Thể Chế Bảo Hiểm Thất Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Những Giá Trị Có Thể Vận Dụng Ở Việt Nam

nếu những người thất nghiệp không có mặt tại lãnh thổ quốc gia, đã tự nguyện nghỉ việc; đã ngừng làm việc trong thời gian tranh chấp lao động; đã cố gắng để có được hoặc đã thu được lợi ích bằng cách gian lận; đã từ chối một công việc thích hợp hoặc đang nhận trợ cấp hỗ trợ thu nhập khác.

- Về thời gian hưởng

Theo Công ước C44, thời gian hưởng dài hay ngắn là phụ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN, thời gian này càng dài càng tốt nếu quỹ BHTN còn khả năng chi trả và NLĐ còn cần được nhận trợ cấp BHTN.

Theo Công ước C102, trợ cấp phải được trả trong suốt thời gian trường hợp bảo vệ xảy ra, được giới hạn: 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương và 26 tuần trong thời kỳ 12 tháng nếu người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống trong trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định”.

Theo Công ước C168, “Trong trường hợp thất nghiệp hoàn toàn, giai đoạn đầu của việc trả trợ cấp có thể được giới hạn đến 26 tuần cho mỗi kỳ thất nghiệp hoặc đến 39 tuần trong mỗi giai đoạn thất nghiệp 24 tháng”.

- Về mức hưởng:

Điều 67 Công ước 102 quy định: số tiền trợ cấp cho người hưởng tiêu chuẩn (người đàn ông có vợ và hai con) nên đạt ít nhất 45 phần trăm của tiền lương tham khảo.

Khoản 1, Điều 15, Công ước 168 quy định: Mức hưởng phải đạt được 50% thu nhập trước đó, hoặc được cố định không thấp hơn 50% của mức lương tối thiểu hoặc mức lương trung bình, hoặc ở mức độ cung cấp những điều cần thiết tối thiểu cho chi phí sinh hoạt cơ bản.

- Về hình thức và tỷ lệ đóng góp

+ Về hình thức đóng góp: Có thể chọn một trong hai cách: Đóng theo một khoản cố định và hưởng theo một khoản cố định hoặc đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

+ Về tỷ lệ đóng góp: Có thể chọn một trong hai phương thức: Hai bên cùng chia sẻ theo phương thức đóng góp đồng đều: NSDLĐ đóng đúng bằng NLĐ theo tỷ lệ 1:1 hoặc NSDLĐ quan tâm nhiều hơn đến NLĐ theo phương thức đóng góp NSDLĐ đóng nhiều hơn một tỷ lệ nhất định so với đóng góp của NLĐ.

- Về tổ chức quản lý bảo hiểm thất nghiệp

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 9

Điều 29 của Công ước 168 quy định: Việc quản lý phải có đại diện các bên: Nếu việc quản lý được giao phó trực tiếp cho một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì đại diện của người được bảo vệ và NSDLĐ sẽ được liên kết lại trong một số tổ chức tư vấn theo những điều kiện đã được xác định. Nếu việc quản lý không được giao phó cho một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì: Đại diện của những người được bảo vệ sẽ tham gia vào tổ chức, quản lý hoặc được liên kết lại trong tổ chức có khả năng tư vấn theo những điều kiện đã được xác định; có thể cho phép sự tham gia của các đại diện của NSDLĐ và đại diện cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là những quy định của luật pháp quốc tế về những nội dung của BHTN lồng ghép trong các quy định liên quan đến xúc tiến việc làm, ASXH. Trên cơ sở này, các quốc gia thành viên xây dựng chính sách BHTN sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù của mình trên cơ sở vận dụng linh hoạt các quy định khung của ILO: đối tượng được bảo vệ chính là những người làm công ăn lương, có thể được mở rộng ra cho tất cả những người có khả năng lao động nhưng bị thất nghiệp toàn phần; đối tượng được bảo vệ khi có đủ các điều kiện như: có năng lực làm việc, hiện chưa có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm, có đăng ký tìm việc, … ; thời gian hưởng trợ cấp tùy theo khả năng chi trả của quỹ BHTN, có giới hạn thời hạn hưởng tối thiểu hoặc tối đa để đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người thất nghiệp đủ điều kiện hưởng, đồng thời cũng để họ không ỷ lại vào chế độ…

2.6 Thể chế bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam

2.6.1 Thể chế bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới

2.6.1.1 Các nước có nhiều thành công về bảo hiểm thất nghiệp

a. Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là nơi lần đầu tiên trên thế giới quỹ BHTN ra đời dưới sự tổ chức của chính quyền (tại Béc nơ, năm 1893) [136], [137]. Đây là một trong số các quốc gia có chế độ ASXH tốt nhất thế giới. Chương trình BHTN hiện hành quy định tại Hiến pháp Liên bang của Thụy Sĩ [123] được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28/11/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2008.

BHTN ở Thụy Sĩ được tổ chức theo hệ thống ASXH, cùng với BHYT và các

lợi ích gia đình. BHTN được tổ chức ở hai cấp: Liên bang và Tiểu bang.

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: tất cả NLĐ làm công ăn lương và những NLĐ tự do có nhu cầu.

- Về hình thức tham gia: bắt buộc và tự nguyện.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: Quỹ BHTN có sự tham gia đóng góp của người tham gia BHTN, NSDLĐ, ngân sách liên bang và ngân sách các bang (tổng cộng có 26 bang).

- Về mức đóng góp: Phí BHTN là 2,2% tiền lương (người tham gia đóng 1,1% và NSDLĐ đóng 1,1%). Nếu tiền lương của NLĐ cao vượt quá một mức quy định cụ thể thì họ phải đóng khoản phí gọi là phí bổ sung cho quỹ BHTN với mức là 1% cho phần tiền lương vượt quá.

- Về mức hưởng TCTN: Mức hưởng TCTN ở Thụy Sĩ là rất cao, tối đa lên đến 80% tiền lương làm căn cứ đóng góp phí BHTN. Nếu không có con cái phụ thuộc, mức chi trả tối đa là 70% tiền lương.

- Về thời gian hưởng TCTN: Thời gian hưởng tối đa lên đến 24 tháng.

- Về tổ chức bộ máy quản lý BHTN: căn cứ quy định chung về BHTN và chương trình BHTN tại Hiến pháp liên bang và Luật liên bang về BHTN, mỗi bang tự quyết định tổ chức thực thi BHTN trong phạm vi bang mình. Mỗi bang có cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của bang và đặc thù của mỗi bang.

Để đảm bảo an toàn quỹ, hoạt động quản lý BHTN của Thụy Sĩ được tiến hành rất chặt chẽ, tại những thời điểm khác nhau sẽ có những điều chỉnh khác nhau về mức đóng góp và mức hưởng. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức quy định (khoảng 3,5%) hoặc nợ BHTN vượt quá mức quy định (khoảng 2,5%) thì Quốc hội sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để đưa ra các biện pháp đặc biệt về BHTN trong một khoảng thời gian nhất định (tạm thời) như tăng mức đóng góp và giảm mức hưởng của một vài đối tượng cụ thể. Sau khi đảm bảo ổn định quỹ tài chính BHTN, các quy định tạm thời sẽ hết hiệu lực.

b. Đan Mạch

Đan Mạch thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ từ năm 1907. Trong một nghiên cứu về các chương trình BHTN tại 30 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất do Tạp

chí Forbes thực hiện, Đan Mạch là quốc gia đứng đầu khi xét đến mức chi trả BHTN lên tới 90% của tiền công.

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: tất cả NLĐ có việc làm và không có việc làm. Người tự tạo việc làm, sinh viên mới tốt nghiệp, viên chức làm việc trong khu vực công, các đại biểu dân cử đều có thể tham gia BHTN dưới hình thức tự nguyện.

- Về hình thức tham gia: tự nguyện. Những người không tham gia BHTN tự nguyện có thể nhận trợ cấp xã hội riêng của Nhà nước.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: có nhiều quỹ BHTN riêng biệt. Mỗi quỹ BHTN tự quản lý chương trình của mình.

- Về mức đóng BHTN: NLĐ trả phí thành viên cho các chương trình BHTN khác nhau do các công đoàn hỗ trợ, các quỹ BHTN riêng biệt sẽ thu phí BHTN; xử lý hồ sơ bảo hiểm và chi trả quyền lợi BHTN. Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần kinh phí vào quỹ BHTN.

- Về mức hưởng TCTN: Số tiền TCTN được hưởng là 90% của thu nhập làm cơ sở đóng BHTN trước đó sau khi trừ 8% đóng BHXH. Khi một NLĐ đã được hưởng TCTN ở mức tối đa, thì người đó phải làm việc tối thiểu 26 tuần nữa mới áp dụng đủ yêu cầu cho một thời gian bảo hiểm mới. Đối với người trên 60 tuổi, nếu có 20 năm đóng BHTN có thể được về hưu sớm và nhận trợ cấp sau 2,5 năm. Đối với người trên 63 tuổi được nhận mức TCTN tối đa cho đến khi 67 tuổi. Đối với thanh niên, TCTN khoảng 410 USD/ 1 tuần cho người mới tham gia BHTN. Thời gian chờ là 3 tuần đối với đối tượng tự tạo việc làm.

- Về thời gian hưởng TCTN: Thời gian được hưởng TCTN tối đa là 5 năm (trước năm 1997 là 7 năm). NLĐ có thể nhận 2 năm tiền TCTN trong khoảng thời gian là 3 năm; tuy nhiên tiền TCTN sẽ dừng khi NLĐ đủ 65 tuổi. Tiền trợ cấp có thể trả cho 5 ngày/tuần nhưng mức tối đa là 3,760 DKK/ 1 tuần (tương đương 714 USD/1 tuần).

- Về điều kiện hưởng BHTN: Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi tham gia một chương trình BHTN được tài trợ bởi hệ thống công đoàn (NLĐ không nhất thiết phải là thành viên của tổ chức công đoàn đó nhưng vẫn có thể tham gia). Người thất nghiệp phải tham gia chương trình BHTN được ít nhất 1 năm, đóng đủ BHTN đủ 52 tuần trong 3 năm trước đó và buộc phải có một chương trình phát triển

cá nhân được ít nhất 52 tuần. Thời gian làm việc tại các nước châu Âu đều có thể được tính để được hưởng BHTN.

- Về tổ chức bộ máy quản lý BHTN: BHTN được quản lý không phải bởi các cơ quan của Chính phủ Đan Mạch thực hiện, mà được thực hiện thông qua hệ thống Ghent do hệ thống liên đoàn lao động chịu trách nhiệm chính.

c. Hoa Kỳ

BHTN của Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1935, được quy định trong Luật Aan sinh xã hội [147], [133], [145]. Giống như của Thụy Sĩ, chương trình BHTN gồm có hai hệ thống cấu thành: của Liên bang và của Tiểu bang. Liên bang quy định những vấn đề chung có tính nguyên tắc về: đối tượng; khung mức đóng, mức hưởng tối đa, thời gian hưởng tối đa, cơ sở đánh thuế, phân bổ quỹ, ngân sách cho các chương trình của Liên bang và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Tiểu bang. Trên cơ sở nội dung chính sách khung này, mỗi bang quy định về đối tượng hưởng, mức hưởng, mức đóng, hình thức đóng; tổ chức thực hiện chi, trả; thủ tục chi, trả; giải quyết khiếu nại của NLĐ, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình của bang mình sao cho phù hợp với đặc thù, điều kiện của mỗi bang. Luật ASXH của Hoa Kỳ có 11 điều, trong đó điều III và IX quy định các nội dung liên quan đến BHTN. Căn cứ vào Luật này, đến năm 1937, tất cả các bang của Hoa Kỳ đều đã ban hành Luật riêng về BHTN thực hiện trong phạm vi mỗi bang được Hội đồng ASXH thông qua.

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: gồm NLĐ trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại; NLĐ trong các tổ chức phi lợi nhuận có từ 4 lao động trở lên hoặc thời gian làm việc từ 20 tuần một năm trở lên; các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, thời gian làm việc 20 tuần một năm, quỹ lương 20.000 USD mỗi quý; cán bộ công chức nhà nước cũng thuộc đối tượng tham gia BHTN ở một số bang. Lao động tự do, lao động khoán việc, người giúp việc gia đình, lao động thuộc các tổ chức tôn giáo không thuộc đối tượng tham gia.

- Về hình thức tham gia: bắt buộc.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: đa số các bang đều chủ yếu lấy từ nguồn thuế đánh vào NSDLĐ, chỉ có 3 bang (Alaska, New Jersey, Pensylvania) quy định NLĐ đóng một phần, nhưng rất thấp (khoảng 0,3% tiền lương tháng) và đang

có xu hướng giảm.

- Về mức đóng BHTN: chỉ gồm hai phần thu từ NSDLĐ (NLĐ không phải đóng góp): phần thứ nhất thu dựa vào lương cơ sở. Luật Liên bang quy định các Bang thu một khoản thuế nhất định trên ít nhất là 7.000 USD đầu tiên trong thu nhập của một NLĐ (thường được tính bằng 0,8% của 7.000 USD đầu tiên mà NSDLĐ trả cho mỗi NLĐ một năm), phần thứ hai thu dựa vào khoản thuế đối với từng NSDLĐ. NSDLĐ sa thải càng nhiều công nhân và càng có nhiều công nhân sau khi bị sa thải nhận được TCTN thì NSDLĐ càng phải nộp nhiều thuế. Mức thu BHTN từ nguồn thuế đánh vào NSDLĐ này được phân bổ vào hai nguồn: Quỹ BHTN của Liên bang và Quỹ BHTN của tiểu bang. Số tiền thuế mà NSDLĐ đóng sẽ chỉ nộp 10% cho Quỹ BHTN của Liên bang, 90% còn lại sẽ được đóng vào quỹ của chính bang đó để giải quyết vấn đề thất nghiệp tại địa phương. Quỹ thất nghiệp Liên bang sẽ chi cho các chi phí quản lý cấp Bang và Liên bang, và chi cho chương trình TCTN mở rộng thường xuyên. Thuế nộp cho Bang được giữ trong Quỹ thất nghiệp của Bang: Khoản này để chi trả cho các khoản trợ cấp và đóng góp một nửa vào nguồn vốn cho chương trình TCTN mở rộng thường xuyên của Bang- Liên bang.

- Về mức hưởng TCTN: Khoản TCTN trung bình là 258 USD/tuần, thay thế được khoảng từ 25% đến 55% thu nhập của NLĐ trước khi mất việc (bình quân thay thế khoảng 38% thu nhập bị mất).

- Về thời gian hưởng TCTN: Ở hầu hết các bang, người thất nghiệp nhận được trợ cấp BHTN được chi trả trong khoảng từ 1 đến 39 tuần, thời gian hưởng phổ biến nhất là 26 tuần cho chương trình BHTN thường xuyên. Ngoài ra, người thất nghiệp có thể được hưởng thêm tối đa 20 tuần gia hạn trợ cấp trong chương trình BHTN mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện quy định cụ thể.

- Về điều kiện hưởng BHTN: Người thất nghiệp muốn nhận được BHTN thì cần phải đạt được 4 điều kiện: Phải đăng ký thất nghiệp tại một văn phòng việc làm công cộng; mất việc làm không phải do lỗi của mình; phải sẵn sàng và đủ khả năng để tiếp tục một công việc mới và phải kiếm được ít nhất một khoản tiền nhất định trong khoảng thời gian một năm liền trước khi thất nghiệp.

- Về tổ chức bộ máy quản lý BHTN: Bộ Lao động Hoa Kỳ có trách nhiệm xem xét nếu các chương trình BHTN Nhà nước phù hợp với yêu cầu của liên bang.

Cơ quan này thực hiện việc kiểm tra hàng năm đối với các chương trình của các bang sao cho phù hợp với yêu cầu của liên bang, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước và phục vụ như là một trung tâm dữ liệu thống kê. Mỗi bang tổ chức bộ máy thực hiện BHTN là khác nhau, đa số thông qua các văn phòng việc làm công cộng là nơi NLĐ thất nghiệp đăng ký hưởng BHTN. Thu BHTN là do cơ quan thuế đảm nhiệm.

Ngoài chương trình BHTN thông thường, Hoa Kỳ còn có thêm các chương trình TCTN mở rộng, gồm: Chương trình TEUC (TCTN khẩn cấp tạm thời của liên bang) cung cấp thêm 13 tuần trợ cấp cho người thất nghiệp ở tất cả các bang và 26 tuần cho các bang đạt được các tiêu chuẩn nhất định về tỷ lệ thất nghiệp; Chương trình TCTN mở rộng thường xuyên của Bang-liên bang: cung cấp thêm 13 tuần trợ cấp cho những người thất nghiệp đã sử dụng hết số tiền trợ cấp nhận được trong 26 tuần nếu đạt được một số điều kiện nhất định, nguồn vốn cho chương trình này một nửa là từ Liên bang, một nửa là do các bang đóng góp. Các Bang muốn nhận được trợ cấp từ chương trình này cần phải đạt đủ điều kiện của Liên bang và Trợ cấp thêm của bang: một số bang dùng nguồn quỹ của mình để trợ cấp thêm cho những người thất nghiệp đã chi dùng hết số tiền trợ cấp nhận đươc trong các chương trình trên.

d. Canada

Canada thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ từ năm 1940 theo Luật An sinh xã hội [148], [124], từ năm 1996, BHTN được đổi tên là bảo hiểm việc làm.

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: mọi NLĐ làm việc cho NSDLĐ mỗi tuần ít nhất 15 giờ một tuần đều được tham gia BHTN. NLĐ tự tạo việc làm, công chức, quân nhân cũng được tham gia BHTN, còn các đại biểu dân cử thì không.

- Về hình thức tham gia: bắt buộc.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: Từ năm 1990 đến nay, Quỹ bảo hiểm việc làm hoàn toàn do NLĐ và NSDLĐ đóng góp, không có sự hỗ trợ của Chính phủ.

- Về mức đóng BHTN: Mức đóng BHTN được Bộ Phát triển Xã hội và Việc làm xem xét điều chỉnh hàng năm trên cơ sở báo cáo phân tích của Phòng Phân tích thông tin thuộc Bộ. Hiện nay, mức đóng của NLĐ là 1,737$ cho mỗi 100$ thu nhập, mức đóng tối đa là 747$/năm. Mức đóng của NSDLĐ là 2,42$ cho mỗi 100$ tiền

lương chi trả cho NLĐ, tối đa 1045$/năm. NSDLĐ đóng cao hơn khoảng 1,4 lần so với NLĐ.

- Về mức hưởng TCTN: Mức TCTN bằng 55% thu nhập bình quân hằng tuần tính theo mức thu nhập của tuần làm việc cuối cùng và tối đa là 457$/tuần. Đối với người có thu nhập thấp (dưới 25,921$/tuần) thì mức trợ cấp tăng lên là 80% mức thu nhập tuần. Từ ngày 01/01/2011 mức thu nhập tối đa để đóng BHTN là 44.200$, tương ứng với mức bảo hiểm tối đa là 468$ một tuần. TCTN ở Canada còn bao gồm thêm 3 loại trợ cấp khác: trợ cấp thai sản: tối đa 15 tuần, trợ cấp ốm đau: tối đa 15 tuần và trợ cấp nghỉ chăm sóc người thân ốm: tối đa 6 tuần.

- Về thời gian hưởng TCTN: theo quy định của Luật là 14- 45 tuần tùy theo số giờ làm việc và tỷ lệ thất nghiệp khu vực, có thể tăng lên tối đa 50 tuần vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Cứ 1% tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm thì quy định về giờ làm việc sẽ giảm đi và thời gian được hưởng TCTN của người mất việc sẽ tăng thêm mỗi 2 tuần.

- Về điều kiện hưởng BHTN: người mất việc làm phải có thời gian làm việc toàn thời gian trước khi thất nghiệp, bình quân khoảng từ 420 giờ đến 700 giờ trong vòng một năm liền kề trước khi thất nghiệp, một số trường hợp cần đến 910 giờ một năm; thất nghiệp là không tự nguyện, không do chủ ý của người thất nghiệp, có ít nhất 7 ngày liên tục không có việc làm, không có thu nhập; phải tích cực tìm việc làm, sẵn sàng và có thể làm việc ngay khi được các cơ quan có trách nhiệm giới thiệu.

- Về tổ chức bộ máy quản lý BHTN: Hệ thống Bảo hiểm việc làm ở Canada được tổ chức theo ngành dọc từ TW xuống địa phương gồm 3 cấp: Cấp liên bang; cấp khu vực (gồm có 4 khu vực chịu trách nhiệm phụ trách toàn quốc) và cấp địa phương (gồm có 600 cơ quan Dịch vụ Lao động với 16.000 nhân viên, quản lý đồng thời Quỹ Bảo hiểm việc làm và hai quỹ khác: Quỹ an sinh tuổi già và Quỹ hưu trí. Việc thu phí BHTN do Tổng cục Thu thuế Canada chịu trách nhiệm, sau đó sẽ chuyển số tiền bảo hiểm thu được vào một tài khoản đặc biệt hợp nhất với các tài khoản của Chính phủ Canada. Bộ Phát triển Xã hội và Việc làm là cơ quan hoạch định chính sách, quy định các mức thu, mức chi trả của từng đối tượng tham gia BHTN. Việc QLNN về chế độ BHTN, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, NSDLĐ, xử lý tranh chấp (nếu có) do Hội đồng BHTN quốc gia Canada, gồm đại diện các bên tham gia đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, trong đó có 1 đại diện cho NLĐ, 1 đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024