Lý Thuyết Gia Tăng Vốn Chủ Sở Hữu Làm Tăng Sự Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng


tăng của việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu làm tăng rủi ro hệ thống và do đó giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng.

2.4.2. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng

Quan điểm lý thuyết thứ hai cho rằng vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ giúp các ngân hàng có những lựa chọn tốt hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm soát tốt hơn hoạt động tín dụng từ đó gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Quan điểm lý thuyết này ủng hộ vai trò của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trên 3 khía cạnh (Matten, 1996).

Khía cạnh thứ nhất phân tích các ngân hàng chưa được vốn hóa và có vốn hóa lớn đối với phản ứng đầu tư của ngân hàng, kết quả cho thấy việc giảm các khoản tài trợ cho vay ở các ngân hàng thiếu vốn. Bernake and Lown (1991) được tìm thấy trong giai đoạn 1990-1991, mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ vốn của ngân hàng ở cả cấp tiểu bang và từng ngân hàng tại Mỹ. Woo (2003), trong khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái tín dụng ở Nhật Bản năm 1997, đã tìm thấy nguyên nhân do sự thiếu hụt vốn ngân hàng. Theo nghiên cứu của ông, có một mối tương quan dương giữa cho vay ngân hàng và vốn chủ sở hữu. Haubrich và Wachtel (1993) phân tích, dựa trên các yêu cầu về vốn của Hiệp định Basel, chuyển đổi trong từng loại tài sản và các hiệu ứng thay thế phát hiện ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp đang chuyển các tài sản có rủi ro cao. Gambacorta và Mistrulli (2004) cho thấy các hành vi cho vay ngân hàng phụ thuộc vào mức độ vốn hóa của họ, các ngân hàng có vốn đầu tư tốt có thể hấp thụ các tình huống tài chính khó khăn tạm thời của bên đi vay và giữ mối quan hệ cho vay dài hạn. Tất cả các nghiên cứu được đề cập đã chỉ ra rằng vốn càng cao càng ổn định trong cung cấp tín dụng, kéo theo ổn định thị phần, dòng tiền và lợi nhuận của các NHTM.

Khía cạnh lý thuyết thứ hai cho rằng vốn cao hơn sẽ cải thiện khả năng hấp thụ rủi ro của ngân hàng (Bhattacharya và Thakor (1993), Repullo (2004), Coval và Thakor (2005)), khả năng chịu rủi ro của các ngân hàng gia tăng đến lượt nó sẽ


giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Trong khuôn khổ của sự ổn định tài chính,vốn chủ sở hữu có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức năng hấp thụ rủi ro của vốn. Vốn cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ. Mức vốn cao giúp ngân hàng thâu tóm các khoản lỗ do tình trạng vỡ nợ của người vay và những trường hợp tài sản không thể phục hồi được một phần hoặc toàn bộ. Các thành phần chính của vốn chủ sở hữu NHTM là từ lợi nhuận giữ lại và các nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu. Nó đóng vai trò như một công cụ tài chính giúp làm giảm tổn thất có thể gây nguy hiểm như khả năng phá sản của ngân hàng. Vốn ngân hàng quan trọng không chỉ ở cấp độ kinh tế vi mô, bảo hiểm cho bản thân các ngân hàng mà còn ở cấp độ kinh tế vĩ mô, bảo hiểm cho cả các ngân hàng. Đảm bảo hầu hết các hoạt động được tài trợ bởi tiền gửi và các khoản vay khác phải được thanh toán đầy đủ. Một ngân hàng có vốn hóa lớn, mặc dù trong một thời kỳ khó khăn nhất định đang phải chịu lỗ và giảm vốn chủ sở hữu, vẫn sẽ có sự cân bằng về ổn định tài chính (Mosko C. A, Anilda Bozdo, 2016). Kết quả này đã trở thành nền tảng để ra đời các hiệp định về vốn BASEL I (1987) và BASEL II (2004).

Khía cạnh lý thuyết thứ ba dựa trên lý thuyết Chi phí đai diện cho rằng các cổ đông của những ngân hàng có vốn hóa lớn hơn sẽ mất nhiều hơn từ thất bại của ngân hàng và do đó nhiều khả năng họ sẽ tham gia vào việc giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó giúp ngân hàng hoạt động ổn định hơn. Trong bối cảnh này, vốn chủ sở hữu ngân hàng có chức năng như một công cụ bảo vệ và tạo động lực cho việc quản lý thận trọng vì trong trường hợp phá sản, có nguy cơ mất vốn cổ đông (Mosko C. A, Anilda Bozdo, 2016). Khía cạnh lý thuyết này lần đầu tiên được đưa ra bởi Holmstrom và Tirole (1997) dựa trên việc phát triển mô hình trong đó vốn cao hơn tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho các ngân hàng để theo dõi khách hàng của họ và có sự tương tác giữa vốn ngân hàng và vốn vay. Việc tăng cường giám sát của ngân hàng không chỉ cải thiện các điều kiện cấp tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay mà còn cả việc tiếp cận các nguồn tài chính phi ngân hàng vì các nhà tài chính cũng được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

hưởng lợi từ việc cải thiện chất lượng tín dụng của người vay do giám sát của ngân hàng.

Ngoài ra, tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài chính của các NHTM cũng cho thấy hai hướng nghiên cứu khác nhau. Hướng thứ nhất cho rằng, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng giúp ổn định tài chính của ngân hàng và khả năng tồn tại của họ trong thời gian khủng hoảng tài chính. Theo Martinez-Miera và Suarez (2014) yêu cầu về vốn ảnh hưởng đến chi phí và tần suất của các cuộc khủng hoảng hệ thống, sự ổn định tài chính đạt được thông qua hỗ trợ của nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao nhằm giảm rủi ro hệ thống trong thời kỳ khủng hoảng. Bằng chứng về tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng càng được củng cố trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính. Hướng thứ hai, trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của NHTM. Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng phá vỡ các hoạt động kinh tế do nguyên nhân giảm tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ: trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Xuất khẩu suy giảm, điều này vừa ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thương mại; vừa làm tăng lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trường sức lao động; thị trường bất động sản sẽ có xu hướng đình trệ và sự đình trệ của thị trường này sẽ tác động tiêu cực đến các thị trường khác. Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn; lãi suất tăng, tăng chi phí vốn, vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh này, khi các NHTM gia tăng vốn chủ sở hữu, kéo theo mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng các hoạt động sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, gia tăng sự bất ổn trong dòng tiền, lợi nhuận cũng như sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM (Huang and Ratnovski, 2009).

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


2.5. Lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng được đánh giá là một trong những hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Những vụ việc gây đổ vỡ các ngân hàng của một quốc gia, không ít thì nhiều đều liên quan đến rủi ro tín dụng và gây ra những thiệt hại to lớn. Rủi ro tín dụng có khả năng gây ra những tổn thất tài chính cho tổ chức tín dụng, dẫn đến việc làm giảm năng lực kinh doanh và khả năng trả các khoản nợ, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi và dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán, làm suy giảm sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM.

Nội dung chính của Basel III có liên quan đến vai trò vốn chủ sở hữu ngân hàng đối với ổn định tài chính ngân hàng. Sự ổn định về tài chính chịu ảnh hưởng bởi: 1) xác suất của các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính; và 2) lỗ của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu. Bằng cách giảm xác suất của một trong hai điều này sẽ giảm thiểu thiệt hại về sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Với điều đầu tiên, ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu điều chỉnh sự ổn định tài chính thông qua việc giảm các rủi ro của ngân hàng đặc biệt là rủi ro mất khả năng thanh toán của toàn các ngân hàng. Với điều thứ hai, các khoản lỗ của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu thông qua rủi ro tín dụng của NHTM ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính của NHTM.

Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả và tính thời hạn, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. Về bản chất, đây là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, rất khó quản lý và thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác, rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính là khối lượng nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến xác suất vỡ nợ của các ngân hàng kéo theo giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng theo ba khía cạnh:


Thứ nhất, rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng, một ngân hàng có rủi ro lớn là một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ các ngân hàng. Tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý… làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng (Imbierowicz và Rauch, 2014, Ameni Ghenimi (2017)).

Thứ hai, Berger, A. N., và ctg (1997), Boyd, J. H., và cs (1988), Salas, V., và cs (2002) chỉ ra rằng rủi ro làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng một phần nguyên nhân là do các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của của dân cư vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong lúc không huy động được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế người rút tiền thấy tình trạng của Ngân hàng như thế lại rút tiền càng tăng lên, kết quả là Ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán, kéo theo sự mất ổn định tài chính của NHTM.

Thứ ba, theo Cai, J., và ctg (2008), He, Z., và ctg (2012), Eklund, T và ctg (2001), Dermine, J. (1986). Blair và ctg (1978), rủi ro đưa đến kết quả là lợi nhuận suy giảm do rủi ro đưa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các nguồn thu từ hoạt động tín dụng lại kéo theo rủi ro tín dụng. Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng,


trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ. Thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận.

Hậu quả của thông tin bất cân xứng giữa các cổ đông ngân hàng và người gửi tiền ngân hàng, hay nói cách khác là do trách nhiệm hữu hạn đối với cổ đông và bảo hiểm tài chính đối với người gửi tiền tại ngân hàng, khuyến khích các hoạt động đầu tư cho vay có rủi ro của nhà quản lý ngân hàng. Santos (1999), bằng cách áp dụng lý thuyết về rủi ro đạo đức, đã giải thích tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng. Việc lý giải tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng được tác giả xem xét thông qua tác động truyền dẫn này. Một số lý thuyết lý giải cho tác động này có thể kể đến như: lý thuyết Thông tin bất cân xứng, lý thuyết Đại diện.

2.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.6.1. Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lường sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

Vận dụng Z-score để đo lường sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Có thể kể đến các nghiên cứu như:

Boyd & ctg (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tập trung thị trường và rủi ro phá sản ngân hàng bằng cách sử dụng Z-score làm phương pháp thực nghiệm trên dữ liệu của 134 quốc gia chưa công nghiệp hóa trong khoảng thời gian 1993-2004. Kết quả chỉ ra mối liên hệ dương giữa tập trung thị trường và rủi ro phá sản, phần lớn do biến động dương của tập trung thị trường và biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

Soedarmono & ctg (2011) sử dụng phân tích định lượng để xem xét mức ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến độ ổn định hoạt động của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các NHTM ở 12 nước Châu Á trong khoảng thời gian 2001-2007. Để đại diện cho độ ổn định tài chính của NHTM, nghiên cứu sử dụng đồng thời chỉ số Z-score theo ROA, ROE, SDROA, SDROE, EQTA và


CAR. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tư bản hóa vốn cao trong một môi trường ít cạnh tranh sẽ làm gia tăng rủi ro đạo đức và nguy cơ phá sản ngân hàng.

Rahman & ctg (2012) sử dụng chỉ số Z-score trong nghiên cứu thực nghiệm tác động của cấu trúc sở hữu ngân hàng đến rủi ro của 9 ngân hàng nội địa và 12 ngân hàng nước ngoài ở Malaysia giai đoạn 1995-2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng lớn cổ đông sẽ làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định của ngân hàng và khẳng định tầm quan trọng của những quy định về sở hữu vốn trong ngân hàng; sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng do nguy cơ phá sản cao trong khi sở hữu chính phủ và sở hữu trong nước sẽ làm giảm rủi ro và gia tăng sự ổn định cho các ngân hàng.

Các nghiên cứu trong nước có thể kể đến như nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015), Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015). Cụ thể:

Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015) sử dụng mô hình Z-score điều chỉnh Z‟‟ của Altman (1968) để đo lường rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam. Tác giả sử dụng số liệu của 39 NHTM Việt Nam trong 6 năm từ 2008-2013 và chia các ngân hàng thành 4 nhóm dựa trên quy mô vốn điều lệ. Bằng kiểm định One way ANOVA, kết quả nghiên cứu cho thấy Chỉ số Z‟‟ có sự khác biệt giữa các nhóm có quy mô vốn khác nhau, nhóm ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất và nhỏ nhất có Z‟‟nhỏ hơn hai nhóm còn lại, các ngân hàng có quy mô càng lớn hoặc càng nhỏ lại chịu ảnh hưởng lớn trước những thay đổi của nền kinh tế.

Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015) xem xét tác động của phát triển thị trường tài chính đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam trong 9 năm từ 2005-2013, trong đó, tác giả sử dụng Z-score làm chỉ số đo lường rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố như cấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng; tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với rủi ro ngân hàng.


2.6.2. Các nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001) được thực hiện đối với mẫu các ngân hàng Mỹ theo đạo luật FDICIA (tạm dịch là Đạo luật công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang sửa đổi) nhằm xác định ảnh hưởng của các quy định tăng vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Mỹ. Bằng cách sử dụng hệ hai phương trình với các biến phụ thuộc là thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và Z- score của ngân hàng, các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, thu nhập ròng, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, chất lượng tài sản, tỷ lệ số lượng khu vực nông thôn so với thành thị. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy đạo luật FDICIA đã thực sự làm gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhưng việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại kéo theo sự gia tăng bất ổn của ngân hàng.

Tuy nhiên, Rime (2001) lại cho rằng không có mối quan hệ giữa sự ổn định và vốn trong ngân hàng. Ông tiến hành nghiên cứu bằng cách xem xét các mối quan hệ giữa Z-score và vốn trong các NHTM trong giai đoạn 1989-1995, ông đã sử dụng một mô hình hệ phương trình để phân tích việc điều chỉnh vốn và sự bất ổn tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Kết quả phân tích cho thấy trong những năm gần đây, các nhà quản lý đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng để tăng cường sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính. Rime phân tích các ngân hàng Thụy Sĩ đã phản ứng thế nào với những quy định trên. Đồng thời ông cũng sử dụng số liệu và mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của việc điều chỉnh vốn đến sự ổn định tại các ngân hàng Thụy Sĩ, khi họ buộc phải tuân theo mức vốn quy định tối thiểu. Kết quả chỉ ra áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến mức độ ổn định của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Godlewski (2004) nhằm xác định ảnh hưởng của vốn đến rủi ro bất ổn tài chính của các NHTM ở ba khu vực: Trung Đông, Đông Nam Á, và Nam Mỹ. Dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bankscope trong giai đoạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022