Do những cách tiếp cận khác nhau, nên có nhiều cách hiểu hay diễn đạt khác nhau về quản lý, song đều toát lên một điểm chung: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
1.2.2. Các chức năng quản lý
Quản lý có bốn chức năng cơ bản như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Các chức năng này có mối quan hệ đan xen chặt chẽ, tác động đến nhau để hoàn thiện quá trình quản lý.
- Lập kế hoạch có các nội dung chủ yếu đó là: xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu; quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó và tiến trình thực hiện các hoạt động đó như thế nào.
- Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, cùng cơ chế hoạt động để đảm bảo triển khai tốt các kế hoạch đưa tổ chức đạt đến mục tiêu.
- Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ, hướng dẫn họ, chỉ đạo họ thực hiện những nhiệm vụ nhất định để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra là theo dõi, giám sát, đánh giá các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Theo tác giả Nguyễn Đức Lợi (2008), ngoài 4 chức năng quản lý trên, quản lý còn có thêm “chức năng điều chỉnh”: là quá trình khắc phục các sai sót, ách tắc, trì trệ, khơi thông môi trường nhằm duy trì các hoạt động bình thường ăn khớp nhau của tổ chức; mặt khác còn để xử lý những tình huống mới nảy sinh, tận dụng thời cơ, khai thác các tiềm năng chưa được sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức [29].
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Và Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề Nghiên Cứu
- Các Nghiên Cứu Về Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đối Với Hoạt Động Giảng Dạy
- Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Đại Học
- Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy
- Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Của Luận Án
- Phiếu Khảo Sát Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng vì đó là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý.
1.2.3. Quản lý đào tạo đại học
QLĐT đại học là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để quản lý các yếu tố chủ đạo của quá trình đào tạo: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đại học; GV và SV; hình thức tổ chức đào tạo; môi trường đào tạo.
QLĐT đại học phải gắn liền với bốn chức năng quản lí cơ bản như đã nêu trên, nhưng cần lưu ý tới đối tượng quản lý là quá trình đào tạo bậc đại học. Theo tác giả Lê Quang Sơn (2010), hoạt động QLĐT bao gồm 3 yếu tố:
(i) Đầu vào: đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng các CTĐT, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các CTĐT, tuyển sinh; (ii) Các hoạt động đào tạo: dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học v.v; (iii) Đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục [42].
Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2010) đã xem xét các yếu tố QLĐT theo cách tiếp cận về ĐBCL và phân chia các yếu tố ĐBCL trong đào tạo gồm 08 yếu tố:
(i) Quản lý mục tiêu, nội dung, CTĐT; (ii) Quản lý HĐGD của CB giảng dạy và hoạt động học tập của SV; (iii) Quản lý phương pháp dạy học; (iv) Quản lý phương tiện dạy học; (v) Quản lý hoạt động đào tạo ngoài giờ lên lớp; (vi) Quản lý hoạt động tuyển sinh; (vii) Quản lý hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ;
(viii) Quản lý CSVC [20].
Tác giả Hồ Cảnh Hạnh (2013), đã nêu 04 nội dung của QLĐT bao gồm:
(i) Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo; (ii) Quản lý người dạy, người học; (3) Quản lý công tác tổ chức đào tạo; (iv) Quản lý chất lượng và hiệu quả đào tạo [18].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân (2011) đã nêu 06 yếu tố đặc trưng cơ bản của Quản lý hoạt động đào tạo bao gồm: (i) Quản lý mục tiêu đào tạo; (ii) Quản lý nội dung đào tạo; (iii) Quản lý phương thức đào tạo; (iv) Quản lý GV; (v) Quản lý học viên và (vi) Quản lý CSVC - kỹ thuật phục vụ đào tạo [53].
Các tác giả trên có những cách tiếp cận khác nhau về nội dung của hoạt động QLĐT nhưng đều thể hiện những nội dung chung nhất đó là: Quản lý mục tiêu đào tạo, nội dung CTĐT đào tạo, HĐGD của GV, HĐHT của SV và CSVC, các điều kiện khác phục vụ hoạt động đào tạo.
Theo đó, tác giả luận án tiếp cận hoạt động QLĐT đại học là quản lý các yếu tố của quá trình đào tạo, bao gồm: (i) Mục tiêu đào tạo;(ii) CTĐT; (iii) HĐGD của GV (iv) HĐHT của SV và (v) các hoạt động HTĐT (đội ngũ cán bộ QLĐT, CSVC, môi trường cảnh quan, ...) như hình 1.1 dưới đây:
Chương trình
đào tạo
Hoạt động giảng dạy của
giảng viên
Hoạt động học
tập của sinh viên
Quản lý đào
tạo
Các hoạt động
hỗ trợ đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Hình 1.1. Các nội dung quản lý đào tạo đại học
Trong quá trình đào tạo, các yếu tố trên luôn vận động, tương tác với nhau, làm nảy sinh những vấn đề và đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời. Vì vậy, QLĐT chính là quá trình xử lý những vấn đề xảy ra trong quá trình đào tạo, để nhà trường ngày càng phát triển theo hướng ĐBCL tổng thể bền vững. Muốn QLĐT đạt hiệu quả, người quản lý cần nắm vững mô hình tổng thể quá
trình đào tạo và cũng cần lưu ý trong mọi hoạt động QLĐT, thông tin đóng vai trò rất quan trọng, được coi như "mạch máu" của hoạt động QLĐT, đặc biệt là thông tin phản hồi từ phía người học - một thành tố quan trọng trong HĐGD.
1.2.4. Các yếu tố khách quan tác động đến quản lý đào tạo
Các nội dung trong QLĐT sẽ chịu tác động lẫn nhau do có sự tương tác, vận động trong quá trình vận hành. Ngoài các yếu tố chủ quan này thì QLĐT sẽ cũng chịu tác động từ các yếu tố khách từ môi trường bên ngoài.
Những yếu tố khách quan từ mô trường bên ngoài như sự thay đổi và phát triển của kinh tế - xã hội sẽ có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động quản lý của các trường đại học. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ đòi hỏi mỗi trường đại học phải không ngừng vận động, cải tiến trong mọi hoạt động để đáp ứng.
Thêm vào đó là sự phát triển vũ bão của công nghệ, thông tin và truyền thông đòi hỏi các trường đại học phải ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLĐT để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong việc xử lý thông tin, tổ chức đào tạo, quảng bá hình ảnh, ... Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hữu ích trong việc đổi mới phương thức đào tạo nhằm đáp ứng môi trường giáo dục hiện đại. Ngoài ra, các hệ thống luật, chính sách, điều lệ, quy chế phát triển giáo dục cũng là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLĐT của trường đại học. Hệ thống văn bản này có vai trò hình thành, định hướng và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục, là điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các chuẩn quy định.
1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy
1.3.1. Khái niệm ý kiến phản hồi
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phản hồi, tùy theo các lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, y tế, giáo dục …
YKPH hay thông tin phản hồi trong tiếng Anh gọi là feedback.
Theo En. Oxforddictionaties.com, feedback là thông tin về các phản ứng đối với sản phẩm hay hiệu quả làm việc của một người trong công việc và được sử dụng làm cơ sở để cải tiến.
Theo businessdictionary.com, phản hồi là thông tin được gửi tới một thực thể (cá nhân hoặc một nhóm) về hành vi trước đó để thực thể có thể điều chỉnh hành vi hiện tại và tương lai nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Theo tác giả Phạm Đình Văn (2012), phản hồi là sự tác động trở lại của kết quả học tập của người học đối với tác động sư phạm của người dạy, của nhà quản lí và đối với chính bản thân người học. Tác giả cũng định nghĩa thông tin phản hồi là thông tin về kết quả của một quá trình tác động vào một đối tượng, trong mối quan hệ ảnh hưởng trở lại đối với yếu tố đầu vào của quá trình; còn trong quá trình dạy học, thông tin phản hồi được hiểu là những thông tin thu nhận được từ người học, có tác động trở lại đối với cả chính người học và người dạy làm cho quá trình dạy học ngày càng hiệu quả hơn [52].
Qua các định nghĩa về YKPH đã đề cập ở trên, tác giả luận án sử dụng khái niệm YKPH là thông tin được cung cấp bởi một người/nhóm người về các khía cạnh của một vấn đề hay hoạt động cụ thể được một tổ chức hay cá nhân đưa ra trước đó nhằm mục đích cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động đó.
1.3.2. Hoạt động giảng dạy
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm của các nhà giáo dục học cũng như tâm lý học về hoạt động dạy và học.
Theo Phạm Viết Vượng (1996), “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất kỳ loại hình nhà trường nào và dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất, hiệu quả nhất. Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất giúp học sinh với tư cách là
chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của bản thân” và “cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó”. Với quan niệm này thì dạy học là một trong những chức năng chính của mỗi nhà trường, với mục đích đào tạo ra những sản phẩm (người học) có tri thức, năng lực và trí tuệ [55].
Theo tác giả Lâm Quang Thiệp (2000), "Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ". Quan niệm này cho thấy, dạy học không phải là truyền thụ kiến thức hay cung cấp thông tin đơn thuần mà là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm và hình thành thái độ [46].
Tác giả Vũ Văn Tảo (2000), đã đưa ra 2 tiếp cận theo quan niệm truyền thống và hiện đại về dạy học:
- Cách tiếp cận thứ nhất coi dạy là quá trình truyền đạt nội dung dạy học một chiều từ thầy đến trò và có thể coi đây là cách tiếp cận truyền thống.
- Cách tiếp cận thứ hai đó là cách tiếp cận hợp tác 2 chiều, và quá trình giảng dạy là quá trình hỗ trợ việc học, tạo điều kiện cho người học chủ động tìm kiếm và xử lý thông tin, người dạy đóng vai trò trọng tài, cố vấn.
Quan niệm này cho thấy quá trình dạy học có 2 chức năng kép đó là truyền đạt thông tin và điều khiển quá trình nhận thức cho người học, từ đó đưa ra một quan niệm tổng quát hơn về dạy học: “Dạy học là 2 mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách.” [43].
Theo Nguyễn Thanh Bình (2005), “Hoạt động dạy là hoạt động của nhà giáo dục nhằm tạo ra, tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người được
giáo dục, nhờ đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người học theo mục đích giáo dục”. Quan niệm này cũng cho thấy việc dạy không chỉ là sự mang lại kiến thức cho người học mà phải là sự dẫn dắt người học đạt được mục đích hay mục tiêu của môn học, ngành học [3].
Từ các quan niệm về HĐGD của các tác giả, chúng ta có thể thấy HĐGD là một quá trình kép gồm 3 thành tố: giảng viên, nội dung dạy học và người học, có mối quan hệ và tương tác chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng là người học có tri thức, năng lực, trí tuệ và được thể hiện qua mô hình 1.2 dưới đây:
Giảng viên
Người học
Nội dung dạy học
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc cơ bản hoạt động giảng dạy
Cấu trúc HĐGD trên được thể hiện ở dạng đơn giản nhất, tuy nhiên để xem xét ở từng thành tố thì chúng còn có rất nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình giảng dạy như: mục tiêu dạy học (MTDH), phương pháp dạy học (PPDH), phương tiện dạy học (PTDH), đánh giá dạy học, kết quả dạy học.
Mặt khác, mục tiêu dạy học nói riêng và các yếu tố khác được xuất phát từ nhu cầu của xã hội và chịu sự tác động của điều kiện môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học,... Có thể nói, các yếu tố này tạo nên một “trường
xã hội”, trong đó diễn ra HĐGD [49]. Do đó, từ mô hình ở hình 1.2, có thể mô tả chi tiết mối quan hệ giữa các thành tố của HĐGD theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc các thành tố hoạt động giảng dạy
Từ các quan điểm tiếp cận khái niệm HĐGD của các tác giả trên, tác giả luận án sử dụng khái niệm HĐGD là hoạt động của nhà giáo nhằm tổ chức và dẫn dắt hoạt động của người học theo nội dung chương trình đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập của CTĐT.
HĐGD là một quá trình có sự tham gia của nhiều thành tố: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, giảng viên (người dạy), người học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, đánh giá dạy học (kiểm tra, đánh giá) và điều kiện môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học,... Các thành tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó mục tiêu dạy học (mục tiêu giảng dạy) quy định các thành tố khác.
1.3.3. Mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động giảng dạy
Từ mô hình cấu trúc cơ bản hoạt động giảng dạy (hình 1.2), chúng ta thấy rõ, GV và SV có mối quan hệ và tương tác chặt chẽ với nhau trong việc