Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 14

+ Hoàn thiện chế định giám định tư pháp: Các vụ xâm phạm tính mạng sức khỏe con người thường có tình tiết tiết phức tạp, từ đó đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng. Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định. Ban hành quy chuẩn giám định phù hợp với từng lĩnh vực. Xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Xây dựng và hoàn hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về công tác điều tra hình sự, công tác bổ trợ tư pháp, kỹ thuật hình sự. Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu các chuyên đề về quy trình điều tra, thu thập chứng cứ, phương pháp đấu tranh đối với một số loại tội phạm xâm phạm tính mạnh con người và các loại tội phạm khác; nghiệp vụ quản lý giam, giữ... Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức bổ trợ về các lĩnh vực trong đời sống xã hội khác cho đội ngũ điều tra viên, giám định viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp và các hoạt động tư pháp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị với các cơ quan tư pháp khắc phục, sửa chữa. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm và các hoạt động tư pháp hình sự. Tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập nâng cao năng lực trình độ, mở rộng quan hệ quốc tế để nâng cao kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tình hình tội phạm xuyên quốc gia hiện nay.

+ Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.

+ Phát huy vai trò lão đạo của Đảng đối với công tác tư pháp, khắc phục tình trạng cấp ủy buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Phân công đồng chí cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh bổ nhiệm làm viện trưởng viện kiểm sát và chánh án tòa án các cấp.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp; cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức đảng với các cơ quan tư pháp và các ban, ngành có liên quan theo hướng cấp ủy định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp ủy viên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các cơ quan tư pháp hình sự gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các ngành. Tăng cường kỷ luật công vụ, gắn trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với việc để cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị mình có hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên, sỹ quan, chiến sỹ làm việc trong các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cơ quan hữu quan khác, tạo điều kiện để nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, giúp ngành tư pháp có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào công tác.

+ Thường xuyên đúc kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật, phục vụ thiết thực yêu cầu kiến thiết đất nước.

Kết luận chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Những qui định về các tội xâm phạm tính mạng con người là nội dung quan trọng trong BLHS năm 1999 trên cơ sở kế thừa phát huy những ưu điểm của hệ thống các qui định của LHS trước đó và yêu cầu công cuộc phòng chống tội phạm trong tình mới.

Qua thực tiễn áp dụng, bên cạnh những kết quả đạt được, các qui định về các tội xâm phạm tính mạng con người cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết đại hội XI của Đảng về cải cách tư pháp, hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan và chức danh tư pháp.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 14

Ngoài việc quan tâm hoàn thiện các qui định của PLHS bằng việc nâng cao chất lượng công tác lập pháp, Đảng, Nhà nước, Chính quyền, các cơ quan tư pháp các cấp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận, ý thức tự nguyện chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; cũng cố và kiện toàn tổ chức các cơ quan điều tra, viện kiểm, tòa án theo hướng tinh gọn, chính qui, trong sạch, phát huy dân chủ trong các hoạt động tố tụng, đảm bảo các nguyên tác cơ bản của LHS Việt Nam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

KẾT LUẬN


1. Con người có vai trò, vị trí đặc biệt của trong đời sống xã hội. Việc đảm bảo các quyền căn bản của con người luôn là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ trung tâm của mọi thời đại.

2. Các tội xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền được sống của con người.

3.Trải qua các thời kỳ cách mạng, Hệ thống chính sách hình sự nói chung và LHS nước ta nói riêng từ sau Cách mạnh tháng tám cho đến nay, chế định về các tội xâm phạm tính mạng con người không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công cuộc phòng chống tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Để thể chế hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, BLHS năm 1999 đã qui định nhiều tội danh phạm tội rất cụ thể có sự kế thừa và phát huy kỹ thuật lập pháp, tổng kết thực tiễn của công cuộc phòng chống tội phạm và các chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước về Hoàn thiện chính sách hình sự và yêu công tác phòng chống tội phạm trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời xây dựng dựng nhà nước Pháp quyền.

5. Cùng với tiến đổi mới và phát triển đi lên, tình hình phạm pháp hình sự nói chung và tội xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng diễn ra phức tạp theo hướng phức tạp.

Trên tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp thuộc tỉnh Bình Dương đã cơ bản thực hiện tốt

công tác điều tra, truy tố, xét xử, chưa để xảy ra các trường hợp oan sai nghiêm trọng, đáp ứng yêu cầu chính trị đặt ra. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng còn những tồn tại yếu kém về định tội danh, áp dụng hình phạt, cho hưởng án treo không đúng dẫn đến án sơ thẩm bị hủy, bị sửa còn nhiều. Những tồn tại này một phần do qui định của pháp luật nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố chủ quan thuộc của những người làm công tác tố tụng, người tham gia tố tụng. Đó là những vấn đề cần tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới nhằm bảo vệ con người, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ths. Nguyễn Mai Bộ (2010), Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. GS.TSKH Lê Cảm (chủ biên), 2003, Giáo trình LHS Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. GS.TSKH Lê Văn Cảm, TSGVC Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và hệ thống 350 bài tập thực hành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. TSKH. PGS. Lê Cảm (2000), “Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh”, Chương XXXI- Giáo trìnhLHS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung LHS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. GS.TSKH Lê Cảm (chủ biên), 2003, Giáo trình LHS Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Cảm (2003), “Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh”, Chương 1, Giáo trình LHS Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Lê Cảm – Nguyễn Ngọc Chí (Đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS.GVC Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. GS.TSKH Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa họcLHS (phần chung) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Lê Cảm – Trịnh Quốc Toản (2005), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. GS.TSKH Lê Văn Cảm (2009), Một số vấn đề cơ bản về khoa học pháp lý trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,

14. TS.GVC Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), 2001, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Công an tỉnh Bình Dương (2012), Kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bình Dương

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. PGS.TS Trần Minh Hưởng (2012), Hệ thống pháp LHS Việt Nam tập I Bình luận khoa học BLHS (đã được sửa đổi, bổ sung) Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

20. PGS.TS Trần Minh Hưởng (2012), Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Tập II- Những quy định mới nhất hướng dẫn thực hiện BLHS (đã được sửa đổi, bổ sung) Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

21. Trần Văn Luyện (1999), Bình luận khoa học BLHS Nxb Công an nhân dân.

22. Ths. Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23. Trần Đình Nghiêm, (2002) Lịch sử LHS Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia.

24. Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và phápLHS, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

25. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học BLHS Phần các tội phạm, Tập II, Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

28. Quốc hội (1985), BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

29. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo công tác tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009, Bình Dương

30. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, Bình Dương.

31. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Bình Dương.

32. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Bình Dương.

33. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Tổng kết công tác 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác nhiệm kỳ 2013, Bình Dương.

34. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 2/2001/TTLT/TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 25/2 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Chương XIV- Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023