MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo hiện nay đã đang có những thay đổi tích cực về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, phương pháp và cách thức KTĐG, điều đó có tác động mạnh mẽ đến đội ngũ học sinh, SV, GV và các nhà quản lý giáo dục. Mục đích của đổi mới giáo dục đại học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, người học sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp, đòi hỏi của công việc và người sử dụng lao động. Quá trình đổi mới diễn ra liên tục, ở tất cả các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo dục và luôn có tác động đến người học.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục đào tạo: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân... Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [13].
Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ, trước hết là đổi mới chất lượng quản lý giáo dục, đổi mới giáo dục cần gắn liền với tiếp thu và sử dụng YKPH của các bên liên
quan trong đó có YKPH của người học về quá trình đào tạo nói chung và HĐGD của GV nói riêng.
Trong mỗi cơ sở GDĐH hoạt động QLĐT có vai trò chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Do vậy, mọi hoạt động liên quan đến quá trình đào tạo trong nhà trường sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý đào tạo. SV và GV là hai chủ thể chính của quá trình đào tạo, trong đó SV đóng vai trò là trung tâm của hoạt động giáo dục thì YKPH của SV về HĐGD có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản trị trường học nói chung hay hoạt động QLĐT nói riêng.
Thông tin phản hồi của SV nhằm hoàn thiện người dạy và thỏa mãn nhu cầu của người học, giúp cho lãnh đạo cơ sở GDĐH có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch của quá trình đào tạo. Thông tin phản hồi của SV về HĐGD giúp GV điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu của ngành học, môn học hay nói cách khác là giúp GV cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Việc cung cấp thông tin phản hồi về HĐGD của GV, sẽ tăng cường tinh thần trách nhiệm của SV với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để SV được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến của mình về HĐGD của GV. Thông tin phản hồi của SV sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp để phát triển đội ngũ, đồng thời cải tiến, thay đổi nội dung chương trình đào tạo cũng như các nguồn lực hỗ trợ quá trình đào tạo. HĐGD là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý đào tạo của mỗi trường học, do vậy, những thay đổi trong HĐGD khi thực hiện đánh giá qua việc lấy YKPH của SV sẽ tạo nên những thay đổi trong quản lý đào tạo.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 1
- Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 2
- Các Nghiên Cứu Về Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đối Với Hoạt Động Giảng Dạy
- Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Đại Học
- Các Yếu Tố Khách Quan Tác Động Đến Quản Lý Đào Tạo
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam với cơ chế hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, ĐHQGHN đã chủ động, tiên phong đi đầu trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” thông qua các hoạt động đảm bảo chất lượng. Hoạt động lấy YKPH của SV về môn học và các hoạt động hỗ trợ đào tạo là một trong những kênh thông tin hữu ích nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo [54]. ĐHQGHN đã giao cho Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục nhiệm vụ chủ trì, hướng dẫn các các đơn vị đào tạo trong việc triển khai, thiết kế nội dung, công cụ đánh giá HĐGD của GV một cách đầy đủ, khách quan để lấy YKPH từ SV.
Đánh giá hoạt động lấy YKPH của SV đối với HĐGD là vô cùng cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo. Đánh giá để thấy được hiệu quả hay ảnh hưởng của hoạt động này đến quá trình đào tạo, đặc biệt là công tác QLĐT, một hoạt động xương sống, tác động chính đến chất lượng đào tạo.
Hoạt động đánh giá HĐGD qua YKPH của SV đã được các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này vẫn chưa được các đơn vị đào tạo hay ĐHQGHN thực hiện.
Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV đối với quản lý đào tạo đại học của ĐHQGHN là rất cần thiết, qua đó đề xuất một số giải pháp với các cấp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tác động của YKPH của SV (về HĐGD của GV) đến các nội dung của hoạt động quản lý đào tạo đại học ở ĐHQGHN để tìm hiểu mức độ tác động và hiệu quả của hoạt động lấy YKPH của SV đối với hoạt động
QLĐT ở ĐHQGHN. Qua kết quả đánh giá tác động tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến, phát huy tác động tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy YKPH của SV ở ĐHQGHN và hoạt động QLĐT đại học ở ĐHQGHN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: hoạt động QLĐT đại học ở ĐHQGHN.
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của YKPH của SV về HĐGD của GV đối với các nội dung quản lý đào tạo ở ĐHQGHN.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD được các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN triển khai thực hiện theo đúng mục đích và yêu cầu của ĐHQGHN và Bộ GD & ĐT, do đó đã có những tác động tích cực đến hoạt động QLĐT ở ĐHQGHN. Tuy nhiên, mức độ tác động này còn khác nhau ở từng nội dung của hoạt động QLĐT. Việc xác định mức độ tác động đối với từng nội dung hoạt động QLĐT sẽ giúp các đơn vị đào tạo và ĐHQGHN điều chỉnh, cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động lấy YKPH của SV, HĐGD và QLĐT trong ĐHQGHN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT đại học, YKPH của SV đối với HĐGD của GV và đánh giá tác động trong giáo dục.
2) Nghiên cứu thực trạng QLĐT đại học và hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD ở ĐHQGHN.
3) Đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT đại học ở ĐHQGHN và kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QLĐT đại học, lấy YKPH của SV về HĐGD để nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.
6. Giới hạn của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: trong mỗi cơ sở giáo dục đại học, SV có thể tham gia YKPH đối với nhiều hoạt động như: HĐGD của GV, nội dung CTĐT, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo... Tuy nhiên, hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD được Bộ GD&ĐT chính thức hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thực hiện từ năm 2010 và đối với ĐHQGHN hoạt động lấy YKPH người học về HĐGD cũng được triển khai thực hiện tại các đơn vị đào tạo từ năm 2010. Vì vậy, luận án giới hạn nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của GV đến một số nội dung của hoạt động QLĐT đại học ở ĐHQGHN.
- Phạm vi khảo sát: đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá của CB, GV và SV đại học chính quy (SV năm thứ hai đến năm thứ tư) tại 06 trường đại học thành viên (ĐHCN, ĐHGD, ĐHKT, ĐHKHTN, ĐHNN và ĐHKHXH&NV) và 03 khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Y Dược, Khoa Quốc tế) về tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐT ở ĐHQGHN.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu, luận án sử dụng 2 nhóm phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin định tính:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: hệ thống hoá, phân tích, đánh giá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước, chủ trương, chính sách của ngành GD; các tài liệu, sách, tạp chí và báo cáo khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của đề tài, tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tìm
hiểu về lý luận và thực tiễn về hoạt động QLĐT đại học, hoạt động lấy YKPH của SV, lý luận và phương pháp đánh giá tác động trong giáo dục.
- Điều tra bằng phỏng vấn, hỏi ý kiến cán bộ, giảng viên thuộc các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN để làm rõ kết quả nghiên cứu, khảo sát về những thay đổi trong hoạt động QLĐT, HĐGD và lấy YKPH của SV.
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên thuộc các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN về thực trạng hoạt động QLĐT và sự thay đổi trong hoạt động QLĐT khi triển khai hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD.
7.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng thống kê mô tả các số liệu điều tra khảo sát và thống kê suy luận bằng excel và phần mềm SPSS để đánh giá thực trạng hoạt động QLĐT, phân tích, làm rõ sự thay đổi trong hoạt động QLĐT khi triển khai hoạt động lấy YKPH của SV.
8. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thông tin phản hồi của SV đối với HĐGD, QLĐT và phương pháp đánh giá tác động trong giáo dục. Luận án cũng đánh giá được mức độ tác động của YKPH của SV về HĐGD đến từng nội dung hoạt động QLĐT đại học ở ĐHQGHN. Từ đó kiến nghị một số giải pháp phù hợp với thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QLĐT đại học, lấy YKPH của SV về HĐGD của ĐHQGHN, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động trong bối cảnh hiện nay.
9. Luận điểm bảo vệ
1) Hoạt động lấy YKPH từ người học đang được các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN triển khai theo đúng yêu cầu và mục đích của Bộ Giáo dục
& Đào tạo và ĐHQGHN, đã tạo ra những tác động tích cực đến các nội dung của hoạt động QLĐT đại học trong ĐHQGHN. Mức độ tác động tích cực này có sự khác nhau ở từng nội dung QLĐT.
2) Các kiến nghị một số giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QLĐT đại học, lấy YKPH của SV về HĐGD, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng hoạt động quản lý đào tạo đại học và lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy ở Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 4. Tác động ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dayh đến hoạt động quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội và một số kiến nghị.
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái quát về sự phát triển của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên trong trường đại học
Các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới thực hiện thu thập YKPH của SV về các dịch vụ mà họ nhận được, đó là những đánh giá của SV về việc học tập, giảng dạy, các điều kiện hỗ trợ cho học tập và giảng dạy (thư viện), môi trường học tập (giảng đường, phòng thí nghiệm), không gian sống và học tập (ký túc xá, cơ sở y tế, dịch vụ xã hội…). Trong đó, hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD được các trường đại học đặc biệt quan tâm.
Việc sử dụng đánh giá của SV về HĐGD bắt nguồn ở Mỹ, ngay từ những năm 1920 tại trường đại học Washington. Tiếp những năm sau đó từ 1960 - 1970 thì hầu hết các trường ở Bắc Mỹ đều sử dụng hình thức đánh giá này.
Từ những năm 1970, ngày càng có nhiều trường đại học và cao đẳng sử dụng các Bảng đánh giá chuẩn trong đánh giá giảng dạy, và hầu hết các trường đại học ở Châu Âu và Hoa Kỳ đã sử dụng 3 phương pháp sau để đánh giá hiệu quả giảng dạy: đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và SV đánh giá, trong đó các thông tin thu được từ Bảng đánh giá của SV được công nhận là quan trọng nhất [dẫn theo 33].
Ngày nay, chỉ cần vào trang Web bất kỳ của một trường đại học thuộc một nước nói tiếng Anh trên thế giới, chúng ta cũng có thể tìm được cẩm nang hướng dẫn thực hiện thu thập ý kiến của SV sau mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về HĐGD của GV.