nhân trong xã hội. Thông thường nó được phản ánh qua hệ thống các chỉ tiêu như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người…Khi đời sống kinh tế đi lên cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện trước hết là thông qua thu nhập sau đó là điều kiện và chất lượng sống. Sản phẩm của một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao là của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn, thoả mãn tốt hơn những nhu cầu của con người. Người lao động trực tiếp tạo ra hàng hoá đồng thời cũng chính là người thụ hưởng những hàng hoá đó với tư cách là người tiêu dùng. Họ được quan tâm đầy đủ từ vật chất tới tinh thần, được tiếp xúc dễ dàng hơn đối với môi trường đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao trình độ. Như vậy kinh tế phát triển là tiền đề để chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện.
Mặt khác, kinh tế phát triển sẽ kéo theo hệ quả tất yếu là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tương quan giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo những cải tiến về KHKT. Để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi mới của xã hội về thị trường lao động, người lao động phải có những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật. Đồng thời do nhu cầu của con người ngày càng phức tạp nhà sản xuất phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng dịch vụ cần phải được cải thiện. Những người hoạt động trong lĩnh vực thị trường phải có những tố chất đặc biệt về tính linh hoạt xã hội, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp được trải nghiệm qua kinh nghiệm thực tế. Đó là những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với những cơ hội đầu tư. Trong một xã hội phát triển tỉ lệ giữa tích luỹ và đầu tư luôn thay đổi theo xu hướng tăng đầu tư. Hơn nữa một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là điểm đến lý tưởng cho các các quốc gia khác khi tỉ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất trong quốc gia đó đã đến một giới hạn nhất định. Tăng cường kinh tế đối
ngoại sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề nan giải đối với một nước đang phát triển như nạn nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội…, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được thực hiện thông qua việc tiếp xúc với môi trường làm việc cũng như phong cách quản lý mới.
Kinh tế là nền tảng để phát triển xã hội. Sự góp mặt của công nghệ thông tin đã làm nên cuộc cách mạng về năng suất lao động và góp phần thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã hội hiện đại kéo theo những đổi thay về nhân sinh quan, tư tưởng, quan niệm về giá trị dẫn đến việc hình thành một lối sống mới. Đây là những yếu tố gián tiếp quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Khi những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại giao tranh sẽ tạo nên những tác động xấu và tốt lẫn lộn đối với mỗi cá nhân trong xã hội đó. Mặt tốt của xã hội hiện đại là sự giải thoát cho khả năng và những nhu cầu, ước muốn của con người. Bên cạnh đó là những nguy cơ huỷ hoại tài nguyên môi trường, sự phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế…Điều này xuất phát từ quy luật tự nhiên. Nắm bắt được quy luật để khắc chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề của xã hội.
Tóm lại: Kinh tế xã hội có mối quan hệ sâu sắc đến chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là động cơ để bánh xe kinh tế chạy nhanh hơn đồng thời một nền kinh tế phát triển cũng sẽ đặt ra những yêu cầu và tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quan tâm đến các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế song song đồng thời với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho xã hội đi lên một cách nhanh chóng và ổn định.
4.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Sức khoẻ là một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia muốn có lực lượng lao động chất lượng cao trước hết phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai. Ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ đói nghèo, suy dinh dưỡng, nâng cao khẩu phần chất lượng ăn cho người lao động và tạo điều kiện để xã hội có một lượng lao động dữ trữ dồi dào cả về chất và lượng.
Tình trạng dinh dưỡng
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 1
- So Sánh Bán Hàng Đa Cấp Với Bán Hàng Truyền Thống
- Ưu Điểm Của Sơ Đồ Bậc Thang (Sơ Đồ Thoát Ly)
- Vai Trò Của Chế Độ Đào Tạo Trong Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Theo các nhà kinh tế học người Hà Lan (Lipton, M và Ravallino, 1995) thì “chỉ số nghèo tài chính là thước đo cơ bản về khả năng của hộ gia đình để mua lương thực, thực phẩm vừa đủ và duy trì một tiêu chuẩn dinh dưỡng tối thiểu”. Như vậy, nguồn lực tài chính có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng của người lao động. Thiếu dinh dưỡng của các hộ gia đình được lý giải như sau: do nguồn lực tài chính hạn hẹp, ăn uống thiếu hợp lý dẫn đến thiếu chất như lipit, protein, gluxit, các vitamin và khoáng chất khác… Nghèo đói, thiếu chất dinh dưỡng khiến cho thể lực ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc và tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Ở các nước nghèo dân cư thường lâm vào cái vòng luẩn quẩn sau: Đói nghèo Suy dinh dưỡng Ít cơ hội việc làm Năng suất lao động thấp Đói nghèo.
Như vậy, tình trạng suy dinh dưỡng, đói nghèo và chất lượng nguồn nhân lực thấp luôn có mối quan hệ cùng chiều và có sự tương tác qua lại với nhau. Do đó phải xem xét lại chế độ dinh dưỡng của người nghèo đồng thời với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chăm sóc sức khoẻ
Sức khoẻ là yếu tố trực tiếp ảnh hưỏng đến chất lượng nguồn nhân lực. Người lao động có sức khoẻ tốt có khả năng tập trung cao trong công việc, có sức dẻo dai, bền bỉ theo đuổi công việc đến cùng. Nếu có sức khoẻ, người lao động sẽ dễ dàng, nhanh chóng lĩnh hội những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh…Và khi đó họ sẽ xứng đáng được hưởng những mức lương, thưởng cao hơn, thu nhập ổn định hơn song nhìn chung
tâm lý của người lao động là khi thu nhập chưa đảm bảo người ta thường ít quan tâm tới các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ và các hoạt động có liên quan đến việc nâng cao thể lực. Do đó, giúp người lao động nhận thức được vai trò của việc bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho các hoạt động y tế đồng thời cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và môi trường làm việc của người lao động vừa vì mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất vừa để đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các thế hệ sau.
4.3 Chế độ giáo dục - đào tạo.
Giáo dục đào tạo có vai trò không nhỏ đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của một quốc gia có chất lượng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục đào tạo của quốc gia đó. Tác động của giáo dục đào tạo đến chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua hai mặt:
Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo càng cao thì quy mô nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật càng được mở rộng. Vì giáo dục đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đồng thời một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh với mạng lưới rộng khắp các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo càng cao càng có khả năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo chiều sâu. Điều này thể hiện ở chỗ một trong những tiêu chí của phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao chất lượng đầu ra nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và của xã hội.
Giáo dục đào tạo đem lại những lợi ích to lớn, lâu dài cho cá nhân và xã hội. Kinh nghiệm thực tế từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản…đã chứng tỏ đầu tư cho giáo dục đào tạo đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác.
Năm 1995, các chuyên gia Ngân hàng thế giới (World Bank) đã đưa ra thuyết “Tỷ suất lợi nhuận của giáo dục” để đánh giá những lợi ích và hiệu quả của giáo dục đối với sự phát triển của các quốc gia. Tỉ suất lợi nhuận từ giáo dục được tính bằng công thức:
Trong đó:
L L1 L2 x100
C X
T
(1)
- L: Tỷ suất lợi nhuận từ giáo dục
- L1: Lợi nhuận của người học thu được trong quá trình làm việc
- L2: Lợi nhuận xã hội thu được qua giáo dục từ quá trình làm việc của người học.
- T: Tổng số năm làm việc của người học
- C: Tổng chi phí người học phải trả (C = C1+C2 với C1:Chi phí trực tiếp, C2:Chi phí gián tiếp)
- X: Chi phí xã hội bao cấp cho người học.
Theo công thức trên tỉ suất lợi nhuận từ giáo dục được xác định dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa người học và xã hội. Tỉ suất này tỉ lệ nghịch với số năm làm việc của người học. Như vậy cả xã hội và người học cùng muốn hưởng một mức tỷ suất lợi nhuận tối ưu bằng cách giảm chi phí và thời gian gắn bó với công việc của người lao động. Điều này cho thấy trách nhiệm của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Với vai trò là một phần không thể thiếu của xã hội, các doanh nghiệp cũng cần tham gia tích cực vào quá trình đó để đẩy nhanh tiến trình đào tạo, giảm thiểu chi phí và đảm bảo một nguồn cung lao động cần thiết.
Tiểu kết: Nhìn vào bức tranh tổng thể nền kinh tế trước tiên phải nắm
(1) Quách Thuỳ Linh, 2006, Đề tài :”Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê”, Luận văn tốt nghiệp, ĐH Ngoại Thương – Hà Nội
chắc nguồn lực về con người vì con người là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong xã hội hiện nay, sự khác biệt giữa các quốc gia, các doanh nghiệp không được đánh giá bởi số lượng nguồn nhân lực nữa mà bởi chất lượng với một hệ thống bao gồm rất nhiều chỉ tiêu như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng giao tiếp xã hội, tác phong, đạo đức…Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải không ngừng tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây được coi như nhiệm vụ then chốt của một quốc gia đang phát triển đặc biệt là trong giai đoạn CNH, HĐH như Việt Nam hiện nay.
II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
1. Giới thiệu chung về bán hàng đa cấp - MLM
1.1. Khái niệm
MLM là cụm từ viết tắt của “Multi-level marketing” tại Việt Nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng việt với nhiều tên gọi khác nhau như “Kinh donah theo mạng” (Network marketing), “Kinh doanh đa cấp”, “Bán hàng đa cấp”, “ Tiếp thị đa tầng”…dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc tiêu thụ hàng hoá được thực hiện thông qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập. Những cá nhân này không phải là nhân viên công ty, mà là các đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Nói cách khác, họ là các doanh nhân kinh doanh độc lập nhờ việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà họ có những khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra, họ còn giúp đỡ những người khác khi những người này cùng tham gia doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Họ sẽ dạy những người đó cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, cách để trở thành những doanh nhân độc lập giống như họ.
Trong “ Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ Việt Nam ban hành, tại điều 2 đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp (MLM) là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp
khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận”.
1.2. Lịch sử hình thành
Sự ra đời của ngành bán hàng đa cấp gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng bán hàng đa cấp vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930, ông và một số người nước ngoài khác bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh gỉ cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.
Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng và ngày nay ý tưởng đó đã phát triển thành một ngành kinh doanh với doanh thu hàng tỷ đô.
Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.
Kết quả là thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này.
Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi...) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn.
Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành "Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra.
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành bán hàng đa cấp song ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng.Trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của bán hàng đa cấp và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.