Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Quản Lý Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Khánh Hòa là một tỉnh có tiềm năng rất lớn để PTDL, điều kiện thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt, Khánh Hòa có đường bờ biển rất đẹp kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km với nhiều vịnh lớn là Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và điểm cực đông trên đất liền của Tổ quốc (mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Khánh Hòa đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ, ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.

Hiện nay, Khánh Hòa đã và đang được biết đến như một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí biển hấp dẫn với nhiều khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cao cấp như: Vinpearl, Vinwonders Nha Trang, Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh...cùng với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như InterContinental, Best Western, Six Senses, Radisson, Movenpick, Eastin Grand... đã góp phần nâng cao thương hiệu Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Ngoài ra, du lịch thể thao, du lịch lặn biển, du lịch khám phá văn hóa địa phương và thưởng thức ẩm thực cũng được khách du lịch yêu thích lựa chọn.

Giai đoạn 2016 - 2020, doanh thu du lịch của tỉnh liên tục tăng qua các năm, đạt 27.131 tỷ đồng vào năm 2019, gấp hơn 2 lần so với năm 2016; trong đó riêng giai đoạn 2016 - 2019 tăng 26,2%/năm; nếu tính luôn cả năm 2020, là năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 thì bình quân tăng 5%/năm. Các chỉ tiêu chủ yếu về du lịch đều tăng từ 15 - 20%/năm. Trong đó, tổng số lượt khách lưu trú du lịch giai đoạn 2016 - 2020 đạt 24,9 triệu lượt, riêng tổng số khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt. Năm 2019 đóng góp của ngành du lịch vào GRDP tỉnh Khánh Hoà đạt khoảng 12,29%. Để đạt được những kết quả như vậy, thời gian qua, công tác QLNN của tỉnh Khánh Hòa đối với PTDLBV đã chú trọng vào những nội dung chính sau:

+ Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch PTDL của tỉnh có sự đổ mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với đặc trưng của địa phương. Ngoài ra hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.

+ Hai là, ngành du lịch Khánh Hòa đã xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư hạ tầng giao thông, các điểm vui chơi giải trí quy mô lớn, trung


tâm biểu diễn nghệ thuật; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm dịch vụ mang tính chiến lược; chính sách liên kết, phát triển chuỗi giá trị với các ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, lao động, nông nghiệp, nông thôn để phục vụ cho PTDL. Chú trọng đầu tư, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm phục vụ PTDL như: Đường cất hạ cánh số 2 và Nhà ga Quốc tế mới - Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh; Cảng Du lịch Nha Trang; Hạ tầng giao thông đô thị Nha Trang;…

+ Ba là, công tác đào tạo và bồi dưỡng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho nghiệp vụ du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh. Đẩy nhanh triển khai ứng dụng CNTT, đưa vào vận hành hệ thống truyền thông số phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch, thay thế dần các phương thức truyền thống hiện không còn phù hợp với thị trường hiện nay.

+ Bốn là, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã chủ động tham mưu các giải pháp, chính sách kịp thời, vừa phát triển kinh tế ngành vừa đảm bảo an toàn trong kiểm soát dịch bệnh, tham mưu chính sách miễn, giảm phí tham quan các điểm di tích, kết nối các gói kích cầu của doanh nghiệp, gói hỗ trợ DNDL dịch vụ như giảm thuế thuê đất, điện, nước, góp phần phục hồi thị trường khách du lịch nội địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

- Kinh nghiệm QLNN của Thành phố Đà Nẵng đối với PTDLBV

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về KTXH và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn. Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng (2019), trong năm 2019, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt 5.917.222 lượt khách, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018; trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.497.561 lượt, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018; khách nội địa ước đạt 2.419.661 lượt, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 12

Đạt được những kết quả đó, thời gian qua, công tác QLNN của Đà Nẵng đối với PTDLBV đã chú trọng ở các khía cạnh sau:


+ Một là, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2020, thành phố đã tiếp tục kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch – dịch vụ 9 dự án: Công viên Bách Thảo (Hòa Vang), Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ hành Sơn, Trung tâm mua sắm giải trí ngầm (Ngũ Hành Sơn), Công viên khu vực cầu Nguyễn Văn Trỗi (Hải Châu), Trường quay Đà Nẵng (Hòa Vang), Cầu tàu và bến du thuyền (Sơn Trà, Hải Châu…), với tổng giá trị đầu tư dự án khoảng 10.000 tỷ đồng.

+ Hai là, Sở VHTT&DL thành phố Đà Nẵng không ngừng thúc đẩy xây dựng và triển khai những đề án, kế hoạch tạo ra các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Du lịch văn hóa – lịch sử được khai thác thông qua các tour tham quan các di tích lịch sử, các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và múa Chăm tại bảo tàng Điêu khắc Chăm được định kỳ tổ chức phục vụ khách du lịch.

+ Bốn là, để khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, nhiều sản phẩm kích cầu du lịch cuối năm, trong đó chú trọng đến sản phẩm như: “Chương trình kích cầu cho Người Đà Nẵng” gồm các gói nghỉ dưỡng giá giảm từ 20- 50% tại khách sạn, resort 4-5 sao; giảm giá tại các khu điểm tham quan cho người dân, học sinh, sinh viên; chương trình kích cầu “Chào năm mới 2021”. Triển khai hiệu quả các gói kích cầu nội địa: Gói kích cầu du lịch MICE hướng đến các doanh nghiệp, nhãn hàng, cơ quan tổ chức hội nghị tổng kết hoặc hội nghị khách hàng; Gói kích cầu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho khách dịp Tết Dương lịch, các khách sạn, khu điểm du lịch, nhà hàng...liên kết hình thành những gói dịch vụ hấp dẫn cho người dân và khách du lịch, kết hợp với gói combo nghỉ dưỡng.

+ Năm là, công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; Famtrip, quảng bá đến các thị trường quốc tế với quy mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; tổ chức nhiều sự kiện lớn như: Thi trình diễn pháo hoa quốc tế, thi ma-ra-tông quốc tế, dù lượn quốc tế… Do đó, điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều khách du lịch, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch Đà Nẵng đến thị trường trong nước và quốc tế.

+ Sáu là, nguồn nhân lực du lịch từng bước được bổ sung và tăng cường qua việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch với trình độ ngày càng cao, đáp


ứng nhu cầu tăng cao của du lịch cả về vui chơi, giải trí lẫn tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của Đà Nẵng.

- Kinh nghiệm QLNN của tỉnh Quảng Ninh đối với PTDLBV

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, có vị trí địa lý thuận lợi, vừa có phần đất liền, vừa có phần biển, đảo. Tiềm năng PTDL của tỉnh Quảng Ninh tương đối phong phú, đa dạng và đang được khai thác để phục vụ công cuộc đổi mới KTXH. Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa các loại. Trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ PTDL như: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều. Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hóa tâm linh.

Năm 2020, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh cũng các địa phương trong cả nước chịu tác động hết sức nặng nề của đại dịch Covid-19, theo thống kê, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2020 ước đạt 8,8 triệu lượt, giảm 37% so với năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 536 nghìn lượt, giảm 90,7%; khách nội địa ước đạt hơn 8,3 triệu lượt, tăng 0,6% so với năm 2019. Tổng thu từ du lịch ước đạt 17.000 tỷ, giảm 42% cùng kỳ; thu ngân sách từ dịch vụ, du lịch ước đạt 2.200 tỷ đồng, chiếm 6% tổng thu ngân sách nội địa. Có thể nói, Quảng Ninh là một trong những tỉnh thành công về thu hút khách du lịch, dù dịch Covid-19 đã gây không ít khó khăn đến ngành du lịch. Có được những kết quả như vậy, thời gian qua công tác QLNN tỉnh Quảng Ninh đối với PTDLBV đã đạt được một số thành công:

+ Thứ nhất, công tác ban hành, triển khai các chính sách về du lịch: HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ, kích cầu du lịch tỉnh, theo đó, miễn phí vé điểm tham quan và tham quan lưu trú Vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích danh thắng Yên Tử vào các ngày lễ lớn. Giảm 50% giá vé điểm tham quan và tham quan lưu trú kể trên vào các ngày còn lại trong năm; hỗ trợ vé tuyến xe buýt từ Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn-Hạ Long đến Dốc Đỏ (phường Phương Đông, TP Uông Bí) và ngược lại... Cùng với đó, các doanh nghiệp tại Quảng Ninh cũng đưa ra các cam kết giảm giá và thông tin đầy đủ cho khách để người dân đi du lịch thuận lợi.

+ Thứ hai, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, hiệu quả phát triển ngành Du lịch, Quảng Ninh đã thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ các di tích, di sản gắn với bảo tồn, sưu tầm, phát huy giá trị di sản phi vật thể; PTDL tỉnh mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc


bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển KTXH. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự PTDL.

+ Thứ ba, công tác đào tạo và bồi dưỡng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho nghiệp vụ du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyền truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của từng địa phương, từng vùng miền và của đất nước.

+ Thứ tư, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong HĐDL, giữa địa phương và Trung ương trong QLNN về du lịch có sự chuyển biến tích cực.

+ Thứ năm, mở rộng mạng lưới các khu vực được bảo vệ và bổ sung các quy định,chính sách phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

+ Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với HĐDL được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động KDDL, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong HĐDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững

Từ kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học về QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, đó là:

(1) Chú trọng triển khai các gói kích cầu du lịch: Để PTDL khi tình hình dịch bệnh Covid – 19 vẫn còn phức tạp, cần chú trọng đến các chương trình kích cầu du lịch nội địa, gồm các gói nghỉ dưỡng giá giảm từ 20- 50% tại khách sạn, resort 4-5 sao; giảm giá tại các khu điểm tham quan cho người dân, học sinh, sinh viên; Gói kích cầu du lịch vui chơi giải trí cho khách dịp Tết Dương lịch, các khách sạn, khu điểm du lịch, nhà hàng...liên kết hình thành những gói dịch vụ hấp dẫn cho người dân và khách du lịch, kết hợp với gói combo nghỉ dưỡng.

(2) Cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, miền, các doanh nghiệp với nhau để PTDL: Việc liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, miền, các DNDL với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tour, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế.


(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Nguồn nhân lực DL chuyên nghiệp, chất lượng cao là một trong những yếu tố giúp nâng tầm vị thế và năng lực cạnh tranh của họ như những điểm đến của DL quốc tế, do đó, cần rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch một cách bài bản và toàn diện như đào tạo về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ.

(4) Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối về PTDL: Việc PTDL đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, TNDL thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân khai thác KDDL. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác KDDL.

(5) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch: Cần phải có các quy định tiêu chuẩn chất lượng môi trường các khu du lịch, bãi biển, cơ sở lưu trú. Các đơn vị chủ quản nếu vi phạm sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép. Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, đồng thời làm tốt việc bảo vệ TNDL, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Mặt khác, mở rộng mạng lưới các khu vực được bảo vệ và bổ sung các quy định,chính sách phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về PTDLBV, bao gồm các nội dung: Khái niệm, nguyên tắc PTDLBV, nội dung PTDLBV và tiêu chí đánh giá PTDLBV trên 03 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát các khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể và đối tượng QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV. Sự QLNN đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế những mặt trái. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch PTBV không thể thiếu sự QLNN. Bên cạnh đó, trong chương 2 cũng đề cập đến các nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, bao gồm 08 nội dung: Thứ nhất, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia; Thứ hai, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương; Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN đối với PTDLBV; Thứ tư, quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; Thứ năm, quản lý công nhận khu, điểm du lịch và


cấp phép HĐDL (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch); Thứ sáu, quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; Thứ bảy, quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; Thứ tám, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong PTDLBV.

Tác giả cũng đề xuất 04 nhóm tiêu chí đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV. Nội dung cuối cùng của chương là kinh nghiệm QLNN của một số địa phương nước ngoài và trong nước đối với PTDLBV, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận án.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH THANH HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG‌

3.1. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến phát triển du lịch

* Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình

Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nằm ở phía Nam vùng Du lịch Bắc bộ, tọa độ địa lý từ 19018' đến 20040' vĩ độ Bắc và từ 104020' đến 10605' kinh độ Đông; phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình Thanh Hóa khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam;

đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Vị trí địa lý và khả năng giao thông của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Thanh Hoá còn là tỉnh nằm trong vùng giao thoa chịu ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Nam Bộ. Với vị trí địa lý thuận lợi, kết hợp với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, tiềm năng 3 vùng kinh tế và vị thế thuộc nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tác động tổng hợp của các vùng kinh tế trọng điểm, Thanh Hoá có điều kiện để huy động các nguồn lực thoả mãn nhu cầu phát triển của cả vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam, tạo tiền đề phát triển ngành kinh tế tổng hợp công nghiệp - dịch vụ - du lịch của tỉnh, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát triển lớn và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

- Khí hậu, môi trường

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa. Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C; vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải,

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí