Đầu vào
Khách hàng
- Đất đai
- Lao động
- Vốn
- Thiết bị
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Sản Lượng Tối Đa Hóa Lợi Nhuận Q 2 Tương Ứng Với Giao Điểm Của Đường Mc Đang Đi Lên Với Đường Cầu D.
- Đường Cầu Đối Với Doanh Nghiệp Cạnh Tranh Hoàn Hảo Và Doanh Nghiệp Độc Quyền
- Các Chỉ Tiêu Để Đo Lường Sản Lượng Quốc Gia
- Những Vấn Đề Phát Sinh Khi Đo Lường Chi Phí Sinh Hoạt
- Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu
- Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu Khi Nền Kinh Tế Còn Nhiều Nguồn Lực Chưa Được Sử Dụng
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
- Tiền
- Nguyên vật liệu
- Năng lượng
- Phương tiện
- Khoa học và nghệ thuật quản trị
Quá trình
Doanh nghiệp chuyển hoá đầu vào thành đầu ra thông qua SX, hoạt động tài chính và Marketing
Đầu ra
- Máy, thiết bị
- Bơ sữa
- Giáo dục
- Tin tức
- Bữa tiệc
- Bản kết án
- Phòng ngủ
- Ôtô
- ........
Cung cấp trở lại
Hình 3.1: Mô hình sản xuất được sử dụng để xây dựng SNA
SNA có 7 chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh khác nhau về kết quả sản xuất, về mức thu nhập mà nền kinh tế đạt được trong vòng một năm:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product)
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product)
+ Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product)
+ Sản phẩm quốc nội ròng (NDP - Net Domestic Product)
+ Thu nhập quốc dân (NI - National Income) - còn ký hiệu là Y
+ Thu nhập cá nhân (PI - Personal Income)
+ Thu nhập khả dụng (DI - Dispossable Income) - còn ký hiệu là Yd
3.1.2. Tổng quan về hai chỉ tiêu GDP và GNP
3.1.2.1. Khái niệm GDP và GNP
a. Khái niệm GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Để hiểu thấu đáo khái niệm này cần phải lưu ý tới nội dung chuyền tải của các cụm từ trong khái niệm:
“GDP là giá trị thị trường”: Hàm ý là mọi hàng hoá và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đều dược quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo giả cả của hàng hoá được
người mua và người bán chấp nhận trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Cụm từ “Tất cả...”: GDP tìm cách tính toàn thể tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp pháp trên thị trường. GDP không tính tới các giá trị giao dịch ngầm (bất hợp pháp) như ma tuý ...
Cụm từ “Cuối cùng”: nhấn mạnh rằng GDP chỉ bao gồm giá trị những hàng hoá cuối cùng: Các hàng hoá và dịch vụ được chi tiêu đó là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; thiết bị nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các hãng kinh doanh; nhà mới xây dựng, hàng hoá và dịch vụ mà các cơ quan quản lý Nhà nước mua sắm và phần hàng hoá chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu. GDP không bao gồm các giá trị trung gian dùng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Tuy nhiên, phần hàng trung gian nhưng được dùng làm dự trữ và được đưa vào hàng tồn kho thì cũng được coi là hàng hoá cuối cùng.
“Hàng hoá và dịch vụ”: Hàm ý GDP bao gồm cả hàng hoá hữu hình và cả hàng hoá như: quần áo, thực phẩm, xe máy, ô tô, ...) và cả hàng hoá vô hình như: (dịch vụ du lịch, vận chuyển, bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm,...)
“Được sản xuất ra”: Nghĩa là GDP bao gồm giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mới được tạo ra ở thời kỳ hiện hành chứ không liên quan đến các giá trị giao dịch của những hàng hoá đã được tạo ra trong thời kỳ trước đó. Điều này rất quan trọng, vì nếu không xác định chính xác đâu là hàng hoá mới, thì GDP có thể sẽ bị tính trùng tính lại của thời kỳ trước. Ví dụ một chiếc xe máy sản xuất năm 2005 và được bán ra năm 2005 thì giá trị của chiếc xe này được tính vào GDP của 2005. Nhưng đến năm 2006 chủ sở hữu chiếc xe này lại bán cho một người khác thì giá trị giao dịch của chiếc xe không được tính vào GDP của năm 2006.
“Trong phạm vi một nước”: Tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một nước đều được tính vào GDP. Bất kể hàng hoá đó được tạo ra bởi công dân nước nào và doanh nghiệp được sở hữu trong nước hay nước ngoài.
“Trong một thời kỳ nhất định”: Nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lượng tạo ra trong một khoảng thòi gian cụ thể. Thông thường, GDP được tính cho thời kỳ một năm hoặc theo các quý trong năm.
b. Khái niệm GNP
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của người dân quốc gia đó sản xuất ra trong một thời kỳ (thường là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.
Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của hàng triệu các giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ để tính toán giá
trị của các hàng hoá khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và chi tiêu trong khoảng thời gian tính toán.
3.1.2.2. Mối liên hệ giữa GDP và GNP
GNP và GDP đều là chỉ tiêu đo lường tổng sản phẩm cuối cùng của một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ. GNP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia trên cơ sở nguồn lực, nghĩa là tính theo người dân quốc gia đó. Người dân quốc gia đó dù sinh sống ở đâu trong nước hay nước ngoài tạo ra hàng hoá và dịch vụ thì đều được tính vào GNP của quốc gia đó. Còn GDP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia tính trên phạm vi lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó, dù đó là người trong nước hay người nước ngoài, là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp thuộc sở hữu của người nước ngoài.
Khi đề cập đến nguồn thu của một nền kinh tế (một quốc gia cụ thể X) sẽ bao gồm 3 nguồn:
(a) - Phần do công dân nước X tạo ra trên lãnh thổ nước đó - là lượng sản phẩm được tạo từ quá trình sản xuất từ nguồn lực bản địa và sở hữu bản địa của quốc gia X.
(b) - Phần do công dân nước X tạo ra trên lãnh thổ nước khác - là thu nhập từ các yếu tố (sản xuất) xuất khẩu hay còn gọi là thu nhập yếu tổ chuyển vào trong nước. Phần này bao gồm: tiền công của những người đi lao động ở nước ngoài, lợi nhuận do đầu tư vốn ra nước ngoài, thu nhập do bán hay cho thuê bản quyền ở nước ngoài.
(c) - Phần do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ nước X - là thu nhập từ các yếu tố (sản xuất) nhập khẩu hay còn gọi là thu nhập yếu tố chuyển ra nước ngoài. Phần này bao gồm: tiền công lao động của người nước ngoài đến làm việc trong nước, thu nhập từ việc sở hữu vốn, bản quyền... của người nước ngoài đầu tư vào trong nước.
Ta có: GNP = a + b (1)
GDP = a + c (2)
Từ (1) và (2) có thể thấy được mối liên hệ giữa GNP và GDP như sau:
GNP = GDP + b - c (3)
Hay:
Thu nhập từ các Thu nhập từ các
GNP = GDP + -
yếu tố xuất khẩu yếu tố nhập khẩu
Hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được gọi là thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA). Giá trị NIA = b - c.
NIA =
Thu nhập từ các
Thu nhập từ các
-
yếu tố xuất khẩu yếu tố nhập khẩu Từ đó: GNP = GDP + NIA
Khi NIA > 0 thì GNP > GDP và ngược lại. Ở những quốc gia kém phát triển thì thường NIA < 0, bởi khả năng xuất khẩu các yếu tố sản xuất, nhất là vốn và bản quyền, thường nhỏ hơn yêu cầu nhập khẩu những yếu tố đó. Vì vậy ở những nước này thường GNP < GDP.
3.1.2.3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP
a. GDP danh nghĩa và GDP thực tế
t t t
- GDP danh nghĩa (GDPn): đo lường tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
GDPn = ∑ qi pi
Trong đó:
i: Biểu thị loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n t: Biểu thị thời kỳ tính toán
q: Số lượng sản phẩm từng loại mặt hàng; Qi: số lượng sản phẩm loại i p: Giá của từng mặt hàng; Pi giá của sản phẩm thứ i
Nếu số liệu thống kê cho thấy GDP danh nghĩa năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy có thể nền kinh tế đã sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn hơn năm trước hoặc giá bán năm sau cao hơn năm trước hoặc cả số lượng sản phẩm lớn hơn và giá bán của năm sau cao hơn năm trước. GDP danh nghĩa không cho chúng ta biết chi tiết sự gia tăng của nó chủ yếu là do đóng góp của sự tăng về giá cả hay số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế.
Nghiên cứu biến động kinh tế theo thời gian các nhà kinh tế muốn tách riêng hai hiệu ứng biến động về giá cả và biến động về sản lượng. Cụ thể là muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế tạo ra mà không bị tác động bởi sự thay đổi của giá cả của các hàng hoá và dịch vụ này. Để làm được điều đó các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu DGP thực tế.
- GDP thực tế (GDPr): đo lường tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thưòi kỳ được lấy làm gốc.
GDPrt = ∑ qit pi0
Trong đó: pi0là giá của năm cơ sở hay năm gốc.
Nếu thống kê GDP thực tế cho thấy GDPr năm sau cao hơn năm trước, thì đây chỉ thuần tuý là sự biến động về sản lượng năm sau lớn hơn năm trước, còn giá cả được giữ cố định ở năm cơ sở (năm gốc).
Mục tiêu tính toán GDP là nhằm để nắm bắt được hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế nên nó cũng cho biết năng lực thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của dân cư trong nền kinh tế. Do đó GDP thực tế phản ánh kết quả của nền kinh tế tốt hơn là GDP danh nghĩa.
b. Chỉ số điều chỉnh GDP
Cầu nối giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế là chỉ số điều chỉnh GDP (D). Chỉ số giá điều chỉnh GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tính trong GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở. Chỉ số giá điều chỉnh cho biết sự biến động về giá làm thay đổi GNP danh nghĩa.
D = GDPn *100%
GD Pr
3.1.2.4. Phương pháp xác định GDP
Trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thường tồn tại 4 tác nhân kinh tế cùng hoạt động. Đó là các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước với các nghiệp vụ kinh tế tương ứng và khu vực kinh tế đối ngoại. Song để tìm ra nguyên lý cơ bản có tính phương pháp luận để xác định GDP, ta dùng phương pháp trừu tượng hoá bằng cách tạm gác lại (chưa xét đến) khu vực kinh tế của Nhà nước, kinh tế đối ngoại và đưa ra các giả định không ảnh hưởng gì đến nguyên lý và quy tắc tính GDP như sau:
Thứ nhất, các hộ gia đình sở hữu các yếu tố đầu vào như: vốn, đất đai, sức lao động,… Họ cung cấp các yếu tố đó và những dịch vụ tương ứng cho các hãng, nhờ đó mà có thu nhập.
Thứ hai, các hãng mua các yếu tố đầu vào và các dịch vụ thích hợp, để tổ chức quá trình sản xuất ra hàng hoá dịch vụ và cung cấp trở lại cho các hộ tiêu dùng, nhờ đó mà có thu nhập.
Thứ ba, toàn bộ thu nhập của các hộ gia đình phải được chi tiêu hết vào hàng hoá tiêu dùng và các hãng cũng phải tiêu thụ hết hàng hoá dịch vụ sản xuất ra để có thể tiếp tục quá trình sản xuất tiếp theo. Như vậy, lợi nhuận của hãng cũng được chuyển thành thu nhập của các hộ. Vì nhà tư bản ngoài tư cách là người đầu tư thu lợi nhuận, anh ta còn là một thành viên của xã hội, tức là dân cư. Hãy tạm chưa bàn đến bản chất và nguồn gốc của các thu nhập, ta thấy phần lợi nhuận anh ta thụ hưởng, xét dưới giác độ vận động của GDP, thì cũng như thu nhập của các thực thể kinh tế khác.
Sự giao dịch giữa các hộ và các hãng tạo nên một dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô (đã đề cập ở mục trước).
Nhìn vào sơ đồ luồng luân chuyển kinh tế vĩ mô ta có nhận xét sau:
- Vòng luân chuyển bên trong cho ta thấy: dòng của các nguồn lực thực sự. Các hộ gia đình cung cấp các yếu tố sản xuất cho các hãng kinh doanh để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp lại cho các hộ gia đình.
- Vòng luân chuyển bên ngoài: dòng của các khoản thanh toán tương ứng. Các hãng kinh doanh trả thu nhập do yếu tố sản xuất mang lại cho các hộ gia đình và các
hãng kinh doanh nhận được khoản doanh thu từ việc chi tiêu của các hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ mà các hãng kinh doanh sản xuất ra.
Từ mô hình trên gợi cho ta 3 cách tính khối lượng hoạt động kinh tế của một đất nước đó là:
- Cách 1: Theo cung trên vòng luân chuyển bên ngoài: Dựa vào chi tiêu để mua sắm hàng hoá cuối cùng của các tác nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác là căn cứ vào những cái mà các tác nhân trong nền kinh tế bỏ tiền ra mua, gọi là phương pháp luồng sản phẩm hau phương pháp chi tiêu.
- Cách 2: Theo cung dưới vòng luân chuyển bên ngoài: Dựa vào tổng mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Nói cách khác là căn cứ vào những cái mà các tác nhân trong nền kinh tế nhận được, gọi là phương pháp thu nhập.
- Cách 3: Theo cung trên vòng luân chuyển bên trong: Chúng ta bóc tách những yếu tố chi phí, loại trừ tính trùng để tính tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Nói cách khác là căn cứ vào những cái mà các hãng kinh doanh sản xuất ra, gọi là phương pháp sản xuất.
a. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm (phương pháp chi tiêu)
Theo phương pháp luồng vận động của sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm. Có thể tính cụ thể từ các yếu tố sau:
- Tiêu dùng của các hộ (C - Consumption): Bao gồm tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hộ mua trên thị trường về để tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của họ. Bộ phận này chỉ bao gồm những sản phẩm được bán trên thị trường. Như vậy còn bỏ sót toàn bộ các sản phẩm tự sản xuất tự tiêu thụ của các hộ như: thóc, gà, lợn, hoa quả… hộ sản xuất ra để tiêu dùng trong gia đình, tự sửa chữa đồ dùng, tự nấu ăn… Người ta ước lượng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ này chiếm khoảng 60 - 70% GDP của một quốc gia.
- Đầu tư (I - Investment):Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hoá tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm cả hàng hoá đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hoá đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn khi của các hãng kinh doanh.
Như vậy, khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói chung. Đầu tư, theo cách hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật như nhà máy mới, công cụ mới,…Không nên nhầm lẫn khái niệm trên với quan niệm đầu tư của các nhà kinh doanh, như việc sử dụng vốn để mua cổ phần, cổ phiếu hay mở một tài khoản
tiết kiệm ở ngân hàng. Đó chỉ là hành động thay đổi thành phần tích sản của cá nhân hay của doanh nghiệp, không làm cho tổng sản phẩm cố định của đất nước tăng lên.
Trong tính toán các cấu thành của GDP cần lưu ý những khác biệt giữa những khái niệm sau:
Thứ nhất, tổng đầu tư và đầu tư ròng
Tổng đầu tư là toàn bộ giá trị các tư bản cố định chưa khấu hao những phần đã hao mòn trong quá trình sản xuất. Còn đầu tư ròng là phần giá trị các tài sản cố định còn lại sau khi đã trừ đi khấu hao, tức là trừ đi phần tiêu dùng cơ bản.
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Hao mòn tài sản cố định Người ta tính Tổng đầu tư vào GDP.
Thứ hai, khoản chênh lệch về hàng tồn kho.
Vậy hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho hay còn gọi là hàng hoá dự trữ là những hàng hoá được lưu lại kho để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ sau thời kỳ xác định trong thời hạn tính GDP.
Thực chất của hàng tồn kho là những tài sản lưu động bao gồm các yếu tố vật chất đầu vào của sản xuất được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới và các thành phần chờ để tiếp tục bán ra trong chu kỳ sản xuất sau. Theo quy định tất cả chúng được xếp vào hàng hoá đầu tư và được tính vào GDP.
Đầu tư là hành vi giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai, là kết quả của quá trình tích luỹ trong khu vực tư nhân và nhà nước có tác dụng mở rộng sản xuất, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, khái niệm đầu tư là một khái niệm phức tạp. Khái niệm này chỉ rò phần tổng sản phẩm quốc nội - hay một phần khả năng sản xuất của xã hội - dùng để tạo vốn cơ bản (vốn cố định) cho nền kinh tế chứ không phải để tiêu dùng cho hiện tại. Đầu tư có tác dụng tái sản xuất mở rộng, như vậy cũng có tác dụng tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư là việc giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư là kết quả của quá trình tích luỹ: Tích luỹ từ khu vực cá nhân và khu vực chính phủ.
- Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ (Goverment Spending on goods and services):
Chính phủ là một tác nhân kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế. Hàng năm các khoản chi tiêu của Chính phủ cho khu vực hành chính sự nghiệp của mình, chi tiêu cho xây dựng các cơ sở kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế, xã hội và chi tiêu cho sự nghiệp phuc lợi xã hội rất lớn. Phần lớn các khoản chi tiêu này của Chính phủ đều được tính vào GDP và được ký hiệu là G. Song phải lưu ý, khi tính cần phải loại trừ ra: Thứ nhất, đó là những khoản thanh toán chuyển nhượng xã hội, ký hiệu là Tr bao gồm: bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, những người thuộc diện trợ cấp thất nghiệp, người có công với cách
mạng … Những khoản đã chi này lại không tương ứng với loại hàng hoá, dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế. Do đó không đóng góp gì vào GDP, nên không được tính.
Thứ hai, chi tiêu của nhà nước được tạo nguồn từ thuế (Tax), gồm chủ yếu hai loại: thuế gián thu (Te) và thuế trực thu (Td), song khi tính GDP theo cung trên, tức là theo phương pháp luồng sản phẩm chưa cần điều chỉnh gì về thuế vì trên thị trường những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được tính thuế vào giá cả dưới hình thức thuế gián thu đánh vào hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.
- Xuất khẩu ròng (NX = X - IM): Các nước có nền kinh tế mở đều tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu được gọi là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu (X - IM) được gọi là xuất khẩu ròng hay còn gọi là cán cân thương mại. Cần chú ý rằng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều được xét trên góc độ lãnh thổ.
Nếu chúng ta tách xuất nhập khẩu làm hai thành phần: Một là xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đây là cán cân thương mại. Hai là nhập khẩu các yếu tố sản xuất: lượng thu nhập kiếm được ở nước ngoài chuyển vào trong nước được gọi là thu nhập từ yếu tố xuất khẩu; lượng thu nhập kiếm được trong nước chuyển ra nước ngoài được gọi là thu nhập từ yếu tố nhập khẩu. Chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được gọi là thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (NIA), phần này được hạch toán trong tài khoản thanh toán vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế.
Xuất khẩu ròng là bộ phận cấu thành cuối cùng của GDP và bộ phận này ngày càng có vị trí quan trọng trong GDP.
Như vậy, GDP tính theo luồng sản phẩm sẽ theo công thức:
GDP = C + I + G + NX
b. Phương pháp xác định GDP theo thu nhập (phương pháp chi phí)
Theo phương pháp này chỉ tiêu GDP được xác định dựa vào các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà các doanh nghiệp phải thanh toán cho các yếu tố sản xuất và phần thưởng cho sự mạo hiểm và nhiều khi còn là vận may trong kinh doanh đó là lợi nhuận. GDP bao gồm tổng các bộ phận cấu thành sau:
- Tiền lương hay tiền công (w - wages): là phần thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động (kể cả tiền thưởng do năng suất cao hoặc làm thêm giờ…)
- Tiền lãi (chi phí thuê vốn - i - interest) là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một mức lãi suất nhất định. Nếu nhà kinh doanh có vốn không phải đi vay thì anh ta tự trả lãi suất (i) cho mình.