Mô Hình Đánh Giá Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


hiện của các hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao sẽ buộc các DN trong nước phải áp dụng công nghệ hiện đại và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn để có thể giảm giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá để cạnh tranh với DN FDI. Trong ngắn hạn, nhiều DN trong nước có thể sẽ bị phá sản do thiếu NLCT. Trong dài hạn, nhiều DN trong nước có thể học hỏi công nghệ từ các DN FDI để có thể tham gia và cạnh tranh trên thị trường.

1.3.2.4. Đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài và khả năng tiếp nhận

công nghệ mới của chính các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI tcác quốc gia khác nhau đều có khả năng tạo ra tác động tràn cho các DN trong nước. Các nguồn khác nhau của FDI có thể được kết hợp với một số yếu tố như văn hóa, ngôn ngữ, mức độ của công nghệ, phương thức CGCN, khoảng cách và cấu trúc ngành của FDI. Ở khía cạnh khác, Banga (2003) lập luận rằng, FDI từ các nguồn khác nhau có thể đi kèm với mức độ khác nhau của công nghệ và phương thức chuyển giao khác nhau [65]. Xem xét trường hợp của Trung Quốc, thì FDI có nguồn gốc từ Hồng Kông, Đài Loan chủ yếu được thúc đẩy bởi chi phí lao động giá rẻ, còn FDI từ các nước OECD vào với mục đích nắm bắt và chiếm lĩnh thị trư ờng rộng lớn trong nước [203]. Với trường hợp của Ấn Độ, FDI từ Nhật Bản thường là CGCN các sản phẩm chuẩn hóa, bắt đầu trong ngành công nghiệp, nơi mà khoảng cách công nghệ giữa các nước cung cấp và nước nhận được là nhỏ. Trong khi đó, FDI của Mỹ thường có công nghệ tinh vi hơn và có khoảng cách lớn giữa các công nghệ hiện có của ớc chủ nhà và được chuyển giao thông qua FDI của M. Theo đó, tràn FDI đến các DN trong nước dự kiến sẽ lớn hơn trong trường hợp Nhật Bản.

Liên quan đến vai trò của quốc tịch, Rodrı'guez-Clare (1996) thừa nhận rằng các liên kết ngược tích cực phụ thuộc vào chi phí vận chuyển (vào khoảng cách) giữa các DN FDI và nước chủ nhà. Nếu những chi phí này đủ cao, các DN FDI có thể có động cơ để mua đầu vào ở nước sở tại. Sự khác biệt về văn hóa, xã hội và pháp lý có hiệu quả tương tự [174]. Tuy nhiên, sự khác biệt trong nền văn hóa và ngôn ngữ có thể hạn chế khnăng các DN trong nước tiếp thu công nghmới và do đó, tác động của các yếu tố này là mơ hồ. Ngoài ra, Javorcik, Saggi và Spatarean


(2004) cho thấy rằng, các hiệp định thương mại ưu đãi, trong đó một số nhà đầu tư nước thành viên cũng có khả năng ảnh hưởng đến các mô hình tìm nguồn cung ứng của các DN thành viên nước ngoài. DN FDI bloại khỏi các thỏa thuận này có thể thích ứng một phần đầu vào trung gian bởi các nhà cung cấp nước chủ nhà cho DN FDI có các điều kiện thương mại ưu đãi [126].

Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến tác động tràn là sự kết hợp của các hình thức khác nhau của DN FDI. Cơ cấu sở hữu của DN FDI được đặc biệt coi trọng đối với kỳ vọng rò rỉ lớn của công nghệ và tài sản vô hình xảy ra dưới sự tham gia của DN trong nước [79]. Các DNLD có nhiều khả năng là một nguồn tạo ra tác động tràn hơn các DN 100% VNN. Tác động tràn mạnh hơn của các DN trong nước thông qua mối liên kết ngược từ các dự án liên doanh và các DN FDI có thể có thêm động lực để CGCN tiên tiến cho các chi nhánh thuộc sở hữu mà họ có quyền kiểm soát cao hơn [127]. Các DN FDI 100% VNN tiếp nhận nhiều nguồn lực hơn để CGCN so với các DN trong nước hoặc DNLD [171]. Vì vậy, trong khi tác động tràn có thể không dễ dàng xuất hiện ở hình thức DNLD , sự hiện diện của các DN 100% VNN với công nghệ tiên tiến hơn cung cấp cơ hội bắt kịp lớn hơn cho các DN trong nước. Các DN trong nước được hưởng lợi ttác động tràn ngang tích cực từ liên doanh với DN FDI, nhưng phải đối mặt với tác động tràn tiêu cực từ các DN 100% VNN [58].

Khoảng cách công nghệ và năng suất giữa các DN FDI và DN trong nước có thể kích thích tác động tràn. Nếu tồn tại một khoảng cách công nghệ thì sẽ xuất hiện một số khác biệt về năng suất và đổi mới công nghệ giữa các DN FDI và các DN trong nước. Blomström (1986) phát hiện rằng, các MNCs hoạt động như một chất xúc tác cho các lĩnh vực sản xuất của Mexico và có được sự hội tụ năng suất giữa các DN của Mexico và của Mỹ trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến của các MNCs vượt quá khả năng hấp thụ các DN trong nước có thể dẫn đến hậu quả bất lợi cho các DN trong nước trong việc xác lập vị trí của mình trên thị trường [73].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Tác động tràn của FDI cho các DN trong nước cũng bị ảnh hưởng theo phương

thức thâm nhập của FDI. Khi DN FDI thực hiện dưới hình thức M&A, CGCN xảy ra

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 9


dần dần, hạn chế, hoặc trì hoãn ít nhất tác động tràn. Ngược lại, khi FDI xảy ra thông qua đầu tư mới, việc giới thiệu công nghệ mới là tức thời [85]. Tuy nhiên, các DN FDI thường thông qua công nghệ của nước chủ nhà và thiết lập một hệ thống công nghệ có thể khác nhau đáng kể ở nước sở tại, do đó hạn chế phạm vi tác động tràn. Khi FDI xảy ra thông qua M&A, điểm khởi đầu là công nghệ của nước chủ nhà, sẽ tạo ra một tiềm năng rộng lớn hơn cho tác động tràn FDI thông qua các trình diễn. Ngoài ra, cần được xem xét rằng nếu FDI diễn ra thông qua M&A, các DN FDI, do tích hợp sẵn trong nền kinh tế địa phương, sẽ thiết lập mối liên kết liên ngành rộng lớn hơn với các DN trong nước so với khi thâm nhập xảy ra thông qua đầu tư mới, do đó mở rộng phạm vi tác động tràn.

Một yếu tố khác quyết định tác động tràn của FDI là mức độ sở hữu nước ngoài của các dự án FDI [79], [94], [125]. Quyền sở hữu của cổ đông thiểu số nước ngoài làm giảm động cơ cho công ty mẹ CGCN tiên tiến hơn cho DN trong nước. Theo quan điểm này, công nghệ chuyển giao tăng lên cùng với mức độ sở hữu nước ngoài, làm cho tác động tràn có thxảy ra [171]. Tuy nhiên, cũng có th giả định rằng quyền sở hữu vốn của các DN trong nước cho phép hấp thụ dễ dàng hơn công nghnước ngoài, như trong trường hợp này nó là khó khăn hơn cho công ty mẹ kiểm soát nhân viên để ngăn chặn rò rỉ công nghệ quan trọng [189]. Hơn nữa, các chi nhánh với một mức độ lớn hơn sự tham gia trong nước có thể được dự kiến sẽ tạo ra mối liên hệ liên ngành với các nền kinh tế địa phương, như đã được xác nhận bởi Toth và Semjen (1999) trong trường hợp của Hungary [191].

Khả năng tiếp tiếp cận công nghệ mới của chính các DN FDI là một yếu tố

ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn từ FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng , công nghệ mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra, trong khi các Công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉ tập trung vào khâu sản xuất để chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do công ty mẹ cung cấp. Vì vậy, khả năng tiếp cận công nghệ mới của các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư càng cao, càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy tới 70% DN FDI rất ít khi tiếp cận với công nghệ từ công ty


mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của thị trường nước nhận đầu tư . Như vậy, thực tế là các DN FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với công ty mẹ ở nước ngoài , đặc biệt là trong đầu tư đổi mới công nghệ. Có 2 cách lý giải cho điều này. Một là, bản thân các công ty mẹ cũng là công ty nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D không cao và không thể hỗ trợ nhiều cho các công ty con. Lý giải này phù hợp với nhận định khá phổ biến hiện nay là các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các DNV&N. Thứ 2 là, Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm, hoặc trình độ công nghệ trong nước yếu dẫn đến hấp thụ được công nghệ của nước ngoài hoặc không cần thiết phải đầu tư với công nghệ cao hơn. Trong thực tế, cả hai cách lý giải này đều đúng và bổ sung cho nhau.

1.3.2.5. Ảnh hưởng của vùng

Mức độ tác động tràn bhạn chế về khoảng cách địa lý, hoặc là giảm theo khoảng cách [62], [63]. Lý do là xuất phát từ thực tế là các kênh phổ biến công nghệ được tăng cường ở cấp vùng [111], [112], [128], [190]. Năng suất lao động và các tác động trình diễn được giới hạn trong không gian, mối liên kết dọc chủ yếu là hạn chế vùng, do chi phí vận chuyển, cuối cùng, hiệu quả cạnh tranh được kích thích một quy mô hạn chế cvề kích thước của nó tích cực và tiêu cực.

Việc xem xét liệu tác động tràn của FDI theo khía cạnh địa phương/khu vực đưa lại kết quả rất đa dạng. Sjöholm (1999), Aitken và Harrison (1999), và Yudaeva (2003) không khẳng định được khía cạnh giới hạn địa lý ảnh hưởng đến tác động tràn từ FDI. Cụ thể, biến đo lường tác động tràn trong nội bộ ngành có hệ số tích cực ở cấp quốc gia nhưng lại là tiêu cực khi đánh giá ở cấp độ vùng [59], [180], [202]. Kết quả tương tự thu được bởi Aitken và Harrison (1999) đối với trường hợp của Venezuela và Yudaeva (2003) với các dữ li ệu cho Nga [59], [202]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đưa ra kết luận ngược lại. Ponomareva (2000), cũng phân tích nền kinh tế Nga, khẳng định giả thuyết khía cạnh vùng có ảnh hưởng đến tác động tràn [169]. Xem xét trường hợp của Anh, Girma và Wakelin (2001) phát hiện tác động tích cực đến năng suất của DN trong nước do sự hiện diện của DN FDI


trong cùng một vùng, cả tác động tràn trong nội bộ ngành và tác động tràn liên ngành, mặc dù ảnh hưởng của sự hiện diện nước ngoài bên ngoài vùng được tì m thấy là không đáng kể. Stồn tại của tác động tràn tích cực ở cấp vùng được phát hiện trong các trường hợp của Cộng hòa Séc và Ba Lan. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực ở cấp vùng giữa các DN trong trường hợp của Cộng hòa Séc, trong khi tác động tiêu cực thậm chí còn phát hiện trong trường hợp Bulgaria [111].

1.3.2.6. Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành liên quan

Hệ thống các ngành CNHT phát triển có thể cung cấp đủ các nguyên vật liệu và linh kiện cần thiết cho các nhà ĐTNN, giúp các nhà ĐTNN dễ dàng lựa chọn nguồn cung cấp các sản phẩm và giảm bớt chi phí so với nhập khẩu. Bởi vậy, việc phát triển ngành CNHT trong nước cũng là một tr ong những nhân tố quan trọng xuất hiện tác động tràn. Ngược lại, đầu tư của các DN FDI cũng tạo cơ hội để phát triển các ngành CNHT trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu và linh phụ kiện sản xuất của các DN FDI.

1.3.2.7. Thông tin về thị trường

Các nhân tố về thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn và đổi mới công nghệ. Việc thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài sẽ là cản trở lớn đối với quá trình đổi mới công nghệ. Vì thiếu thông tin thị tr ường, thông tin về công nghệ sẽ không cho phép DN lực chọn được công nghệ tiến tiến và phù hợp với khả năng của DN, dẫn đến quá trình đổi mới công nghệ không đạt hiệu quả cao.

1.4. Mô hình đánh giá tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài

đến các doanh nghiệp nội địa [26]

Để xem xét tác động tràn FDI đến DN nội địa, luận án sử dụng mô hình ước lượng bằng phương trình sau đây:

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 jt

LnYj = α + β LnKj + β LnLj + β Lnmj + β FSj +β Horizontal +

β6Backwardjt + β7Forwjt + β8Herfjt + β9R&Djt + β10Gownshipjt

+ β11Fownshipjt + αtyear + αiindustry + αrregion + εit

(1.1)


Trong đó:


Y

it

j - giá trị sản lượng đầu ra của DN i, ngành j năm t;


it

K j - vốn của DN i, ngành j năm t, được đo bằng giá trị của tổng tài sản đầu năm;

L

it

j - lao động của DN i, ngành j năm t;


it

m j - đầu vào trung gian của DN i, ngành j năm t, được đo bằng giá trị của các đầu vào trung gian;

it

FS j - 2 phần chia vốn của nhà ĐTNN trong DN i, ngành j năm t.

Horizontaljt cho biết mức độ tham gia của DN nước ngoài trong ngành đó và được tính bằng tỷ trọng vốn nước ngoài bình quân của tất cả các DN trong ngành, trọng số lấy bằng tỷ trọng của sản lượng từng DN trong sản lượng ngành . Đây chính là biến đo lường tác động tràn theo chiều ngang:

FSijtYijt

Horizontal jt

ij

Yijt

(1.2)

ij


Do vậy, giá trị của biến này tăng theo sản lượng củ a DN FDI và tỷ trọng vốn ớc ngoài trong các DN này.

Biến Backward biểu thị cho mức độ tham gia của DN nước ngoài trong các ngành cung cấp đầu vào cho các DN này, và do vậy nó sẽ phản ánh mức độ hợp tác giữa các nhà cung cấp nội địa với các khách hàng là DN FDI. Đây là biến đo lường tác động tràn theo chiều dọc (mối liên kết ngược ). Nó được tính như sau:

Backward jt a jk Horizontalkt

k j


(1.3)

Trong đó ajk là tỷ trọng của sản lượng ngành j được cung cấp cho ngành k, và được rút ra từ ma trận I-O 2000 ở ngành cấp 2. Tỷ trọng được tính nhưng bỏ đi các sản phẩm dùng cho tiêu dùng cuối cùng và cộng thêm vào các sản phẩm trung gian nhập khẩu. Ở đây, biến này không tính các đầu vào được cung cấp trong nội bộ ngành bởi đã được thể hiện tác động này trong biến Horizontal. Do vậy, sự tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các ngành nhận đầu vào từ ngành j và tỷ trọng


2 Một số nghiên cứu phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài FS nhân giá trị bằng 1 khi một DN có phần

chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 10% và ngược lại thì bằng 0


sản phẩm trung gian được cung cấp cho các ngành có sự hiện diện của DN FDI lớn hơn thì giá trị của biến số này sẽ lớn hơn. Trong khi các hệ số lấy ra từ bảng I-O là cố định thì vẫn thấy được những thay đổi trong vị thế của DN nước ngoài trong thời kỳ nghiên cứu. Do vậy, các biến biểu thị các mối liên kết theo chiều ngang v à chiều dọc là những biến đặc trưng ngành và biến đổi theo thời gian.

Biến Forw (forward) đo lường tác động tràn theo chiều dọc ( mối liên kết xuôi) và được định nghĩa như sau:

Forw jt

jlt Horizontallt

l khi l j


(1.4)


Trong đó phần tỷ lệ jlt của đầu vào của ngành công nghiệp j mua từ ngành l ở thời gian t. Các đầu vào mua ở bên trong ngành công nghiệp bị loại bvì nó đã được bao hàm trong biến Horizontal.

Biến Herf (Herfindhal) phản ánh chỉ số tập trung công nghiệp và được đo lường như sau:

2

Herfit

X gt

X

(1.5)

gJ

gJ

gt

Trong đó, Xgt biểu thị đầu ra của DN g tại thời điểm t; g là chỉ số của DN i (cả

DN trong nước hoặc nước ngoài ) ở ngành j.

Biến R&D biểu thị chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển được tính xấp xỉ bằng phần dư Solow3. Gownship và Fownship là các biến đại diện cho các DN thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài.

Có một số vấn đề kinh tế lượng cần được giải quyết khi tiến hành hồi qu y. Thứ nhất là việc bỏ sót các biến không quan sát được. Có thể tồn tại những nhân tố đặc trưng cho DN, thời gian và vùng mà các nhà kinh tế chưa biết nhưng các DN lại biết, những nhân tố này có thể ảnh hưởng tới tương quan giữa năng suất của DN với sự hiện diện của DN nước ngoài. Ví dụ như chất lượng quản lý cao ở một DN cụ thể hoặc CSHT tốt hơn gắn với một vùng nào đó. Để khắc phục vấn đề này luận án sử


3 Phần dư Solow được giải thích chi tiết ở Phụ lục 2.33


dụng phương pháp của Haskel (2002), sử dụng hiệu số theo thời gian và hiệu ứng cố định cho các năm, ngành, và vùng. Như Haskel đã chỉ ra, ngoài việc loại bỏ những biến động không quan sát đặc trưng cho DN đã bị cố định, việc lấy hiệu số cũng sẽ giúp loại bỏ các tác động vùng và ngành bị cố định nh ư CSHT và cơ hội công nghệ. Các tác động cố định đối với thời gian, ngành và vùng sẽ kiểm soát được những yếu tố không quan sát được mà có ảnh hưởng tới những thay đổi về mức độ hấp dẫn của một ngành hay vùng cụ thể. Do vậy, mô hình chỉ định được sử dụng là:

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 jt

∆LnYj = α + β ∆LnKj + β ∆LnLj + β ∆Lnmj + β ∆FSj +β ∆Horizontal +

β6∆Backwardjt + β7∆Forwjt + β8∆Herfjt + β9∆R&Djt + β10Gownshipjt

+ β11Fownshipjt + α1year + αiindustry + αrregion + εit

(1.7)

Thứ hai, như một số nghiên cứu trước đã chỉ ra, các nhà ĐTNN có xu hướng mua cổ phần của các các DN nội địa thành công và lớn nhất tại các nền kinh tế chuyển đổi. Nếu tính tới vấn đề này thì các kết quả ước lượng có thể bị chệch . Để tránh bị chệch, luận án chỉ ước lượng mô hình cho mẫu chỉ bao gồm các DN nội địa.

Thứ ba, việc sử dụng bình phương tối thiểu thông thường có thể không phù hợp khi ước lượng năng suất bởi vì phương pháp này coi lao động và cá c biến đầu vào khác là ngoại sinh. Người ta cho rằng đầu vào cần được coi là biến nội sinh bởi các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chúng căn cứ vào năng suất của mình, chỉ có các nhà sản xuất thấy được điều này còn các nhà kinh tế lượng không thấy được. Việc không tính đến tính nội sinh của lựa chọn sản lượng có thể làm chệch đi các hệ số ước lượng được . Do vậy, sử dụng thủ tục ước lượng bán tham số do Olley và Pakes (1996) đề xuất. Hàm sản xuất có tính tới hiệu chỉnh Levinsohn - Petrin (2003) được ước ợng sẽ cho thước đo năng suất nhân tố tổng hợp, nó là hiệu số giữa mức sản lượng thực tế và mức sản lượng dự đoán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong Chương 1, luận án đã hệ thống một số khái niệm, đặc điểm và các hình thức cơ bản của FDI. Theo đó, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những hiệu quả

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí