Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 8


tác động tràn tích cực của FDI.

Trình độ, năng lực quản lý của DN còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Thông qua chiến lược, DN có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng cạnh tranh của DN được nâng cao, từ đó mới tận dụng được tác động tràn tích cực và hạn chế được tác động tràn tiêu cực của FDI.

1.3.1.2. Nguồn nhân lực, khả năng hấp thụ và khoảng cách công nghệ

của doanh nghiệp

Tác động tràn từ FDI tới các DN nội địa cũng phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động của các DN nội địa. Để tận dụng được tác động tràn đạt hiệu quả cao, DN phải chuẩn bị được NNL thích ứng với yêu cầu của công nghệ, có khả năng tiếp thu nhanh các quy trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, cạnh tranh được với các DN FDI. Nếu như người sử dụng và vận hành công nghệ mới thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ n ăng tay nghề thì không thể phát huy được tối đa công suất của máy móc thiết bị. Trong thời đại ngày nay, khi mà KHCN phát triển như vũ bảo thì lao động có chuyên môn càng có quyết định rất lớn đến sự lan tỏa và hiệu quả đổi mới công nghệ. Qua đó cho thấy ngoài việc đầu tư cho đổi mới trang thiết bị, máy móc, các DN cũng phải chú trọng đến các chính sách đào tạo NNL.

Hiệu quả tác động tràn của FDI đòi hỏi khả năng tiếp thu từ các DN trong

nước. Tác động tràn công nghệ của FDI từ di chuyển lao động sẽ không xảy ra nếu khả năng hấp thụ của DN trong nước là không có. Cũng n hư vậy, khi các DN FDI đưa công nghệ mới vào nước sở tại, khả năng quan sát, học hỏi và tiếp thu công nghệ mới này của các DN sở tại phụ thuộc vào trình độ NNL của họ. Do vậy, các MNCs cũng sẽ lựa chọn việc đưa công nghệ mới vào một nước phù hợp với trình độ phát triển của nước đó để thu được lợi nhuận cao nhất. Công nghệ được hấp thụ qua FDI từ các nước phát triển đến các nước công nghiệp mới, hoặc các nước đang phát triển có thể bao gồm các hoạt động R&D kèm với những phát minh mới và kết hợp với các


hoạt động R&D của nước sở tại để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường và trình độ của nước sở tại. Cùng với nó, công nghệ từ FDI đến với các nước có nền kinh tế mở với trình độ công nghiệp thấp hơn có thể bao gồm chuyển giao những hàng hoá, máy móc và đào tạo lắp đặt, quản lý với những chuyên gia hàng đầu. Nhưng công nghệ đến với những nước kém phát triển và đóng cửa lại là những công nghệ lạc hậu để sản xuất những hàng hoá kém phức tạp và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Tóm lại, trình độ kỹ nă ng và giáo dục của người dân và DN của nước sở tại sẽ quyết định mức độ và hiệu quả của CGCN qua FDI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Các hoạt động R&D của DN trong nước đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tác động tràn công nghệ từ FDI. Nó ảnh hưởng không chđến số lượng CGCN, mà còn làm tăng khả năng hấp thụ của các DN trong nước. Trong khi có những tác động tiêu cực của cạnh tranh từ các DN FDI với các DN trong nước không thực hiện hoạt động R&D, thì các DN thực hiện R&D không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cạnh tranh. Điều này có nghĩa rằng DN trong nước có hoạt động R&D có xu hướng có khả năng tốt hơn để cạnh tranh với các DN FDI so với DN không có hoạt động R&D, và khả năng hấp thụ không chỉ phụ thuộc vào NNL, mà còn phụ thuộc vào các hoạt động R&D. DN trong nước có hoặc không có hoạt động R&D đều được hưởng lợi từ tác động tràn thông qua các mối liên kết ngược với các DN FDI, nhưng tác động tràn ngược cho DN có hoạt động R&D là lớn hơn so với DN không thực hiện hoạt động R&D.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI là khoảng cách công nghgiữa các DN trong và ngoài nước. Khnăng hấp thụ bao gồm khnăng tiếp thu kiến thức được tạo ra bởi những người khác và thay đổi nó để phù hợp với các ứng dụng, quy trình và thói quen cụ thể của họ” [162]. Điều này bắt buộc DN trong nước phải duy trì một khoảng cách vừa phải về công nghệ để hưởng lợi từ công nghệ cao của DN FDI. Nếu khoảng cách công nghệ là quá nhỏ, DN FDI sẽ truyền lợi ích cho các DN trong nước (Kokko, 1994). Theo Findlay (1978) và Wang và Blomström (1992), tầm quan trọng của tác động tràn từ FDI sẽ tăng cùng với khoảng cách công nghệ, vì nó làm tăng cơ hội cho các DN trong nước để có được mức độ

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 8


hiệu quả cao hơn thông qua sự bắt chước công nghệ nước ngoài (giả thuyết bắt kịp

công nghệ).

Tuy nhiên, khoảng cách công nghkhông được quá rộng điều này sẽ cản trở các DN trong nước hấp thụ lợi thế công nghệ của các DN FDI. Sự khuếch tán của công nghệ không phải là một hiệu ứng tự động và trực tiếp bắt nguồn từ sự tồn tại của một cơ sở kiến thức trong việc chiếm hữu của các DN khác: nó cũng đòi hỏi người nhận có khả năng hấp thụ và áp dụng công nghệ đó [133], [146], [170], [197]. Một chỉ sthường được sử dụng khả năng hấp thụ của các DN trong nước là mức độ chi tiêu cho hoạt động R&D [92], [116].

Khái niệm về khả năng hấp thụ đã được thể hiện không chở cấp độ kinh tế vi mô, mà còn ở cấp độ kinh tế vĩ mô. Nó thường được kết hợp với trình độ phát triển của một quốc gia [83], [196] và đặc biệt với NNL. Hơn nữa, Blomström, Kokko và Zejan (1994); Kokko và Blomström (1995) cho thấy, các DN FDI sử dụng công nghệ tiên tiến trong nước và các ngành có tỷ lệ lao động có tay nghề cao hơn. Các yếu tố khác, như hỗ trợ CSHT cũng được bao hàm trong khái niệm về khả năng hấp thụ [76], [137]. Hermes và Lensink (2003) lập luận rằng, một hệ thống tài chính phát triển làm tăng sự xuất hiện của tác động tràn FDI, vì nó làm giảm những rủi ro trong đầu tư của DN trong nước tìm cách bắt chước công nghệ của các DN FDI, hoặc nâng cấp trình độ của nhân viên của họ [121].

Mối quan hệ giữa trình độ phát triển của nước sở tại và tầm quan trọng của tác động tràn FDI đã được xác lập thông qua hai đối số bổ sung. Thứ nhất, trong bối cảnh của kênh dịch chuyển lao động, một mức độ tràn thấp hơn s xảy ra ở các nước kém phát triển. Thông thường, các DN FDI trả lương cho người lao động cao hơn so với DN trong nước. Ở các nước kém phát triển, sự khác biệt giữa tiền lương thường cao hơn, đã làm cho việc chuyển giao các công nhân từ các DN FDI đến các DN trong nước thường khó khăn hơn. Thứ hai, ít có khả năng các quốc gia kém phát triển (với khnăng hấp thụ thấp hơn) sthu hút các DN FDI có mối liên kết mạnh mạnh mẽ với các nhà cung cấp địa phương và khách hàng [174].

1.3.1.3. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp


Năng lực xuất khẩu của DN trong nước có ảnh hưởng đến sự xuất hiện tác động tràn của FDI. Điều này được lập luận rằng, các DN xuất khẩu trong nước đã phải đối mặt với áp lực cạnh tranh đáng ktại thị trường nước ngoài và do đó DN FDI hoạt động tại thị trường trong nước sẽ tạo ra áp lực có liên quan bổ sung [79]. Khi DN nâng cao năng lực xuất khẩu, sự liên quan của DN đó với thị trường trong nước giảm và tác động tiêu cực gắn liền với sự cạnh tranh từ các MNCs trở nên ít quan trọng hơn. Nhưng tác động tràn của FDI sẽ rõ ràng hơn trong trường hợp DN trong nước không xuất khẩu. Các DN trong nước sẽ phải tiếp xúc với scạnh tranh của DN FDI có công suất lớn hơn không chỉ để tiếp thu công nghệ nước ngoài , mà theo Barrios và Strobl (2002) và Shoors và Van der Tol (2002), còn để đối phó với scạnh tranh của các MNCs trong thị trường nội địa, do đó ngăn ngừa tác động tiêu cực thông qua các kênh cạnh tranh [66], [181].

1.3.1.4. Quy mô của các doanh nghiệp

Quy mô của DN trong nước cũng gắn kết với những lợi ích tác động tràn từ sự hiện diện của DN FDI. Các DN nhỏ (về sản xuất hoặc lao động) có ít khả năng cạnh tranh với các DN FDI, nhưng lại bị tổn thất nhiều hơn [59]. Hơn nữa, các DN như vậy có thể không có một quy mô sản xuất đủ lớn để bắt chước một số các công nghệ được giới thiệu bởi các DN FDI. Vì vậy, các DN lớn hơn có thsẽ hưởng lợi nhiều hơn từ sự hiện diện của các DN FDI. Ngoài ra, năng lực khác nhau của các DN nhận được lợi ích từ tác động tràn [151], [179]. Đặc biệt, FDI trong nền kinh tế đang chuyển đổi có thể có một tác động khác nhau về DN tư nhân và DNNN địa phương.

1.3.1.5. Năng lực tài chính

Nếu DN trong nước có vốn thì hoạt động nghiên cứu triển khai, mua bán CGCN sẽ được tiến hành một cách dễ dàng, và khi đó sẽ tạo điều kiện xuất hiện tác động tràn tích cực từ FDI . Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra ở các DN trong nước là thiếu vốn cho SXKD cũng như đổi mới công nghệ, nên việc thực hiện đổi mới công nghệ là rất khó khăn. Vì vai trò quan trọng của vốn đối với đổi với công nghệ như vậy nên khi lựa chọn đổi mới công nghệ, các DN cần cân nhắc, tính toán cụ thể đến khả năng và thời gian huy động nguồn vốn, khả năng sử dụng vốn một cách có


hiệu quả. Nếu DN đổi mới công nghệ bằng mọi giá không tính đến hiệu quả vốn đầu tư sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Còn nếu DN biết cách huy động vốn một cách nhanh chóng, sử dụng vốn hiệu quả cho đổi mới công nghệ thì hiệu quả của nó mang lại là hết sức to lớn, giúp cho DN khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1. Chiến lược của các Công ty đa quốc gia

Chiến lược của các MNCs ở đây hàm ý vai trò của các công ty con ở nước ngoài trong hệ thống các công ty mẹ. Nếu các công ty con chỉ nhằm mục đích là phục vụ thị trường ở nước sở tại thì công nghệ chuyể n giao sphải phù hợp với thị trường nội địa. Do vậy, công nghệ sản phẩm sẽ được lắp đặt phù hợp với nhu cầu trong nước. Việc đào tạo bắt nguồn trên kinh nghiệm của các MNCs, nhưng cũng dựa vào nhu cầu nội địa. Với chiến lược này thì sẽ tạo cơ hội cho nướ c sở tại tiếp nhận công nghệ từ các MNCs. Nếu các công ty con chỉ có vai trò hạn chế và việc đào tạo ít được thực hiện ở nước sở tại thì nhiệm vụ của các công ty con chỉ là khai thác giá lao động rẻ. Kết quả là CGCN sẽ rất hạn chế và việc tràn công nghệ từ đào tạo cũng ít xảy ra.

1.3.2.2. Yếu tố thể chế

Các yếu tố về quy định, luật và tổ chức sẽ quyết định khả năng mà mỗi các nhân có thể phản ứng với những tín hiệu thị trường. Một số thể chế như bản quyền sở hữu có thể hạn chế sự rò rỉ và lan truyền công nghệ từ DN FDI sang DN nội địa nhưng lại có thể kích thích CGCN từ công ty mẹ sang các công ty con và có thể phát huy các phát minh. Để gia tăng tác động tràn công nghệ trong những tình huống này cần sử dụng các điều kiện về nội địa hoá và gia nhập thị trư ờng. Các nhà chức trách cũng cần đảm bảo cạnh tranh thị trường lao động và cung cấp các thông tin cần thiết để giảm những chi phí giao dịch.

Các nhân tố chính sách của chính phủ vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến đổi mới công nghệ của DN . Nếu như hầu hết các chính sách như ưu đãi về thuế, ưu đãi về tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, và các chính sách hỗ trợ khác của chính phủ cho đổi mới công nghệ có tác


động tích cực đến đổi mới công nghệ. Còn nếu các chính phủ duy trì nhiều quy định cản trở đến đổi mới công nghệ của DN như: thủ tục xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ phức tạp và kéo dài, các quy định về CGCN, quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều hạn chế thì sẽ cản trở đến quá trình đổi mới côn g nghệ. Từ đó, ảnh hưởng tới sự xuất hiện tác động tràn của FDI.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ giữa chính sách thương mại và những lợi ích gián tiếp từ FDI. Bhagwati (1978) đã đưa ra giả thuyết rằng so với chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược ớng ngoại cho phép thu hút một khối lượng FDI lớn hơn, kể cả khi quy mô của thị trường trong nước là nhỏ . Cả hai lý do trên có thể kỳ vọng tác động tràn của FDI có khả năng tích cực nếu chính sách của chính phủ theo định hướng xuất khẩu và sẽ ít tích cực hơn, thậm chí là tiêu cực, nếu chính sách theo định hướng thay thế nhập khẩu [71].

Tuy nhiên, Kokko cùng cộng sự (2001) khẳng định rằng để thành công ở các quốc gia thực hiện chính sách thương mại theo định hướng hướng nội, các MNCs có khả năng sử dụng công nghệ không có sẵn cho các DN trong nước (hoặc ít nhất, chỉ trong một hình thức phát triển một cách yếu ớt), do đó tạo ra một tiềm năng to lớn cho sự tồn tại của lan tỏa công nghvà hiệu quả học tập [138].

Với chính sách thương mại theo định hướng xuất khẩu, các MNCs sẽ dựa vào lợi thế của họ chủ yếu là phân phối quốc tế và mạng lưới tiếp thị trên các công nghệ sản xuất mới, mặc dù trong trường hợp này, tràn FDI cũng có thể xảy ra thông qua xuất khẩu. Kỳ vọng là họ sẽ có tầm quan trọng thấp hơn so với chính sách hạn chế thương mại. Các MNCs được tập trung hơn vào thị trường địa phương, thành lập nhiều hơn các mối quan hệ liên ngành với các DN trong nước, tăng khả năng tràn [61]. Hơn nữa, nếu MNCs sản xuất cho thị trường nước ngoài và các DN trong nước sản xuất cho thị trường địa phương, khả năng tràn thông qua sự bắt chước sẽ bị giảm hàng hoá được sản xuất cho thị trường địa phương sử dụng quy trình sản xuất khác với quy trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu (do sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng hoặc các đặc điểm khác). Tuy nhiên, nếu các yêu cầu áp dụng đối với MNCs phục vụ thị trường nước ngoài lớn, có thể điều chỉnh cả các nhà cung cấp địa


phương và khả năng tràn sẽ tăng lên [123].

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một yếu tố quan trọng, không chỉ làm tăng đầu tư của MNCs vào một quốc gia [149], mà còn tăng khnăng xuất hiện của tác động tràn từ FDI. Vì nếu chế bộ bảo vệ SHTT là yếu, sẽ có một xu hướng thu hút FDI chủ yếu là ở cấp độ công nghệ thấp [123]. Hơn nữa, các MNCs sẽ có xu hướng lựa chọn các dự án đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của họ [182]. Theo Javorcik (2004), nếu quyền SHTT không được bảo đảm, các MNCs sẽ ưu tiên đầu tư vào các dự án phân phối cho sản xuất địa phương. Tất cả những yếu tố này scản trở sự xuất hiện của các tác động tràn [123]. Tuy nhiên, quyền SHTT có thể được coi là một chi phí bổ sung cho những người bắt chước và do đó được xem như một hạn chế về lợi ích tiềm năng cho các DN trong nước. Hai yếu tố khác quyết định sự tồn tại tràn của FDI có thể được suy ra từ mô hình của Fosfuri và cộng sự (2001) [105]. Thứ nhất liên quan các loại hình đào tạo nhận được của người lao động tại các MNCs. Nếu người lao động nhận được đào tạo một công nghệ cụ thể của DN, các DN địa phương có lợi thế trong việc có được công nghđó, vì nó là tốn kém hơn đthích ứng với quá trình sản xuất riêng của họ. Thứ hai, kết nối với sự tồn tại của hạn chế về dịch chuyển lao động, như hạn chế chuyển nhượng của người lao động từ MNCs cho các DN trong nước nước và như vậy, sự xuất hiện của tràn thông qua các kênh dịch chuyển lao động.

Theo Wang và Blomström (1992), nếu MNCs phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thị trường nội địa, họ sẽ buộc phải sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để đảm bảo chia sẻ thị trường của họ. Trong trường hợp này, tác động tràn có thsgia tăng cùng với cạnh tranh trong thtrường nội địa [197]. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cao cũng có thể dẫn tới việc MNCs bảo vệ lợi thế công nghệ của mình một cách tích cực hơn, như thể hiện trong mô hình của Fosfuri và cộng sự (2001) [105].

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện tác động tràn liên ngành là sử dụng nhiều đầu vào trung gian của các DN FDI, vì đây là một điều kiện quan trọng đối với sự xuất hiện của tràn thông qua các liên kết ngược [174]. Điều gì thúc đẩy DN FDI quyết định ĐTRNN cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại của tràn FDI. Động lực tiềm ẩn


trong hầu hết các nghiên cứu dựa trên lý thuyết FDI truyền thống “các MNCs thành lập chi nhánh ở nước ngoài, họ mang theo công nghệ độc quyền và điều đó được hiểu là DN của họ có lợi thế và cho phép họ cạnh tranh thành công với các DN địa phương - có sự hiểu biết vượt trội về thị trường, sở thích của người tiêu dùng, tập quán kinh doanh của người địa phương ” [79].

Theo Fosfuri và Motta (1999), các chi nhánh của MNCs, bằng cách định vị ở nước ngoài cùng với công nghệ tiên tiến, các DN địa phương có thể có lợi từ tác động tràn, bởi sau đó các chi nhánh đó có thđược công ty mCGCN [104]. Do đó, tác động tràn từ các MNCs tới các DN trong nước sẽ xảy ra rõ ràng hơn khi động cơ truyền thống để ĐTRNN chiếm ưu thế [97], [98]. Giá trị của công nghệ (bao gồm các yếu tố và mức độ của sự đổi mới) là một yếu tố quyết định, và thể hiện rõ ràng tác động tràn của FDI. Một mặt, nó kích thích DN trong nước cố gắng để tiếp cận với công nghệ này, nhưng mặt khác, nó thúc đẩy các MNCs bảo vệ nó [81]. Vì vậy, tác động của yếu tố này là không rõ ràng.

1.3.2.3. Cạnh tranh tại thị trường trong nước

Mức độ cạnh tranh tại thị trường trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến tác động tràn từ các DN FDI tới các DN trong nước. Sự cạnh tranh cao buộc các DN FDI mang đến công nghệ tương đối mới và tinh vi tcông ty mđduy trì thị phần của họ [197]. Công nghệ được chuyển giao cho các công ty con có thể rò rỉ ra ngoài cho các DN trong nước và do đó các công ty con phải đối mặt với sự cạnh tranh nhiều hơn. Sự cạnh tranh càng mạnh mẽ thì công nghệ tiên tiến càng được đưa vào thị trường trong nước. Bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy tác động tràn từ FDI cao hơn trong các ngành công nghiệp có sự cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước [180], [76], [135].

Với môi trường kém tính cạnh tranh, các DN trong nước sẽ kém nỗ lực để tiếp thu và khai thác tràn công nghệ từ các DN FDI. Hơn nữa, nếu không có sự cạnh tranh của DN FDI, DN trong nước sẽ thoả mãn với chất lượng và giá cả của hàng hoá và dịch vụ vì DN trong nước có thể dễ dàng tiêu thụ trên thị trường n ội địa, mặc dù các DN trong nước có công nghệ lạc hậu và có năng suất thấp. Do vậy, sự xuất

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí