Khái Niệm Về Sự Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng


ngân hàng lớn; hay từ hoạt động cho vay có vấn đề của một ngân hàng ít được biết đến,…

Nhìn chung, các nghiên cứu trước có hai cách tiếp cận, hoặc là “ổn định tài chính”, hoặc là “bất ổn tài chính” và bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính. Xét ở góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là tình trạng mà hệ thống tài chính vận hành trơn tru, thực hiện tốt các chức năng của nó, có khả năng hứng chịu các cú sốc từ bên ngoài, và tự bản thân nó không gây ra cú sốc ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ổn định tài chính của một tổ chức tài chính là trạng thái mà tổ chức đó vận hành trơn tru, thực hiện tốt các hoạt động, chức năng của nó, do đó hiệu quả mang lại là khá và ổn định, có khả năng hứng chịu được cú sốc từ môi trường bên ngoài. Có thể thấy rằng thuật ngữ này có thể bao gồm nội hàm sau: thứ nhất, các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trường tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện các chức năng của nó “thông suốt” góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế. Thứ hai, rủi ro cấp độ hệ thống cần được đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh khả năng sụp đổ hệ thống tài chính. Thứ ba, để đảm bảo mục tiêu duy trì ổn định của cả hệ thống tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia; và trong phần lớn các mô hình tổ chức hệ thống giám sát tài chính, NHTW là cơ quan có chức năng chủ đạo trong việc thực hiện chức năng ổn định tài chính.

2.3.2 Khái niệm về sự ổn định tài chính của ngân hàng

Theo Pirre và Terhi (2010), sự ổn định tài chính của ngân hàng là tình trạng trái ngược với sự không ổn định tài chính hay sự bất ổn tài chính của các ngân hàng xảy ra khi các ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán trong các quý tiếp theo. Do đó, khi xác suất mà ngân hàng mất khả năng thanh toán giảm đi thì tương ứng với sự ổn định tài chính của các ngân hàng tăng lên và ngược lại, nếu xác suất ngân hàng mất khả năng thanh toán tăng lên thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng sẽ giảm đi. Ngoài ra, Pirre and Terhi còn cho rằng các NHTM không có khả


năng thanh toán là các ngân hàng khi vào cuối mỗi quý, giá trị thị trường của tổng tài sản ngân hàng thì không đủ để hoàn trả các khoản huy động của ngân hàng.

Theo Nadya và Thomas (2011), sự ổn định tài chính ngân hàng là trạng thái ổn định mà khi đó các ngân hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó như phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập.

Như vậy, sự ổn định tài chính của các NHTM đạt được khi các ngân hàng hoạt động một cách trơn tru, không bị tác động bởi những tác nhân không mong muốn ở hiện tại và trong tương lai, vững vàng trước những cú sốc kinh tế. Sự ổn định tài chính của các ngân hàng có thể bị gián đoạn bởi sự vận hành của các yếu tố tài chính bên trong và những cú sốc mạnh dẫn đến xuất hiện những lỗ hổng. Những cú sốc có thể đến từ môi trường bên ngoài, các nhân tố vĩ mô, vai trò của các chủ nợ và con nợ trong các ngân hàng, các chính sách hay sự thay đổi môi trường thể chế… Bất kỳ sự tác động nào của các cú sốc đến các lỗ hổng có thể dẫn đến sự sụp đổ của các NHTM và làm gián đoạn chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh toán của các ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và những hệ lụy cho nền kinh tế.

2.3.3. Tầm quan trọng của ổn định tài chính ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Sự ổn định hệ thống tài chính gồm nhiều thành tố như sự ổn định hoạt động của các trung gian tài chính, hạ tầng tài chính (hệ thống thanh toán và hệ thống thông tin tín dụng) và thị trường tài chính. Trong đó, sự ổn định hoạt động của các trung gian tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất của sự ổn định hệ thống tài chính.

Các NHTM là một trong những trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của hệ thống tài chính (bởi vì các ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo tiền, trong hệ thống thanh toán, trong các khoản đầu tư tài chính và trong sự phát triển của nền kinh tế), lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các NHTM cũng chịu nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ những khó khăn nội tại của hệ thống tài chính, của nền kinh tế cũng như những tác động bên ngoài, do vậy sự ổn định tài chính của các NHTM được xem là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 6


sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính. Sự ổn định tài chính của các NHTM là một trong những nền tảng quan trọng giúp toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế hoạt động vững chắc và hiệu quả.

Sự bất ổn của hệ thống TC-NH sẽ ảnh hưởng đáng kể lên quá trình truyền tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế, bong bóng giá bất động sản, mức độ vay nợ cao cũng như tính kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp đã ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, đặc biệt khi cần xác định thời điểm, mức độ và qui mô của các công cụ chính sách tiền tệ. Trước bối cảnh kinh tế - tài chính toàn cầu luôn biến động, sự thành công của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác phụ thuộc vào khả năng của các cơ quan chức năng trong xây dựng các chính sách phù hợp và đồng bộ, trên cơ sở nắm vững các kênh truyền dẫn tài chính - vĩ mô thông qua hệ thống NHTM. Do đó, sự ổn định tài chính của các NHTM đóng vai trò cầu nối, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, an toàn vi mô và an toàn vĩ mô nhằm hoàn thiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

Ổn định tài chính giúp các NHTM có khả năng chịu được các cú sốc và giảm thiểu nguy cơ gây gián đoạn chu trình hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo dòng tiền, lợi nhuận của các ngân hàng. Ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, cung cấp vốn với mức giá ổn định cho người đi vay. Một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc. Ngược lại, mất ổn định tài chính kéo theo chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính, làm nhà đầu tư và người gửi tiền và cả khách hàng vay bị tác động nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng.

2.3.4. Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính của ngân hàng

Việc tìm ra một phương pháp để đo lường sự ổn định tài chính của các ngân hàng và dự báo trước những bất ổn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực tài


chính. Trong lịch sử, có nhiều phương pháp đã được nghiên cứu phát triển để làm việc này, có thể kể đến như:

Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính bằng mô hình Merton

Một phương pháp dùng để đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM là dựa trên mô hình Merton.

Mô hình KMV-Merton được giới thiệu đầu tiên vào năm 1974 bởi Merton (1974) dựa trên lý thuyết Định giá quyền chọn của Black và Scholes (1973) và những giả thuyết quan trọng do Merton thiết lập. Sau đó, công ty KMV đã phát triển mô hình Merton cổ điển để dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Mô hình này dựa trên ý tưởng là vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thể xem như một quyền chọn trên giá trị tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác định khả năng một NHTM có khả năng trả được nợ hay không và tính toán khả năng vỡ nợ của ngân hàng này, nếu NHTM có khả năng vỡ nợ quá cao thì sự ổn định tài chính của NHTM đó là thấp, ngược lại, xác suất xảy ra vỡ nợ thấp thì các NHTM này có sự ổn định tài chính cao. Mô hình này định nghĩa một NHTM có thể vỡ nợ khi giá trị các nghĩa vụ nợ cao hơn tài sản.

Trong mô hình Merton, có 6 biến có thể xác định được xác suất vỡ nợ của NHTM phân tích theo chuỗi thời gian, đến thời điểm đáo hạn T (thường là một năm) như sau:

- Giá trị tài sản hiện tại;

- Sự phân phối của giá trị tài sản tại thời điểm T (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn);

- Sự biến động của giá trị tương lai của tài sản tại thời điểm T;

- Mức độ điểm vỡ nợ, giá trị sổ sách của nợ;

- Tốc độ tăng trưởng dự doán của giá trị tài sản trong giai đoạn;

- Độ dài của khoảng thời gian T;


Bốn biến đầu tiên: giá trị tài sản, phân phối tài sản tương lai, biến động của tài sản và mức độ của điểm vỡ nợ là những biến quan trọng.

Nếu giá trị của tài sản giảm dưới điểm vỡ nợ thì NHTM phá sản. Vì thế xác suất vỡ nợ là xác suất mà giá trị tài sản sẽ giảm dưới điểm vỡ nợ.

Phương pháp đo lường sự ổn định bằng mô hình CAMEL

Mô hình CAMELS được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước và được coi là chuẩn mực khi đánh giá về rủi ro và sự ổn định tài chính của các NHTM. Mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính để đưa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng, từ đó cho nhà quản lý biết mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng. Sáu lĩnh vực phản ánh các điều kiện ổn định tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một NHTM bao gồm:

- Khả năng tự cân đối vốn (Capital Adequacy);

- Chất lượng tài sản (Asset Quality);

- Quản lý (Management);

- Lợi nhuận (Earnings);

- Khả năng thanh khoản (Liquidity);

- Độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường (Sensitivity to Market risk).

Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính bằng chỉ số Z-score

Khái niệm về chỉ số Z được phát minh và giới thiệu đầu tiên bởi Edward I, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào nghiên cứu công phu trên số lượng lớn các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau từ những năm 1968. Trong mô hình Z-score nguyên thủy dự báo rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp cổ phần hóa ngành sản xuất, chỉ số Z-score được tính toán dựa vào 5 yếu tố là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản, giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ và tỷ số doanh số bán trên tổng tài sản. Từ mô hình cơ bản, Edward I đã phát triển thêm Z‟ dự báo rủi ro phá sản cho doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất và Z‟‟ dự báo rủi ro phá sản cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp.


Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman bắt đầu chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể như: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin, casino,… Riêng ngân hàng, điển hình là sự đóng góp của Boyd & Graham (1986) tính toán chỉ số Z-score bằng công thức sau để đánh giá rủi ro phá sản của các ngân hàng.

Z-score = [E(ROA) + EQAT]/∂ROA

Trong đó: E(ROA) là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân, EQAT là tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, ∂ROA là độ lệch chuẩn của ROA.

Biến động thu nhập phản ánh chiến lược chấp nhận rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng được đo lường bằng độ lệch chuẩn của ROA. (ROAi,t) được tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ 3 năm, thường lấy t đến t-3, phương pháp này cho phép thay đổi thời gian trong mẫu số, tránh thay đổi điểm số Z chỉ được điều chỉnh bởi sự biến thiên trong khả năng sinh lợi và vốn hóa của các ngân hàng (Schaeck and Cihák, 2010 and Beck et al, 2013). Mức vốn hóa của ngân hàng được đánh giá qua hệ số EQAT, là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường mức sử dụng đòn bẩy tài chính, được giải thích là số độ lệch tiêu chuẩn mà theo đó lợi nhuận phải giảm để bù đắp cho sự thay thế trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Roy, 1952), thì điểm Z có thể được xem như sự đảo ngược của xác suất phá sản của ngân hàng. Như vậy, chỉ số Z-score nêu lên tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu, đồng thời cho rằng sự ổn định tài chính của ngân hàng phụ thuộc hai thành tố này. Do Z-score thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào trạng thái khánh kiệt và đứng trứớc nguy cơ phá sản. Cho đến nay chỉ số Z-score được áp dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro phá sản của ngân hàng.

Hannan & Hanweck (1988) đã phát triển chỉ số rủi ro Z-score của Boyd & Graham (1986) nêu tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu, đồng thời cho rằng rủi ro khánh kiệt phụ thuộc hai thành tố này. Z-score thể hiện


việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào tình trạng khánh kiệt và đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo Soedarmono & ctg (2011), độ bất ổn tài chính của ngân hàng được thể hiện qua biến động thu nhập, rủi ro khánh kiệt và mức vốn. Biến động thu nhập phản ánh chiến lược chấp nhận rủi ro của ngân hàng được đo lường bằng độ lệch chuẩn của ROA. Độ lệch chuẩn này được tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ (thường lấy t đến t-2). Rủi ro khánh kiệt được lượng hóa bằng chỉ số Z-score dựa trên ROA như sau:

Z-score =

Trong công thức trên, EQTA là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân, Z-score cao hơn được hiểu là rủi ro khánh kiệt giảm.

2.4. Lý thuyết về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng

Các tranh luận về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trong thời gian gần đây đã hình thành 02 quan điểm lý thuyết về tác động này (Thakor, 2014).

2.4.1. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng

Quan điểm lý thuyết thứ nhất cho rằng gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm lợi nhuận từ đó giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng. Quan điểm này bắt nguồn từ các tranh luận xung quanh lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (1958). Modigliani và Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết luận này chỉ đúng trong điều kiện thị trường hoàn hảo và trong thực tế điều này khó xảy ra. De Nicolo & Turk Ariss (2010) cho rằng nguồn vốn là một trong những đầu vào cho quá trình hoạt động của ngân hàng. Sự gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng trong tổng nguồn vốn, tức là giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, sẽ giúp gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng cải thiện lợi nhuận từ đó gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Huang và Ratnovski (2009), dựa trên dữ liệu của OECD,


không tìm thấy mối liên hệ giữa vốn ngân hàng đối với kết quả hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, không thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng vốn ngân hàng sẽ luôn luôn mở rộng sự ổn định tài chính.

Bên cạnh đó, Thakor (2014) cho rằng các ngân hàng với quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ xuất hiện vấn đề “quá lớn để thất bại”. Các ngân hàng được cho là “quá lớn để thất bại” do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn định. Jensen và Meckling (1976) cho rằng vốn chủ sở hữu đại diện cho quyền tài sản của các cổ đông đối với ngân hàng và giá trị vốn chủ sở hữu có thể được gia tăng khi ngân hàng đầu tư vào các tài sản rủi ro cao (Merton, 1977). Do đó việc gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể dẫn đến những vấn đề rủi ro đạo đức, lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) được nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ như các nghiên cứu của Besanko và Kanatas (1996), Calem và Rob (1999), Hellmann, Murdock và Stiglitz (2000).

Các nghiên cứu trước cho thấy, nhu cầu vốn cao hơn sẽ cải thiện sự ổn định của ngân hàng và giảm chi phí và tần số của cuộc khủng hoảng có hệ thống. Mặc dù vậy, có những lập luận mâu thuẫn với những kết luận này. Nó có thể dẫn đến khuyến khích ngân hàng cao hơn trong việc chấp nhận rủi ro nếu áp dụng các quy định về vốn chặt chẽ hơn. Trong khuôn khổ lợi nhuận, yêu cầu về vốn cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận thấp hơn, làm giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng, được định nghĩa là giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Bảo vệ giá trị quyền thương mại tạo ra một động lực thúc đẩy rủi ro đối với các ngân hàng. Giá trị thương hiệu cao cho phép ngân hàng mượn nhiều hơn, vì vậy nó có thể mang rủi ro trên quy mô lớn hơn. Việc này làm tăng rủi ro phá sản để có nguy cơ quy mô nhất định. Kết quả là, một ngân hàng có giá trị thương hiệu cao hơn có thể có các rủi ro cao hơn. Marcus (1984) phát triển lý thuyết giá trị thương hiệu (Franchise Value Theory - FVT), theo quan điểm lý thuyết này giữa giá trị quyền kinh doanh và rủi ro doanh nghiệp là tiêu cực. Kết quả tương tự về bằng chứng thực nghiệm của Keeley (1990) và Demsetz và cộng sự, (1997) cho thấy, sự gia

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí