Những Đóng Góp Mới Về Mặt Học Thuật, Lý Luận 45651


nội địa ở Zambia từ năm 1993 đến năm 1995 bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM để xem xét tác động tràn theo chiều ngang tác động tràn theo chiều dọc của FDI. Tác giả đưa ra ba kết quả chính: Thứ nhất, đó là ảnh hưởng âm của DN FDI thông qua liên kết ngang tới các DN nội địa. Thứ hai, DN nội địa có thể thu được lợi ích từ sự tham gia của các DN FDI. Cuối cùng, kết quả cho thấy với trường hợp có sự hỗ trợ của các DN FDI, các DN nội địa sẽ tăng được năng suất và có sự chuyển dịch đáng kể đầu tư theo vùng [87].

Merlevede và Schoors (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của các DN FDI tới các DN nội địa thông qua hai kênh truyền dẫn là tác động tràn theo chiều ngang và tác động tràn theo chiều dọc bằng cách sử dụng phương pháp bán tham số với số liệu từ năm 1996-2001 ở Romania [159]. Cách tiếp cận của tác giả được dựa trên đề xuất của Olley và Parkes (1996) và điều chỉnh của Levinsohn và Petrin (2003). Kết quả của tác giả đưa ra là, kênh tác động tràn theo chiều ngang là không có ý nghĩa thống kê, trong khi đó tác động tràn của kênh liên kết dọc xuôi chiều là dương. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả trong toàn bộ mẫu DN của nước này cho thấy ảnh hưởng của kênh truyền dẫn liên kết xuôi là âm, nhưng chỉ số này lại là dương đối với các DN trong ngành chế tạo [150], [168].

Sử dụng số liệu ở cấp DN trong ngành chế tạo của Lithuania, Smarzynska (2002) đã xem xét vấn đề là liệu năng suất của các DN nội địa có mối quan hệ tương quan với các MNCs trong trong ngành không [183]. Đây là vấn đề chưa có câu trả lời về tác động tràn của FDI thông qua mối liên kết ngược (tức là các thỏa thuận giữa các DN nội địa với các nhà cung cấp đầu vào nội địa) chứ không phải là thông qua nội bộ ngành (tức là lợi ích mà các DN nội địa hưởng lợi từ sự xuất hiện của phía nước ngoài) và nghiên cứu này cũng tiến xa hơn so với các nghiên cứu trước đó trong việc chỉ ra rõ hơn tác động của yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Nghiên cứu giải quyết được một số khía cạnh định lượng mà các nghiên cứu trước đây ước lượng chệch. Như vậy, mối tương quan dương giữa tăng trưởng năng suất của các DN nội địa với mức độ tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các ngành ở giai đoạn sau của chuỗi sản xuất không hàm ý kêu gọi việc trợ cấp cho DN


FDI. Những kết quả này phù hợp với việc tồn tại tác động tràn tri thức từ các DN FDI tới các nhà cung cấp bản địa, tuy nhiên nó cũng có thể là do việc gia tăng sức cạnh tranh ở những ngành thuộc giai đoạn đầu của chuỗi sản xuất.

Như vậy, hầu hết số liệu được sử dụng trong các nghiên cứu được chia làm hai loại: dạng ngành và dạng DN. Dữ liệu dạng DN có nhiều th ông tin hữu ích hơn so với dữ liệu dạng ngành. Việc sử dụng dữ liệu dạng DN có thể đối diện với vấn đề nội sinh, hoặc khó kiểm soát sự khác nhau về dữ liệu giữa các DN.

3.2. Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, nh ưng chỉ có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động tràn của FDI tới các DN nội địa. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu được đưa ra có sự khác nhau đáng kể.

Xét về phương pháp luận, nghiên cứu về FDI ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số liệu thống kê mô tả. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. Nghiên cứu của Nguyen Thi Phuong Hoa (2004) là một trong số nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng, nhưng cũng chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của các tỉnh và thành phố của Việt Nam nhằm mục đ ích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và XĐGN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Lê Thanh Thủy (2007) đã xác định mức độ tác động tràn của FDI lên NSLĐ trong các DN Việt Nam, gồm 29 lĩnh vực trong 3 nhóm ngành công nghiệp là: khai mỏ, chế biến chế tạo và sản xuất điện, khí đốt và cấp nước trong các giai đoạn 1995-1999 và 2000-2002, bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb -Douglas, và đã phát hiện ra rằng, khoảng cách về công nghệ là một trong những yếu tố có tính quyết định quan trọng nhất của tác động tràn từ FDI. Khoảng cách công nghệ lớn sẽ dẫn đến tác động tràn âm về mức sản xuất trong các DN nội địa do hiệu ứng chèn đẩy. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra bằng chứng về sự thay đổi năng lực hấp thụ của các DN Việt Nam đối với nguồn FDI, chỉ những DN có công nghệ tiên tiến mới


Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 4

có khả năng hấp thụ CGCN tiên tiến từ các MNCs. Tuy nhiên, tác động này suy giảm theo thời gian khi trình độ công nghệ của các DN trong nước và nước ngoài ngày càng thu hẹp dần. Tác giả cũng nhận thấy tác động tràn của giai đoạn 1995 - 1999 là lớn hơn so với giai đoạn 2000 -2002, và DN tư nhân trong nước cần phải nỗ lực nâng cao khả năng hấp thụ tác động tràn từ FDI và các chính sách hỗ trợ phát triển khối DN tư nhân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khía cạnh này.

Năm 2008, Lê Quốc Hội và Richard Pomfret đưa ra nghiên cứ u tràn công nghệ của FDI tới các DN nội địa ở Việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu điều tra DN của Tổng cục Thống kê từ năm 2000 -2004, sử dụng phương pháp OLS với hiệu chỉnh phương sai của sai số thay đổi và kiểm soát tính nội sinh giữa các biến bằng ướ c lượng ảnh hưởng cố định theo vùng và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng trái chiều của tác động tràn công nghệ theo chiều ngang. Tác động này xảy ra khi các DN tư nhân, DN nội địa có chỉ số nghiên cứu và phát triển (R&D) là thấp.

Trong một nghiên cứu khác, Lê Quốc Hội (2008) đã khai thác bộ số liệu ở quy mô DN giai đoạn 2000 - 2004 và sử dụng hàm sản xuất Cobb -Douglas đước lượng tác động tràn công nghệ từ các DN FDI tới các DN nội địa tại Việt Nam qua kênh tràn theo chiều ngang và qua mố i liên kết ngược, và đã tìm ra bằng chứng về mối liên kết ngược giữa các DN FDI với các DN trong nước. Bên cạnh đó, năng suất lao động trong các DN nội địa trong ngành công nghiệp có sự tham gia mạnh mẽ của các DN FDI cũng vượt hơn ở những nơi khác. Tuy nh iên, tác động về sự có mặt các DN FDI lên mức sản xuất trong các DN trong nước trong cùng lĩnh vực lại được thấy là tác động âm mà nguyên nhân chính lại là do cạnh tranh gây ra. Hơn nữa, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mức sản xuất trong nước bị giảm sú t khi có mặt của các DN sở hữu 100% vốn nước ngoài, nhưng các DN mà phía nước ngoài chỉ sở hữu một phần vốn thì không gây ra tác động này. Ở một góc độ khác, tác động của DN FDI hướng vào thị trường nội địa sẽ dẫn đến suy giảm mức sản xuất của các DN trong ớc, trong khi DN FDI hướng vào thị trường xuất khẩu thì không gây ra hiện tượng này.

Nguyễn Khắc Minh (2009) sử dụng dữ liệu mảng cho các DN giai đoạn 2000 -


2005 để xem xét tác động tràn của FDI trong ngành công nghiệp máy móc và kim loại. Tác giả đã sử dụng phương pháp bán tham số, ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên với việc loại bỏ các biến nội sinh, và đã chỉ ra rằng, tỷ phần vốn trong DN FDI có xu hướng tăng với các DN nội địa. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu không tìm thấy tác động tràn theo chiều ngang và theo chiều dọc cho các DN nội địa. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được khả năng hấp thụ vốn của các DNNN có hiệu quả kém hơn các DN khác.

Sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ DN từ gia đoạn 2000-2005 của Việt Nam, Nguyen Ngoc Anh và cộng sự (2008) đã chỉ ra được tác động tràn ngược dương đối với ngành chế tạo, và tác động tràn theo chiều ngang dương đối với khu vực dịch vụ. Đồng thời, tác giả đã đưa ra bằng chứng về tác động tràn qua chuyển dịch lao động, nhưng không có tác động tràn đối với mức sản xuất của các DN trong nước trong cùng lĩnh vực chế biến chế tạo với các DN FDI.

Nguyễn Phi Lân (2008) sử dụng các số liệu khảo sát DN hàng năm trong lĩnh vực chế biến, chế tạo giai đoạn 2000 - 2005, đã xem xét tác động tràn công nghệ từ FDI lên năng suất các DN trong nước, đồng thời xem xét mức độ của sự khác nhau của FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo tại các vùng địa lý khác nhau, đã đưa đến kết luận là có những bằng chứng về tác động tràn tích cực theo chiều ngang và mối liên kết dọc ngược chiều của FDI đối với các ngành chế biến chế tạo nội địa, trong khi tác động tràn âm theo mối liên kết dọc xuôi chiều của FDI chỉ xảy ra đối với sản xuất nội địa.

Trên đây là một số nghiên cứu về tác động của FDI đến các DN của nước tiếp nhận FDI, trong đó có Việt Nam. Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động tràn của FDI, nhưng các nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động tràn của FDI đến ngành Dệt may còn rất ít. Mặt khác, những nghiên cứu về tác động tràn của FDI trong ngành Dệt may Việt Nam vẫn còn thiếu cả mô hình đánh giá và phương pháp ước lượng. Để giải quyết vấn đề về tính nội sinh của biến đầu vào, Luận án này sẽ sử dụng số liệu mảng và phương pháp ược lượng bán tham số được Olley và Pakes (1996) đề xuất.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may ở Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tác động tràn của FDI tới các DN

Dệt may thuộc 8 vùng của Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn:

+ Theo các địa phương: từ năm 2000 - 2012

+ Theo các DN: từ năm 2000 - 2008

5. Phương pháp nghiên cứu

Với cách tiếp cận tư duy biện chứng, l uận án sử dụng kết hợp nhiều phương

pháp nghiên cứu sau đây.

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các nguồn như sách, niên giám thống kê, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo của các DN sản xuất dệt, may, sản xuất phụ liệu may mặc, các số liệu trên các website của các DN, các bộ, ban, ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước...

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích từng nội dung cụ thể, Luận án đánh giá khái quát các kết quả đã đạt được trong quá trình thu hút FDI vào ngành Dệt may Việt Nam cũng như các tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may trong nước. Từ đó luận án đề xuất quan điểm và giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.

- Phương pháp kinh tế lượng : Luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm ước lượng và kiểm định tác động tràn của FDI tới các DN nội địa Dệt may..Mô hình sẽ bao gồm các kênh qua đó tạo ra tác động tràn của các DN FDI đến các DN nội địa. Mô hình sẽ chứa đựng cả các nhân tố theo không gian ( vùng) và thời gian.

Trước tiên, luận án dùng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM - Random effect model) đước lượng , sau đó sdụng kiểm định Hausman để giúp chọn lựa giữa kết quả ước lượng của mô hình ảnh hưởng cố định ( FEM - Fixed effect model) và REM trước khi tiến hành phân tích. Giả thuyết trong Hausman đưa ra là: Mô hình


ảnh hưởng ngẫu nhiên là thích hợp và đó là một kiểm định phân phối khi bình phương. Nếu giả thuyết bị bác bỏ, chúng ta sử dụng mô hình FEM.

- Phương pháp tham khảo: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, kinh doanh trong lĩnh vực dệt, may thuộc Bộ Công thương và các DN thuộc Tập đoàn Dệ t may Việt Nam (VINATEX) cũng như một số DN thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê trong các năm từ 2000 - 2008.

6. Những điểm mới của luận án

6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án phân biệt và làm sâu sắc thêm 8 kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI đối với các DN nội địa nói chung và đối với các DN Dệt may nói riêng. Trong đó có: Sáu kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tác động tràn của FDI trong nội bộ ngành) như: (1) Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD; (2) Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước ; (3) CGCN và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R &D) trong cùng một ngành; (4) Đầu tư phát triển NNL và di chuyển lao động giữa các DN FDI và DN trong nước trong cùng một ngành; (5) Liên kết giữa các DN FDI và các DN trong nước trong cùng ngành để sản xuất sản phẩm; (6) Học hỏi và bắt chước kỹ năng quản lý công nghiệp. Hai kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều dọc (tác động tràn

liên ngành của FDI) như: (1) Tràn thông qua các mối liên kết ngược; (2) Tràn thông

qua các mối liên kết xuôi.

6.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của Luận án

Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, theo 2 phương pháp: (i) bán tham số;

(ii) ước lượng ảnh hưởng định và ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên, luận án chỉ ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của FDI đối với các DN trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal trong mỗi DN. Kết quả này hàm ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm


giảm năng suất tăng trưởng của các DN Dệt may trong nước do ảnh hưởng của hiệu ứng cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có quy mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, đối với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ thì chịu tác động khá mạnh của hiệu ứng cạnh tranh. Với nhóm DN có quy mô nhỏ và vừa, tác động tràn là tích cực theo chiều dọc xuôi chiều và có tác động tràn tiêu cực theo chiều ngang. Còn với nhóm DN có quy mô lớn, thì không có tác động tràn theo chiều ngang và không có tác động tràn theo chiều dọc. Các DN này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất, nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và chất lượng sản phẩm (CLSP).

Luận án đề xuất 6 quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI vào các DN Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là: (i) Phải sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án ; (ii) Ưu tiên thu hút các nhà ĐTNN thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam và (iii) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI . Trên cơ sở đưa ra 3 quan điểm đột phá đó, Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp sau: (1) Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực và (2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các DN Dệt may Việt Nam...

Kết quả của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) về việc đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI đối với các DN trong nước nói chung, và các DN Dệt may Việt Nam nói riêng, nhằm hoạch định chính sách hay soạn thảo các kế hoạch có liên quan đến định hướng và đề xuất các giải pháp thu hút FDI nhằm tạo ra nhiều tác động tràn tích cực. Kết quả của luận án cũng là một thông tin hữu ích cho các DN Dệt may Việt Nam để nhìn nhận và điều chỉnh hoạt động của mình nhằm hấp thụ được nhiều tác động tràn tích cực từ FDI.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội


dung của luận án được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp nội địa

Chương 2: Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

Chương 3: Quan điểm và giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí