Quy trình thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp trong luận văn:
b. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua Phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn.
Mục đích điều tra khảo sát, phỏng vấn
+ Điều tra khảo sát, phỏng vấn để có cái nhìn khách quan, bổ sung thêm cơ sở cho những số liệu thứ cấp tác giả đã tổng hợp, thấy được những tồn tại và bất cập trong quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Về đối tượng khảo sát:
+ Đối tượng khảo sát là người dân sinh sống gần khu vực khai thác than thuộc Công ty CP Than Cao Sơn, Mỏ Than Khe Chàm, Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty CP than Hà Tu và Tổng công ty Đông Bắc.
+ Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm: Công ty CP Than Cao Sơn, Mỏ Than Khe Chàm, Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty CP than Hà Tu, Công ty CP Than Thống Nhất, Công ty CP than Núi Béo, Công ty CP than Cọc Sáu, Công ty CP than Đèo Nai, Công ty CP than Vàng Danh và Tổng công ty Đông Bắc.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 2
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Khai Thác Khoáng Sản
- Nội Dung Và Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Khai Thác Khoáng Sản Trên Địa Bàn Tỉnh
- Công Cụ Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoáng Sản
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
+ Đối tượng phỏng vấn là các viên chức công tác tại các cơ quan QLNN địa phương. Các ông bà (có tên sau đây) công tác tại Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh là những người được trực tiếp hỏi ý kiến: Ông Đỗ Xuân Quang - Phó trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu; Ông Đoàn Trọng Luật - Chuyên viên phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu; Bà Trần Thị Hoàng Huệ - Chuyên viên phòng Quy hoạch, kế hoạch đất đai.
Nội dung điều tra, khảo sát:
+ Nội dung cụ thể của phiếu điều tra khảo sát tập trung vào: hiện trạng quản lý và chất lượng môi trường xung quanh khu vực khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, những vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Mẫu phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn: xem Phụ lục 02, 03, 04 (trang 88, 91, 93).
Thực hiện điều tra khảo sát:
Tác giả đã phát 130 phiếu khảo sát cho các đối tượng liên quan (100 phiếu khảo sát cho người dân sinh sống gần khu vực khai thác than, 30 phiếu khảo sát cho các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) và phỏng vấn 03 đối tượng liên quan. Việc phát phiếu được thực hiện trực tiếp và gửi qua thư điện tử. Thời gian khảo sát diễn ra từ ngày 01/3/2021 đến hết ngày 31/5/2021.
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được từ các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các tài liệu giảng dạy của các thầy cô, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, tạp chí, các bài viết trên Internet..., tác giả tiến hành phân loại, đánh giá và lựa chọn các nội dung, số liệu để đưa vào nghiên cứu. Sắp xếp các tài liệu phù hợp theo chương, mục, thời gian. Tác giả tiến hành chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở những góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau, sau đó tổng hợp chung lại để có nhận thức chung nhất, đúng đắn và đầy đủ về vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp xử lý, nhằm cung cấp tư liệu cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác than của tỉnh.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận:
Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận về quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Từ đó, làm rõ khái niệm, vai trò cũng như nội dung, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước địa phương với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các nội dung quản lý nhà nước địa phương với hoạt động khai thác khoáng sản tập trung vào ban hành, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Luận văn cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước địa phương với hoạt động khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh như cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương; bộ máy, năng lực và trình độ quản lý của chính quyền; trình độ của nền KT-XH; tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản và cộng đồng dân cư. Ngoài ra, luận văn còn làm rõ thêm cơ sở thực tiễn qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phương như Quảng Bình, Thái Nguyên.
- Về thực tiễn:
Trên cơ sở khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH, tiềm năng tài nguyên than và thực trạng hoạt động khai thác than giai đoạn 2017-2021 của tỉnh Quảng Ninh, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước địa phương với hoạt động khai thác than như ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác than; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh đã được những thành tựu nhất định. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than như công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác than còn chưa hợp lý; Công tác quản lý quy hoạch chưa kịp thời điều chỉnh, dẫn đến khó khăn trong đảm bảo triển khai đúng lộ trình kết thúc khai thác; Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than còn gặp khó khăn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trái phép của UBND Tỉnh và các sở ngành chức năng chưa kịp thời, chưa thực hiện hết chức năng quản lý nhà nước. Trên cơ sở những luận cứ lý luận, thực tiễn, từ quan điểm và định hướng của Tỉnh Quảng Ninh, luận văn trình bày một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn cấp tỉnh.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1.1. Khoáng sản
a. Khái niệm
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2019, trang 638) định nghĩa “Khoáng sản là khoáng vật và đá trong vỏ trái đất, có thể khai thác để trở thành các nguồn lợi kinh tế”.
Theo Tống Duy Thanh (2008): “Khoáng sản là những dạng vật chất quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người như than đá, sắt, vàng, nước khoáng thiên nhiên...”. Với giá trị to lớn của khoáng sản, trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản dẫn tới phát sinh các quan hệ xã hội đòi hỏi Nhà nước phải quản lý bằng pháp luật.
Theo Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018): “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Như vậy, có thể hiểu tài nguyên khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và đem lại lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
b. Phân loại khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt Trái Đất).
- Theo trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (quặng kim loại, phi kim, đá màu, đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng...); khoáng sản khí (khí đốt, khí trơ).
- Theo tính chất công dụng và thành phần hóa học: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản năng lượng và khoáng sản nước.
+ Khoáng sản kim loại (hay quặng) qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng gồm: khoáng sản kim loại đen (sắt, mangan, titan, crom...) dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...; khoáng sản kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...) dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm... và kim loại hiếm hoặc rất hiếm.
+ Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại như muối mỏ, thạch anh, apatit, đá vôi, cát, sỏi... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ và vật liệu xây dựng.
+ Khoáng sản năng lượng gồm các đá có nguồn gốc sinh vật như than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt... dùng làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng (làm chất đốt,...) hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất (hóa phẩm, dược phẩm, sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc...).
+ Khoáng sản nước gồm các loại nước như nước ngọt được dùng cho sinh hoạt, nước khoáng cho công nghiệp và bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.
1.1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản
a. Khái niệm
Ở Việt Nam, khái niệm khai thác khoáng sản đã được luật hóa tại Điều 2, Luật khoáng sản năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), theo đó: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đảo, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.
b. Đặc điểm hoạt động khai thác khoáng sản
- Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động có chủ thể và đối tượng.
Khai thác khoáng sản là hoạt động được tiến hành sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường). Như vậy hoạt động khai thác khoáng sản có chủ thể khai thác và đối tượng cụ thể.
+ Chủ thể khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện tương đối chặt chẽ theo Luật Khoáng sản 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành quy định. Theo Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 quy định điều kiện cần để có thể trở thành chủ thể khai thác khoáng sản gồm hai yêu cầu sau:
Là tổ chức (doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã) hoặc hộ kinh doanh.
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, trong đó “hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản chỉ được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản”.
+ Đối tượng khai thác: Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản nên hoạt động này có đối tượng khai thác là khoáng sản.
- Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động có tính đặc thù.
Thứ nhất, khai thác khoáng sản có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau:
+ Theo cách thức khai thác
Có hai hình thức khai thác là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
Khai thác lộ thiên là hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Đa số hình thức khai thác lộ thiên đều dùng các thiết bị máy móc lớn như máy xúc đất để loại bỏ lớp đất đá bề mặt, kế tiếp là dùng máy xúc gầu kéo cáp hoặc máy xúc nhiều gầu kiểu roto để lấy khoáng sản.
Có nhiều dạng khai thác mỏ lộ thiên, theo đó hình thức khai thác dải và khai thác mỏ mở là hai hình thức phổ biến nhất.
Khai thác hầm lò là hình thức khai thác theo đó không có việc bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng. Các mỏ quặng này được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị đồng thời là các kỹ thuật khai thác mỏ, đặc biệt là cơ giới hóa khai thác hầm lò đã góp phần tăng sản lượng nguồn tài nguyên tự nhiên của mỏ.
+ Theo quy mô, công nghệ khai thác
Theo Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 588-CNNg/QLTN ngày 01 tháng 8 năm 1992 của Bộ Công nghiệp nặng, quy định các hình thức và quy mô khai thác khoáng sản như sau:
“Khai thác thủ công cá thể, sử dụng dụng cụ thô sơ, cầm tay là chủ yếu, có thể sử dụng công cụ cơ giới nhỏ cơ động, vận tải bằng sức người hoặc súc vật.
Khai thác quy mô nhỏ với tổng khối lượng khoáng sản và đất đá dưới 30.000 m3 hoặc dưới 50.000 t/năm, vốn đầu tư cơ bản không quá 1 triệu đôla Mỹ.
Khai thác quy mô lớn có tổng khối lượng khoáng sản và đất đá, vốn đầu tư cơ bản không phải là khai thác quy mô nhỏ.”
Hiện nay, dựa trên quy mô và công nghệ khai thác, các tài liệu thường được đề cập đến khai thác theo quy mô công nghiệp và khai thác quy mô nhỏ, tận thu.
Khai thác theo quy mô công nghiệp là hình thức khai thác với quy mô lớn, thời gian khai thác dài, sử dụng máy móc trong hoạt động khai thác là chủ yếu.
Khai thác quy mô nhỏ, tận thu: Hình thức khai thác này đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Theo tính pháp lý: khai thác theo giấy phép và khai thác trái phép.
Thứ hai, khai thác khoáng sản là hoạt động có điều kiện. Điều kiện cấp phép khai thác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
“Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.”
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi, bổ sung 2018) được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định tại Điều 36 - Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản. Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khi có đủ những điều kiện sau:
“Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;
Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.”
Như vậy, điều kiện để các tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân được khai thác thác khoáng sản là được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Thứ ba, hoạt động khai thác khoáng sản đem lại lợi ích cho phát triển KT- XH song lại là hoạt động có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên và con người.
+ Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường.
Khai thác khoáng sản đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đạt được, con người cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Trong quá trình khai thác khoáng sản, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai thác của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải… làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường.
Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm nguồn nước của khu vực lân cận.
Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình rửa trôi các thành phần chứa trong quặng và đất đá, kéo theo hòa tan các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,… là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học như làm tăng độ đục, thay đổi độ pH và làm giảm chất lượng nguồn nước xung quanh khu vực khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, khai thác khoáng sản còn ảnh hưởng đến mực nước ngầm, bao gồm hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm; ô nhiễm túi nước ngầm nằm dưới vùng khai mỏ do nước bị ô nhiễm ở tầng mặt ngấm xuống.
Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường không khí: Không những vậy, hoạt động khai thác khoáng sản và vận chuyển khoáng sản cũng gây tác động xấu đến môi trường không khí do khói, bụi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Lượng khói bụi làm giảm chất lượng không khí tại khu vực khai thác, gây tổn hại sức khỏe công nhân mỏ cũng như vùng lân cận.
+ Khai thác khoáng sản làm thay đổi cảnh quan: Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản