Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Của Luận Án


Theo bussinessdictionary.com, tác động là phép đo sự ảnh hưởng (kết quả) vô hình hoặc hữu hình của một vật hoặc hành động của một thực thể hoặc tác dụng lên vật hoặc thực thể khác.

Theo Alfred Rütten et al (2000), tác động là kết quả của một chương trình (ví dụ: đó là kết quả thu được đối với những người tham dự một chương trình trừ đi những gì thu được của nhóm người không tham dự chương trình). Tác động có thể coi như là những kết quả của một chương trình tới một cộng đồng lớn hơn" [59].

Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài. Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án" [dẫn theo 26].

Các tài liệu trên đã có những điểm chung nhất về khái niệm tác động đó là nói lên sự ảnh hưởng về trạng thái, sự thay đổi hay sự phát triển của các đối tượng bị tác động.

Các tác động không chỉ diễn ra trong thế giới tự nhiên mà còn diễn ra cả trong những lĩnh vực ý thức, tình cảm và xã hội. Có những tác nhân gây ra những tác động làm ảnh hưởng tới đối tượng bị tác động theo nhiều phương diện khác nhau nhưng chung qui lại là gây nên những thay đổi nào đó đối với đối tượng bị tác động. Chính vì thế, có thể nói rằng tác động chính là những ảnh hưởng tạo ra những sự thay đổi nào đó đối với đối tượng bị tác động.

Tuy nhiên, đôi khi có tác động ảnh hưởng nhưng không gây nên một sự thay đổi nào đối với đối tượng bị tác động. Ta có thể lấy rất nhiều ví dụ trong thế giới tự nhiên. Còn trong xã hội, một khi đã có tác động thường dẫn đến sự thay đổi, chính vì vậy mà khái niệm “tác động” thường gắn liền với khái niệm “thay đổi”, “biến đổi”, “ảnh hưởng” đến đối tượng bị tác động.


Từ các định nghĩa về tác động đã đề cập ở trên, tác giả luận án sử dụng khái niệm tác động trong nghiên cứu này như sau: Tác động là sự thay đổi có thể xác định được mà một chương trình, dự án hay một quy định mang lại cho tổ chức hay các cá nhân liên quan.

1.4.2. Đánh giá trong giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Đánh giá là hoạt động rất quan trọng không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, nó đóng vai trò phản hồi của quá trình.

Mục tiêu của đánh giá trong giáo dục là nhận định, phán đoán tình trạng, mức độ hiện tại của đối tượng đang nghiên cứu hoặc đề xuất các quyết định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để đánh giá một cách có hiệu quả một vấn đề hay một sự việc nào đó thì việc thu thập thông tin/ bằng chứng đóng vai trò quan trọng, nhằm để định lượng các đặc trưng của vấn đề cần đánh giá. Căn cứ vào các chỉ số đo và các tiêu chí sẽ đưa ra những kết luận thực tế.

Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 8

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá trong lĩnh vực giáo dục, mỗi quan niệm nhấn mạnh đến một khía cạnh cần đánh giá (đối tượng của đánh giá). Trần Thị Tuyết Oanh (2007) [36], đã đưa ra một số khái niệm về đánh giá của các tác giả nước ngoài như:

- Theo Beeby (1997), “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Quan điểm này nhấn mạnh vào khía cạnh giá trị, coi đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về mặt giá trị.

- Theo Marger: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”. Khái niệm này nhấn mạnh việc cần phải đi đến quyết định nào đó về người học, người dạy hay chương trình v.v…


- Theo R. Tyler: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục”. Quan niệm này nhấn mạnh đến sự phù hợp với mục tiêu và việc thực hiện.

Theo Gronlund (1985) Đánh giá giáo dục là quá trình thực hiện một cách có hệ thống việc thu thập, phân tích và diễn giải thông tin nhằm xác định phạm vi đạt được những mục tiêu đào tạo

Theo tác giả, quan niệm của R. Tyler và Gronlund là phù hợp với các cơ sở giáo dục đại học, đó là đánh giá nhằm xác định mục tiêu giáo dục đặt ra có phù hợp hay không phù hợp và mức độ đạt được mục tiêu cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu như thế nào. Quan niệm này bao trùm sự mô tả định tính hay định lượng những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu giáo dục.

Trong nghiên cứu này tác giả luận án sử dụng khái niệm đánh giá trong giáo dục là quá trình tiến hành phân tích những thông tin thu được để xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu giáo dục nhất định.

1.4.3. Đánh giá tác động

Theo Laure Pasquier-Doumer (2013), từ đầu những năm 2000, đánh giá tác động và một vấn đề trọng tâm của chính sách công: các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và tài liệu chiến lược về giảm nghèo (DSRP) đều coi đánh giá tác động cùng với việc giám sát là một nội dung chính thức [16].

Theo Hoàng Vũ Quang (2014), đánh giá tác động là đánh giá những thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách. Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định”. Đánh giá tác động được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu không có tác động của chính sách/chương trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”? Điều này liên quan đến thuật ngữ được gọi là phân tích phản thực (counterfactual analysis), đó là “một sự so sánh giữa điều gì thực sự xảy ra với điều gì xảy ra nếu không có sự can thiệp của chính sách” [38].


Theo Paul J. Gertle et al (2011), đánh giá tác động là đánh giá những thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách. Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định [89].

Với những quan điểm như trên, đánh giá tác động được xem là một công việc nhằm tìm ra những lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ chính sách. Hiểu một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa việc có chính sách và không có chính sách. Việc so sánh này cũng không phải là một phép trừ đơn giản của hai tình huống trên, bởi không có chính sách thì đầu ra cũng không phải nguyên trạng như lúc ban đầu mà có sự thay đổi từ các tác động khác. Sự thay đổi do các tác động khác trong trường hợp không có chính sách lại không nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động thực tế là đã có chính sách. Vì vậy phải tìm một mẫu so sánh đối chứng (comparison group) phù hợp để so sánh với nhóm được hưởng tác động của chính sách (treatment group).

Theo nhóm nghiên cứu của IRD-DIAL (2008), câu hỏi chính cần phải giải đáp là “điều gì sẽ diễn ra (hoặc đã diễn ra) nếu chính sách, chương trình hay dự án đó không được triển khai”. Khi đó, khó khăn nằm ở việc lựa chọn đối chứng để đối chiếu với chính sách có liên quan nhằm đánh giá những tác động quan sát được hay những tác động kỳ vọng. Nhóm tác giả xác định khi đánh giá tác động cần quan tâm đầy đủ đến ba nội dung:

- Đánh giá nhu cầu: xác định mục tiêu chính sách, đối tượng mục tiêu, nhu cầu cần thiết phải có chính sách…

- Đánh giá quy trình: việc đánh giá nhằm xác định chính sách đã được triển khai thế nào trong thực tế. Với cùng một chính sách áp dụng chung cho nhiều nơi nên có cách triển khai khác nhau dẫn đến những tác động khác nhau.

- Đánh giá tác động: đánh giá nhằm xác định liệu chính sách có tạo ra tác động mong đợi đối với các đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể


chế, các đối tượng thụ hưởng của chính sách. Những tác động này là nhờ chương trình hay nhờ yếu tố khác [24].

Đánh giá trong giáo dục nhằm xác định mục tiêu giáo dục đặt ra có phù hợp hay không phù hợp và mức độ đạt được mục tiêu cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu như thế nào.

Đánh giá tác động trong giáo dục là quá trình xác định những yếu tố dẫn đến sự thay đổi một chương trình, một hoạt động khi thực hiện một quy định hay một chính sách nào đó. Những thay đổi này có thể mang tính chủ quan hoặc khách quan và kết quả của nó có thể là tiêu cực hoặc tích cực so với mục tiêu đã đề ra ban đầu.

Từ những nghiên cứu trên, tác giả luận án sử dụng khái niệm đánh giá tác động trong giáo dục là xác định những yếu tố dẫn đến sự thay đổi khi thực hiện một chính sách, chủ trương hay một quy định nào đó của các cấp quản lý trong cơ sở giáo dục. Quá trình đánh giá tác động nhằm nhận định hoặc phán đoán những yếu tố tác động mạnh hoặc yếu lên đối tượng bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan. Kết quả đánh giá tác động có thể cho thấy tính tích cực hoặc tiêu cực mà chính sách, chủ trương hay quy định đem lại cho tổ chức hoặc các cá nhân liên quan.

1.4.4. Phương pháp đánh giá tác động

Theo Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud (2008) có ba cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá chính sách:

- Thứ nhất, đánh giá trước khi ban hành chính sách (đánh giá hoạch định chính sách) thiên về đánh giá tác động tiềm năng của các chính sách sẽ được triển khai. Có thể chọn các phương pháp như phân tích dự báo, phân tích lợi ích - chi phí, thực nghiệm, v.v...

- Thứ hai, đánh giá trong khi thực hiện chính sách: phân tích để mô tả và đánh giá chính sách sau khi nó vừa được đưa vào thực hiện trong một


khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích để nâng cao tính thực thi trong giai đoạn tiếp theo.

- Thứ ba, đánh giá các chính sách đã được triển khai dựa trên cách tiếp cận dựa vào những số liệu kinh tế vi mô và các kỹ thuật kinh tế lượng. Phương pháp đánh giá này thường sử dụng trong quá trình triển khai các chính sách là phương pháp đánh giá sự khác biệt, theo đó nghiên cứu cần chỉ ra sự thay đổi trong đối tượng nghiên cứu trước và sau khi có chính sách và sử dụng hai nhóm đối chứng là nhóm có áp dụng và không áp dụng chính sách [24].

Theo tài liệu cẩm nang cho các nhà nghiên cứu về công cụ đánh giá tác động của chính sách của Daniel Start và Ingie Hovland (2004) đã khuyến khích các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đánh giá dựa trên các minh chứng và phân tích SWOT để làm rõ những ảnh hưởng của chính sách lên đối tượng cần nghiên cứu [65].

Theo Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học ứng dụng của dự án Việt Bỉ về “Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học ...” do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức năm 2009: nghiên cứu tác động là quy trình so sánh kết quả của trước và sau khi dùng một số giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng thực tế. Chu trình nghiên cứu tác động này gồm 3 giai đoạn: Suy nghĩ, Thực nghiệm và Kiểm chứng. Đồng thời, tài liệu cũng đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu tác động gồm 6 bước: (1) Hiện trạng; (2) Giải pháp thay thế; (3) Thiết kế; (4) Đo lường; (5) Phân tích và (6) Tổng hợp và báo cáo kết quả [4].

Theo tác giả Đặng Ngọc Dinh (2013), đánh giá tác động của chính sách gồm: (1) Đánh giá kết quả (tích cực và tiêu cực) của việc thực thi chính sách; (2) Tìm hiểu mức độ mà chính sách đạt được mục tiêu, nguyên nhân thành công và thất bại khi thực hiện chính sách. Việc đánh giá này bao gồm


cả phân tích trước khi thực hiện chính sách (dự báo) và phân tích kết quả đạt được sau khi thực hiện chính sách [14].

Theo Nguyễn Trung Thắng và Hoàng Hồng Hạnh (2013), có 03 phương pháp tiếp cận có thể áp dụng khi thực hiện đánh giá chính sách, đó là:

(1) Phương pháp nghiên cứu trước - sau; (2) Phương pháp thực nghiệm/đối chứng và; (3) Phương pháp so sánh mục tiêu - kết quả [45].

Trong luận án này, tác giả tiếp cận phương pháp đánh giá tác động chính sách để đánh giá tác động của quy định lấy YKPH người học về HĐGD đến công tác QLĐT. Việc lấy YKPH người học về HĐGD là quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học nên cũng có thể coi như đây là một chính sách.

Căn cứ các cách tiếp cận đánh giá tác động nói trên và thực tế triển khai hoạt động lấy YKPH của người học về học phần ở các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN, tác giả luận án sử dụng phương pháp tích hợp để đánh giá tác động của YKPH của SV về HĐGD đến QLĐT, đó là:

- Đánh giá trong khi thực hiện chính sách: hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD là quy định của ĐHQGHN được thực hiện định kỳ đối với mỗi học phần. Do vậy, việc đánh giá tác động của hoạt động này nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo.

- Đánh giá dựa trên các minh chứng để làm rõ những ảnh hưởng của chính sách lên đối tượng cần nghiên cứu: minh chứng sử dụng trong nghiên cứu đó là các kết quả đạt được trong hoạt động QLĐT(theo các nội dung của QLĐT) từ khi thực hiện lấy YKPH của SV về HĐGD.

- Đánh giá qua việc so sánh mục tiêu và kết quả: đó là qua việc đánh giá hiện trạng (theo từng nội dung của QLĐT) sau khi các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN thực hiện lấy YKPH của SV về HĐGD với mục tiêu của việc triển khai lấy YKPH của SV để thấy được sự thay đổi trong QLĐT.


Về quy trình đánh giá tác động, tác giả luận án tiếp cận theo Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học ứng dụng của dự án Việt Bỉ của Bộ Giáo dục & Đào tạo [4], để đưa ra quy trình phù hợp để đánh giá tác động của việc lấy YKPH người học về HĐGD đến hoạt động QLĐT gồm 7 bước và sơ đồ hóa theo hình 1.7 như sau:

(1) Tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu đánh giá tác động (xác định mục đích, nội dung nghiên cứu);

(2) Xác định phương pháp đánh giá tác động (lựa chọn phương pháp đánh giá tác động phù hợp);

3) Thiết kế công cụ đánh giá (thao tác hóa khái niệm, xây dựng chỉ số đánh giá, phiếu khảo sát,...);

(4) Thu thập thông tin, số liệu (khảo sát thông tin định tính và định lượng);

(5) Xử lý dữ liệu thu thập (xử lý số liệu khảo sát bằng phần mềm thống kê);

(6) Đánh giá kết quả khảo sát (Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát; làm rõ những yếu tố tác động);

(7) Kết luận, đề xuất giải pháp (Kết luận, đề xuất, kiến nghị các giải pháp cải tiến).

Tìm

hiểu vấn đề

Xác

định phương pháp

đánh giá

Thiết

kế công cụ

đánh giá

Thu

thập thông tin

Xử lý

dữ liệu

thu

thập

Đánh

giá kết quả

khảo sát

Kết

luận, đề xuất giải pháp

Hình 1.7. Quy trình đánh giá tác động

Các nội dung cụ thể của từng bước sẽ được làm rõ tại chương 2 về Thiết kế và tổ chức nghiên cứu.

1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

Trong các hoạt động quản lý của một cơ sở giáo dục thì QLĐT là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng và sản phẩm đào tạo. Đảm bảo

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024