Phiếu Khảo Sát Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội


chất lượng giáo dục thông qua việc lấy YKPH của chính sản phẩm đào tạo về chất lượng HĐGD ngày càng được các cơ sở giáo dục quan tâm.

Qua nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết các vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy, có mối tương tác giữa YKPH của SV đối với HĐGD và hoạt động QLĐT với mục tiêu là mang đến cho xã hội những sản phẩm đào tạo có chất lượng. Thông qua hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD, hoạt động QLĐT sẽ có những thay đổi, điều chỉnh để đạt được mục tiêu đào tạo.

Nhằm đánh giá mức độ thay đổi trong hoạt động QLĐT đại học của ĐHQGHN, luận án xem xét tác động này theo 05 nhiệm vụ chính của hoạt động QLĐT bao gồm: Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý CTĐT; Quản lý HĐGD của GV; Quản lý HĐHT của SV; Quản lý các hoạt động HTĐT (đội ngũ cán bộ QLĐT, CSVC, môi trường cảnh quan, ...). Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án được sơ đồ hóa theo hình 1.8 như sau:

Hình 1 8 Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án Theo đó hoạt động lấy YKPH 1


Hình 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án


Theo đó, hoạt động lấy YKPH của SV (về HĐGD của GV) khi được triển khai tại các đơn vị đào tạo sẽ có tác động đến hoạt động QLĐT ở từng nội dung quản lý như Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý CTĐT; Quản lý HĐGD của GV; Quản lý HĐHT của SV; Quản lý các hoạt động HTĐT. Ngoài ra, hoạt động QLĐT cũng chịu tác động từ những yếu tố khách quan khác từ môi trường bên ngoài như sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế - xã hội, công nghệ, thông tin và truyền thông, các hệ thống luật, chính sách phát triển giáo dục, …

1.6. Kết luận chương 1

Qua tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về YKPH của SV đối với HĐGD cho thấy hoạt động này ngày càng được các cơ sở giáo dục sử dụng rộng rãi bởi đặc tính đánh giá của SV về HĐGD là đa chiều, ổn định, đáng tin cậy về mặt thống kê, hợp lệ, và tương đối không thiên vị, dễ kiểm soát hơn so với bất kỳ dữ liệu khác được sử dụng để đánh giá GV. Các nghiên cứu cũng cho thấy YKPH của SV là một trong những thông tin đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGD.

Hoạt động QLĐT là một nội dung quản lý đặc trưng trong quản lý giáo dục, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến QLĐT.

Việc đánh giá tác động của việc lấy YKPH SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT là nhằm tìm ra những yếu tố tác động đến chức năng và các nội dung QLĐT, từ đó tìm ra những giải pháp cải tiến chất lượng hoạt động lấy YKPH của SV và nâng cao hiệu quả QLĐT trong ĐHQGHN.

Hoạt động QLĐT được luận án xem xét theo 04 chức năng chính của quản lý bao gồm i) Lập kế hoạch; ii) Tổ chức thực hiện; iii) Chỉ đạo và điều hành; iv) Kiểm tra và giám sát và 05 nhiệm vụ cơ bản của hoạt động QLĐTgồm: i) Quản lý mục tiêu đào tạo; ii) Quản lý chương trình đào tạo; iii) Quản lý HĐGD của GV; iv) Quản lý hoạt động học của SV; v) Quản lý các hoạt động HTĐT (đội ngũ cán bộ QLĐT, CSVC, môi trường cảnh quan, ...).


Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu

Quy trình tổ chức nghiên cứu của luận án dựa trên quy trình nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách, quy trình đảm bảo tuân thủ các bước của một quy trình nghiên cứu khoa học. Quá trình đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, tính chính xác và tính logic.

Quy trình tổ chức nghiên cứu được tác giả thực hiện theo 7 bước được mô tả như Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu



Bước 1: Tìm hiểu vấn đề nghiên cứu

- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và vấn đề nghiên cứu

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu về YKPH của SV đối với HĐGD và hoạt động QLĐT

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về QLĐT, HĐGD, lấy YKPH, đánh giá tác động trong giáo dục, mối quan hệ giữa chúng

- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu


Bước 2:

Xác định phương pháp nghiên cứu

Xác định phương pháp đánh giá tác động:

- Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng

- Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá tác động: vận dụng phương pháp đánh giá tác động chính sách; đánh giá trong khi thực hiện chính sách; đánh giá dựa trên minh chứng; đánh giá so sánh mục tiêu và kết quả.


Bước 3: Thiết kế công cụ đánh giá

- Thao tác hóa khái niệm, xác định biến số trong nghiên cứu;

- Xây dựng phiếu khảo sát và đề cương phỏng vấn;

- Lấy ý kiến chuyên gia về các công cụ nghiên cứu;

- Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ khảo sát: sử dụng phần mềm SPSS, EXCEL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.




Bước 4: Thu thập thông tin

- Thu thập thông tin định lượng: thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát; nghiên cứu tài liệu, hồ sơ, các báo cáo của các đơn vị đào tạo;

- Thu thập thông tin định tính: phỏng vấn bán cấu trúc đối

với CB quản lý, GV


Bước 5: Xử lý dữ liệu

- Xử lý phiếu khảo sát thô, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu; kiểm tra độ tin cậy của phiếu khảo sát. Phần mềm sử dụng để phân tích: SPSS, EXCEL;

- Xử lý các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn; kiểm tra,

đối chiếu với thông tin định lượng và định tính thu thập được; Kiểm định T-Test, Hồi quy tuyến tính.

Bước 6: Đánh giá kết

quả khảo sát

Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát để làm rõ những tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đến hoạt

động QLĐT của ĐHQGHN

Bước 7: Kết luận, đề xuất giải pháp

- Kết luận về kết quả nghiên cứu đánh giá tác động

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy YKPH của SV, HĐGD và hoạt động

QLĐT của ĐHQGHN


2.2. Thiết kế công cụ nghiên cứu

2.2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Để xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của YKPH SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT trong ĐHQGHN, tại Chương 1, tác giả đã thống nhất sử dụng khái niệm về YKPH, tác động, đánh giá tác động và QLĐT, nội dung của HĐGD và QLĐT.

Các hoạt động QLĐT được tiếp cận theo chức năng của quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. Đồng thời xác định


5 nội dung của hoạt động QLĐT bao gồm: quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý chương trình đào tạo; quản lý HĐGD của GV; quản lý hoạt động học của SV; quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo (đội ngũ cán bộ QLĐT, CSVC, môi trường cảnh quan, ...). Các tiêu chí đánh giá được xây dựng nhằm đánh giá được hoạt động QLĐT theo cả chức năng và nội dung quản lý.

Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá nhằm đo lường mức độ tác động của đến hoạt động QLĐTtrong ĐHQGHN căn cứ trên cơ chế tác động chính là YKPH của SV về HĐGD. Các chỉ số sẽ thể hiện diễn biến thay đổi của các yếu tố liên quan đến hoạt động QLĐTđược dự đoán là chịu tác động khi chủ thể quản lý thực hiện chính. Các chỉ số định lượng và định tính được xây dựng sao cho biểu thị đặc trưng cho vấn đề liên quan đến công tác QLĐT. Các chỉ số đo lường định lượng được thu thập thông qua các công cụ khảo sát, được phân tích, đánh giá dựa trên các phần mềm thống kê để đảm bảo tính tin cậy.

Hệ thống các tiêu chí đánh giá đến hoạt động QLĐTqua phiếu khảo sát được cụ thể hóa như sau:

- Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của YKPH đến Mục tiêu đào tạo bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo.

- Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của YKPH đến quản lý chương trình đào tạo bao gồm xây dựng mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra, tổ chức thực hiện CTĐT; rà soát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh CTĐT.

- Nhóm tiêu chí đánh tác động của YKPH đến quản lý HĐGD của GV bao gồm năng lực chuyên môn, nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, giám sát.

- Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của YKPH đến quản lý hoạt động học tập của SV bao gồm hướng dẫn, hỗ trợ học tập cho SV, quản lý quá trình học tập, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, SV tốt nghiệp.


- Nhóm tiêu chí đánh giá tác động của YKPH đến quản lý các hoạt động HTĐT bao gồm đội ngũ CB làm công tác QLĐT, CSVC như phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị, thư viện, môi trường cảnh quan,...

Và nhóm tiêu chí về các nhận định chung của CB, GV và SV về các nội dung của hoạt động QLĐT.

Từ quá trình thao tác hóa khái niệm, tác giả xây dựng: 01 biến độc lập và 05 biến phụ thuộc được dự đoán là các yếu tố liên quan đến hoạt động QLĐT chịu tác động của hoạt động lấy YKPH.


Biến độc lập


YKPH của SV (Hoạt động giảng dạy)

Biến phụ thuộc 1- Mục tiêu đào tạo;

2- Chương trình đào tạo;

3- Hoạt động giảng dạy của giảng viên; 4- Hoạt động học tập của sinh viên;

5- Hoạt động hỗ trợ đào tạo

Hình 2.1. Sơ đồ biến số trong nghiên cứu khảo sát

2.2.2. Xây dựng công cụ khảo sát

Để đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT ở ĐHQGHN, luận án đã sử dụng công cụ nghiên cứu định tính và định lượng như sau:

2.2.2.1.Công cụ nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn bán cấu trúc đối với CB làm công tác quản lý bao gồm QLĐT và quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục (hoạt động lấy YKPH của SV của các đơn vị đào tạo do phòng/trung tâm ĐBCL giáo dục quản lý) để làm rõ thêm những kết quả nghiên cứu định lượng.

- Nội dung phỏng vấn CB quản lý, GV: nhận thức và đánh giá của họ đối với những thay đổi trong hoạt động QLĐT khi đơn vị đào tạo triển khai việc lấy YKPH của SV về HĐGD (phụ lục 5).


2.2.2.2. Công cụ nghiên cứu định lượng

Từ các nghiên cứu về cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu của luận án đã đề cập tại chương 1, tác giả luận án đã thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua việc xây dựng các nhóm tiêu chí cụ thể để khảo sát thông qua 02 bộ phiếu hỏi gồm:

1) Bộ phiếu khảo sát thực trạng hoạt động quản lý đào tạo

- Phiếu dành cho CB, GV bao gồm các tiêu chí về Mục tiêu đào tạo (03 tiêu chí); Quản lý CTĐT (06 tiêu chí); Quản lý HĐGD của GV (07 tiêu chí); Quản lý học tập của SV (10 tiêu chí); Quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo (09 tiêu chí) (Phụ lục 1).

- Phiếu khảo sát dành cho SV bao gồm các tiêu chí về CTĐT (04 tiêu chí); HĐGD của GV (05 tiêu chí); HĐHT của SV (11 tiêu chí) và các hoạt động hỗ trợ đào tạo (05 tiêu chí). (Phụ lục 2).

2) Bộ phiếu khảo sát đánh giá tác động của YKPH của SV về HĐGD đối với QLĐT

- Phiếu khảo sát đối tượng là CB QLĐT và GV của các đơn vị đào tạo đại học trong ĐHQGHN về tác động của YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐT bao gồm các tiêu chí về Quản lý Mục tiêu đào tạo (03 tiêu chí), Quản lý CTĐT (07 tiêu chí); Quản lý HĐGD của GV (07 tiêu chí); Quản lý HĐHT của SV (10 tiêu chí) và Quản lý các Hoạt động HTĐT (11 tiêu chí) (Phụ lục 3).

- Phiếu khảo sát đối tượng là SV của các đơn vị đào tạo đại học trong ĐHQGHN về tác động của YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐT bao gồm các tiêu chí về Quản lý CTĐT (07 tiêu chí); HĐGD của GV (05 tiêu chí); HĐHT của SV (09 tiêu chí) và các hoạt động HTĐT (06 tiêu chí) (Phụ lục 4).


2.3. Chọn mẫu điều tra khảo sát

- Mẫu khảo sát đánh giá thực trạng QLĐT của các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đối với đối tượng CB quản lý, GV và SV 06 trường đại học thành viên (Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKH XH&NV, Trường ĐHNN, Trường ĐHGD, Trường ĐHKT, Trường ĐHCN) và 2 khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Y Dược) của ĐHQGHN theo hình thức phát phiếu hỏi trực tiếp đến các đơn vị đào tạo (Phụ lục 1 và 2) đảm bảo cỡ mẫu đạt trên 30.

- Mẫu khảo sát đánh giá tác động của YKPH của SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đối với đối tượng là CB quản lý, GV và SV của 06 trường đại học thành viên (Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKH XH&NV, Trường ĐHNN, Trường ĐHGD, Trường ĐHKT, Trường ĐHCN) và 3 khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Y Dược) của ĐHQGHN.

Việc phát phiếu khảo sát để người tham gia trả lời bằng cách điền vào phiếu ở phần khảo sát thực trạng cho kết quả thu hồi phiếu trả lời rất thấp do tâm lý ngại viết tay, thất lạc phiếu,…Do vậy, để tiến hành thiết kế phiếu khảo sát đánh giá tác động tác giả đã tiến hành khảo sát bằng google form và gửi link khảo sát đến SV, CB và GV qua phần mềm QLĐT hoặc email (phụ lục 3 và 4) như sau:

- https://goo.gl/forms/M8Ny3sDSDzOjGNNy1 (đối với SV từ năm thứ hai đến năm thứ tư ).

- https://goo.gl/forms/P3Ve8s7YH2tkXWg72 (đối với CB, GV).

2.4. Đánh giá thang đo và hoàn thiện công cụ

2.4.1. Phiếu khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Các thang đo trước tiên được đánh giá thông qua: (1) hệ số tin cậy Cronbach Alpha; (2) phương pháp phân tích nhân tố EFA. Cụ thể:

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí