Ưu Điểm Của Sơ Đồ Bậc Thang (Sơ Đồ Thoát Ly)

còn trả thưởng vì những người đã tách ra khỏi mạng lưới phân phối viên đó để tự phụ trách các mạng lưới riêng của mình.

Trong sơ đồ bậc thang, phân phối viên sẽ phát triển nhờ đi theo bậc thang các cấp độ thành công. Mỗi một bước đi trong sự thăng tiến của phân phối viên sẽ được phong tặng các tước vị danh dự khác nhau và tất nhiên phân phối viên sẽ được hưởng các mức giá ưu đãi hơn khi sử dụng sản phẩm. Khi phân phối viên mua càng nhiều hàng cho công ty hàng tháng thì họ càng đứng ở vị trí cao hơn và khoản tiền dành cho họ cũng nhiều hơn.

Trong quá trình phát triển mạng lưới tiêu thụ, nếu một ai đó trong mạng lưới đạt được một tước vị nhất định (thường là cấp lãnh đạo), họ sẽ tách ra khỏi mạng lưới. Người thiết lập mạng lưới ban đầu sẽ không được nhận các khoản hoa hồng trực tiếp từ các sản phẩm của họ hay mạng lưới họ bán nữa tuy nhiên vẫn được nhận một khoản lợi tức hoa hồng từ tổng khối lượng các nhóm phân phối viên đã tách ra đó.

Sơ đồ 5: Sơ đồ bậc thang


Nguồn: Randy Gage, 2005, làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp trong MLM sản sinh lợi nhuận, Nhà xuất bản văn hoá - thông tin Hà Nội.

2.1.2 Ưu điểm của sơ đồ bậc thang (Sơ đồ thoát ly)

- Sơ đồ bậc thang đem lại tiềm năng thu nhập không hạn chế. Trong số các sơ đồ kinh doanh thì sơ đồ bậc thang đảm bảo khả năng đạt được phúc lợi lớn nhất. Với đặc trưng thoát ly cho phép phân phối viên xây dung tổ chức lớn hơn và lấy ra được các khoản hoa hồng từ nhiều cấp bậc hơn các sơ đồ kiểu khác.

- Sơ đồ bậc thang có phạm vi chi trả sâu. Nếu các phân phối viên ở tầng thứ tám thoát ra khỏi nhóm thì trưởng nhóm vẫn tiếp tục nhận được lợi tức hoa hồng từ khối lượng hàng hoá bán ra của các phân phối viên này. Một số sơ đồ bậc thang cho phép thu về các khoản thu nhập từ tầng thứ 20. Độ sâu này trong các sơ đồ khác không thể đạt tới.

- Sơ đồ bậc thang tạo ra một mạng lưới tầng dưới rộng lớn. Sơ đồ bậc thang không hạn chế độ rộng của mạng lưới. Phân phối viên có thể tuyển mộ vào tầng một bao nhiêu người tuỳ khả năng của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Sơ đồ bậc thang đảm bảo tính ổn định của công ty. Các công ty sử dụng sơ đồ bậc thang có khả năng tồn tại lâu hơn các công ty khác, đó là nhơ lợi nhuận cao. Đa số các công ty lớn trên thế giới như Amway, Sharklee, Nu Skin, Quorum đều áp dụng sơ đồ này.

2.1.3 Hạn chế của sơ đồ bậc thang

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 4

- Sơ đồ bậc thang đòi hỏi thời gian đầu phân phối viên phải lao động rất vất vả. Phần lớn thu nhập đến từ các tầng rất sâu phía sau. Để đảm bảo thu nhập hàng tháng, các phân phối viên phải thường xuyên tuyển thêm người mới. Kết quả là phân phối viên trong sơ đồ này luôn phải chịu áp lực phải bán được nhiều hàng và tuyển mộ nhiều người mới.

- Sơ đồ bậc thang rất phức tạp và khó giải thích cho những người mới về sự thoát ly trong mạng lưới, về yêu cầu hạn ngạch được duy trì trong tháng…

- Sự phân chia các khoản hoa hồng thông thường có lợi cho các phân

phối viên xuất sắc, có kinh nghiệm lâu năm trong công ty. Tóm lại, sơ đồ này đòi hỏi các phân phối viên phải có niềm tin vào công việc, kiên nhẫn làm việc, cống hiến không mệt mỏi trong thời gian đầu với hy vọng đạt được mức thu nhập hậu kỳ đáng kể sau này.

2.2 Sơ đồ ma trận

2.2.1 Miêu tả cách thiết kế và phát triển sơ đồ ma trận

Sơ đồ 6. Sơ đồ trả thưởng theo ma trận 3*3


Nguồn: Randy Gage, 2005, Làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp trong MLM sản sinh lợi nhuận, Nhà xuất bản văn hoá - thông tin Hà Nội.

Sơ đồ ma trận hạn chế độ rộng của mạng lưới. Theo sơ đồ trên phân phối viên chỉ được phép đỡ đầu 3 người ở tầng 1 và được hưởng thù lao từ

thành quả công việc của các phân phối viên tầng 2 và 3. Những phân phối viên ở tầng 4 nằm ngoài phạm vi được hưởng hoa hồng của phân phối viên đầu tiên. Tương tự như vậy sơ đồ trả thưởng theo ma trận 3*5 có nghĩa là mỗi người có thể có 3 người ở tầng 1 và được nhận thù lao trong phạm vi 5 tầng. Sơ đồ nhị phân là một hình thức của sơ đồ ma trận 2*n (n = 2,3,4…)

2.2.2 Ưu điểm của sơ đồ ma trận

- Sơ đồ ma trận sẽ giúp phân phối viên mới đơn giản hơn trong công việc. Nếu như sơ đồ bậc thang và sơ đồ đơn cấp cho phép các phân phối viên đứng đầu được tuyển dụng, đào tạo không giới hạn số người ở tầng 1 thì sơ đồ ma trận luôn khống chế số lượng đầu vào. phân phối viên đầu tiên muốn có thù lao hay lên cấp bắt buộc phải đỡ đầu những người đã được tuyển mộ. Do đó, trong sơ đồ này sẽ xảy ra hiện tượng cấy ghép. Sau khi đã ký đủ người vào tầng một, phân phối viên sẽ sắp xếp những phân phối viên mới của mình vào tầng dưới.

- Sơ đồ ma trận rất đơn giản, dễ hiểu, dễ giải thích cho người mới.

2.2.3 Hạn chế của sơ đồ ma trận

- Sơ đồ ma trận tạo nên một mạng lưới tầng dưới lười biếng. Chiến lược ma trận luôn thu hút những người không muốn làm việc nhiều, ngồi chờ thủ lĩnh xây dựng tổ chức cho họ thông qua sự cấy ghép.

- Sơ đồ ma trận hạn chế sự phát triển của mạng lưới phân phối viên cả về quy mô và độ bền vững do đó cũng hạn chế các khoản thu nhập hậu kỳ.

- Sơ đồ ma trận không công bằng với những người thực sự có tâm huyết với công việc. Họ có năng lực và muốn bứt phá nhưng vẫn phải chờ đợi hành động của những người đi sau. Việc cấy ghép không thể duy trì mãi trong nhiều đời và đặc biệt nguy hiểm khi tâm lý ỷ lại lây lan. Cả hệ thống sẽ sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn.

2.3 Sơ đồ đơn cấp (Sơ đồ ngang)

2.3.1 Miêu tả cách thiết kế và phát triển sơ đồ đơn cấp

Sơ đồ đơn cấp hạn chế về độ sâu, có nghĩa là hạn chế số cấp cho phép hưởng các khoản hoa hồng. Phần lớn các công ty sử dụng sơ đồ đơn cấp chỉ trả thưởng cho 3 đến 5 tầng phía dưới. Cũng giống như sơ đồ bậc thang, sơ đồ này có độ rộng không hạn chế. Phân phối viên có thể tiếp nhận người mới vào tầng một bao nhiêu tuỳ ý. Điểm khác biệt lớn nhất là sơ đồ đơn cấp không cho phép thoát ly.

2.3.2 Ưu điểm của sơ đồ đơn cấp

Sơ đồ này rất đơn giản, dễ giải thích. Do không có sự thoát ly nên toàn bộ khối lượng hàng bán ra trong hệ thống vẫn được tính vào hạn ngạch hàng tháng của phân phối viên. Nhờ đó mà giảm bớt áp lực cho các phân phối viên mới.

Sơ đồ này cũng có sự cấy ghép. Chẳng hạn thu nhập có được từ tầng thứ 3 trong sơ đồ một cấp thường là cao nhất. Các phân phối viên sẽ cố gắng để mở rộng hệ thống ở tầng thứ 3 này. Và như vậy, các phân phối viên tầng 2 sẽ được giúp đỡ nhiều hơn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.

2.3.3 Hạn chế của sơ đồ đơn cấp

Sơ đồ này tạo nên sự lười biếng trong mạng lưới. Do không hạn chế độ rộng và chỉ được nhận thù lao trong một số ít tầng nhất định nên các phân phối viên thường có xu hướng bán thêm nhiều hàng và tuyển mộ thêm người mới. Sợi dây ràng buộc giữa các thành viên trong hệ thống chỉ mang tính chất tự giác là chính. Vấn đề đào tạo ít được chú trọng trong kinh doanh hơn. Tỷ lệ đào thải trong sơ đồ kinh doanh này cũng nhiều hơn so với các sơ đồ khác.

Tiểu kết: Theo như Eldon Bearch, nhà phân phối của Watkins thì “Nhiều người trong MLM luôn cảm thấy rằng: Cho dù công ty của họ sử dụng kế hoạch nào thì cũng là kiểu tốt nhất và kế hoạch đó đáng để áp dụng”. Thực tế cho thấy có nhiều chính sách trả thưởng tỏ ra rất hấp dẫn nhưng đi sâu vào nó mới xảy ra nhiều bất cập. Hiểu rõ các sơ đồ kinh doanh sẽ giúp ta đánh giá được quy mô tiềm tàng của một tổ chức và khả năng kinh doanh cũng như mức độ phù hợp với điều kiện, tính cách của bản thân trước khi

quyết định sẽ tham gia vào tổ chức đó.‌

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.

Như đã trình bày ở phần trước các nhân tố tác động tới chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế xã hội, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, chế độ giáo dục đào tạo. Có một mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động MLM với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi hoạt động kinh doanh này tác động rất lớn tới các nhân tố trên.

1. Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với các hoạt động kinh tế xã hội.

1.1. Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp dưới quan điểm Marketing

MLM trước hết cần được hiểu như một khâu của hoạt động Marketing hiện đại. Do đó, để làm rõ vai trò của bán hàng đa cấp cần làm rõ vai trò của Marketing trong cuộc sống.

Ngay từ khi Marketing ra đời, các nhà kinh doanh đã tìm thấy ở nó một công cụ khá sắc bén dùng để quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò của Marketing được đánh giá ngang với vai trò của các yếu tố còn lại (Sản xuất, Nhân sự, Tài chính). Tuy nhiên, thời gian đầu hoạt động Marketing được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực phân phối tức là sau khi đã có sản phẩm sản xuất ra. Nhiệm vụ chính của nó là tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm và các phương pháp bán hàng hữu hiệu nhất.

Kể từ sau thập kỷ 30, với đà phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều song khả năng tiêu thụ gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tiếp, thị trường đã trở thành vấn đề sống còn đối với nhà kinh doanh. Để giải quyết mâu thuẫn nói trên, các nhà kinh doanh tập trung vào việc sử dụng các hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Từ đó Marketing không chỉ giữ vai trò quan trọng nhất mà còn giữ vị trí trung tâm chi phối các hoạt động của các yếu tố sản xuất khác như tài

chính và lao động.

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung theo kế hoạch, sang nền kinh tế hướng theo thị trường trong những năm gần đây ta thấy hoạt động của các tổ chức kinh tế ở nước ta đã có những nét thay đổi rõ rệt. Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thôi thúc các doanh nghiệp sự dụng những biện pháp và kỹ thuật Marketing trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình. Vai trò của Marketing đối với hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trên những điểm sau :

- Giúp khảo sát thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thiết thực.

- Giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường.

- Marketing chính là biện pháp cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất.

Như vậy, thông qua quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, vai trò Marketing ngày càng được thừa nhận và khẳng định. Ngày nay với tư cách là một công cụ hết sức lợi hại, Marketing đã được các nhà kinh doanh ở thời đại ngày nay sử dụng và khai thác triệt để nhằm phục vụ đắc lực cho chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài ra, Marketing còn được áp dụng linh hoạt trong đời sống chính trị của một quốc gia (Marketing chính trị), giải quyết các vấn đề mang tính xã hội (Marketing xã hội) hay trong việc thu hút nhân sự của một doanh nghiệp (Marketing nguồn nhân lực)… Có thể nói tầm tác động của hoạt động marketing hiện nay đã bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống.

1.2. Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp dưới góc độ của quản trị

Điểm khác biệt căn bản giữa hoạt động MLM với các hoạt động bán hàng khác chính là ở khả năng quản lý, điều hành, tổ chức bán hàng một cách

hiệu quả. Tìm hiểu MLM dưới góc độ quản trị học sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về vai trò, tác động của hoạt động kinh doanh này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Con người là những nhân tố hình thành nên xã hội. Sự tồn tại của con người không thề tách rời tính cộng đồng chính vì thế mọi hoạt động của con người ít nhiều đều phải chịu sự tác động của quản trị. Quản trị ra đời từ nhu cầu của xã hội cho đến nay đã phát triển thành một bộ môn khoa học. Có rất nhiều khái niệm liên quan đến quản trị tuy nhiên do hoạt động MLM liên quan chủ yếu đến sự tác động tác động giữa con người với con người nên khái niệm gần gũi nhất là quản trị nhân sự. Để thấy rõ vai trò của hoạt động MLM đối với đời sống kinh tế - xã hội cần làm rõ khái niệm quản trị nhân sự và vai trò của nó trong tổ chức.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự – 2006 “Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức”

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm lý, xã hội, triết học. đạo đức, văn hoá…Xã hội càng phức tạp đông đảo bao nhiêu thì vai trò của quản trị nhân sự càng quan trọng bấy nhiêu. Bởi vấn đề mấu chốt của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều xuất phát từ con người. Một công ty hay một tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào, tài nguyên phong phú với một hệ thống máy móc hiện đại cũng trở nên vô ích nếu không biết quản trị con người. Chính cung cách quản trị con người tạo nên bộ mặt văn hóa của tổ chức, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng u ám. Bầu không khí hay văn hoá doanh nghiệp quyết định sự thành bại của công ty. Mặc dù không phủ nhận vai trò quan trọng của quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị chiến lược

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022