Tác Động Của Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quản Lý Đào Tạo Và Một Số Đề Xuất


đào tạo trực thuộc), ĐHQGHN đã quản lý HĐĐT một cách hiệu quả theo quy chế đào tạo riêng, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của từng đơn vị đào tạo. Kết quả khảo sát YKPH của người học (SV) và CB về hoạt động QLĐT cho thấy ĐHQGHN có chiến lược, mục tiêu phát triển đào tạo rõ ràng, thường xuyên được cập nhật để phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đào tạo trong khu vực và thế giới. Các hoạt động QLĐT từ quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý HĐGD của GV, quản lý hoạt động học tập của SV, quản lý CTĐT, quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo đều được CB, GV và SV đánh giá cao. Trong đó, hoạt động lấy YKPH của người học được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ.

Dưới góc nhìn của CB, GV và SV, bên cạnh những điểm mạnh trong công tác QLĐT, vẫn còn một số nội dung hoạt động chưa được đánh giá cao như: xây dựng kế hoạch đào tạo, việc thường xuyên cập nhật; điều chỉnh nội dung CTĐT; chính sách, quyền lợi đối với đội ngũ CB, GV, SV cũng như việc quản lý môi trường, CSVC và trang thiết bị cũng có điểm đánh giá thấp hơn các tiêu chí khác. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá về kí túc xá, khu vui chơi, khu tập luyện thể thao đáp ứng nhu cầu của người học cũng được người học quan tâm và mong muốn được nhà trường tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa.


Chương 4. TÁC ĐỘNG CỦA Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

4.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát

Kết quả đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đối với công tác quản lý hoạt động đào tạo đại học của ĐHQGHN được tiến hành khảo sát trên 2 nhóm khách thể CB, GV và SV. Kết quả khảo sát nhận được từ 407 CB quản lý, GV và 2.086 SV thuộc 06 trường đại học và 03 khoa trực thuộc của ĐHQGHN.

4.1.1. Thông tin khảo sát đối với sinh viên

Xét về đặc điểm giới tính, qua hình 4.1 cho thấy tỷ lệ nam và nữ của nhóm người học được khảo sát có sự chênh lệch đáng kể, trong đó tỷ lệ nữ chiếm đến 76,5%, còn tỷ lệ nam chiếm 23,4%.

Hình 4.1. Tỷ lệ phân bố giới tính đối với nhóm khảo sát sinh viên đang học Xét về đặc điểm thời gian trải nghiệm của SV tại trường, nhóm SV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

được khảo sát được lựa chọn khá đồng đều. Khách thể được khảo sát là SV năm thứ 2, 3 và 4. Đây là nhóm SV đã có những trải nghiệm cũng như thời


gian học tập và nghiên cứu tại trường nên họ có khả năng đưa ra những đánh giá về tác động của việc YKPH của SV về HĐGD đối với công tác quản lý HĐĐT đại học của ĐHQGHN được tốt hơn, toàn diện và chính xác hơn.

Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố năm học của sinh viên tham gia khảo sát


Hình 4.2 cho thấy, SV năm thứ 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (41,2%), tiếp đến là SV năm thứ 3 (32,6%) và cuối cùng là SV năm thứ 4 (25,8%).

Xét về đặc điểm ngành đào tạo, khách thể được lựa chọn khảo sát khá đồng đều ở các ngành. Đây là cơ sở cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về ảnh hưởng của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT để có căn cứ đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng HĐGD và ĐT.

Hình 4.3 cho thấy tỷ lệ SV tham gia trả lời khảo sát ở các khoa/trường phân bố chưa tỷ lệ với quy mô đào tạo, trong đó SV trường ĐH Ngoại ngữ chiếm tỷ lệ lớn nhất (30,6%), tiếp đến là Khoa Luật (15,5%), Trường ĐH Kinh tế (13,6%). Trường ĐHKHTN và ĐH KHXHNV có quy mô lớn nhất nhưng có tỷ lệ SV trả lời khảo sát thấp hơn (chỉ có 9,2 và 5,5%), các khoa/trường còn lại chiếm tỷ lệ từ 4,2% đến 8,9%.



Hình 4.3. Tỷ lệ sinh viên của các đơn vị đào tạo tham gia trả lời khảo sát Kết quả khảo sát về việc SV tiếp cận với hoạt động lấy YKPH về

HĐGD của đơn vị đào tạo thì có đến 90,1% SV cho rằng họ có tham gia hoạt động này. Điều đó cho thấy các đơn vị đào tạo đã làm khá tốt việc lấy YKPH về HĐGD, giúp cho hầu hết SV đều nắm rõ và thực hiện tốt. Tuy nhiên cũng có gần 10% SV cho rằng họ không tham gia vào hoạt động lấy YKPH, như vậy thời gian tới nhà trường cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho SV tham gia vào hoạt động này.

Hình 4.4. Tỷ lệ sinh viên tham gia lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy


Hoạt động lấy YKPH về HĐGD của đơn vị đào tạo được thực hiện định kỳ theo kế hoạch. Qua hình 4.5 cho thấy có đến 90,8% SV cho biết đơn vị đào tạo mà họ đang theo học có triển khai lấy YKPH theo kế hoạch, điều này chứng tỏ hoạt động lấy YKPH của SV được tiến hành tương đối tốt. Bên cạnh đó cũng có 9,2% SV cho rằng hoạt động này được thực hiện không theo kế hoạch, tỷ lệ tương đối thấp do SV có thể chưa quan tâm đến hoạt động này.

Hình 4.5. Đánh giá của sinh viên về triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên theo kế hoạch của các đơn vị đào tạo

Kết quả khảo sát người học đánh giá chung về mức độ cần thiết và tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo được thể hiện cụ thể trong đồ thị hình 4.6. Kết quả cho thấy, ở góc độ người học thì không có được đánh giá tổng thể về mức độ tác động của hoạt động lấy YKPH về HĐGD đến chất lượng giảng dạy hay chất lượng đào tạo của nhà trường.



Hình 4.6. Đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết và tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến chất lượng đào tạo


Trong đó:

- C6.3: Mức độ cần thiết của việc lấy YKPH của SV về HĐGD

- C6.4: Mức độ tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến chất lượng giảng dạy

- C6.5: Mức độ tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến chất lượng đào tạo

Đánh giá chung của SV về tác động của việc lấy YKPH đến việc thay đổi các hoạt động như quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý CTĐT, quản lý HĐGD, quản lý HĐHT, quản lý hoạt động HTĐT cho kết quả như sau:



Hình 4 7 Đánh giá của sinh viên về mức độ thay đổi các hoạt động liên quan 1


Hình 4.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ thay đổi các hoạt động liên quan đến chất lượng quản lý đào tạo

Từ hình 4.7, ĐTB của các hoạt động liên quan đến chất lượng QLĐT do tác động của hoạt động lấy YKPH từ SV về HĐGD của GV dao động trong khoảng từ 3.85 đến 4.11. Nội dung mà SV cho rằng nhà trường có thay đổi ít nhất liên quan đến quản lý các hoạt động hỗ trợ HTĐT (ĐTBQL.HTĐT =

3.85 < 4.20/5). Quản lý CTĐT được người học đánh giá thay đổi nhiều nhất

sau khi triển khai lấy YKPH của người học (ĐTBQL.CTĐT = 4.11 < 4.20/5). ĐTB của hoạt động liên quan đến quản lý mục tiêu ĐT, quản lý HĐGD của GV, quản lý HĐHT của SV cũng ở mức cao và chênh lệch không đáng kể là 4.09, 4.08 và 4.07.

Qua kết quả đánh giá chung về những thay đổi trong hoạt động QLĐTkhi triển khai hoạt động lấy YKPH của SV cho thấy đã có những thay đổi nhất định về chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo tại các đơn vị đào tạo. YKPH từ SV về HĐGD của GV đã tạo thêm thông tin giúp GV điều


chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu của ngành học, môn học hay nói cách khác hoạt động lấy YKPH là giúp GV cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, đồng thời tăng cường tinh thần trách nhiệm của SV. Kết quả lấy YKPH của SV là cơ sở để các nhà quản lý có cơ sở cải tiến hoạt động QLĐTtrong nhà trường, từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

4.1.2. Thông tin khảo sát đối với cán bộ, giảng viên

Kết quả khảo sát 407 CB, GV về tác động của YKPH của SV về HĐGD khi xét về đặc điểm mẫu khảo sát như sau:

Xét về yếu tố giới tính, tỷ lệ nam và nữ CB, GV (40/60) tham gia khảo sát khá đồng đều. Đây là một yếu tố khách quan trong quá trình tiến hành hoạt động đánh giá.

Hình 4.8. Tỷ lệ phân bố giới tính đối với nhóm khảo sát cán bộ, giảng viên Xét về vị trí công tác, có 188/407 CB quản lý tham gia vào quá trình

khảo sát, chiếm tỷ lệ 46,2%. Đối với nhóm GV trực tiếp tham gia vào công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024