Bản Chất Pháp Lý Cầm Cố Vận Đơn

cầm cố theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng cầm cố. Trên cơ sở này, công ty chứng khoán khi nhận được yêu cầu bán chứng khoán cầm cố của bên cầm cố (hoặc thêm những điều kiện khác) sẽ tiến hành lệnh bán, tiền thu được sẽ được chuyển cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố để khấu trừ nợ vay (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Trong giao dịch cầm cố mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng, căn cứ trên quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD cũng đã quy định trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán do xử lý tài sản cầm cố không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. Song giao dịch cầm cố giữa khách hàng và tổ chức tín dụng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 46 về “Chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản đảm bảo là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ”, Quy chế hoạt động đăng ký chứng khoán ban hành kèm Quyết định số 22/QĐ-VSD ngày 13-3-2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam; cụ thể:

1. VSD chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ tài khoản của bên cầm cố, thế chấp, ký quỹ sang tài khoản của bên nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ trong trường hợptại hợp đồng cầm cố, thế chấp, ký quỹ chứng khoán có quy định phương thức xử lý tài sản đảm bảo là chứng khoán cầm cố, thế chấp, ký quỹ được thực hiện bằng chuyển quyền sở hữu từ bên cầm cố, thế chấp, ký quỹ cho bên nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ qua hệ thống chuyển nhượng của VSD. [27, Điều 46]

Phương thức thực hiện không qua hệ thống giao dịch mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán này có thể được xác định là biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Trường hợp này, các giới hạn pháp lý về hoạt động mua cổ phần đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 cũng sẽ đặt ra. Ví

dụ, trường hợp của ngân hàng thương mại, theo quy định tại khoản 4, Điều 103 về “Góp vốn, mua cổ phần”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì:

Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;

b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này. [36, khoản 4, Điều 103]

Ngoài các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, ngân hàng thương mại phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện.

Bởi vậy, việc thực hiện các quy định về phương thức nhận chính chứng khoán cầm cố để thay thế cho nghĩa vụ của bên bảo đảm bằng cơ chế chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán là rất hiếm trên thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.2.3. Cầm cố vận đơn

2.2.3.1. Bản chất pháp lý cầm cố vận đơn

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 7

Theo định nghĩa tại khoản 2, Điều 73 về “Chứng từ vận chuyển”, Bộ luật Hàng hải năm 2005 thì:

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. [33, khoản 2, Điều 73]

Vận đơn hàng không được định nghĩa tại khoản 1, Điều 129 về “Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa”, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm

2006 như sau: “1. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.”.

Về bản chất, vận đơn được hiểu là bằng chứng về quyền sở hữu số lượng hàng hóa được ghi nhận trên vận đơn. Do vậy, tương tự như trường hợp của thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá

Hiện tại, chưa ghi nhận được quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về việc cầm cố vận đơn hàng không. Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm mới chỉ ghi nhận về giao dịch cầm cố vận đơn hàng hải theo quy định của Bộ luật Hàng hải năm 2005.

Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005 liệt kê ba loại vận đơn gồm: Vận đơn theo lệnh, Vận đơn vô danh và Vận đơn đích danh. [33, Điều 89]

Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm có thể hiểu rằng pháp luật chỉ thừa nhận giao dịch cầm cố đối với Vận đơn theo lệnh và Vận đơn vô danh.

Quy định này tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm đi theo mạch quan điểm của Bộ luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về khả năng chuyển giao tài sản cầm cố thực tế.

Trong trường hợp cầm cố vận đơn, về bản chất, giá trị vật chất các bên hướng đến không nằm ở tự thân tờ vận đơn (hay bộ chứng từ di kèm) mà chính ở giá trị hàng hóa mà tờ vận đơn đó là bằng chứng cho quyền nhận, thụ hưởng hàng hóa.

Đối với vận đơn đích danh, theo quy định tại khoản 3, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005: 3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp. [33, khoản 3, Điều 89]. Do vậy, giả sử các bên có chuyển

giao cho nhau tờ vận đơn, thì bên nhận bảo đảm cũng không thể tiếp nhận được hàng hóa – vốn là tài sản thực tế mà các bên hướng tới trong giao dịch cầm cố vận đơn; nói cách khác, không có cơ sở pháp lý để bên nhận bảm đảm nhận chuyển giao tài sản trong trường hợp này.

Đối với vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh, chủ thể có quyền nhận hàng hóa chưa được xác định trong vận đơn. Với vận đơn vô danh thì người xuất trình vận đơn là người có quyền nhận hàng hợp pháp (khoản 2, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005). Với vận đơn theo lệnh, người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng là người nhận hàng hợp pháp (khoản 1, Điều 89 về “Chuyển nhượng vận đơn”, Bộ luật Hàng hải năm 2005).

Bên nhận cầm cố vận đơn vô danh, vận đơn theo lệnh có quyền đối với hàng hóa ghi nhận trên vận đơn; khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định: 1. Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. [13, khoản 1, Điều 19]

2.2.3.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố vận đơn

Trường hợp cầm cố vận đơn, giao dịch cầm cố cũng sẽ có hiệu lực vào thời điểm vận đơn được chuyển giao cho bên nhận cầm cố theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu.

2.2.3.3. Xử lý tài sản cầm cố

Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu thì với vận đơn hàng hải là vận đơn theo lệnh và vận đơn vô danh, trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm

cố để thu hồi nợ vay, tổ chức tín dụng nhận cầm cố có quyền xử lý theo quy định đối với số hàng hóa ghi trên vận đơn.

Khoản 2, Điều 67 về “Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:

2. Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. [13, khoản 2, Điều 67]

Điều 65, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về “Xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý”, cụ thể:

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thế xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có). [13, Điều 65]

Theo đó, với hàng hoá được ghi nhận trên vận đơn, tổ chức tín dụng nhận cầm cố có quyền bán đấu giá hàng hoá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 67, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng quy định nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá cho bên nhận cầm cố của người giữ hàng hoá; trường hợp không chuyển giao hàng hoá cho bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.2.4. Cầm cố quyền tài sản

2.2.4.1. Bản chất pháp lý cầm cố quyền tài sản

Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định riêng Điều 338 về “Cầm cố quyền tài sản” như sau:

Trong trường hợp quyền tài sản được đem cầm cố, thì bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố giấy tờ xác nhận quyền tài sản đó và phải báo cho người có nghĩa vụ về việc cầm cố quyền tài sản đó. [29, Điều 338]

Khoản 1, Điều 330 về “Cầm cố”, Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng ghi nhận:

Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố. [29, Điều 330]

Bộ luật Dân sự năm 2005 khi quy định về biện pháp cầm cố, không ghi nhận cụ thể về việc quyền tài sản có thể được cầm cố như Bộ luật Dân sự năm 1995, mà chỉ quy định chung tại Điều 322 về “Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, cụ thể:

1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên. [30, Điều 322]

Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về ba nhóm quyền tài sản có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm gồm: Quyền sử dụng đất, Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và Quyền tài sản khác thuộc sở hữu bên bảo đảm.

Với thực tế quy định pháp luật, thì quyền sử dụng đất chỉ được thừa nhận áp dụng cho biện pháp thế chấp (theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản có liên quan).

Đối với quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và các quyền tài sản khác, hiện tại cũng chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng các loại tài sản này để bảo

đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đặc biệt, trong thực tế hoạt động bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, việc nhận cầm cố tài sản là các quyền tài sản như quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản thuộc về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,… còn rất ít.

Tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (bản dự thảo 5, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII), cầm cố quyền tài sản cũng được cầm cố theo quy định tại khoản 2, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”.

Cụ thể khoản 2, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”, Tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi quy định: “2. Việc cầm cố bất động sản, cầm cố quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.[40, khoản 2, Điều 332].

Tương tự như trường hợp cầm cố giấy tờ có giá, các bên không chuyển giao tài sản vật chất cho nhau mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu vật chất mà thôi. Việc chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu này có thể hiểu là tài sản cầm cố đã được chuyển giao cho bên nhận cầm cố. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, thì việc cầm cố quyền tài sản là quyền khai thác khoáng sản, quyền tài sản thuộc về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là khác đặc thù.

- Với quyền khai thác khoáng sản:

Theo quy định tại khoản 7, Điều 2 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Khoáng sản năm 2010: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.” [34, khoản 7, Điều 2]

Tổ chức, cá nhân xác lập quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở giấy phép khai thác khoáng sản. Quyền khai thác khoáng sản có thể được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 66 về “Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản”, Luật Khoáng sản năm 2010, cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai tháckhoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. [34, Điều 66]

Về mặt nguyên tắc, cũng như theo quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật Dân sự năm 2005, do có sự chuyển giao tài sản nên hiểu rằng bên cầm cố tài sản không thể khai thác, sử dụng thực tế tài sản cầm cố. Bởi vậy, mà pháp luật cũng đã ràng buộc nghĩa vụ của bên nhận cầm cố “không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý[30, khoản 3, Điều 332].

Trong trường hợp cầm cố quyền khai thác khoáng sản, theo logic này, các bên có thể thoả thuận về việc bên cầm cố không sử dụng quyền khai thác khoáng sản, nếu hiểu theo hướng xác định giá trị tài sản cầm cố theo giá trị trữ lượng khoáng sản thì trường hợp này giá trị tài sản cầm cố được bảo toàn (vì không được khai thác). Nhưng thực tế việc này sẽ gặp phải giới hạn về thời hạn phải thực hiện khai thác khoáng sản; nếu vi phạm thời hạn này, giấy phép khai thác khoáng sản có thể bị thu hồi, khi đó, tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản cũng sẽ không còn giá trị. Khoản 1, Điều 58 về “Thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản”, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:

1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023