Quy Trình Phân Tích Sơ Bộ Định Lượng

90


nghiên cứu được thông qua thảo luận nhóm bởi các chuyên gia, các biến quan sát cho từng khái niệm nghiên cứu đo lường bao hàm nhiều khía cạnh nên không cần thiết bổ sung các biến mới, các biến quan sát khó hiểu, gây khó khăn trong việc hiểu và trả lời các câu hỏi được điều chỉnh lại. Các thang đo cho các biến nghiên cứu sau khi thảo luận nhóm như sau:

Thang cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội (PD)

Thang đo cho cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm ba biến quan sát được áp dụng từ nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2013) và đã được điều chỉnh từ thang đo của Krueger (1994). Qua thảo luận nhóm, ba biến quan sát đều được các chuyên gia đồng ý. Biến quan sát Cảm giác của bạn như thế nào đối việc khởi sự kinh doanh xã hội được yêu cầu chỉnh sửa thành Cảm nhận của bạn như thế nào đối với việc khởi sự kinh doanh xã hội để rõ nghĩa hơn. Các chuyên gia cũng đề xuất thêm từ mức độ vào hai biến quan sát còn lại. Như vậy thang đo cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ PD1 đến PD3) bao gồm:

PD1: Cảm nhận của bạn như thế nào đối với việc khởi sự kinh doanh xã hội.

PD2: Mức độ căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội.

PD3: Mức độ nhiệt tình với việc trở thành doanh nhân xã hội.

Thang đo cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội (PF)

Thang đo cho cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội đánh giá về cảm nhận về việc khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm năm biến quan sát được áp dụng từ nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2013) và đã được điều chỉnh từ thang đo của Krueger (1994). Năm biến quan sát đều được các chuyên gia đồng ý và không chỉnh sửa gì về mặt ngữ nghĩa. Như vậy thang đo cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ PF1 đến PF5) bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

PF1: Việc khởi sự kinh doanh xã hội là khó khăn với tôi.

PF2: Tôi chắc chắn về sự thành công của việc khởi sự kinh doanh xã hội.

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 14

PF3: khởi sự kinh doanh xã hội vượt quá khả năng của tôi.

PF4: Tôi tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội.

91


PF5: Tôi đủ kiến thức để khởi sự kinh doanh xã hội.

Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI)

Thang đo cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội gồm 6 biến quan sát được sử dụng từ thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Liđán và Chen (2009), được phát triển từ TPB. Do đó, các thang đo này được điều chỉnh lại trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội. Qua thảo luận nhóm, một số biến quan sát gây khó hiểu, cần điều chỉnh lại khi phỏng vấn bao gồm Nghề nghiệp tương lai của tôi là một doanh nhân xã hội, Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình. Sau khi nghe các gợi ý, tác giả điều chỉnh thành Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xã hội Tôi sẽ cố gắng để khởi sự kinh doanh xã hội thành công và nhận được sự đồng ý của các chuyên gia. Như vậy thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ SEI1 đến SEI6) bao gồm:

SEI1: Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội.

SEI2: Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xã hội.

SEI3: Tôi sẽ cố gắng để khởi sự kinh doanh xã hội thành công. SEI4: Tôi quyết tâm khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai. SEI5: Tôi đã rất nghiêm túc với ý định khởi sự kinh doanh xã hội. SEI6: Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai.

Thang đo xu hướng rủi ro (RT)

Thang đo xu hướng rủi ro được Meertens và Lion (2008) rút gọn và phát triển từ thang đo khía cạnh xu hướng rủi ro của một cá nhân (Risk Propensity Scale) gồm 7 biến quan sát. Có một chuyên gia không đồng ý về tính cách xu hướng rủi ro trong khởi sự kinh doanh xã hội, chuyên gia cho rằng những doanh nhân xã hội là những người đặt lợi ích của việc giải quyết các vấn đề xã hội hơn là bị hấp dẫn bởi những rủi ro khi khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên, những chuyên gia còn lại vẫn ủng hộ tính cách này, và theo quan điểm tác giả việc khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm nhiều rủi ro tương tự như khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống vì vậy rủi ro vẫn có thể thu hút một số cá nhân có tính cách này, do đó xu hướng rủi ro vẫn được giữ lại. Các biến quan sát có đề xuất chỉnh sửa bao gồm Tôi luôn

92


đặt an toàn lên đầu tiên Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra sẽ được điều chỉnh thành Tôi quan niệm an toàn là trên hết Tôi thực sự không an tâm khi không lường được chuyện gì sẽ xảy ra. Như vậy, thang đo xu hướng rủi ro (ký hiện từ RT1 đến RT7) bao gồm:

RT1: Tôi quan niệm an toàn là trên hết.

RT2: Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có.

RT3: Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể.

RT4: Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.

RT5: Tôi thực sự không an tâm khi không lường được chuyện gì sẽ xảy ra.

RT6: Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua.

RT7: Tôi đánh giá mình là một người… (1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro).

Thang đo nhu cầu thành tích (NA)

Thang đo nhu cầu thành tích bao gồm năm câu hỏi được áp dụng từ nghiên cứu của Zeffane (2013) dựa trên các thang đo gốc của McClelland (1965) và Hermans (1970). Qua thảo luận nhóm, có hai chuyên gia không đồng ý về tính cách nhu cầu thành tích, các chuyên gia này cho rằng những doanh nhân xã hội là những người không vì thành tích mới giải quyết các vấn đề xã hội. Giải quyết vấn đề xã hội xuất phát từ mong muốn giúp xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những chuyên gia còn lại vẫn ủng hộ tính cách này. Ngoài ra, theo đánh giá của tác giả, sự mong muốn thành tích vẫn có khi khởi sự kinh doanh xã hội, do đó năm biến quan sát đều giữ lại và không chỉnh sửa gì về mặt ngữ nghĩa. Như vậy thang đo nhu cầu thành tích (ký hiện từ NA1 đến NA5) bao gồm:

NA1: Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác.

NA2: Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình.

NA3: Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ

ràng.

NA4: Tôi luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình.

93


NA5: Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn.

Thang đo tính chủ động (PRO)

Tác giả sử dụng bộ thang đo tính chủ động đã được rút gọn của Satar và Natasha (2019), dựa trên thang đo tính chủ động (PPS - Proactive Personality Scale) đầu tiên được xây dựng và phát triển bởi Crant (1996), với ba biến quan sát. Qua thảo luận nhóm, biến quan sát Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó được đề xuất và thống nhất điều chỉnh thành Tôi thích tiên phong tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó. Như vậy thang đo tính chủ động (ký hiện từ PRO1 đến PRO3) bao gồm:

PRO1: Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

PRO2: Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các công việc trong tương

lai.

PRO3: Tôi thích tiên phong tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc

hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó.

Thang đo tính sáng tạo

Trong luận án này, bốn câu hỏi được Satar và Natasha (2019) điều chỉnh từ thang đo Jackson Personality Inventory (JPI) của Jackson (2004) được sử dụng. Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất. Như vậy, thang đo tính sáng tạo (ký hiện từ CRE1 đến CRE4) bao gồm:

CRE1: Tôi thường thích thử các điều mới.

CRE2: Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại.

CRE3: Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác.

CRE4: Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc.

94


Thang đo nghĩa vụ đạo đức

Thang đo gồm bốn câu hỏi đo lường mức độ mong muốn giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội được đề xuất từ nghiên cứu của Hockerts (2017). Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất. Như vậy, thang đo nghĩa vụ đạo đức (ký hiện từ MO1 đến MO4) bao gồm:

MO1: Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình.

MO2: Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã

hội.

MO3: Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may

mắn hơn chúng ta.

MO4: Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội

Thang đo sự đồng cảm

Thang đo sự đồng cảm gồm ba biến quan sát đo lường khả năng của một cá nhân có thể hiểu được cảm giác của người khác và xu hướng phản ứng với trạng thái cảm xúc của người khác được đề xuất bởi Hockerts (2017). Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất. Như vậy, thang đo sự đồng cảm (ký hiện từ EMP1 đến EMP3) bao gồm:

EMP1: Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi.

EMP2: Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ.

EMP3: Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ.

Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (SESE)

Luận án sử dụng thang đo được phát triển bởi Hockerts (2017) để đo lường niềm tin vào năng lực bản thân trong khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân. Biến quan sát Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta nên thực

95


hiện được đề xuất và thống nhất điều chỉnh thành Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm. Như vậy thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ SESE1 đến SESE3) bao gồm:

SESE1: Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể đóng góp để giải quyết các thách thức xã hội nếu tôi đặt tâm trí vào nó.

SESE2: Tôi có thể tìm ra cách để giúp giải quyết các vấn đề mà xã hội phải đối mặt.

SESE3: Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm.

Thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (SEOE)

Năm biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Krueger (2000), Liguori và cộng sự (2018). Những người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá những kết quả nào sau đây mong muốn đạt được khi thành lập DNXH. Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất và bổ sung thêm biến quan sát thứ 5 là Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ

... cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững). Như vậy, thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ SEOE1 đến SEOE5) bao gồm:

SEOE1: Tài chính ổn định (thu nhập cá nhân, tăng thu nhập cá nhân…).

SEOE2: Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, làm chủ...).

SEOE3: Sự công nhận của xã hội (phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được, được nhiều người biết đến).

SEOE4: Đảm bảo tương lai cho thế hệ sau (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để thế hệ sau có thể tiếp tục…).

SEOE5: Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững).

Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (EDU)

96


Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm năm biến quan sát đo lường trải nghiệm của cá nhân sau khi tham gia các khóa học về khởi sự kinh doanh được điều chỉnh từ Lanero và cộng sự (2011). Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất. Như vậy, thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (ký hiện từ EDU1 đến EDU5) bao gồm:

EDU1: Nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội.

EDU2: Mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội. EDU3: Cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội. EDU4: Hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội.

EDU5: Đào tạo những doanh nhân xã hội toàn diện.

Thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (EXP)

Thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Hockerts (2017) để đo lường kinh nghiệm trước đây của một cá nhân với các tổ chức xã hội. Qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được thống nhất. Như vậy, thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (ký hiện từ EXP1 đến EXP3) bao gồm:

EXP1: Tôi có một số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội.

EXP2: Tôi đã từng tình nguyện hoặc tham gia làm việc với các tổ chức xã

hội.

EXP3: Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội.


3.2.4 Quy trình phân tích sơ bộ định lượng

Gồm 2 bước: đánh giá độ tin cậy các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bước 1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha bao gồm:

(i) Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo cần phải lớn hơn 0.6 (Nunnally và Bernstein, 1994).

97


(ii) Hệ số tương quan giữa biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) cần phải lớn hơn 0.3 (Nunnally và Bernstein, 1994).

Bước 2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích EFA:

(i) Tính tích hợp của mô hình EFA so với dữ liệu thu thập từ thị trường được đánh giá qua hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin). Hệ số KMO thỏa điều kiện:

0.5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2010).

(ii) Kiểm định Bartlett được sử dụng để đánh giá khả năng các biến quan sát có tương quan với nhau. Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0.05 (Sig

< 0.05) thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (Hair và cộng sự, 2006).

(iii) Trọng số của các biến quan sát (Factor Loading) cần phải lớn hơn 0.5 (Gerbing và Anderson, 1988).

(iv) Phương sai trích (% Cumulative Variance) được sử dụng để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Để đạt được mức độ giải thích thì phương sai trích cần phải lớn hơn 50% và Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988).

Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp trích PCA (Principal Component Analysis) với phép xoay Varimax để thực hiện phân tích EFA

3.2.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng

Thang đo nháp thứ hai từ kết quả thảo luận nhóm với các chuyên gia được dùng để phỏng vấn thử với mẫu gồm 100 cá nhân khi họ tham gia tham gia chương trình Tập huấn Điều phối viên & người hướng dẫn Chương trình Sáng tạo vì xã hội do Saigon Innovation Hub (SIHUB), trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Hội Bảo trợ Trẻ em TP.HCM và UNICEF tổ chức. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các cá nhân. Thời gian khảo sát trong thời gian diễn ra chương trình từ 04/12/2019 – 11/12/2019.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024