Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy


truyền đạt và lĩnh hội nội dung dạy học. Trong đó, GV là tác nhân, SV là chủ thể và Nội dung dạy học là khách thể của HĐGD.

Trong quá trình dạy học, GV truyền đạt kiến thức, bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động học tập của SV, GV có vai trò điều khiển, dẫn dắt nhận thức của SV, hướng dẫn SV phương pháp học tập, hình thành các kỹ năng, giáo dục cho SV động cơ, ý trí để SV học tập đạt kết quả cao. Việc học là hoạt động của SV, người học - SV cần hoàn thành nhiệm vụ học tập, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện, chuẩn bị các kỹ năng, năng lực để tự điều khiển, áp dụng kiến thức đã được học trong môi trường làm việc và xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), trong quá trình dạy học có tương tác qua lại giữa người dạy (GV) và người học (SV) để bổ sung, hỗ trợ cho nhau để truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội- tự điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách [28]. Mối tương tác giữa thầy và trò trong hoạt động dạy học được sơ đồ hóa theo hình

1.4 như sau:


Hình 1 4 Sơ đồ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy 1

Hình 1.4. Sơ đồ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động

dạy học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Trong quá trình dạy học, GV tác động đến SV bằng các biện pháp sư phạm, SV tiếp nhận sự tác động của GV. Nếu GV có phương pháp giảng dạy tốt sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của SV, tạo ra được kết quả học tập tốt. Đồng thời SV cũng là những chủ thể tích cực. Vai trò chủ thể của SV càng được phát huy, kết quả học tập của sinh viên càng cao thì hiệu quả của quá trình dạy học càng cao. Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học. GV phải khơi dậy tiềm năng phát huy được tính độc lập sáng tạo của SV. GV phải thực sự có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, sáng tạo và nhạy cảm để có thể đóng vai trò người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong quá trình dạy học.

Trong môi trường đại học, việc dạy và học là hai hoạt động có mối quan hệ biện chứng với nhau, dạy và học là hai yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học còn thể hiện ở kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại.

Theo Nguyễn Trọng Thuyết (2009), sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học là một trong những quy luật của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa thầy (GV) với tư cách người tự tổ chức tự điều khiển, lãnh đạo và trò (SV) với tư cách người tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức đã tạo nên bản chất mới. Quá trình dạy học không chỉ là những hoạt động độc lập của thầy hay của trò mà còn diễn ra sự tương tác, phối hợp lẫn nhau để tạo nên một HĐGD hiệu quả, tạo nên những sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội không ngừng vận động, thay đổi. Khi đó, mối quan hệ thầy - trò trong quá trình dạy học được biểu diễn theo sơ đồ hình 1.5 như sau [48]:



Hình 1 5 Mối quan hệ thầy trò trong quá trình dạy học 1 3 4 Lấy ý kiến phản 2


Hình 1.5. Mối quan hệ thầy - trò trong quá trình dạy học

1.3.4. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy

Lấy YKPH của SV là một hoạt động đã được các trường đại học trên thế giới sử dụng rộng rãi ngay từ những năm đầu thế kỷ 20. Ở các nước tiên tiến, việc lấy YKPH của SV được coi là một hoạt động quan trọng của quá trình đào tạo. Kết quả đánh giá của SV được lấy làm căn cứ để nhà trường có tiếp tục mời GV giảng dạy hay không và cũng có thể căn cứ vào kết quả đó để khen thưởng hay phê bình giáo viên một cách công khai, minh bạch.

Cùng mang một ý nghĩa chỉ hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của GV nhưng có nhiều cách gọi khác nhau như:

Các trường đại học trên thế giới sử dụng cách gọi: Student ratings of teaching, Student ratings of instruction, Teacher evaluation by students, Students‟ evaluation of teaching, hoặc Student feedback hoặc Getting feedback from student…

Các trường đại học trong nước sử dụng cách gọi: SV đánh giá GV, SV đánh giá hiệu quả giảng dạy, SV đánh giá môn học… hay Lấy ý kiến SV về HĐGD, ... và cụm từ Lấy YKPH từ SV về HĐGD của GV được Bộ GD&ĐT


đã chính thức sử dụng và hướng dẫn các trường đại học triển khai thực hiện từ năm 2008 [5].

Lấy YKPH của SV về HĐGD là hình thức thu thập ý kiến của SV về HĐGD của GV sau mỗi môn học, kỳ học hay năm học. Theo đó, SV có thể đưa ra ý kiến đánh giá của mình về tất cả các nội dung của HĐGD như: nội dung giảng dạy (CTĐT), phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học, việc kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ quá trình học tập và giảng dạy.

1.3.5. Mục tiêu của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy

Qua phần nghiên cứu tổng quan về phản hồi của SV đối với HĐGD đã cho thấy hoạt động này được các trường đại học trên thế giới sử dụng rất rộng rãi do tính hiệu quả và là một trong những nguồn cung cấp thông tin tin cậy cho hoạt động quản lý giáo dục. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng YKPH của SV được sử dụng với mục đích chính là để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Theo Seldin (1997), YKPH của SV ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp, nhưng chỉ có sử dụng YKPH của SV cho việc cung cấp thông tin để đánh giá và cải thiện giảng dạy là hiệu quả [94].

Tác giả Husain M và Khan S. (2016) cũng cho rằng mục đích chính của việc lấy YKPH của SV là để giúp GV xác định được điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của họ [76].

Trong khi các trường đại học trên thế giới sử dụng YKPH của SV từ những năm 1920 và mục đích chính để cải thiện HĐGD thì ở Việt Nam, năm 2008 các trường đại học mới chính thức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT [6] nhưng có rất nhiều mục tiêu được đề ra như sau:

- Nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo của trường; đảm bảo tốt cho công tác đánh giá, đảm bảo chất lượng trường đại học và để góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục;


- Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; tạo thêm kênh thông tin để giúp GV có thể tự điều chỉnh HĐGD;

- Giúp lãnh đạo nhà trường có thêm thông tin nhận xét đánh giá GV;

- Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lượng trong nhà trường;

- Góp phần phòng ngăn ngừa những tiêu cực trong HĐGD; phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ GV.

1.3.6. Vai trò của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy

Giáo dục đại học được coi là một loại hình dịch vụ đặc biệt, các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ. Khi đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của các cơ sở giáo dục đại học chính là người học - SV. Đây là những khách hàng quan trọng vì họ tham gia trực tiếp vào toàn bộ quá trình dịch vụ và cũng là sản phẩm của giáo dục đào tạo.

Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của của một đơn vị kinh doanh là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ - sản phẩm của đơn vị cung ứng. Trong giáo dục thì sự phát triển hay uy tín của mỗi cơ sở giáo dục sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo và các điều kiện hỗ trợ, phục vụ quá trình đào tạo mà SV thụ hưởng.

Do vậy, đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo qua YKPH của khách hàng - người học - SV càng hết sức cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục. Qua đó, các cơ sở giáo dục sẽ có được những nhìn nhận khách quan về chất lượng dịch vụ mình đã cung cấp có đạt được mục tiêu mong muốn không, từ đó mới đưa ra được những chiến lược, chính sách để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo.

Mặt khác, người học cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục.


Vai trò này đã được khẳng định trong Luật Giáo dục Đại học là “Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục” [40]; trong Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học. Người học thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục thông qua việc được tham gia phản hồi, đóng góp ý kiến về HĐGD, đào tạo, cũng như chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của học phần, về cơ sở vật chất, các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi cử và về chất lượng các hoạt động hỗ trợ người học…

Kết quả YKPH của SV đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ trong đào tạo. Thông qua YKPH của mình, người học được thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo. YKPH của SV còn là một trong những căn cứ quan trọng giúp các GV, CB quản lý cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường có thông tin về các vấn đề tồn tại để điều chỉnh, khắc phục, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, các trường đại học còn sử dụng các kết quả phản hồi như một trong những cơ sở dữ liệu để đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức hay đề xuất khen thưởng, kỷ luật,...

1.3.7. Mối quan hệ giữa ý kiến phản hồi của sinh viên với hoạt động quản lý đào tạo

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, giáo dục ĐH hiện nay đã chú trọng hơn vào việc đáp ứng mong đợi và nhu cầu của SV, sự cần thiết phải đánh giá lại việc cung cấp dịch vụ đào tạo bằng cách chú trọng vào lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía người học về chất lượng đào tạo của trường.

Tại Hội nghị của các bộ trưởng Châu Âu tháng 5 năm 2001, tại Cộng Hòa Séc”, vai trò của SV trong trường ĐH đã được các chuyên gia giáo dục phân tích và ghi nhận: “SV là cộng đồng chính thức của cộng đồng ĐH và họ


cần được tham gia và có ảnh hưởng đến công tác tổ chức và nội dung giảng dạy tại các trường ĐH. Bởi SV có vai trò rất quan trọng: SV vừa là sản phẩm của thị trường vừa là đối tượng thụ hưởng trực tiếp trong toàn bộ quá trình đào tạo của một trường ĐH nên việc SV tham gia vào hoạt động QLĐT là có cơ sở. Cùng với đó, quan điểm xem giáo dục như là một dịch vụ và SV như một khách hàng, một người cộng sự thì SV là đối tượng có vai trò trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH” [dẫn theo 31].

Đánh giá của SV có vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo của trường ĐH. Những ý kiến thu thập được từ SV thực sự có giá trị trong việc giúp các GV cũng như nhà trường tìm được những giải pháp cụ thể và khả thi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhờ có đánh giá của SV về HĐGD mà các tiết dạy của GV được chú trọng hơn từ giai đoạn chuẩn bị bài giảng đến giai đoạn giảng dạy trên lớp, cung cấp cho SV nội dung kiến thức đầy đủ theo chương trình, kết hợp với phương pháp giảng dạy tiên tiến, kích thích sự hứng thú, say mê học tập của SV, tạo cho SV môi trường học tập thoải mái để có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân. Qua việc đánh giá HĐGD sẽ giúp GV xây dựng cho mình phong thái, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết lòng giảng dạy và hướng dẫn SV tiếp thu và chiếm lĩnh, làm chủ được kiến thức; GV tự hoàn thiện mình, không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp cũng như hình thức giảng dạy hiện đại ngày nay.

Cũng nhờ có “đánh giá ngược” của SV mà nhà trường, các cấp quản lý biết được tâm tư, nguyện vọng mà SV mong muốn được đáp ứng về CTĐT, HĐGD của GV hay các yếu tố hỗ trợ đào tạo, …

Mặt khác, qua các nội dung đã đề cập ở nội dung trên về HĐGD và QLĐT đại học cho thấy HĐGD gồm 3 thành tố: giảng viên, nội dung dạy học, người học và HĐGD cũng là một thành tố chính trong hoạt động QLĐTđại


học; trong đó hoạt động QLĐTđại học là hoạt động bao trùm mọi hoạt động của mỗi trường đại học. Điều này cho thấy các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh trong môi trường giáo dục. Để nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học thì YKPH của

SV là hoạt động thiết yếu không thể thiếu trong công tác QLĐT, đặc biệt là YKPH của SV về HĐGD của GV.

Hình 1 6 Mối quan hệ giữa ý kiến phản hồi của sinh viên với hoạt động 3

Hình 1.6. Mối quan hệ giữa ý kiến phản hồi của sinh viên với hoạt động

giảng dạy và quản lý đào tạo


1.4. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động

1.4.1. Khái niệm về tác động

Trong các từ điển và nhiều tài liệu tham khảo đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm tác động. Tuy nhiên, các tài liệu này đưa ra nhiều ví dụ khác nhau để minh họa nội hàm của khái niệm tác động.

Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Bách khoa đưa ra định nghĩa về tác động là việc gây ra sự thay đổi của một chủ thể đến đối tượng khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024