Lộ Trình Thực Hiện Giám Sát Huấn Luyện Thể Lực Cho Vđv Futsal Tsn


tang dần được xác định trong quá trình thử nghiệm máy chạy bộ. LVĐ huấn luyện trung bình trong suốt 4 tuần thay đổi trong khoảng từ 2876 AU đến 5035 AU (đơn vị tùy ý). Có mối tương quan đáng kể giữa VO2 max (59.6 ± 2.5 ml/kg/phút ) và LVĐ huấn luyện tổng thể được t ch lũy trong tổng thời gian (r = –0.75), cho thấy VO2 max đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ cố gắng của một cá nhân trong các buổi tập Futsal.

Kết quả nghiên cứu của Miloski và cộng sự (2012) [122] đã ph n t ch LVĐ huấn luyện bên trong trong một chu kỳ năm đội Futsal Tây Ban Nha bằng cách sử dụng phương pháp s-RPE. Kết quả tổng thể đã thể hiện LVĐ huấn luyện hàng tuần, t nh đơn điệu và căng thẳng trong 37 tuần, giai đoạn chuẩn bị có LVĐ cao, sự căng thẳng và t nh đơn điệu cao hơn so với giai đoạn thi đấu, có sự khác biệt đáng kể trong LVĐ giữa các chu kỳ, LVĐ huấn luyện thể hiện t nh năng dao động và được điều chỉnh phù hợp với lịch thi đấu.

Nghiên cứu Matzenbacher và cộng sự (2016) [111] của đã áp dụng phương pháp RPE để định lượng LVĐ bên trong của các buổi tập Futsal và đánh giá tương quan với các phương pháp khác dựa trên phản ứng nhịp tim (HR). Các buổi huấn luyện trên sân đã được theo dõi về RPE, HR và huấn luyện xung lực (TRIMPs) của Edwards và Banister´s. Kết quả có tương quan mạnh giữa LVĐ bên trong giữa RPE với TRIMPs (r

= 0.58; r = 0.48) đến rất mạnh (r = 0.79; r = 0.78). Khi so sánh với Banister´s, Edwards TRIMPs cho thấy mối tương quan tốt hơn với phương pháp RPE. Cường độ trung bình của các buổi tập là 69% HRmax và 55% HRres. RPE của các VĐV được được đánh giá mạnh (5.8 ± 1.5 AU) theo thang điểm Borg CR10. Do đó, phương pháp RPE có thể được xem là một công cụ phù hợp để theo dõi tổng thể LVĐ bên trong của các buổi tập Futsal ở lứa tuổi này.

Lu Y.X và cộng sự (2018) [110] với nghiên cứu kiểm tra chức năng hoạt động sinh lý và tình trạng phục hồi của một đội Futsal nam Đài Bắc Trung Hoa trong một trại huấn luyện ngắn hạn ở nước ngoài. Kết quả cho thấy: đối với loại hình hoạt động ở vùng tốc độ 2 (5.0–7.9 km/h, p = 0.01), vùng 3 (8.0–11.9 km/h, p <0.01), vùng 4 (12.0–17.9 km/h, p = 0.01), và vùng giảm tốc 2 (1.0–1.99 m/s, p = 0.01) vào ngày đấu thứ 2 lớn hơn đáng kể so với vùng giảm tốc trong ngày đấu đầu tiên. Bảng câu hỏi về sức khỏe, hướng dẫn chấm điểm phục hồi, HR khi nghỉ ngơi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể (p > 0.05). Sự dao động trong tình trạng hồi phục và phản ứng tim


khi nghỉ ngơi không liên quan đến những thay đổi trong quá trình luyện tập và LVĐ trận đấu. Tình trạng hồi phục của các cầu thủ và cường độ di chuyển của các cầu thủ trong một trại huấn luyện futsal ở nước ngoài không bị ảnh hưởng bởi việc t ch lũy khối lượng huấn luyện trong thời gian ngắn.

Kết quả nghiên cứu của Ketolin (2010) [154] nhằm mục đ ch mô tả một chương trình đào tạo của Gomes được bổ sung huấn luyện trên đội Futsal U20 bang Rio Grande do Sul – Brazil thông qua phương pháp lựa chọn LVĐ và ph n t ch hiệu suất của thông qua việc sử dụng điểm. Điểm thành tích của đội trong bài tập mô phỏng được sử dụng để mô tả thành tích của đội, thông qua tỷ lệ phần trăm thành t ch của đội trong mỗi giai đoạn thi đấu, cũng như vị trí của nó được phân loại trong mỗi giai đoạn. Như vậy, việc sử dụng 73.3% điểm trong giai đoạn thi đấu thứ nhất và 91.66% trong giai đoạn thi đấu thứ hai. Hạn chế của nghiên cứu là chưa đề cập đến một chu kỳ huấn luyện dài hơn và với các quan sát về khả năng thể chất nên thể hiện ở mỗi tháng và không chỉ với điểm hiệu suất.

Freitas và cộng sự (2011) [90] đã mô tả LVĐ luyện tập bằng phương pháp s-RPE và phân tích thành tích của VĐV Futsal chuyên nghiệp T y Ban Nha trong giai đoạn chuẩn bị và mối quan hệ của nó với LVĐ. Kết quả cho thấy sau thời gian huấn luyện có sự gia tăng VOmax (p = 0.004), VJ (p = 0.003), vận tốc (p = 0.003) và sự linh hoạt (p = 0.002); LVĐ huấn luyện lớn hơn trong chu kỳ đầu tiên so với các chu kỳ khác và lớn hơn trong chu kỳ thứ hai so với trung kỳ thứ ba; chưa phát hiện thấy mối liên hệ giữa thành tích bật nhảy và LVĐ; kết luận RPE buổi tập cho phép định lượng LVĐ hiệu quả trong suốt thời gian huấn luyện và hiệu suất của VĐV tăng lên cùng với mô tả LVĐ tăng dần; Không có mối tương quan giữa LVĐ và hiệu suất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Moreira và cộng sự (2013)[128] có kết quả nghiên cứu loại trừ amin trong globulin miễn dịch nước bọt A (SIgA), cortisol và nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI); xác định mối quan hệ của chúng với LVĐ trong 4 tuần huấn luyện chuyên môn ở giai đoạn thi đấu của các VĐV Futsal Brazil chuyên nghiệp. Khối lượng đào tạo được định lượng bằng cách sử dụng phương pháp s-RPE. Globulin miễn dịch nước bọt A, cortisol nước bọt và các triệu chứng của URTI được đánh giá hàng tuần. Kết quả cho thấy giảm đáng kể LVĐ hàng tuần trong tuần 4 (giảm dần) so với các tuần khác (p < 0.05); không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy đối với cortisol và SIgA trong quá trình nghiên cứu (p > 0.05). Có sự giảm đáng kể mức độ nghiêm


trọng của triệu chứng URTI trong tuần thứ 4 so với tuần 1 và tuần 2 ( p < 0.05). Các phát hiện hiện tại cho thấy rằng các VĐV Futsal dễ bị ảnh hưởng bởi mức độ nghiêm trọng hơn của triệu chứng URTI trong các giai đoạn huấn luyện cao hơn. Vì vậy, việc giảm LVĐ trước khi thi đấu là một chiến lược phù hợp để giảm thiểu các triệu chứng URTI, đảm bảo khả năng tập luyện và thi đấu của VĐV.

Nghiên cứu của Carlos Lago-Fuentes và cộng sự (2015)[58] mô tả LVĐ huấn luyện bên ngoài và bên trong của một đội Futsal nữ chuyên nghiệp Tây Ban Nha trong cả mùa giải và so sánh LVĐ huấn luyện trong các giai đoạn khác nhau của mùa giải. LVĐ bên trong được đo lường bằng phương pháp s-RPE, trong khi LVĐ bên ngoài được đo lường gián tiếp bằng cách xem xét LVĐ huấn luyện và trận đấu cũng như loại nội dung của mỗi buổi tập trong 43 tuần. Định lượng s-RPE trung bình trong suốt mùa giải là 319.9 ± 127.1 AU. LVĐ bên trong của giai đoạn huấn luyện trước mùa giải cao hơn so với các chu kỳ huấn luyện trong mùa giải (tổng LVĐ huấn luyện hàng tuần và mức độ căng thẳng p <0.05); trong khi đó, chu kỳ thứ năm đến thứ tám của mùa giải cho thấy có sự dao động. Trong khi đó không có sự khác biệt thống kê nào được báo cáo trong các buổi tập khác nhau của chu kỳ tuần trước mùa giải (p > 0.05). Nghiên cứu đã cho thấy những chu kỳ tuần của giai đoạn trước mùa giải thể hiện một mô hình LVĐ ổn định, trong khi LVĐ trong giai đoạn trong mùa giải theo chiến lược giảm dần đối với đội Futsal nữ chuyên nghiệp.

Nghiên cứu phát triển và xác nhận một công cụ mới, ít kinh phí, dễ dàng sử dụng, để kiểm soát và giám sát khối lượng huấn luyện trong Futsal: công cụ FUTLOC. Các VĐV Futsal nam ưu tú của một đội tuyển quốc gia tình nguyện tham gia nghiên cứu này (24.75± 3.36 tuổi, 71.50 ± 8.18 kg, BMI 23.17 ± 2.22, và VO2max là 60.11 ± 2.99

ml/kg/phút). Khối lượng huấn luyện đã được kiểm soát và theo dõi hàng ngày bằng công cụ FUTLOC, RPE được đo bằng thang đo Borg 6-20. Các tương quan hiện tại của Pearson giữa cường độ trung bình, RPE, trọng lượng huấn luyện và sự cân bằng tải huấn luyện cho thấy sự phù hợp tuyệt vời (> 0.75). Để kết luận, dựa trên các kết quả trong nghiên cứu này và tài liệu đã được xem xét lại, công cụ FUTLOC có vẻ như là một phương pháp tốt để kiểm soát khối lượng huấn luyện ở Futsal [111]

Lưu Đan lấy đối tượng nghiên cứu là nữ VĐV bóng đá đội tuyển Trung Quốc chuẩn bị tham gia Olympic Bắc Kinh 2008, tiến hành 467 lần kiểm tra đồng thời tổng hợp phân loại chỉ tiêu về chức năng cơ thể tại các chu kỳ huấn luyện khác nhau gồm


trước tập trung, kỳ huấn luyện khối lượng lớn và huấn luyện trước thi đấu, sự thay đổi của các chỉ tiêu được liệt kê không những phản ánh được mức độ xuất hiện mệt mỏi và độ dao động của các chỉ tiêu tại các chu kỳ huấn luyện khác nhau, mà còn trở thành tiêu chuẩn tham khảo để chẩn đoán trạng thái chức năng cơ thể nữ VĐV bóng đá. Qua giám sát chức năng các chu kỳ huấn luyện khác nhau nhận thấy đặc trưng chung của trạng thái chức năng cơ thể VĐV bóng đá nữ khi chuẩn bị tham gia thi đấu đó là: hạ thấp (sau kỳ huấn luyện khối lượng lớn) tăng cao (sau khi điều chỉnh) hạ thấp (trước thi đấu 10 ngày) tăng cao (khi bắt đầu thi đấu) [192]

Âu Huệ Hoa, Khuất Hồng Lâm cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với đặc điểm chuyên môn trên đối tượng là VĐV bóng rổ, kết quả kiểm tra trình độ nhịp tim tức thì sau tập luyện, trình độ nhịp tim trước thi đấu và sau thi đấu 2h cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.01, trình độ nhịp tim tức thì sau tập luyện của VĐV đạt đến 189.40±10.71 lần/phút, nhưng sau khi hồi phục hoàn toàn sẽ trở về trình độ như nhịp tim lúc yên tĩnh. Kết quả này một mặt chứng minh chức năng cơ thể của VĐV khá tốt, đã th ch nghi với trình độ thi đấu, một mặt cho thấy trình độ tập luyện thường của VĐV tốt. [193] .

Mục Thanh Tú trong “Nghiên cứu ứng dụng giám sát nhịp tim tại kỳ huấn luyện tập trung cho nữ VĐV bóng đá U14 Trung Quốc” đã tiến hành giám sát quá trình huấn luyện ưa kh đối với nữ VĐV bóng đá ưu tú, tìm hiểu giá trị ứng dụng của nhịp tim trong huấn luyện ưa kh và miền yếm kh , đồng thời chỉ ra chỉ tiêu nhịp tim và acid lactic có mối quan hệ tuyến tính, có thể phản ánh một cách chính xác công suất lưu lượng tim, tức cường độ khối lượng vận động. Kiểm tra cho thấy: cường độ tập luyện của mô phỏng thi đấu cao hơn rõ rệt so với huấn luyện thường ngày, biểu hiện thông qua nhịp tim của mô phỏng thi đấu cao hơn so với nhịp tim bình thường, nhịp tim trong tập luyện của VĐV là trên 170 lần/phút, từ 14.52% của huấn luyện thường ngày tăng thành 23.19% của mô phỏng thi đấu. Do đó, khi thực hiện huấn luyện mô phỏng thi đấu, cần tăng cường công tác giám sát đối với VĐV, nhằm tránh trường hợp nâng cao khối lượng vận động dẫn đến hiện tượng chấn thương. Ngoài ra, sau khi kết thúc tập luyện cần tiến hành thả lỏng tích cực và bổ sung dinh dưỡng cho VĐV, rút ngắn thời gian loại trừ mệt mỏi cho VĐV trẻ.[199]

H.Tanaka cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nhịp tim với khối lượng vận động trên nhiều hình thức vận động khác nhau, kết quả chỉ ra: sự thay


đổi của nhịp tim không chỉ phản ánh cường độ khối lượng ngoại bộ, mà biến hóa tiết tấu của quá trình tập luyện, hình thức vận động cụ thể, trình độ chức năng cơ thể, thậm chí là cảm xúc của VĐV khi tập luyện cũng đều tạo ảnh hưởng đối với giá trị nhịp tim. Điều này cho thấy, trong quá trình tập luyện, sử dụng nhịp tim thực hiện giám sát đối với khối lượng không nên quá cứng nhắc, nên kết hợp với lượng biểu cảm xúc chủ quan của VĐV, chỉ số mệt mỏi cơ thể VĐV cùng nhiều chỉ tiêu sinh lý sinh hóa khác để đưa ra đánh giá tổng hợp đối với cường độ khối lượng, bố trí khối lượng vận động một cách khoa học, khách quan [200]

Kết quả tổng hợp các công trình đã công bố cho thấy: các nghiên cứu về giám sát đối với khối lượng tập luyện và thi đấu môn Futsal ở Việt Nam còn hạn chế, đa phần đều là các nghiên cứu tiến hành đánh giá trạng thái chức năng cơ thể VĐV thông qua các chỉ số sinh lý, sinh hóa, nhịp tim…

Quá trình tổng hợp các cơ sở lý luận cũng như thực tiễn luận án xác định lộ trình thực hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN như sau:

Hình 1 6 Lộ trình thực hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN  1

Hình 1.6: Lộ trình thực hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN


Tiểu kết chương tổng quan: Futsal là môn thể thao đồng đội, hoạt động cường độ cao và gián đoạn đòi hỏi những nỗ lực đáng kể về thể chất, chiến thuật và kỹ thuật. Bản chất hoạt động không liên tục đòi hỏi phải sử dụng các con đường cung cấp năng lượng ưa kh và yếm khí trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu. Một VĐV Futsal chuyên nghiệp cần có khả năng bền bỉ liên tục; khả năng chạy tốc độ lặp lại và sức mạnh chân; khả năng sút bóng mạnh và kỹ năng chuyền bóng; sự linh hoạt và khả năng phối hợp; chống lại sự mệt mỏi là điều rất quan trọng đối với hiệu suất tổng thể trong trận đấu Futsal. Hầu hết các HLV vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống huấn luyện hiện có trong bóng đá, mặc dù các đặc điểm của hoạt động thi đấu Futsal đòi hỏi phải điều chỉnh về nội dung và định hướng của quá trình huấn luyện. Vì vậy việc lập kế hoạch quá trình huấn luyện trong môn Futsal vẫn dựa trên hệ thống một chu kỳ bao gồm ba thời kỳ: chuẩn bị, thi đấu và chuyển tiếp. Thời kỳ chuẩn bị cho môn Futsal là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng vì nó định hình sự ổn định về hiệu suất, tạo điều kiện cho việc hình thành thể lực, tạo nền tảng cơ bản về sự chuẩn bị cho VĐV, thích nghi dần với các hoạt động thi đấu. Trong khi đó, huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm việc tăng dần khối lượng và cường độ tập luyện, sự phân bố lại từ cơ chế ưa kh sang ưa-yếm khí và yếm khí. Việc phân phối lại các phương tiện huấn luyện đã được thực hiện với điều kiện là việc sử dụng các phương tiện huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn giảm liên tục; các bài tập bổ trợ và các bài tập thi đấu tăng lên.

Mục tiêu và nhiệm vụ của giám sát HLTT là công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá liên tục đối với quá trình huấn luyện, đồng thời đưa ra thông tin điều chỉnh, kiểm soát kịp thời đối với kế hoạch huấn luyện, giảm nguy cơ chấn thương ở các VĐV, ngăn ngừa hoạt động kém hiệu quả cũng như các vấn đề nghiêm trọng hơn như hội chứng tập luyện quá mức hoặc LVĐ quá cao phi chức năng…nhằm bảo đảm chất lượng trong công tác huấn luyện. Quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có thể rút ra một số đặc điểm về giám sát HLTT như sau: (1) Giám sát HLTT là một quá trình mang tính động thái. (2) Giám sát HLTT là thể thống nhất giữa hoạt động “theo dõi, quan sát” với “kiểm soát, điều chỉnh”. (3) Chủ thể thực thiện giám sát HLTT là chuyên viên NCKH và HLV - VĐV là khách thể tiếp nhận hoạt động giám sát. (4) Căn cứ trên sự khác biệt của mối quan hệ giữa nội dung giám sát với thành tích thể thao, giám sát có hai nhân tố: Nhân tố mang tính quyết định và Nhân tố mang tính ảnh hưởng (có tính bảo đảm). (5) Căn cứ trên sự khác biệt của thời gian thực hiện kế hoạch huấn luyện, có


thể giám sát theo buổi tập, theo ngày và theo giai đoạn. Ngoài ra, căn cứ trên lý luận huấn luyện, có thể chia thành giám sát thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ thi đấu và thời kỳ điều chỉnh.

Các phương pháp phổ biến hiện nay để giám sát sự mệt mỏi – hồi phục trong thể thao chuyên nghiệp đã được nhiều tác giả kiểm chứng và kết quả nghiên cứu đã được công bố với các yếu tố quan trọng là phòng ngừa chấn thương, giám sát hiệu quả của chương trình huấn luyện, duy trì hiệu suất, ngăn ngừa tập luyện quá sức. Tổng hợp nghiên cứu về công tác giám sát HLTT đã xác nhận tính hợp lệ, độ tin cậy cao cũng như t nh nhất quán của một số phương pháp và công cụ trong quá trình giám sát HLTT ở các môn thể thao khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, giới t nh và các độ tuổi khác nhau. Một trong số phương pháp này có thể được sử dụng như phương pháp chuyên biệt (định t nh và định lượng) cho mục đ ch giám sát LVĐ.

Để thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và thực tế, cần có những thông tin phản hồi giải thích chính xác và dễ dàng cho các VĐV và HLV đội Futsal TSN. Việc nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực để chuẩn bị cho mùa giải mới có thể giúp nâng cao kiến thức về phản ứng huấn luyện, hỗ trợ thiết kế các chương trình huấn luyện, cải thiện hiệu suất và phòng ngừa chấn thương cho VĐV. Vì vậy nghiên cứu cần xác định công cụ khác nhau có t nh ch nh xác và đáng tin cậy (tùy thuộc vào giai đoạn huấn luyện và có thể nhiều hơn một công cụ giám sát thường được sử dụng) để giám sát chương trình huấn luyện thể lực đạt hiệu suất cao.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN năm 2018

2.1.2 Phạm vi và khách thể nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: Do những điều kiện hạn chế của thực tế nghiên cứu nên luận án chưa thực hiện việc giám sát đối với yếu tố dinh dưỡng cũng như chưa tiến hành phép đo liên quan đến tỷ lệ chấn thương của các VĐV Futsal và kiểm tra mối quan hệ giữa các thông số LVĐ tập luyện ở thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải và tỷ lệ chấn thương.

Khách thể nghiên cứu: 20 nam VĐV Futsal TSN (VĐV sinh 1985 -1988: 2 VĐV; VĐV sinh 1989 – 1992: 6 VĐV; VĐV sinh 1993 – 1996: 6 VĐV; VĐV sinh

1997 - 2001: 5 VĐV) có độ tuổi trung bình 27 tuổi, quá trình tập luyện và thi đấu trung bình là 7.3 năm (cao nhất là 10 năm, thấp nhất là 4 năm). Trong đó bao gồm các vị trí chuyên biệt gồm: 4 thủ môn, 3 Fixo, 3 Pivot và 10 Ala. Trong số 20 VĐV có 16 VĐV đang là thành viên đội tuyển Futsal Quốc gia Việt Nam với các thành tích nổi bật như 8 chức vô địch quốc gia, 5 chức vô địch cúp quốc gia, hạng 3 cúp Futsal các CLB Châu Á.

Khách thể phỏng vấn: 40 HLV, chuyên gia, bác sỹ và chuyên viên NCKH (Phụ lục 23)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đ y là các phương pháp phổ biến trên thế giới hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu về HLTT.

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:

Luận án tiến hành tham khảo và ph n t ch tài liệu trên các lĩnh vực y sinh học TDTT, lý luận GDTC, lý luận môn chuyên s u Futsal trong và ngoài nước, đề tài, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có liên quan tới đề tài này. Từ việc phân tích và tổng hợp

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí