Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu Dữ Liệu Nghiên Cứu


Nam là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngược. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam nhưng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở vượt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối ưu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là cao nhất. Cần một nghiên cứu chứng minh tồn tại tác động phi tuyến này và tìm ra ngưỡng vốn chủ sở hữu tối ưu giúp làm tăng sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.

Thứ ba, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào những năm 2008 và 2009 đã làm kinh tế các quốc gia đang bị suy giảm mạnh. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ: trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Xuất khẩu sẽ suy giảm, điều này vừa ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thương mại; vừa làm tăng lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trường sức lao động; thị trường bất động sản sẽ có xu hướng đình trệ và sự đình trệ của thị trường này sẽ tác động tiêu cực đến các thị trường khác. Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn; lãi suất tăng, tăng chi phí vốn, vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (Đinh Sơn Hùng, 2010). Các nghiên cứu thực nghiệm của Consuelo Silva Buston (2012); Jacob Oduor và cộng sự (2017) cho thấy dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã làm thay đổi tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước, chưa có nghiên cứu nào so sánh sự thay đổi của tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009.


1.3. Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp gia tăng sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam. Ngoài ra, với kỳ vọng lấp đầy khe hở nghiên cứu tại Việt Nam, nghiên cứu còn tiến hành: (i) kiểm tra có hay không sự tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu đối với sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam và nếu có, tìm ra ngưỡng vốn chủ sở hữu tối ưu mà tại đó mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là cao nhất và (ii) so sánh sự thay đổi của tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009.

Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

- Đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2016;

- Nghiên cứu các chiều hướng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam;

- Đo lường và đánh giá mức độ tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Kiểm tra có hay không sự tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu đối với sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam và nếu có, tìm ta ngưỡng vốn chủ sở hữu tối ưu mà tại đó mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là cao nhất.

- So sánh sự thay đổi của tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009.

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam.


1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời các câu hỏi

sau:

- Mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2016

như thế nào?

- Các chiều hướng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính NHTM Việt Nam ra sao?

- Mức độ tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là bao nhiêu?

- Có hay không sự tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu đối với sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam? và nếu có, ngưỡng vốn chủ sở hữu tối ưu cụ thể là bao nhiêu mà tại đó mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là cao nhất?

- Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009 khác nhau như thế nào?

- Nhằm gia tăng sự ổn định tài chính, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thực hiện những giải pháp, kiến nghị nào?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đối với ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại 24 NHTM cổ phần tại Việt Nam. Nghiên cứu muốn bao quát hết các NHTM Việt Nam tuy nhiên do dữ liệu sử dụng để tính toán các biến số trong mô hình nghiên cứu được lấy chủ yếu từ báo cáo tài chính của ngân hàng đã được kiểm toán nên việc thu thập dữ liệu bị hạn chế. Cụ thể số liệu công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng thương mại hầu hết có chỉ có từ năm 2008 trở về sau. Do đó, tác giả chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2016 với 24 NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó do đề tài có xem xét giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008- 2009 nên


việc chọn giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016 là phù hợp do xem xét được cuộc khủng hoảng 2008 - 2009.

1.6. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các số liệu vi mô của 24 NHTM Việt Nam bao gồm: ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam; ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; ngân hàng TMCP Sài Gòn; ngân hàng TMCP Quân đội; ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam; ngân hàng TMCP Á Châu; ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM; ngân hàng TMCP Quốc Dân; ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; ngân hàng TMCP Đông Nam Á; ngân hàng TMCP Quốc tế; ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam; ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam; ngân hàng TMCP Kiên Long; ngân hàng TMCP Nam Á; ngân hàng TMCP Việt Á; ngân hàng TMCP An Bình; ngân hàng TMCP Bản Việt; ngân hàng TMCP Dầu Khí; ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Nguồn dữ liệu: dữ liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như: Ngân hàng Nhà nước VN, Tổng cục thống kê VN (GSO), Báo cáo tài chính năm của 24 NHTM Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp định lượng dựa trên các nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), Jacob Oduor và cộng sự (2017) nhằm xây dựng mô hình thể hiện tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phần mềm Stata với dữ liệu Panel Data. Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

(1)

Trong đó:là chỉ số ổn định tài chính của ngân hàng i tại thời gian t. Xit là biến độc lập đại diện cho vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng của ngân hàng.

là vector các biến kiểm soát ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân


hàng, bao gồm cả biến vĩ mô lẫn vi mô của mỗi ngân hàng. Di,t là biến giả đại diện cho các giai đoạn khủng hoảng.

Mô hình nghiên cứu đươc tác giả đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện tại các quốc gia trên thế giới. Tác giả sử dụng các hồi quy phổ biến là:

Phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng như tác động cố định (Fixed Effects), tác động ngẫu nhiên (Random Effects), Kiểm định Hausman là một trong những phương pháp để lựa chọn giữa random effects hay fixed effects; Nếu mô hình được chọn có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng này. Mô hình đo tác động của vốn chủ sở hữu lên rủi ro mất khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phần mềm Stata với dữ liệu bảng (Panel Data).

Bên cạnh các phương pháp ước lượng trên, nghiên cứu cũng thực hiện hồi quy các mô hình bằng phương pháp SGMM cho dữ liệu bảng. Phương pháp SGMM là phương pháp cải tiến của Arellano & Bond (1991) và Blundell & Bond (1998) được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính hoặc các dữ liệu bảng vi phạm tính chất HAC (heteroskedasticity and autocorrelation- phương sai thay đổi và tự tương quan). Khi đó các ước lượng tuyến tính cổ điển của mô hình dữ liệu bảng như FE (fixed effects), RE (random effects), LSDV (least squares dummy variable) sẽ không còn là ước lượng hiệu quả, tin cậy, phương pháp GMM là phương pháp thích hợp được lựa chọn sử dụng thay thế. Nhằm kiểm định các tính xác định của các ràng buộc, Hansen (1982) được sử dụng để kiểm định tính hợp lý cho các biến công cụ. Để kiểm định tự tương quan bậc 2, chúng ta sử dụng kiểm định Arellano-Bond.Các kiểm định độ tin cậy của mô hình đã được tác giả thực hiện bao gồm:

Kiểm định sự tự tương quan của phần dư: Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết H0: không có sự tương quan bậc 1


(kiểm định AR(1)) và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định AR(2)), chúng ta bác bỏ H0 ở kiểm định AR (1) và chấp nhận H0 ở kiểm định AR

(2) thì mô hình đạt yêu cầu.


Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tương tự các mô hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể được thực hiện thông qua kiểm định F. Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích với giả thuyết H0: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, do đó để mô hình phù hợp thì phải bác bỏ giả thuyết H0. Ngoài ra, kiểm định Sargan/Hansen còn được sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp. Khi chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp.

1.7. Đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận

Nghiên cứu hệ thống cơ sở phương pháp luận về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của ngân hàng đồng thời phân tích tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng gắn với bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng của nó đến các ngân hàng trong nước.

Về mặt phương pháp

Thứ nhất, tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0. Sử dụng dữ liệu bảng với các phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects) và tác động cố định (Fixed Effects). Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa Random Effects và Fixed Effects. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể nếu có. Bên cạnh đó việc ước


lượng bằng phương pháp GMM hệ thống (System General Method of Moments) cũng được sử dụng nhằm đảm bảo các kết quả thu được đáng tin cậy.

Thứ hai, nghiên cứu cũng mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình định lượng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính tại các NHTM Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu này theo hai hướng bằng cách mở rộng chiều rộng hoặc chiều sâu của nghiên cứu. Về mặt chiều chiều sâu, nghiên cứu tiếp theo có thể gia tăng kích thước mẫu tại các quốc gia và vùng khu vực khác như ASEAN, CHÂU Á, ....và sử dụng các công cụ định lượng đo lường khác nhằm kiểm định tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính tại các NHTM. Về mặt chiều rộng, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành kiểm tra các tác động của yếu tố khác đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam như: rủi ro mất khả năng thanh khoản, quản trị tài chính, tỷ lệ vốn hóa, lợi nhuận,...

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Thứ nhất, dựa trên cơ sở nghiên cứu của Jacob Oduor và cộng sự (2017), Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng đã tiến hành đo lường mức độ tác động kết hợp của cả vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, và rủi ro tín dụng gia tăng sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Đây là một đóng góp về mặt thực nghiệm bổ sung cho các nghiên cứu thực nghiệm trong nước còn rất hạn chế khi nghiên cứu về vấn đề này.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm về các chiều hướng tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng theo từng giai đoạn thời gian, kết quả nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa hai biến số này cho thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) đến sự ổn định tài


chính của các NHTM Việt Nam là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngược. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam nhưng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) vượt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối ưu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là cao nhất.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm, cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng cụ thể của vốn chủ sở đến sự ổn định tài chính của các NHTM dưới ảnh hưởng của điều kiện khủng hoảng: trong thời kỳ khủng hoảng, sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM Việt Nam.

Thứ tư, bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, nghiên cứu còn xem xét tác động này trong điều kiện khủng hoảng tài chính vào những năm 2008 và 2009. Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến khủng hoảng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, tác động ngược chiều của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng và chỉ số Z-score: sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam khi các yếu tố khác không đổi, điều này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước của các quốc gia trên thế giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022