thuế, phí, dẫn tới họ có thể dễ dàng nhập khẩu đầu vào với chi phí thấp. Từ năm 2016 trở lại đây, tỷ lệ DN cung ứng đầu vào cho khu vực FDI cũng không có quá nhiều biến động.

Xét ở góc độ liên kết xuôi, khi DN sử dụng đầu vào cung ứng bởi các DN FDI, có thể thấy rò ràng rằng, các DN càng nhỏ thì càng ít sử dụng đầu vào từ DN FDI. Điều này phần nào phản ánh tiềm lực hạn chế của các DNNVV khiến họ khó có thể mua được những đầu vào cung cấp bởi DN FDI. Chưa tới 1% các DN siêu nhỏ có thể mua đầu vào từ khu vực FDI, trong khi đó, con số này ở các DN nhỏ cũng khá khiêm tốn, duy trì ở mức dưới 2% trong suốt giai đoạn 2012-2018. Kể cả với các DN vừa và DN lớn, mặc dù tỷ lệ có lớn hơn, song cũng đều ở mức rất thấp, dưới 4% cho nhóm DN quy mô vừa và 6% cho nhóm DN quy mô lớn. Thực tế này cũng đã được phản ánh qua nhiều nghiên cứu ở Việt Nam khi nghiên cứu thực trạng lẫn xây dựng mô hình thực nghiệm đều chỉ ra tác động tích cực của các liên kết ngược, trong khi các liên kết xuôi ở mức độ thấp và lỏng lẻo như phân tích rất khó có thể có tác động rò rệt đối với DN.

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa

DN lớn

6.00%


5.00%


4.00%


3.00%


2.00%


1.00%


0.00%

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Hình 3.6: Tỷ lệ DN tham gia liên kết xuôi với DN FDI theo quy mô

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu điều tra TCTK giai đoạn 2012-2018

Mặc dù liên kết của DNNVV Việt Nam có sự cải thiện qua thời gian, song còn tương đối khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực. Thống kê ở Việt Nam trong năm 2015 chỉ có 67,6% DN FDI sử dụng đầu vào trong nước (song cũng có thể chỉ


là những đầu vào đơn giản như bao bì, nhãn mác), trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan đều trên 95%, thậm chí con số này ở Malaysia lên tới 99,9% (hình 3.7).

120.00%

100.00%

97.20%

99.90%

96.40%

80.00%

67.60%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%

Việt Nam 2015

Trung Quốc 2012

Malaysia 2015

Thái Lan 2016

Hình 3.7: Tỷ lệ DN FDI sử dụng đầu vào trong nước

Nguồn: WB (2017)

Báo cáo của UNIDO và OECD (2019) cũng cho thấy, tỷ lệ DN FDI mua đầu vào trung gian từ các nhà cung cấp trong nước (bao gồm cả DNNVV, DN lớn nội địa và các DN FDI khác) ở mức tương đối hạn chế, chỉ dưới 20% trong khi con số này ở Phillipines là khoảng 60% và ở Indonesia là gần 50%. Trong đó, khu vực DNNVV Việt Nam chỉ đóng góp dưới 20% tổng đầu vào nội địa được sử dụng bởi các DN FDI. Xét ở về mức độ liên kết xuôi, các DNNVV ở Việt Nam trung bình sử dụng dưới 20% đầu vào cung cấp bởi các DN FDI, và chủ yếu là sử dụng đầu vào cung cấp bởi các DN lớn nội địa (khoảng 60%).

Như vậy, có thể thấy, một bộ phận không nhỏ các DN FDI tại Việt Nam không chú trọng liên kết với nền kinh tế trong nước ở cả hai phía đầu vào và đầu ra. Trong khi Chính phủ Việt Nam ở cả Trung ương và địa phương đã và đang có nhiều ưu đãi cho DN FDI, thì bản thân các DN FDI lại chủ trương tự hình thành một “ốc đảo”, mạng lưới sản xuất riêng (Tong và cộng sự 2019). Thực tiễn này khiến cho các đóng góp của khu vực FDI thiếu tính bền vững và bao trùm, không thể góp phần phát triển kinh tế đất nước và DN trong nước như kỳ vọng.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí