Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN

CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA


1.1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có nhiều quan niệm về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là: “đầu tư có lợi ích lâu dài củ a một DN tại một nước khác, không phải tại nước mà DN đang hoạt động với mục đích quản lý một cách có hiệu quả DN” [122].

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), DN FDI là DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó một nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết [167]. Đặc điểm mấu chốt của FDI là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia sử dụng mức 10% để làm mốc xác định FDI. Do vậy, các thống kê về FDI do các tổ chức khác nhau đưa ra cũng có thể khác nhau.

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp quốc (UNCTAD) trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về FDI: “là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà FDI hoặc công ty mẹ) đối với DN ở một nền kinh tế khác (DN FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh DN)” [192].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó ”. Quyền quản lý là căn cứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Khi đó, nhà đầu tư được gọi là “ công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “ công ty con” hay “chi nhánh công ty” [201].

Các nhà kinh tế Việt Nam, khi nghiên cứu về FDI thường đi theo cách tiếp

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 5

cận nguồn vốn, coi FDI là một trong các nguồn vốn nước ngoài, bên cạnh các

nguồn vốn như ODA, NGO S , tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Luật Đầu tư


2005 định nghĩa về FDI: “là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định ” [27], trong đó nhà ĐTNN được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, FDI được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi quốc gia và theo những giác độ khác nhau. Nhưng theo tác giả, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những hiệu quả KTXH; là hình thức đầu tư quốc tế mà nước tiếp nhận đầu tư không chỉ kỳ vọng vào lượng vốn đầu tư lớn, mà còn kỳ vọng vào tác động tràn tích cực do sự xuất hiện của FDI đó mang lại. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư.

Điều đó phản ánh bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư, thông qua di chuyển vốn từ ớc đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, trong quá trình tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận của nhà đầu tư, FDI cũng có những tác động tràn tới nước tiếp nhận đầu tư. Đây là một trong những điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân xâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động FDI giữa các quốc gia. Cũng có thể thấy rằng, chính bản thân khái niệm FDI cũng có sự phát triển ngày càng phù hợp hơn.

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

(1) FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài và được thực hiện thông qua

nhiều hình thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng .

(2) Các nhà ĐTNN trực tiếp quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về các hoạt động của dự án và phân chia kết quả SXKD phù hợp với số vốn đầu tư mà họ đã bra. Các bên tham gia vào dán FDI phải có quốc tịch khác nhau với nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình thực hiện dự án FDI…

(3) FDI là hình thức kéo dài “ chu kì tuổi thọ sản xuất”, “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “nội bộ hoá di chuyển kĩ thuật”. Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt


động thương mại ( xuất khẩu, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ (CGCN) và di cư lao động quốc tế. Phần lớn các dự án FDI đều gắn liền với quá trình CGCN với nhiều hình thứ c và mức độ khác nhau.

(4) Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau: luật của từng bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực. Để giải quyết mối quan hệ trong mọi giai đoạn của dự án FDI, thì các bên sử dụng nguyên tắc và phương châm “cùng có lợi”.

(5) FDI gắn liền với hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNCs và quá trình hội nhập KTQT. Chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.

Như vậy, qua các đặc điểm trên, có thể nói rằng FDI là sự hợp tác trên nguyên tắc thoả thuận cùng có lợi giữa các bên có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp và trình độ phát triển khác nhau . Chính vì vậy, trong quá trình hợp tác và triển khai các dự án FDI, đòi hỏi các bên trực tiếp hợp tác đầu tư và cả nước sở tại cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia hợp tác với các nhà ĐTNN một cách hữu hiệu nhất, hạn chế đến mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư với quốc gia khác.

1.1.3. Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI được phân loại tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau. Trên thực tế, người ta thường căn cứ vào mục đích, theo sở hữu và theo hình thức thâm nhập để phân loại FDI.

1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức thâm nhập, FDI được phân chia thành hai hình thức chủ yếu:

a. Kênh đầu tư mới (Greenfild Investment - GI) là hình thức các chủ đầu tư thực

hiện ĐTNN thông qua việc xây dựng các DN mới. Đây chính là kênh đầu tư chủ yếu của các nước phát triển vào cá c nước đang phát triển, gồm các hình thức như: DN 100% vốn nước ngoài, DNLD, DN hợp tác kinh doanh trên cơ sở HĐHTKD, BOT và các hình thức phái sinh của nó (BTO và BT), công ty cổ phần, công ty công ty mẹ - công ty con….


b. Kênh mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A) là hình thức đầu tư thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập các DN đang tồn tại ở nước ngoài hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần (CTCP) hoặc các CTCP ở nước ngoài. M&A là hình thức đầu tư quan trọng của nhiều nước trên thế giới , đặc biệt là các nước phát triển. Ở Việt Nam, hình thức này còn mới mẻ, chưa phát triển.

1.1.3.2. Căn cứ theo mục đích đầu tư , FDI được chia thành các hình thức chủ

yếu sau đây:

a. FDI tìm kiếm tài nguyên: Là hình thức nguyên thuỷ mà các MNCs đầu tư vào các nước đang phát triển. Hình thức này sẽ tạo ra thương mại gắn với sản xuất bán thành phẩm (hoặc sản phẩm đầu ra), đồng thời có tác động thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư , và xuất khẩu bán thành phẩm (hoặc thành phẩm) từ nước nhận đầu tư.

b. FDI tìm kiếm thị trường: Là hình thức đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường của nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này là động cơ chính đối với đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của các nước phát triển trong những năm 1960- 1970, thời kỳ thịnh vượng của công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Hình thức này xuất hiện là do các rào cản thương mại, chi phí vận chuyển…còn cao.

c. FDI tìm kiếm hiệu quả: Là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bố công đoạn sản xuất ở nước ngoài nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất. Hình thức cổ điển nhất của dạng đầu tư này là tìm kiếm các nguồn lao động chi phí thấp tại các nước đang phát triển bằng cách đặt cơ sở sản xuất của mình tại các khu vực có nguồn lao động rẻ. Bên cạnh đó, c òn có hình thức thuê gia công phụ kiện, dẫn tới sự đa dạng về sản phẩm xuất khẩu hướng vào các sản phẩm có giá trị cao hơn.

d. FDI tìm kiếm tài sản chiến lược : Xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của quá trình toàn cầu hoá, khi các công ty (kể cả của các nước đang phát triển) ĐTRNN để để tìm kiếm khả năng R&D. Ví dụ , đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc vào lĩnh vực điện tử ở Mỹ

1.1.3.3. Căn cứ theo hình thức sở hữu, FDI thường có các hình thức sau:

a. Hình thức DNLD


Theo Điều 2, Khoản 2 - Luật Đầu tư 2005 qui định: “DNLD là DN do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc DN có vốn ĐTNN hợp tác với DN Việt Nam hoặc do DNLD hợp tác với nhà ĐTNN trên cơ sở hợp đồng liên doanh” [27].

DNLD thành lập theo hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP và công ty hợp danh, là một pháp nhân của nước sở tại nên hoạt động theo luật pháp của nước sở tại, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Quyền quản lý DN, phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro tuỳ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và quyền lợi của các bên được ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của DN.

b. Hình thức DN 100% VNN:

Đây là DN thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

DN 100% VNN được thành lập theo hình thức công ty TNHH, CTCP, công

ty hợp danh, DN tư nhân, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư Việt Nam.

c. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở HĐHTKD:

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp, trong đó HĐHTKD được ký kết giữa một hay nhiều nhà ĐTNN với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (gọi là các bên hợp danh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập DNLD hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay xí nghiệp mới, mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hi ện các nghĩa vụ của mình trước N hà nước.

d. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN

Theo Điều 10, Nghị định 108/CP [30] qui định: Nhà đầu tư có quyền góp

vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo


quy định của Luật DN và pháp luật có liên quan. DN nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền, nghĩa vụ của DN bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Đối với hình thức mua cổ phần, nhà ĐTNN khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các qui định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn.

Ngoài các hình thức cơ bản trên, trong các công trình xây dựng còn có các hình thức:

- BOT (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao);

- BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh);

- BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao);

- BCC (Hợp đồng phân chia sản phẩm).

1.1.4. Một số lý thuyết về động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI là hoạt động tất yếu và không thể thiếu đối với mọi quốc gia. Với các phương pháp tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều mô hình và quan điểm lý thuyết về nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

1.1.4.1. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (International Product Life Cycle) của Vernon (1966).

Theo lý thuyết này, các nhà sản xuất chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm

sang thực hiện FDI, với giả định các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước họ. Giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc ngay cả khi CPSX ở nước ngoài có thể thấp hơn. Để thâm nhập thị trường nước ngoài, các nhà sản xuất có thể thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đó. Tuy nhiên, trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ khuyến khích ĐTRNN nhằm tận dụng CPSX thấp, và đặc biệt là nhằm ngăn chặn khả năng thị trường bị mất bởi các nhà sản xuất địa phương. Hạn chế của lý thuyết này là không giải thích được việc các


công ty thâm nhập thị trường nước ngoài bằng phương thức FDI và tại sao các công ty lại lựa chọn phương thức đó [195].

1.1.4.2. Lý thuyết về quyền lực thị trường (Power Market) của John Cant

Well (1989).

Theo lý thuyết này, các công ty thực hiện FDI vì một số lý do sau:

Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, trong khi đó một số nước không đủ khả năng thăm dò và khai thác những nguồn nguyên liệu mới. Vì vậy, các MNCs tận dụng lợi thế cạnh tranh (về kỹ thuật, công nghệ, vốn, nhân lực) trên cơ sở khai thác những nguồn nguyên liệu ở nước sở tại. Điều đó góp phần lý giải tại sao FDI theo chiều dọc thường được thực hiện ở nước đang phát tr iển.FDI theo chiều dọc (hay còn gọi là liên kết dọc) là hình thức đầu tư khi các công ty ĐTRNN nhằm sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó, được xuất khẩu ngược trở lại và trở thành đầu vào sản xuất của chủ đầu tư.

Thứ hai, thông qua liên kết dọc, các DN FDI có thể thiết lập nên các hàng rào ngăn cản không cho các DN khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu mới mà họ đang khai thác.

Thứ ba, FDI theo chiều dọc còn có thể tạo ra những lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản phẩm giữa các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Lợi thế này lớn hơn hẳn lợi thế có được từ việc phối hợp giữa các nhà sản xuất độc lập thông qua việc định giá [88].

1.1.4.3. Lý thuyết chiết trung

Một trong những mô hình lý thuyết đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về FDI là mô hình OLI, được phát triển bởi Dunning (1979, 1988, và 1993). Thâm nhập vào thị trường nước ngoài có nghĩa là MNCs với điều kiện công nghệ và vốn nhất định phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong n ước, có hiểu biết tốt hơn về thị hiếu của người tiêu dùng, đặc điểm thị trường, cũng như những mối quan hệ tốt hơn đối với các nhà lập chính sách. Bên cạnh đó, các MNCs cũng tính đến những chi phí giao dịch cao hơn so với sản xuất ở trong nước như: thuế quan, các khoản phí, chi phí vận tải, và các khoản chi phí liên kết dịch vụ khác (Krugman, 1990). Vì vậy, khi


quyết định ĐTRNN, theo Dunning, các MNCs chắc chắn phải sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các DN nước sở tại. Lý thuyết chiết trung giải thích nguyên nhân nhà đầu tư thực hiện ĐTRNN khi hội tụ đủ ba yếu tố: lợi thế về sở hữu (O - Ownership), lợi thế về địa điểm (L - Location) và lợi thế về việc khai thác các quan hệ nội bội công ty (I - Internalization - lợi thế của việc nội bộ hóa các hoạt động và các giao dịch ).

Lợi thế về sở hữu (chủ yếu lợi thế về quyền sở hữu công nghiệp ): Nhà đầu tư muốn tiến hành hoạt động đầu tư phải sở hữu loại tài sản đặc biệt như lợi thế về ý tưởng, sáng chế, bí quyết kinh doanh, kiểu dáng công nghiệ p, tên gọi hàng hóa, các chương trình phần mềm máy tính hoặc các kỹ năng quản lý. Lợi thế này được tạo ra nhờ chính sách bảo hộ sỡ hữu của chính phủ.

Lợi thế về địa điểm (hay vị trí địa lý thực hiện hoạt động đầu tư): Là lợi thế có được do việc tiến hành hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng ( do điều kiện tự nhiên hoặc được tạo ra ). Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thuận lợi cho hoạt động đầu tư như của nguồn TNTN dồi dào, sự sẵn có của lực lượng lao động với giá rẻ, gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu, thuận tiện cho vận tải, bến bãi , và đặc biệt thuận tiện cho việc phát triển các quan hệ giao lưu KTQT…

Lợi thế về nội bộ hóa các hoạt động sản xuất hoặc các giao dịch, trước hết được ưu tiên thực hiện ở trong nội bộ DN như giữa các chi nhánh, hoặc thực hiện việc phân công và chuyên môn hóa trong việc tạo ra giá trị giữa công ty mẹ và công ty con. Lợi thế của cách tổ chức thực hiện này là khắc phục được tình trạng tiến hành sản xuất ở các chi nhánh làm ăn thua lỗ ở nước ngoài, nâ ng cao hiệu quả SXKD nói chung của công ty, khai thác được những lợi thế của hoạt động chuyển giá nội bộ, tránh được hàng rào thuế quan, hạn chế sự kiểm soát của chính phủ nên tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm (GTSP), tăng khả năng cạnh tranh. Lợi thế này còn được thể hiện ở việc công ty không phải phụ thuộc quá lớn vào các bạn hàng, góp phần tăng mức độ chủ động của các công ty trong quá trình thực hiện chiến lược [99], [100], [101] và [141].

Lý thuyết này giải thích nguyên nhân thực hiện ĐTRNN của các MNCs với

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí