Sở Thích Rủi Ro, Vốn Xã Hội Và Rủi Ro Cho Vay Tín Dụng Vi Mô


phải tạo ra và nuôi dưỡng nó một cách phù hợp bằng cách thực hiện các chính sách cụ thể.

Như vậy, có thể nói vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Tuy nhiên đối với vấn đề rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn đề mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này.

Bên cạnh đó, tương tự như sở thích rủi ro, vốn xã hội cũng đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như đầu tư chứng khoán, TCVM, sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe, y tế, giáo dục, trò chơi, cờ bạc... Về không gian thì cũng bao gồm nhiều khu vực kể cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với các đối tượng nghiên cứu, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu để so sánh sự khác biệt giữa hai khu vực nông thôn và thành thị thì chưa có nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào. Akram và Routray (2013) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội và việc tham gia TCVM từ 191 hộ gia đình nông thôn Pakistan với phương thức cho vay theo nhóm, kết quả là có mối quan hệ không đáng kể giữa vốn xã hội và việc tham gia các chương trình TCVM.

Tóm lại, các nghiên cứu về sở thích rủi ro và vốn xã hội liên quan đến nhiều đối tượng và lĩnh vực như chứng khoán, giáo dục, TDVM, sản xuất, tiêu dùng, trò chơi, cờ bạc... Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với các đối tượng, cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố hành vi như sở thích rủi ro và vốn xã hội, sự khác biệt về địa bàn cư trú, giới tính, độ tuổi, các mối quan hệ với chính quyền, với xã hội, uy tín cá nhân... đối với rủi ro cho vay TDVM thì vẫn chưa thấy nghiên cứu nào thực hiện ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói: Vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Tuy nhiên đối với vấn đề rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn đề mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này.


1.2. Vấn đề nghiên cứu.


Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu, phân tích thực tế hoạt động TCVM của các tổ chức TCVM chính thức, bán chính thức và thời gian cũng như số liệu còn rời rạc chưa liên tục. Chưa có một nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các yếu tố tác động về hành vi, sở thích rủi ro, vốn xã hội, giới tính, độ tuổi của người vay vốn TDVM đến sự phát triển của các tổ chức TCVM hoặc cho vay TDVM tại Việt Nam. Rủi ro là phổ biến trong việc ra quyết định và sở thích rủi ro được đo lường bởi mức độ chấp nhận rủi ro của một cá nhân. Do vậy, trong phân tích hoạt động kinh tế hoặc thiết lập chính sách thì việc khơi gợi, đo lường và đánh giá sở thích rủi ro là đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn. Đồng thời, để duy trì các chuẩn mực, quy tắc trong đời sống xã hội thì việc khơi gợi và đo lường các yếu tố của vốn xã hội cũng như sở thích xã hội sẽ có những tác động và đóng góp tích cực. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, TCVM được thừa nhận là một công cụ hiệu quả trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ cho người nghèo ở những vùng có điều kiện khó khăn cải thiện đời sống. Rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả, việc tiếp cận các dịch vụ TCVM của người dân và phân tích, đánh giá hoạt động TCVM của các tổ chức TCVM. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm, hành vi của người vay vốn TDVM, đặc biệt là những người vay vốn có nợ xấu thì còn ít. Nói một cách tổng quát, trong các đặc điểm hành vi có sở thích rủi ro, các yếu tố liên quan đến vốn xã hội, giới tính, độ tuổi, quan hệ xã hội, uy tín cá nhân... của người vay vốn TDVM. Đây cũng chính là ý tưởng hình thành nên đề tài luận án này. Do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá những tác động về hành vi của những người tham gia vay vốn TDVM tại khu vực ĐBSCL có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề rủi ro trong hoạt động cho


Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - 4

vay TDVM. Từ đó, thông qua việc thu thập, phân tích số liệu từ các thí nghiệm thực địa để phân tích những tác động của các nhân tố hành vi bao gồm sở thích rủi ro, vốn xã hội cũng như các nhân tố xã hội, nhân khẩu học khác - trong đó có xem xét đến sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị - đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM và các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM.

Từ mục tiêu đó, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau đây:


(1)- Sở thích rủi ro (risk preference) cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay vốn có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM?

(2)- Vốn xã hội (social capital) cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay vốn vi mô có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM?


1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu trong luận án tác giả triển khai theo trình tự như sau: Trước hết, tác giả lược khảo các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để tìm ra khe hở và khoảng trống của vấn đề cũng như tính cấp thiết của thực tế vấn đề tại khu vực dự kiến khảo sát thực nghiệm, từ đó xác định các vấn đề cần nghiên cứu. Tiếp đến, dựa vào khung lý thuyết có liên quan cũng như các kết quả của những nghiên cứu trước đó để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường để thu thập số liệu. Các bước thực hiện được mô tả chi tiết trong chương 3 của luận án.

Sau khi đã xác định được phương pháp nghiên cứu, tác giả bắt đầu tiến hành khảo sát và thực hiện thí nghiệm tại hiện trường ở các địa bàn nghiên cứu đã chọn lựa. Sau quá trình thu thập đủ số liệu dự kiến tại khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với biến nhị phân Binary Logistic cũng như thực hiện phương pháp phân tích mô hình Probit nhằm kiểm định tính vững chắc của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện. Từ những kết quả thu được, tác giả tiến hành sàng lọc, thảo luận và giải


thích các kết quả đã tính toán được và từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách đối với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu thập được. Đồng thời cũng nêu ra những phần còn hạn chế của nghiên cứu để làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai.

Để tiến hành thí nghiệm, tác giả sử dụng 3 game (trò chơi) để thực hiện (mô tả chi tiết trong chương 3). Tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để thực hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. Còn về thí nghiệm khơi gợi sở thích xã hội, tác giả sử dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và thí nghiệm về lòng tin (Trust Game) thì dựa theo phương pháp thí nghiệm của Camerer và Fehr (2003).

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


- Đối tượng: Bao gồm các khách hàng vay vốn TDVM của các tổ chức TCTD có hoạt động cho vay TDVM, các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức là đối tượng trực tiếp nghiên cứu để tìm hiểu tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội của người vay vốn TDVM đến rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này bao gồm 176 khách hàng vay vốn TDVM tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL gồm cả khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Bao gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre và Long An.

- Thời gian tiến hành triển khai tất cả 6 cuộc khảo sát và thí nghiệm nói trên được thực hiện từ tháng 05/2017 đến 10/2017.

1.6. Những đóng góp của luận án.


1.6.1. Về mặt học thuật.


Cho đến nay, việc sử dụng các kết quả thí nghiệm kinh tế tại hiện trường về hành vi của người tham gia thông qua các trò chơi để đánh giá các vấn đề kinh tế- xã hội đã được các nhà kinh tế sử dụng rất nhiều. Qua đó thấy được sự tác động đáng kể của hành vi cá nhân đối với các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề xã hội


nói chung. Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa được vận dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề về kinh tế hành vi tại Việt Nam.

Trong thí nghiệm của mình, tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để thực hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. Về khơi gợi sở thích xã hội, tác giả sử dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và thí nghiệm về lòng tin (Trust Game) thì dựa theo phương pháp thí nghiệm của Camerer và Fehr (2003). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thí nghiệm thực địa vận dụng các phương pháp này cũng còn chưa nhiều đặc biệt là trong nghiên cứu về TCHV và TCVM. Tác giả đã vận dụng phương pháp thí nghiệm sử dụng 3 trò chơi, có chọn lọc và đưa ra các mức thưởng phạt phù hợp với thực tế Việt Nam cũng như địa bàn nghiên cứu để xem xét và đánh giá tác động của các nhân tố đến rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM ở ĐBSCL. Từ đó bổ sung một số cơ sở lý luận về TCHV liên quan đến tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội đến rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM ở ĐBSCL.

1.6.2. Về mặt thực tiễn.


Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển của ngành TCVM tại Việt Nam, rõ ràng là nhu cầu về sử dụng các dịch vụ TCVM tại Việt Nam trong đó có cho vay TDVM, các món vay nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất lớn mà nguồn cung cấp chính thức thì lại rất khiêm tốn. Hoạt động của các tổ chức TCVM tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự hỗ trợ tích cực từ những chính sách của Nhà nước đặc biệt hiện nay, các công ty tài chính đang hình thành và bùng nổ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã và đang gây ra những bất cập và nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế.

Từ những cơ sở lý luận và thông qua kết quả phân tích thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường, tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sở thích rủi ro và vốn xã hội có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động cho vay TDVM của các TCTD có hoạt động cho vay TDVM cũng như các tổ chức TCVM. Những người đóng góp cho cộng đồng nhiều, những người tin tưởng đưa tiền cho đối tác nhiều thì ít có nợ


xấu và ngược lại. Khi quy mô món vay cao thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi, không có sự khác biệt đáng kể về nợ xấu giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những hàm ý về chính sách có liên quan đến hoạt động TCVM cũng như đưa ra những kiến nghị để có thể góp phần vào việc phát triển ngành TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần vào công cuộc giảm thiểu đói nghèo tại các vùng có điều kiện khó khăn và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

1.7. Kết cấu của luận án.


Luận án gồm 5 chương có cấu trúc như sau:


Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Trong chương này tác giả đã phân tích tổng quan, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước đây, từ đó phân tích, đánh giá để đưa ra khe hở quan tâm nghiên cứu để từ đó xác định được nội dung của đề tài nghiên cứu. Qua đó tác giả cũng đã phân tích, lựa chọn và trình bày mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ đó, tác giả cũng đưa ra những đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn của luận án. Cuối cùng, tác giả cũng tóm lược cấu trúc trình bày của toàn văn luận án.

Chương 2: Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, khung lý thuyết về sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM. Tác giả cũng giới thiệu khái quát về lý thuyết triển vọng của Tversky và Kahnerman (1979), một lý thuyết được xem là nền tảng của khoa học tài chính hành vi. Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước để đưa ra mục tiêu nghiên cứu của mình. Đồng thời, tác giả cũng đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay TDVM từ cả hai phía người cho vay và khách hàng vay vốn để đánh giá, đo lường hiệu quả và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM. Phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến vốn xã hội có ảnh hưởng đến rủi ro củaTDVM trong hoạt động TCVM. Tác giả cũng đã đưa ra


các tiêu chí để đo lường và đánh giá về rủi ro của TCVM trong nghiên cứu của mình.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trong chương 3, tác giả đã thông qua lược khảo các phương pháp nghiên cứu trước đây về khơi gợi sở thích rủi ro, đánh giá và đo lường vốn xã hội; thông qua đó phân tích, đánh giá, sàng lọc để lựa chọn phương pháp thí nghiệm vận dụng các trò chơi phù hợp với đề tài nghiên cứu. Tác giả cũng nêu ra phương pháp nghiên cứu, phương pháp đo lường sở thích rủi ro, vốn xã hội, phương pháp thu thập dữ liệu và đưa ra mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết nghiên cứu để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, cũng mô tả chi tiết cách thức tổ chức, thực hiện thí nghiệm các trò chơi đã chọn để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu.Tác giả cũng giới thiệu phương pháp hồi quy được lựa chọn thực hiện đó là phương pháp phân tích hồi quy với biến nhị phân- Binary Logistic và sử dụng phương pháp phân tích mô hình Probit để kiểm định tính vững của kết quả hồi quy thông qua phần mềm SPSS.

Chương 4: Trong chương này, tác giả trình bày kết quả đã nghiên cứu được qua việc phân tích và kiểm định các kết quả thống kê mô tả, kết quả hồi quy từ các mô hình nghiên cứu. Qua đó, phân tích chi tiết các giả thuyết đã đặt ra để đưa ra các kết luận tại chương này, đồng thời chương 4 cũng là chương trả lời các câu hỏi và làm rõ mục tiêu của nghiên cứu.

Chương 5: Trong chương này, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu của luận án, đồng thời, dựa vào đó thảo luận các kết quả đạt được và đề xuất một số khuyến nghị và hàm ý chính sách đối với các tổ chức Chính phủ, NHNN Việt Nam, các tổ chức chính quyền có liên quan và các tổ chức TCVM Đồng thời, tác giả cũng đánh giá, nhận xét những hạn chế, khiếm khuyết của luận án và những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với đề tài.




CHƯƠNG 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ

Trong một nền kinh tế nói chung, tất cả mọi hoạt động đều phải đối mặt với rủi ro, thách thức, những bất trắc mà có thể không lường trước hết được. Và mỗi cá nhân trong một xã hội đều có những hành vi, những quan điểm cũng như những quyết định khác nhau hoặc theo một mô thức nào đó. Sở thích rủi ro của mỗi cá nhân phản ánh thái độ, hành vi của mỗi cá nhân đối với vấn đề họ tiếp cận và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, sẽ có những quyết định khác nhau. Vốn xã hội hiện nay theo các ý kiến của các nhà kinh tế, nó xem như là một loại nguồn vốn trong hoạt động kinh tế và các nghiên cứu cũng cho thấy có những ảnh hưởng và tác động lớn đến nền kinh tế. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích sở thích rủi ro, vốn xã hội và những tác động của các nhân tố đó đối với rủi ro cho vay TDVM của các TCTD có tham gia hoạt động cho vay TDVM cũng như trong hoạt động TCVM.

2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.


Trong xã hội loài người, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả mọi hoạt động. Các nhà khoa học xem rủi ro như một sự bất trắc xảy ra bất ngờ khó dự đoán trước được về một vấn đề nào đó nói chung. Thái độ đối với rủi ro của mỗi người là khác nhau, do vậy nó có thể được sử dụng để suy đoán các quyết định và hành vi kinh tế của người đó. Nó có ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi, hoạt động của người vay vốn đến rủi ro như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng và hành vi đối với rủi ro. Ngoài ra cũng còn có các ảnh hưởng từ nguồn lực của người vay bao gồm các yếu tố nhân khẩu học, tài chính, vật chất và vốn xã hội.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí