Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Để Đẩy Mạnh Sự Tham Gia Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn


Thứ tư, mặc dù kết quả hồi quy theo bảng 4.14 chưa cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của vốn sở hữu nhà nước tới khả năng liên kết của DN thì kết quả hồi quy bảng 4.15 lại cho thấy việc DN thuộc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng ngược chiều tới tỷ lệ đầu vào mà DN bán cho khách hàng FDI. Điều này hàm ý, ảnh hưởng của biến này chưa rò ràng và cần phải có nghiên cứu trong tương lai để có kết luận hơn về giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho tác động của biến này đối với hoạt động liên kết của DN.

Thứ năm, việc DN đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực tới khả năng liên kết của DN cũng như mức độ liên kết của DN với DN FDI. Điều này có thể hiểu là, hoạt động ở khu công nghiệp mang lại cơ hội giúp DN có thể dễ dàng được học hỏi và tiếp nhận chuyển giao tri thức công nghệ từ các DN khác, đặc biệt là các DN FDI, nhờ vậy DN có cơ hội tốt hơn để trở thành đối tác của các DN FDI cũng như đẩy mạnh doanh số bán hàng cho khu vực FDI. Kết luận này đồng thuận với các nghiên cứu đi trước như Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự (2017), Tusha và cộng (2017), Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021), và khẳng định giả thuyết nghiên cứu 4f.

Thứ sáu, kết quả hồi quy cho thấy, hoạt động đổi mới sản phẩm của DN có tác động tích cực đến cả xu hướng và mức độ liên kết của DN. Kết quả này tương đồng như kết luận của WB (2017) khi khẳng định vai trò của đổi mới sáng tạo tới khả năng liên kết của DN, hàm ý DN cần đầu tư vào các hoạt động đổi mới, cải tiến sản phẩm để có thể thỏa mãn tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác FDI về chất lượng, giá cả cũng như thời gian giao hàng. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu 4g được chấp nhận.

Như vậy, kết quả hồi quy này đồng thuận với những đánh giá thực trạng trong phần 3.2.3 của luận án. Thực tế cho thấy, những DNNVV thiếu tư duy chiến lược dài hạn, chưa dám chấp nhận rủi ro và có sự đột phát trong đầu tư để nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng khiến các DN khó có thể đạt được sự tin tưởng từ các đối tác FDI. Ngược lại những DNNVV có nguồn nhân lực, mức độ trang bị vốn cao, và có sự đầu tư cho các hoạt động đổi mới cũng như tiếp cận cơ sở hạ tầng sản xuất có chất lượng mới có thể đủ tiềm năng để trở thành đối tác với các DN FDI. Điều này cũng hàm ý, trong các chương trình hỗ trợ liên kết, cần phải có sự lựa chọn kỹ các DNNVV đạt tiêu chuẩn, tránh sự hỗ trợ tràn lan, kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của xã hội.

Ảnh hưởng của nhóm biến phản ánh khoảng cách trình độ giữa DNNVV và DN FDI


Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, khoảng cách trình độ giữa DNNVV và DN FDI là một nhân tố quyết định tới năng lực hấp thụ của DNNVV, từ đó có ảnh hưởng tới khả năng liên kết và được hưởng lợi từ liên kết của các DNNVV. Đồng thời, phân tích trong phần 3.2.3 cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến DNNVV khó liên kết với DN FDI là bởi nhiều DN FDI có xu hướng lựa chọn đối tác FDI khác đã nằm sẵn trong hệ sinh thái của họ. Điều này có nghĩa là, DNNVV Việt Nam phải nỗ lực để có thể cạnh tranh với các DN FDI trong cùng lĩnh vực sản xuất và trở thành đối tác với các DN FDI đầu chuỗi sản xuất như Samsung, LG, Panasonic...

Đồng thuận với kết luận này từ phân tích thực trạng trong chương 3, kết quả hồi quy đã giúp tác giả khẳng định, khoảng cách trình độ của DN so với các DN FDI trong cùng ngành càng nhỏ thì DN càng có cơ hội cao trở thành đối tác với các DN FDI. Khoảng cách này cũng có ảnh hưởng ngược chiều tới tỷ lệ đầu ra mà DN bán cho khách hàng FDI. Điều này có nghĩa là, nếu chênh lệch chất lượng lao động mà DN sử dụng cũng như năng suất của họ so các DN FDI trong cùng ngành càng nhỏ, DN càng chứng tỏ năng lực trình độ tốt, nhờ vậy dễ dàng trở thành đối tác cũng như đẩy mạnh doanh số bán hàng cho các DN FDI.

Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả khảo sát của OECD-UNIDO (2019) về liên kết giữa DNNVV với DN FDI ở Việt Nam và Thái Lan. Trên thực tế, các DN FDI thường có xu hướng liên kết với các DN FDI khác bởi chất lượng sản phẩm của của các DN FDI thường tốt hơn so với DN trong nước. Chỉ khi thu hẹp được khoảng cách trình độ với các DN FDI, DNNVV mới có thể tăng cường cơ hội cũng như mức độ liên kết với DN FDI. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu 5a và 5b được chấp nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của đặc điểm cấp tỉnh

Như đã đề cập trong phần 3.2.3, môi trường thể chế chưa hiệu quả là một trong những nguyên nhân khiến các mối liên kết chưa tương xứng với kỳ vọng của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cũng khẳng định, chất lượng môi trường thể chế cấp tỉnh là một nhân tố quyết định sự phát triển của các DN nói chung và khả năng, mức độ liên kết của các DN với các DN FDI nói riêng. Môi trường thể chế có chất lượng tốt là một tiền đề quan trọng trong việc khuyến khích DNNVV trong nước đầu tư và nâng cao năng lực, hướng tới đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của các DN FDI. Đồng thời, môi trường thể chế

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 21


tốt cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả thực thi pháp luật, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các DN FDI trong việc đầu tư cho các hoạt động liên quan tới hỗ trợ phát triển năng lực của các DN địa phương, giúp các DN trong nước nói chung, và đặc biệt là các DNNVV có cơ hội trở thành đối tác của DN FDI.

Kết luận này tương tự như kết quả nghiên cứu của Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021) cũng như quan điểm của các tổ chức quốc tế như UNCTAD (2010, 2011), WB (2017), OECD-UNIDO (2019). Như vậy, giả thuyết nghiên cứu 6 được chấp nhận.

Ảnh hưởng của đặc điểm cấp ngành

Mặc dù kết quả hồi quy logit chưa cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của mức độ tập trung ngành đối với khả năng liên kết của DN, song biến số này lại cho thấy ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 1% tới tỷ lệ đầu ra mà DNNVV bán cho các DN FDI (bảng 4.13). Kết quả này đồng thuận với kết luận của Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021) khi cho thấy, những ngành ít có sự hiện diện của các DN lớn thì các DNNVV lại càng có cơ hội được lựa chọn và đẩy mạnh hoạt động cung ứng cho DN FDI.

Tuy vậy, kết quả hồi quy từ hai mô hình (bảng 4.12, 4.13) cho thấy, biến phản ánh mức độ tập trung của ngành chưa cho thấy ảnh hưởng nhất quán tới tình hình liên kết của doanh nghiệp. Do đó, chưa có đủ cơ sở để kết luận về giả thuyết nghiên cứu

7. Điều này cũng gợi mở cần có những nghiên cứu trong tương lai để xem xét kỹ hơn về các đặc điểm của ngành kinh doanh tới liên kết của DNNVV với các DN FDI.

*****

Kết luận chương 4

Như vậy, trong chương này, dựa trên số liệu thứ cấp từ cuộc điều tra DN ngành chế tạo của TCTK trong giai đoạn 2012-2018, NCS đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của liên kết với DN FDI cũng như các nhân tố khác tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu của mô hình logit đa thức (Multinomial logit) và mô hình Probit đa biến (Mutivariate Probit) đều cho thấy, việc tham gia liên kết với DN FDI giúp tăng cường khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.

Ngoài ra, nhóm nhân tố phản ánh năng lực của doanh nghiệp như quy mô lao động và vốn, cũng như khả năng tiếp cận tài chính và hoạt động đổi mới sáng tạo được chỉ ra là có ảnh hưởng tích cực tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Cùng với đó, việc đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp cũng có ảnh hưởng tích


cực tới quyết định tham gia chuỗi cung ứng của DN. Đặc điểm cấp ngành và môi trường thể chế cấp tỉnh, đồng thời chất lượng lao động cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều với khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV.

Bên cạnh đó, NCS cũng xem xét ảnh hưởng của liên kết với DN FDI và các nhân tố tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của từng nhóm DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Kết quả ước lượng cho thấy, chưa có bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của các mối liên kết trong việc đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với nhóm DN siêu nhỏ, trong khi với nhóm DN quy mô nhỏ và quy mô vừa, các liên kết được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực tới quyết định tham gia chuỗi. Điều này hàm ý, trong các chương trình hỗ trợ phát triển liên kết và tăng cường năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trước hết cần phải có sự đánh giá năng lực của các DN, tránh hỗ trợ tràn lan gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực.

NCS cũng đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng và mức độ liên kết giữa các DNNVV và DN FDI. Kết quả nghiên cứu khẳng định quy mô, mức độ trang bị vốn, hoạt động đổi mới và việc đặt cơ sở ở khu công nghiệp giúp đẩy mạnh các liên kết giữa DNNVV và đối tác thuộc khu vực FDI. Môi trường thể chế cấp tỉnh cũng được chứng minh là có mối quan hệ cùng chiều với khả năng liên kết của DN. Đồng thời, khoảng cách công nghệ và trình độ lao động của DNNVV so với các DN FDI cùng ngành có mối quan hệ ngược chiều tới khả năng và mức độ liên kết của DN, hàm ý việc nâng cao trình độ, thu hẹp khoảng cách giữa DNNVV và DN FDI có thể thúc đẩy liên kết giữa DNNVV và DN FDI. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở để NCS có thể đưa ra những gợi ý chính sách nhằm tăng cường liên kết với DN FDI và sự tham gia của DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.


CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM


5.1 Định hướng, quan điểm về phát triển liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

5.1.1 Định hướng của Đảng và Chính Phủ phát triển liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

5.1.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với những đóng góp quan trọng về kinh tế xã hội, DNNVV luôn là một trong những trọng tâm của các kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam. Dựa trên quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP đã làm rò hơn quan điểm về phát triển DNNVV. Theo đó, Chính phủ xác định “phát triển DNNVV và một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội”, đồng thời Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho DNNVV “phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học-công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động”.

Kế hoạch phát triển DNNVV lần thứ nhất giai đoạn 2006-2010 và lần thứ hai giai đoạn 2011-2015 tiếp tục khẳng định mục tiêu phát triển DNNVV theo hướng bền vững, nâng cao cả chất lượng và số lượng các DNNVV, từ đó đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội. Các kế hoạch này cũng định hướng ưu tiên phát triển các DNNVV ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Các DNNVV do phụ nữ hay đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật… làm chủ cũng nằm trong những đối tượng ưu tiên của các kế hoạch này. Đồng thời, các DNNVV có năng lực cạnh tranh cao cũng được chú trọng hỗ trợ phát triển.

Trên nền tảng những kết quả tích cực của hai kế hoạch phát triển DNNVV lần thứ nhất và lần thứ hai, Luật hỗ trợ DNNVV được thông qua vào năm 2017 và bắt


đầu có hiệu lực từ 1/1/2018 đã tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNNVV nói riêng. Mục tiêu được tề ra bao gồm: một là, kiện toàn hệ thống giải pháp hỗ trợ DNNVV phát triển độc lập và sáng tạo; hai là, phân định trách nhiệm của các cấp chính quyền và các bên liên quan trong hỗ trợ DNNVV. Hiện nay, Luật hỗ trợ DNNVV 2017 là khung pháp lý cao nhất cho các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV nhằm phát triển khu vực DNNVV năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao tính hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

5.1.1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ năm 1987 đến nay, cùng với quá trình Đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút vốn FDI là một thành tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế với định hướng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Theo dữ liệu từ khảo sát của OECD về chỉ số quy định hạn chế (Regulatory Restrictiveness Index), Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở với các nhà đầu tư quốc tế trong tốp đầu của khu vực ASEAN, và ngày càng tiệm cận tới tiêu chuẩn của các nước OECD.

Từ năm 2018, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới để soạn thảo “Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030”, trong đó nêu rò mục tiêu và kết quả mong đợi của thu hút FDI nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển kinh tế từ 2018 tới 2030. Cụ thể, Việt Nam hướng tới cải thiện hiệu quả các hoạt động đầu tư, môi trường thể chế phù hợp với bối cảnh công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Chính phủ hướng tới thu hút các nguồn vốn FDI có chất lượng, tạo giá trị gia tăng cao. Theo đó, thay vì đánh giá dòng vốn FDI theo số lượng, trong thời gian tới, Chính phủ, với cơ quan đại diện là Cục Đầu tư Nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chú trọng hơn vào những chỉ số phản ánh chất lượng như: tỷ lệ % FDI trong các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ giải ngân FDI, tỷ lệ dự án được triển khai thực tế so với phê duyệt, tỷ lệ nguồn FDI đầu tư vào những địa bàn khó khăn, v.v.

Trong dự thảo này, việc cải thiện tình hình liên kết giữa DN FDI và DN trong nước đặc biệt được nhấn mạnh, nhằm tạo tiền đề cho hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI tới nền kinh tế trong nước. Đồng thời, định hướng chiến lược cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục chào đón FDI tới nhiều ngành nghề, song một số ngành nghề được ưu tiên để xúc tiến đầu tư gồm có: ngành chế tạo, chế biến (kim loại phẩm cấp


cao/khoáng sản/hóa chất/nhựa/linh kiện điện tử/công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghiệp); ngành dịch vụ (logistics & bảo trì, sửa chữa, đại tu); nông nghiệp (nông sản mới giá trị cao); du lịch (dịch vụ du lịch đặc biệt giá trị cao).

Nghị quyết số 50-NQ/TW một lần nữa nhấn mạnh quan điểm chi đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về sự cần thiết phải khuyến khích, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Đảng chủ trương xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm thu hút các dự án FDI có chất lượng, hiệu quả, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, hiện đại và có tác động tích cực đến môi trường, và có sự “kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước”.

5.1.1.3 Định hướng về phát triển liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghị quyết số 103/NQ-CP ban hành ngày 29/8/2013 đã cho thấy định hướng của Chính phủ về nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI và mục tiêu tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, theo nghị quyết này, FDI được đánh giá là có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cải cách môi trường thể chế theo hướng tích cực. Đồng thời, Chính Phủ cũng nhận định cần tăng cường các biện pháp “khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước”.

Không dừng lại đó, ngày 13/1/2015, Chính phủ đã thông qua “Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin; dệt may; chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp; du lịch và các dịch vụ liên quan”. Chương trình này hướng tới xây dựng các cụm sản xuất liên ngành, hướng tới hình thành chuỗi giá trị sản xuất. Năm 2019, Cục Phát triển Doanh nghiệp- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát là hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tham

gia liên kết với các DN dẫn dắt chuỗi, đặc biệt là các DN FDI.

Cụ thể, chương trình hướng tới hỗ trợ ít nhất 6.000 DNNVV tham gia cụm liên kết ngành trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc 6 ngành tiềm ngăng của nền kinh tế (điện tử, cơ khi chế tạo; công nghiệp công nghệ thông tin; dệt may; da


giầy; nông, lâm, thủy sản). Những hỗ trợ mà chương trình dự kiến thực hiện gồm có hỗ trợ về cơ sở kỹ thuật, đào tạo, tư vấn liên kết sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, tư vấn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, thủ tục sản xuất và kiểm thử, hỗ trợ tài chính, hoạt động truyền thông cũng như các hoạt động xúc tiến kết nối.

Như vậy, có thể thấy, phát triển liên kết giữa DNNVV và DN FDI đã và đang là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển các DNNVV, tăng cường tính hiệu quả, bao trùm của các dòng vốn FDI, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.

5.1.2 Quan điểm về phát triển liên kết giữa giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng quan thực trạng và phân tích thực chứng về liên kết giữa DNNVV và DN FDI, tác giả nhận thấy, khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp là một chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng và Chính Phủ.

Mặc dù trên thực tế, không phải DNNVV nào cũng sẵn sàng đầu tư nguồn lực để có thể đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác FDI do nhiều hợp đồng với DN FDI còn chưa mang tính cam kết lâu dài. Điều này đã được chỉ ra trong chương 3 là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng liên kết còn yếu kém giữa các DN.

Vì vậy, cải thiện tình trạng liên kết là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh Chính Phủ Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư quốc tế. Nếu tình trạng này không được cải thiện, cùng với thực tế nhiều DN FDI định hướng chỉ thực hiện các công đoạn gia công lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam không nhiều sẽ khiến những ưu đãi đầu tư mà Chính phủ đã và đang cam kết không nhận được những kết quả như kỳ vọng.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung thêm những bằng chứng quan trọng ở cấp độ vi mô về lợi ích kinh tế của liên kết giữa các DN. Qua nghiên cứu, tác giả nhận liên kết không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế vĩ mô về tăng trưởng và tạo việc làm, mà còn mang lại những tác động tích cực ở cấp độ vi mô. Dù mức độ liên kết có thể chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, song với các

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí