Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội


ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:

1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi Đại học Quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tương đương các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học khác được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội

3.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của ĐHQGHN là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ


và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống.

3.2.2. Phân cấp tổ chức và quản lý đào tạo

Theo khoản 2, Điều 8 Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012, ĐHQGHN: “Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật” [40]. Theo đó, ĐHQGHN là đại học có quyền tự chủ cao trong hoạt động đào tạo, từ năm 2003, ĐHQGHN đã thực hiện QLĐT theo quy chế riêng đáp ứng các yêu cầu và quy định của Nhà nước, BGD&ĐT, đồng thời đảm bảo được những đặc thù riêng theo mô hình quản lý 2 cấp.

Theo Quy chế đào tạo hiện hành của ĐHQGHN (số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2014) [11], hệ thống tổ chức và QLĐT bậc đại học của ĐHQGHN gồm hai cấp: cấp ĐHQGHN và cấp đơn vị đào tạo. Cụ thể như sau:

a) Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

- Chỉ đạo và điều hành thống nhất công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo cơ chế mở, liên thông, liên kết và hợp tác giữa các đơn vị đào tạo.

- Điều phối sử dụng các nguồn lực chung (nhân lực, CSVC - kỹ thuật) phục vụ đào tạo.

- Quản lý toàn diện công tác tổ chức và quản lý đào tạo của các khoa trực thuộc.

b) Cấp đơn vị đào tạo

- Tổ chức và quản lý đào tạo các ngành học, học phần đã được ĐHQGHN giao nhiệm vụ; công nhận kết quả học tập của SV giữa các đơn vị đào tạo; xây dựng học liệu dùng chung.


- Xây dựng những ngành học mới, chương trình đào tạo mới, chú trọng các chương trình đào tạo có tính liên ngành, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định ban hành và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo.

Hoạt động QLĐT cấp ĐHQGHN được giao cho Ban Đào tạo phụ trách, bao gồm các nhiệm vụ sau: Xây dựng, ban hành văn bản QLĐT (quy chế, hướng dẫn); quản lý CTĐT (xây dựng và tổ chức thực hiện CTĐT; các điều kiện ĐBCL, đánh giá chất lượng CTĐT, …); quản lý hoạt động tuyển sinh; quản lý hoạt động giảng dạy và học tập (bao gồm toàn bộ quá trình đào tạo và tốt nghiệp).

Hoạt động QLĐT cấp đơn vị được giao cho các phòng đào tạo phụ trách, phối hợp với phòng đào tạo trong các hoạt động đào tạo có các phòng chức năng như ĐBCL; Chính trị và công tác HS- SV và Khoa/Bộ môn.


Ban Giám đốc ĐHQGHN (Phó Giám đốc phụ trách đào tạo)

Ban Đào tạo

Hội đồng KH&ĐT ĐHQGHN

Thủ trưởng đơn vị đào tạo

Hội đồng

KH&ĐT đơn vị đào tạo

PhòngĐào tạo

Khoa/Bộ môn


Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội


Các phòng đào tạo của đơn vị đào tạo thực hiện hoạt động QLĐT theo các nhiệm vụ cơ bản sau: phối hợp với các khoa/bộ môn quản lý CTĐT (nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung CTĐT; triển khai đánh giá định kỳ các CTĐT; xây dựng đề cương môn học, tài liệu hướng dẫn học tập môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, …); tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh (xây dựng đề án, phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức thực hiện việc tuyển sinh, quản lý và lưu trữ hồ sơ tuyển sinh); quản lý hoạt động đào tạo (xây dựng kế hoạch và tổ chức giảng dạy và học tập, điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, quản lý định mức giảng dạy của GV; quản lý kết quả học tập của người học, xét ngừng học, thôi học, bảo lưu kết quả học của SV; tổ chức thực hiện CTĐT, tổ chức thực hiện công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo; xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo, quản lý hồ sơ văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp của SV; cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho SV; chứng thực, sao y văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm, v.v.); quản lý nội dung cổng thông tin đào tạo của đơn vị; quản trị và phát triển phần mềm QLĐT; phối hợp với các bộ phận khác trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ QLĐT. Các phòng đào tạo phối hợp với bộ phận ĐBCL thực hiện việc lấy YKPH của người học về hoạt động đào tạo, các hoạt động đánh giá GV; phối hợp với phòng tổ chức, CB và các khoa trong việc xác định nhu cầu, tuyển dụng, bổ nhiệm GV, phân công, bố trí GV; phối hợp với phòng công tác SV trong quản lý và hỗ trợ SV; phối hợp với bộ phận quản trị, thiết bị và thư viện để quản lý CSVC phục vụ đào tạo. Nguồn học liệu phục vụ học tập do thư viện của ĐHQGHN quản lý, ngoài ra, tại một số trường, khoa cũng có thư viện và phòng đọc riêng cho CB, SV. Ngoài các nhiệm vụ chính trên, hầu hết các phòng đào tạo còn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác khảo thí.


3.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động QLĐT ở ĐHQGHN, tác giả đã khảo sát 135 CB, GV và 482 SV thuộc các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN, bao gồm 6 trường đại học thành viên và 2 khoa trực thuộc, hoạt động QLĐT được đánh giá theo 5 nội dung: (i) Mục tiêu và kế hoạch đào tạo; (ii) quản lý chương trình đào tạo; (iii) quản lý HĐGD của GV; (iv) quản lý hoạt động học tập của SV; (vii) quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động QLĐT thu được kết quả như sau [19, 44].

3.2.3.1. Kết quả khảo sát đối với cán bộ, giảng viên


Hình 3 3 Kết quả khảo sát cán bộ giảng viên tổng quát hoạt động quản lý 1

Hình 3.3. Kết quả khảo sát cán bộ, giảng viên tổng quát hoạt động quản lý đào tạo đại học tại ĐHQGHN

Kết quả khảo sát tổng quát việc đánh giá của CB, GV về hoạt động QLĐT đại học tại ĐHQGHN được biểu diễn trên Hình 3.3. Theo đó, nhân tố quản lý CTĐT có điểm trung bình cao nhất (ĐTB) là 4,11 chiếm 12,8%. Tiếp theo là các tiêu chí về Mục tiêu đào tạo, quản lý HĐGD của GV, quản lý hoạt


động học tập của SV, đều có ĐTB cao, dao động từ 4,07 đến 4,09. Nhân tố quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo có ĐTB thấp hơn (dưới 4,0).

Các kết quả này được trình bày và thảo luận chi tiết dưới đây, trong đó tập trung vào các điểm bất cập nhất, cần được quan tâm để cải thiện chất lượng đào tạo.

Về mục tiêu đào tạo, tiêu chí đánh giá thứ nhất: Mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp có ĐTB cao (4,16), thuộc tốp 4 các tiêu chí có ĐTB (từ 4,16-4,19) cao nhất trong số 35 tiêu chí khảo sát. Mặc dù cũng có ĐTB cao (4,04), nhưng Tiêu chí có ĐTB thấp nhất trong nhân tố này là tiêu chí 3: Chiến lược, kế hoạch đào tạo được xây dựng cụ thể, phản ánh mức độ hài lòng chưa cao của đội ngũ CB, GV.

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát của cán bộ, giảng viên về mục tiêu đào tạo


Mục tiêu đào tạo

ĐTB

Độ lệch

chuẩn

1. Mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp

4,16

0,63

2. Chiến lược, kế hoạch đào tạo được xây dựng cụ thể

4,04

0,64

3. Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch đào tạo được điều

chỉnh phù hợp

4,07

0,65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Về quản lý chương trình đào tạo: là nhân tố có ĐTB cao nhất, trong đó có hai tiêu chí thuộc tốp 4 các tiêu chí có ĐTB cao nhất (Tiêu chí 6: Thông tin về CTĐT được công bố rộng rãi và Tiêu chí 9: Yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, cụ thể). Đây là một kết quả phù hợp với các thống kê khác về đánh giá hệ thống website của ĐHQGHN ngay cả trên các bảng xếp hạng quốc tế như Webometrics… Điểm đáng lưu ý ở đây là tiêu chí 7: Nội dung CTĐT được thường xuyên cập nhật và điều chỉnh phù hợp đang có điểm thấp nhất.


Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát của cán bộ, giảng viên về quản lý chương trình đào tạo

Quản lý chương trình đào tạo

ĐTB

Độ lệch

chuẩn

4. Có văn bản quy định/hướng dẫn xây dựng CTĐT

4,10

0,66

5. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, có cấu trúc hợp lý

4,10

0,72

6. Yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ

ràng, cụ thể

4,17

0,65

7. Nội dung CTĐT được thường xuyên cập nhật và điều

chỉnh phù hợp

4,03

0,71

8. CTĐT được định kỳ đánh giá bởi các bên liên quan

4,07

0,69

9. Thông tin về CTĐT được công bố rộng rãi

4,19

0,66

Về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: kết quả đánh giá của CB, GV cho thấy bên cạnh tiêu chí 16: Kiểm tra, giám sát HĐGD của GV được thực hiện nghiêm túc có ĐTB cao nhất là 4,15, Tiêu chí 13: GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV; sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ bài giảng…) có ĐTB thấp nhất là 4,02. Các tiêu chí đánh giá còn lại có ĐTB dao động trong khoảng từ 4,02 đến 4,15. Nhờ có sự kiểm tra, giám sát HĐGD một cách chặt chẽ nên việc giảng dạy của GV được thực hiện theo đúng nội dung và chương trình đào tạo đã quy định. Nội dung và thời lượng chương trình đào tạo được đảm bảo đầy đủ là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. Điểm yếu nhận được từ khảo sát này có vẻ không phù hợp với xu thế của thời đại đại học 4.0 và nhất là với một đại học được coi là tiên phong đổi mới của Việt Nam.


Bảng 3.3. Thống kê kết quả khảo sát của cán bộ, giảng viên về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

ĐTB

Độ lệch chuẩn

10. Có đủ đội ngũ GV tham giảng dạy theo quy định

đối với mỗi CTĐT

4,07

0,69

11. Đội ngũ GV có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu

cầu

4,08

0,67

12. Đội ngũ GV được phân công giảng dạy theo chuyên

môn được đào tạo

4,07

0,65

13. GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV; sử dụng các phương tiện kỹ

thuật hiện đại để hỗ trợ bài giảng…)


4,02


0,66

14. GV giảng dạy theo đúng nội dung và thời lượng của

CTĐT

4,07

0,60

15. GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá môn học theo

đúng đề cương môn học

4,12

0,66

16. Việc kiểm tra, giám sát HĐGD của GV được thực

hiện nghiêm túc

4,15

0,64

Về quản lý hoạt động học tập của SV quản lý kết quả học tập của SV cũng rất quan trọng vì kết quả học tập phản ánh quá trình học tập của mỗi SV, từ đó đánh giá được chất lượng giảng dạy và đào tạo.Việc quản lý kết quả học tập theo quy định và có thông báo kịp thời cho người học là rất quan trọng và cần thiết, phản ánh tính khách quan, chính xác của việc kiểm tra đánh giá, ĐTB của tiêu chí 23 này đạt cao nhất (4,17) cùng với độ lệch chuẩn thấp nhất (0,62) đã cho thấy hoạt động này được các đơn vị đào tạo thực hiện nghiêm túc nhất.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí