Cơ Sở Lý Luận Về Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại


Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ hai, EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân. Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Chẳng hạn, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này. Do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,...

Thứ ba, LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi


khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Do đó, không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân trong việc tính toán. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.

Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện giá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.


Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các dòng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được dòng tiền và chiết khấu các dòng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.

Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay.

Do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên rủi ro tín dụng trong nghiên cứu này được tác giả tính toán theo phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức dự phòng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ được tác giả sử dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng.

2.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Hiểu theo tiêu thức chủ thể gây ra rủi ro, rủi ro tín dụng xảy ra do nguyên nhân đến từ khách hàng, nguyên nhân đến từ môi trường kinh tế vĩ mô và các nguyên nhân đến từ NHTM. Trong phạm vi giới hạn về nghiên cứu, luận án tiếp cận nguyên nhân rủi ro tín dụng theo sự thất bại của thị trường mà nguyên nhân bắt đầu từ hiện tượng thông tin bất cân xứng, rủi ro đạo đức nảy sinh cho thấy thất bại từ thị trường từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Hậu quả của thông tin bất cân xứng do hai chủ thể này gây nên lại do người gửi tiền vào ngân hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu.

2.2.4.1 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng

Theo Mankiw (2003), thông tin bất cân xứng là hiện tượng phổ biến trong thị trường. Người bán thường biết nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm so với người mua.


Còn theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Những nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế về vấn đề thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của nó đối với thị trường tín dụng gồm Bencivenga và Smith (1993), Ben Bernanker và Mark Gertler (2001). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng đã bóp méo thị trường tín dụng, một lượng vốn lớn đã được tài trợ sai từ những người cho vay tới những người đi vay. Theo Bencivenga và Smith (1993), những người cho vay đã không có thông tin chính xác và đầy đủ để phân biệt những dự án đầu tư tốt và dự án đầu tư kém, kết quả là việc tài trợ tín dụng sai lệnh đã tồn tại trong thị trường tín dụng, điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy, sự không công bằng về thông tin đã khiến một bộ phận những người đi vay có mức độ rủi ro thấp lại bị từ chối cho vay, tức là một luồng vốn đã bị che dấu từ người cho vay tới người đi vay.

Tóm lại, lý thuyết thông tin bất cân xứng một mặt lý giải cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Mặt khác lý giải cho vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng vay. Điều này dẫn đến việc lựa chọn đối nghịch khiến cho các ngân hàng có thể chấp nhận tài trợ những dự án không tốt trong khi từ chối tài trợ dự án tốt. Và rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động đến lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.

2.2.4.2 Lý thuyết Chi phí đại diện

Lý thuyết người chủ - người đại diện sau đây gọi là lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và


nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978).

Như vậy, lý thuyết đại diện chính thức ra đời vào đầu những năm 1970, nhưng những khái niệm liên quan đến nó đã có một lịch sử lâu dài và đa dạng. Một vài nhà nghiên cứu đáng chú ý trong giai đoạn đầu phôi thai của lý thuyết đại diện những năm 1970 là: Armen Alchian, Harold Demsetz, Michael Jensen, William Meckling và S.A.Ross.

Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ quyết định công việc và một bên khác là người đại diện thực hiện các công việc đó. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này được công bố; và được biết đến như một phần lý thuyết quan trọng trong toàn bộ lý thuyết về doanh nghiệp hiện đại. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người làm công hoặc còn gọi là người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người tuyển dụng hoặc còn gọi là người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Lý thuyết này kết luận rằng dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo hay không đầy đủ và không rõ ràng, đặc điểm của hầu hết các thị trường, hai vấn đề về đại diện sẽ xuất hiện là: lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức. Lựa chọn bất lợi là trường hợp người chủ không thể biết chắc liệu người đại diện cho mình có đủ khả năng thực hiện công việc mà họ được trả tiền để làm hay không, hay liệu khả năng làm việc của người đại diện có tương xứng với số tiền họ trả hay không. Mối nguy đạo đức là trường hợp người chủ không chắc chắn liệu người đại diện có nỗ lực tối đa cho công việc được giao hay không, hay liệu họ có trục lợi cá nhân khi họ là người biết rõ những thông tin mà không phải cổ đông nào cũng biết.

Trong hoạt động tín dụng, người đi vay là “người đại diện” còn ngân hàng là “người chủ” của nguồn vốn. Do đó, trong điều kiện thông tin không hoàn hảo, mối quan hệ này sẽ xuất hiện vấn đề đại diện. Thoạt đầu, người đi vay hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của mình hơn so với ngân hàng. Tiếp đó, về phương diện


sử dụng vốn tín dụng, đại đa số người đi vay đều có quyền tự quyết việc sử dụng vốn, bên ngoài rất khó truy vấn thông tin này. Với lợi thế của thông tin này, họ rất dễ thực hiện việc làm trái đạo đức kinh doanh trong quá trình tín dụng với ngân hàng, biểu hiện cụ thể là:

Che giấu thông tin bất lợi của bản thân trước khi vay. Điều tra của ngân hàng trước khi cho vay chủ yếu bao gồm các thông tin về người vay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiện trạng sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình tài chính…, mà đây đều là những ưu thế thông tin của người vay. Người đi vay sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin về bản thân mình chủ yếu thông qua các số liệu tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận… Để đạt được mục đích vay vốn ngân hàng, rất nhiều người đi vay đã cố che giấu các thông tin bất lợi về hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, đang phải cạnh tranh, ... Thậm chí, khi ngân hàng không tin vào báo cáo kinh doanh, vào những thông tin do người vay cung cấp nhưng dù có tiến hành điều tra, họ cũng không thể nắm hết được thông tin của người vay. Do đó, khi người vay che giấu thông tin để lừa gạt ngân hàng thì việc vay vốn vẫn được thực hiện.

Tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay. Trong hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và người đi vay đều có quy định rất rõ việc người đi vay phải ghi rõ hướng đầu tư vốn vay, một khi phát hiện người đi vay làm trái hợp đồng vay, thay đổi mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngừng cho vay. Thế nhưng, tình trạng người đi vay tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay vẫn rất khó ngăn chặn, hoặc một phần vốn vay bị đầu tư vào việc khác của người đi vay, hoặc toàn bộ vốn vay bị chuyển đổi mục đích đầu tư. Hạng mục đầu tư mà thay đổi thì nhất định sẽ có rủi ro và lợi tức cũng bị thay đổi. Khi hợp đồng vay vốn được ký kết, ngân hàng có thể dự tính kiểm soát rủi ro, nhưng khi người đi vay thay đổi mục đích sử dụng vốn, ngân hàng sẽ không thể nắm bắt được. Ngoài ra, thái độ đối với những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay cũng là vấn đề thường gặp trong đạo đức kinh doanh. Người đi vay sau khi đã nhận được vốn vay, song các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ


vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm, vốn vay được sử dụng không hiệu quả, kinh doanh kém, tình trạng rủi ro gia tăng, khả năng thu hồi vốn càng khó.

Từ chối trả tiền vay. Người đi vay vay vốn ngân hàng, đạt được quyền sử dụng vốn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi hết hạn, nhưng một số người đi vay vẫn cố ý khất nợ ngân hàng. Ngoài các trường hợp kinh doanh không hiệu quả đã đề cập ở trên, dẫn đến việc người đi vay không có khả năng trả nợ, vẫn diễn ra tình trạng một số người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng áp dụng cách làm gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận này phản ánh tình trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ đúng hạn.

Tóm lại, từ những lý do trên lý giải cho việc rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua thu nhập và lợi nhuận. Thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể khiến ngân hàng mất vốn. Điều này gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng.

2.3. Cơ sở lý luận về ổn định tài chính của ngân hàng thương mại

2.3.1. Khái niệm về ổn định tài chính

Khái niệm về ổn định tài chính

Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương Châu Âu, ổn định tài chính là điều kiện mà hệ thống tài chính, bao gồm các trung gian tài chính, cơ sở hạ tầng và thị trường có khả năng chịu đựng những cú sốc và giải quyết được sự mất cân đối tài chính, do đó giảm thiểu khả năng bị gián đoạn trong quá trình trung gian tài chính, cũng như giảm đáng kể ảnh hưởng trong việc phân bổ nguồn tài chính nhàn rỗi đến các cơ hội đầu tư sinh lời.

Theo Wellink (2002), một hệ thống tài chính ổn định là có khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính đó cũng không được là nguồn phát sinh các cú sốc. Sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính là một điều kiện quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, hầu hết các giao dịch trong nền kinh tế thực được thực hiện thông qua hệ thống tài chính. Tầm quan


trọng của ổn định tài chính dễ thấy nhất trong các tình huống tài chính bất ổn, chẳng hạn như các ngân hàng miễn cưỡng tài trợ cho các dự án mà giá trị tài sản lệch quá mức so với giá trị thực của nó, hoặc thanh toán không kịp thời. Nghiêm trọng hơn, bất ổn tài chính có thể dẫn đến phá sản ngân hàng, siêu lạm phát hay sụp đổ thị trường chứng khoán

Theo Deutsche Bundesbank (2003), nghĩa rộng của sự ổn định tài chính mô tả trạng thái ổn định, một trạng thái mà hệ thống tài chính thực hiện một cách hiệu quả các chức năng kinh tế chính, chẳng hạn như phân bổ nguồn lực, phân tán rủi ro và trung gian thanh toán. Hệ thống tài chính ổn định có thể thực hiện tốt các chức năng của nó ngay cả khi có sự kiện chấn động, những tình huống căng thẳng hay những thời kỳ có biến động mạnh.

Đối lập với tình huống ổn định tài chính là sự bất ổn tài chính của các ngân hàng. Có nhiều khái niệm liên quan đến tình trạng này có thể kể đến như:

Theo Mishkin (1999), bất ổn tài chính xảy ra khi những cú sốc đến hệ thống tài chính gây trở ngại đến luồng thông tin làm cho hệ thống tài chính không thể làm tốt chức năng của nó trong việc phân phối tài chính cho những chủ thể có cơ hội đầu tư hiệu quả.

Theo Chant & cs (2003), bất ổn tài chính đề cập đến những điều kiện trong thị trường tài chính mà gây tổn hại hay đe dọa đến hiệu suất hoạt động của nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống tài chính. Sự bất ổn như vậy gây tổn hại đến sự vận hành của nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể làm suy giảm tình hình tài chính của các đơn vị phi tài chính như các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ đến mức làm cho các dòng tài chính đến họ thu hẹp lại. Nó cũng có thể phá vỡ hoạt động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trường nói chung và làm cho chúng ít có khả năng tài trợ cho nền kinh tế. Bất ổn tài chính khác nhau về thời gian và không gian tùy thuộc vào điểm khởi đầu của nó, các thành phần của hệ thống tài chính bị ảnh hưởng và gây ra hậu quả. Mối đe dọa đến sự ổn định tài chính đến từ nhiều nguồn khác nhau như sự phá sản của một ngân hàng nhỏ, ngân hàng chuyên biệt hay ngân hàng hối đoái; sự cố máy tính tại một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022