Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 2

vii

5.1.3 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội 140

5.2 Đóng góp chung về mặt thực tiễn của luận án 141

5.3 Hàm ý chính sách cho các bên liên quan 143

5.4 Kết luận và hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 147


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỒNG TRÍCH DẪN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI

PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI

PHU LỤC 4. DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 5. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 6. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM

PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC TỪ THẢO LUẬN NHÓM


PHỤ LỤC 8. TỔNG HỢP NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CÁC PHÁT BIỂU TỪ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ


PHỤ LỤC 10. BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DNXH

: Doanh nghiệp xã hội

SCCT

: Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career

theory)

SEE

:Mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero’s

Entrepreneurial Event - SEE)

TPB

: Theory of planned behavior - Lý thuyết về hành vi có kế hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 2

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong khởi sự kinh doanh xã hội từ phân tích đồng trích dẫn 3

Bảng 1.2 Danh mục và các chủ đề trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội 6

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết về ý định trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội 34

Bảng 2.2 Các nghiên cứu theo quan điểm sử dụng quan điểm Năm tính cách lớn ..42

Bảng 2.3 Các tính cách chung được sử dụng để nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh và khởi sự kinh doanh xã hội 44

Bảng 2.4 Các nghiên cứu về kinh nghiệm và giáo dục với ý định khởi sự kinh

doanh 62

Bảng 2.5 Các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội xem xét kinh nghiệm và giáo dục là biến kiểm soát 63

Bảng 3.1 Thang đo nhận thức về sự mong muốn và nhận thức về tính khả thi 80

Bảng 3.2 Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội 81

Bảng 3.3 Thang đo xu hướng rủi ro 82

Bảng 3.4 Thang đo nhu cầu thành tích 83

Bảng 3.5 Thang đo tính chủ động 84

Bảng 3.6 Thang đo tính sáng tạo 84

Bảng 3.7 Thang đo nghĩa vụ đạo đức 85

Bảng 3.8 Thang đo sự đồng cảm 85

Bảng 3.9 Thang đo sự tự tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội 86

Bảng 3.10 Thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội 87

x

Bảng 3.11 Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội 87

Bảng 3.12 Thang đo kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội 88

Bảng 3.13 Các tiêu chí kiểm định mô hình đo lường 105

Bảng 3.14 Các tiêu chí kiểm định mô hình cấu trúc 105

Bảng 3.15 Quy trình kiểm tra tác động trung gian theo Baron và Kenny (1986)...106

Bảng 3.16 Điều kiện cho các tiêu chí Confidence Interval (CI) và Variance accounted for (VAF) 107

Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát 109

Bảng 4.2 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ 110

Bảng 4.3 Phương sai trích và tương quan giữa các cấu trúc 112

Bảng 4.4 Hệ số tải và hệ số tải chéo các cấu trúc 113

Bảng 4.5 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio 115

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 117

Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tác động trung gian 120

Bảng 4.8. Kiểm định bổ sung để kiểm tra tác động trung gian 121

Bảng 4.9 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ 127

Bảng 4.10 AVE và tương quan giữa các cấu trúc 128

Bảng 4.11 Hệ số tải nhân tố vá hệ số tải chéo 128

Bảng 4.12 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio 130

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 131

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tác động trung gian 132

Bảng 4.15 Kiểm định bổ sung về tác động trung gian 134

xi


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong chủ đề khởi sự kinh doanh xã hội 3


Hình 1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tương ứng với các loại vốn con người 13


Hình 2.1 Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) 28


Hình 2.2 Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch 29


Hình 2.3 Mô hình tiềm năng tiềm năng khởi sự kinh doanh 30


Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006) 31


Hình 2.5 Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp 32


Hình 2.6 Các hướng nghiên cứu chính trong nghiên cứu về tính cách doanh nhân xã hội 41

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội 60

Hình 2.8 Mô hình đề xuất mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội 76

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu thực nghiệm 79


Hình 4.1 Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp 118


Hình 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết (H1 – H7) 132

xii


TÓM TẮT


Luận án này nhằm lược khảo chủ đề về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, nhằm xác định các nhóm nghiên cứu và danh mục nghiên cứu chính. Sau đó hai nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đặc điểm tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và tác động của giáo dục và kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Kết quả thực hiện tổng quan chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội xác định được bốn danh mục trong các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm ‘Mô hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và cách tiếp cận’; ‘Các yếu tố thuộc về cá nhân’; ‘Bối cảnh và thể chế’ và ‘Quá trình từ ý định đến quyết định’. Sau đó dựa trên những khoảng trống nghiên cứu đã tìm được, hai nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu 503 cá nhân đã tham gia các khóa học về khởi sự kinh doanh xã hội để kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, các giả thuyết nghiên cứu và các tác động trung gian.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thứ nhất cho thấy vai trò quan trọng của các đặc điểm tính cách trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Đặc điểm tính cách của các cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh xã hội là sự kết hợp của các đặc điểm tính cách kinh doanh truyền thống (tính chủ động và tính sáng tạo) và đặc điểm tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức).

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm thứ hai đã xác nhận khả năng ứng dụng của lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội để giải thích mối quan hệ từ giáo dục, kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Việc được học tập những kiến thức và kỹ năng về khởi sự kinh doanh xã hội chỉ có thể giúp người học tự tin về bản thân mà không thể giúp họ nhìn thấy những kết quả mong đợi. Ngoài ra, tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội được trung gian hoàn toàn bởi sự tự tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi.

Từ khóa: ý định khởi sự kinh doanh xã hội, đặc điểm tính cách, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm.

xiii


ABSTRACT

A systematic literature review on social entrepreneurial intention was conducted to outline state-of-the-art extant research, clarify predominant research trends, and subsequently suggest further research directions in the field. From the literature review gaps, two empirical studies were conducted focusing on personality traits, experience, and education that influence social entrepreneurial intention.

Four main research categories in social entrepreneurial intention were identified: core model, methodological and theoretical issues; personal-level factors/variables; context and institutions; and the social entrepreneurial intention-to- behaviors process. Based on a dataset of 503 individuals who had taken social- entrepreneurship-orientation courses, hypotheses and mediation effects were tested.

The first empirical research showed the personality traits of potential social entrepreneurs as a combination of general entrepreneurial traits (pro-activeness and innovativeness) and social entrepreneurial traits (empathy and moral obligations). The second empirical research demonstrated the applicability of social cognitive career theory in the context of social entrepreneurship. In addition, the results revealed that only social entrepreneurial self-efficacy partially mediates the impact of social entrepreneurship education on social entrepreneurial intention, while the two mediators sequentially intervene the linkage from prior experience with social organizations to social entrepreneurial intention.

Policymakers and educators can rely on the findings of this study to design curricula that aim to enhance learners' social education and experience to stimulate social entrepreneurial intention.

Keywords: social entrepreneurship, social entrepreneurial intention, social entrepreneurship education, personality traits, experience.

1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Giới thiệu chương 1

Nghiên cứu này nhằm lược khảo chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Từ những khoảng trống, nghiên cứu tập trung vào vai trò của tính cách, kinh nghiệm và giáo dục ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Chương 1 sẽ bắt đầu với nền tảng nghiên cứu, những mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, điểm mới, ý nghĩa và cuối cùng là kết cấu của luận án.

1.1 Nền tảng nghiên cứu


Kinh doanh xã hội đang giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cung cấp các giải pháp cho những vấn đề xã hội (Ellis, 2010; Dees, 2017). Kinh doanh xã hội được xem như hình thức kinh doanh có lợi cho toàn xã hội vì nó nhắm đến giải quyết các vấn đề xã hội mà chính phủ hay doanh nghiệp thương mại thông thường không giải quyết hoặc không đáp ứng được thông qua các giải pháp sáng tạo hướng đến việc tạo ra các giá trị xã hội hơn là các giá trị kinh tế (Alvord và cộng sự, 2004). Hình thức kinh doanh xã hội phổ biến nhất là các doanh nghiệp xã hội (DNXH). Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, DNXH được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và cam kết tái đầu tư 51% lợi nhuận hàng năm vào các mục tiêu xã hội đã cam kết ban đầu. Mặc dù nguồn lực vẫn còn hạn chế nhưng có thể thấy được trong những năm qua kinh doanh xã hội đã góp phần chia sẻ trách nhiệm và các gánh nặng với Nhà nước, đồng thời đã khắc phục được sự vận hành bởi động cơ lợi nhuận trong cơ chế thị trường hiện nay (Pham và cộng sự, 2016). Với việc luật hóa DNXH trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo nên tiền đề quan trọng cho việc hình thành môi trường pháp lý và những chính sách phù hợp khuyến khích cho sự phát triển của DNXH. Có thể nói Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành tháng 11/2014 đã đi vào lịch sử, mở ra một chương mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt khi lần đầu tiên khai sinh khái niệm DNXH chính thức trong hệ thống pháp lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024