Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại


1996 – 2001. Bằng cách sử dụng hệ hai phương trình với các biến phụ thuộc là thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và Z-score của ngân hàng, các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, ROA, và các biến giả. Kết quả nghiên cứu của Godlewski (2004) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro bất ổn của ngân hàng.

Tương tự như kết quả nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001), nghiên cứu của Hakenes và Schnabel (2010) nhằm xác định tác động của vốn lên sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Các tác giả đã phát triển mô hình được sử dụng trong nghiên cứu của Boyd and De Nicolò (2005) nhằm nghiên cứu tác động của vốn đến sự cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tác động tiêu cực của việc gia tăng vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Tác giả lý giải việc gia tăng vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Việc gia tăng nắm giữ vốn sẽ làm giảm các khoản tín dụng cung cấp ra thị trường, điều này sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến gia tăng gánh nặng nợ của người vay. Kết quả là các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn với các khoản cấp tín dụng và gây ra tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng.

Abba và cộng sự (2013) cũng cho thấy kết quả tương tự như Godlewski (2004). Nghiên cứu này tập trung vào tác động của vốn đến rủi ro bất ổn của các ngân hàng tại Nigeria trong giai đoạn 2007-2011. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng này. Bằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) với biến phụ thuộc CAR đại diện cho vốn và các biến độc lập là tỷ trọng tài sản có rủi ro trên tổng tài sản RWA, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản DAR và tỷ lệ lạm phát hằng năm được công bố bởi ngân hàng trung ương Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro bất ổn của ngân hàng.

Gần đây nhất, Jacob Oduor và cộng sự (2017) nghiên cứu mẫu 167 ngân hàng tại 37 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 2000 – 2011 nhằm xác định mối quan hệ giữa vốn và sự ổn định tài chính của các ngân hàng tại Châu Phi. Dữ liệu


được thu thập từ Bankscope. Bằng cách sử dụng phương pháp 2SLS cho dữ liệu bảng để xây dựng phương trình hồi quy với biến phụ thuộc đại diện cho sự ổn định tài chính của các ngân hàng là chỉ số Z-score và các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, ROA, ROE, doanh thu hoạt động trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên dư nợ cho vay, tài sản lưu động trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu sự bất ổn của các ngân hàng.

Vũ Thị Hồng (2015) sử dụng mẫu 37 NHTM Việt Nam với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với phương pháp tác động cố định (Fixed Effects), nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan nghịch với rủi ro bất ổn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) nghiên cứu về tác động của tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản đến rủi ro bất ổn của NHTM trong đó phân tích ảnh hưởng của áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi vốn chủ sở hữu của ngân hàng, và ảnh hưởng của thay đổi vốn chủ sở hữu ngân hàng đến rủi ro bất ổn của NHTM. Sử dụng dữ liệu bảng không cân từ mẫu 15 NHTM, giai đoạn 2009 – 2014, thông qua phương pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phương pháp phân tích tác động cố định (FEM), kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng với hệ số CAR thấp hơn mức quy định 9% có xu hướng cơ cấu lại tài sản bằng cách giảm tài sản có hệ số rủi ro cao, thay vì gia tăng vốn chủ sở hữu. Sự gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản và mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu của kỳ trước. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch với rủi ro bất ổn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015) xem xét tác động của phát triển thị trường tài chính đến rủi ro bất ổn của các NHTM Việt Nam. Nghiên


cứu sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam trong 9 năm từ 2005-2013, trong đó, tác giả sử dụng Z-score làm chỉ số đo lường rủi ro bất ổn của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro bất ổn của ngân hàng. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng vốn tỷ lệ nghịch với rủi ro bất ổn của ngân hàng.

Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-score. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 23 NHTM Việt Nam từ năm 2009-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân hàng có tác động nghịch chiều đến rủi ro phá sản ngân hàng; tỷ lệ chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro phá sản ngân hàng.

2.6.3. Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tương đối ít. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Beck & ctg (2009) sử dụng 3 phương pháp đo lường khác nhau là chỉ số Z-score, NPL- score (Non-performing loans) và PD-score (probability of distress) đồng thời trong đánh giá độ bất ổn tài chính của các ngân hàng tại Đức giai đoạn 1995-2007. Z- score là biện pháp rộng rãi được sử dụng trong cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính, tuy nhiên, theo tác giả thì Z-score chỉ đo lường được độ bất ổn trong một khoảng thời gian mà không mang tính dự báo, lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng số liệu kế toán của ngân hàng, do vậy, tác giả kết hợp sử dụng thêm 2 chỉ số là NPL-score và PD-score. NPL-score được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Còn PD-score được tính toán phức tạp hơn thông qua mô hình logit, mô hình này sử dụng biến phụ thuộc là biến giả chỉ ra rằng các ngân hàng có phải đối mặt với các sự kiện rủi ro hay không. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ bất ổn của các ngân hàng Đức nhưng nghiên cứu của Beck & ctg (2009) chưa xem xét tác


động của các rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng.

Tiếp theo, nghiên cứu của Consuelo Silva Buston (2012) về quản trị rủi ro và sự ổn định tài chính của ngân hàng được thực hiện với mẫu các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 2005 đến 2010. Bằng phương pháp hồi quy sai số chuẩn mạnh với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ kéo theo sự bất ổn định của các ngân hàng Mỹ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tốt sẽ giúp hạn chế khả năng phá sản của các ngân hàng, thậm chí là trong suốt giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009.

Nghiên cứu đầu tiên xem xét đến tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2014). Các tác giả tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng được thực hiện với mẫu các ngân hàng thương mại Mỹ trong giai đoạn 1998 – 2010. Sau đó các tác giả tiếp tục xem xét ảnh hưởng riêng lẻ của từng loại rủi ro này lên sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Mỹ. Bằng phương pháp vector tự hồi quy cho dữ liệu bảng theo quý từ quý 1 năm 1998 đến quý 3 năm 2010, kết quả nghiên cứu cho thấy một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao sẽ làm giảm khả năng thanh khoản, dẫn đến gia tăng sự bất ổn định của ngân hàng.


Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan


Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lường sự ổn định tài chính của các

ngân hàng thương mại

Boyd & ctg (2006)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tập trung thị trường và rủi ro phá sản ngân hàng bằng cách sử dụng Z-score.

Kết quả chỉ ra mối liên hệ dương giữa tập trung thị trường và rủi ro phá sản, phần lớn do biến động dương của tập trung thị trường và biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tài

sản.

Soedarmono & ctg (2011)

Phân tích định lượng để xem xét mức ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến độ ổn định hoạt động của các NHTM

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tư bản hóa vốn cao trong một môi trường ít cạnh tranh sẽ làm gia tăng rủi ro đạo đức và nguy cơ

phá sản ngân hàng.

Rahman & ctg (2012)

Sử dụng chỉ số Z-score trong nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu ngân hàng và rủi ro của 9 ngân hàng nội địa và 12 ngân hàng nước ngoài ở Malaysia giai đoạn 1995-

2008.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng lớn cổ đông sẽ làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định của ngân hàng và khẳng định tầm quan trọng của những quy định về sở hữu vốn trong ngân hàng.

Nguyễn Đăng Tùng &

Bùi Thị Len (2015)

Sử dụng mô hình Z-score

điều chỉnh Z‟‟ của

Kết quả nghiên cứu cho

thấy Chỉ số Z‟‟ có sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 8



Altman (1968) để đo lường rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam.

.

khác biệt giữa các nhóm có quy mô vốn khác nhau, nhóm ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất và nhỏ nhất có Z‟‟nhỏ hơn hai nhóm còn lại, các ngân hàng có quy mô càng lớn hoặc càng nhỏ lại chịu ảnh hưởng lớn trước những thay đổi của

nền kinh tế.

Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015)

Xem xét tác động của phát triển thị trường tài chính đến rủi ro của các NHTM Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố như cấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng; tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với

rủi ro ngân hàng.

Các nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của

các ngân hàng thương mại

Aggrawal và Jacques (2001)

Nghiên cứu được thực hiện đối với mẫu các ngân hàng Mỹ theo đạo luật FDICIA nhằm xác

định ảnh hưởng của các

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy đạo luật FDICIA đã thực sự làm gia tăng vốn chủ sở hữu

của các ngân hàng nhưng



quy định tăng vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Mỹ.

việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại kéo theo sự gia tăng bất ổn tài chính của

ngân hàng.

Rime (2001)

Nghiên cứu xem xét tác động của rủi ro bất ổn của ngân hàng đến vốn trong các NHTM Thụy Sĩ giai đoạn 1989-1995

Kết quả phân tích cho thấy trong những năm gần đây, các nhà quản lý đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng để tăng cường sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính. Kết quả cho thấy áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài

chính của các ngân hàng

Godlewski (2004)

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của vốn đến rủi ro bất ổn của các NHTM ở ba khu vực: Trung Đông, Đông Nam Á, và Nam Mỹ trong giai

đoạn 1996 – 2001.

Kết quả nghiên cứu của Godlewski (2004) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro bất ổn tài chính của ngân hàng.

Hakenes và Schnabel

(2010)

Nghiên cứu nhằm xác

định tác động của vốn lên

Kết quả nghiên cứu của

tác giả cho thấy tác động



sự ổn định tài chính của các ngân hàng trên cơ sở phát triển mô hình được sử dụng trong nghiên cứu của Boyd and De Nicolò (2005).

.

tiêu cực của việc gia tăng vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng.

Abba và cộng sự (2013)

Nghiên cứu này tập trung vào tác động của vốn đến rủi ro bất ổn của các ngân hàng tại Nigeria trong

giai đoạn 2007-2011.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro bất ổn tài

chính của ngân hàng.

Jacob Oduor và cộng sự (2017)

Nghiên cứu được thực hiện với mẫu 167 ngân hàng tại 37 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 2000

– 2011 nhằm xác định tác động của vốn đến sự ổn định tài chính của các

ngân hàng tại Châu Phi.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu sự bất ổn tài chính của các ngân hàng.

Vũ Thị Hồng (2015)

Nghiên cứu được thực hiện với mẫu 37 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011 nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của

các ngân hàng.

Nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan nghịch với rủi ro bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt

Nam.

Lê Thanh Ngọc và cộng

sự (2015)

Nghiên cứu về tác động

của tỷ lệ vốn tự có trên

Kết quả nghiên cứu cho

thấy các ngân hàng với hệ

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí