2.3.Tác động của của đầu tư c ng đến lạ phát giai đoạn 1995-2019
Hình 2.14: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng vốn đầu tư công giai đoạn 1995-2019
Nguồn: Tổng cục th ng ê và tính to n của t c giả
Từ năm 1995-2019, đầu tư công trong nước có nhiều sự biến động khác nhau qua các thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng của đầu tư công có nhiều biến động trong các giai đoạn ngắn hạn, tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát lại có sự ổn định hơn, cụ thể:
Trong giai đoạn 1995-2002, mặc dù tốc độ tăng đầu tư công tương đối cao và không ổn định, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nước vẫn duy trì ổn định dưới 1 con số. Giai đoạn từ 2003-2008, khi đầu tư công giảm thì lạm phát lại tăng lên. Sự biến động này đều xuất phát từ các nguyên nhân trong nước. Trong năm 2007, Việt Nam phải đối mặt với các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khi ch nh thức gia nhập WTO. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã mua một lượng lớn ngoại tệ khoảng 10 tỉ USD trong vòng 1 năm, bằng cách này họ đã bơm một lượng tiền tương đương bằng tiền đồng vào nền kinh tế khiến cho t n dụng tăng trưởng nhanh chóng. T n dụng tăng trưởng nhanh đã khiến các nhà đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản và lạm phát gia tăng. Để đối phó với tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn hơn, nhằm kìm bớt tốc độ tăng trưởng t n dụng, Ch nh phủ đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó phải kể đến gói ch nh sách bình ổn kinh tế được công bố năm 2008. Gói ch nh sách này bao gồm cả việc cắt giảm chi tiêu Ch nh phủ trong đó có việc ngừng những dự án đầu tư công kém hiệu quả đã làm cho đầu tư công giảm xuống.
Nhận thấy năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả trong nước biến động có chiều hướng tạo nguy cơ lạm phát. Trước tình hình đó, một loạt các biện pháp áp dụng vào quý 1 năm 2009 được gọi là “gói giải pháp thứ nhất” và một số biện pháp k ch cầu khác được Ch nh phủ thực hiện – biết đến với cái tên “kế hoạch 143 nghìn tỷ đồng” - để giảm thiểu những biến động tiêu cực của nền kinh tế và đưa nền kinh tế phục hồi trở lại. Gói k ch cầu kết hợp các biện pháp nhằm giảm số thu thuế với các biện pháp tăng chi và các biện pháp nhằm huy động thêm nguồn lực nên làm đầu tư công tăng lên. Sự thành công của Ch nh phủ đối với ch nh sách bình ổn có tác dụng làm giảm lạm phát. Kết quả là, năm 2009 lạm phát cả năm là 6,88%, giảm so với mức 22,97% năm 2008.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Đầu Tư C Ng Theo Nhó Ngành
- Tác Động Của Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 1995-2019
- Hệ Số Icor Và Trưởng Inh Tế Việt Na Giai Đoạn 1995 – 2019
- Mô Hình Ki M Địn Tác Động Củ Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Và Lạm Phát Của Luận Án
- Ô Ìn Đán G Á Tác Động Củ Đầu Tư Công Tới Lạm Phát
- Bảng Tổng Hợp Tính Dừng Của Các Chu I Dữ Liệu
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Từ cuối năm 2010 và năm 2011 trước áp lực lạm phát tăng cao, Ch nh phủ đã xác định định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là kiểm soát lạm phát thông qua việc ban hành nghị quyết 11/NQ-CP (2011). Cùng với việc thực hiện ch nh sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng Ch nh phủ đã điều chỉnh ch nh sách tài khoá theo hướng thắt chặt hơn cụ thể: tiến hành kiểm tra, rà soát những công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Ch nh phủ để xử lý và loại bỏ những dự án kém hiệu quả theo đó tốc độ tăng đầu tư công giảm xuống.
Giai đoạn 2011- 2019 là giai đoạn Ch nh phủ triển khai tái cơ cấu đầu tư công, tốc độ tăng đầu tư công giảm dần. Sự thành công trong việc điều hành Ch nh sách của ch nh phủ giúp môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn tiếp tục ổn định, tốc độ tăng lạm phát giảm dần và được kiểm soát.
2.4. Đánh giá chung về tác động của đầu tư c ng đến t ng trưởng inh tế và lạ phát tại Việt Na giai đoạn 1995-2019
2.4.1. Kết quả đạt được
T ứ n ất, đầu tư công góp p ần tăng trưởng k n tế
Kinh tế Việt Nam dần dần được phục hồi, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Trong thời gian qua, nhờ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có ch nh sách k ch cầu của Ch nh phủ (thông qua các gói đầu tư công) nên đã góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, đầu tư công đã có sự phối kết hợp với các thành phần kinh tế khác
Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhanh: từ 53,05% giai đoạn 1995-2005 xuống còn 38,68% giai đoạn 2006-2019. Đầu tư công của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 33,76% tổng mức đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2019 đã dành để phát triển cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và thông tin liên lạc. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước còn rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư, việc thực hiện các dự án theo hình thức PPP trong các năm qua là chủ trương đúng của Đảng và nhà nước nhằm khuyến kh ch và mở rộng thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của đất nước.
T ứ b , đầu tư công góp p ần p át tr n t ống cơ sở ạ tầng
Vốn đầu tư công của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng gồm hạ tầng giao thông vận tải (đường giao thông, sân bay, bến cảng…) và hạ tầng năng lượng (nhà máy thuỷ điện, than, kh đốt). Nhiều công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng được triển khai và từng bước được nâng lên đáng kể.
Hạ tầng giao thông:
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của nước ta có nhiều chuyển biến lớn, những công trình giao thông quan trọng: đường bộ , đường cao tốc, cảng biển…đang được đầu tư, nâng cấp.
Về đường bộ: Vận tải đường bộ hiện đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam, chiếm khoảng 75,6% về hàng hóa và 94,09% về hành khách. Hiện tại hệ thống đường bộ của Việt Nam dài khoảng 258.200 km, trong đó có 19% được trải nhựa. T nh đến nay, đã đưa vào khai thác 2 tuyến đường giao thông quan trọng: tuyến đường Hồ Ch Minh qua Tây Nguyên và mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ.
Về cảng biển: T nh đến tháng 12/2017, Việt Nam có 44 cảng biển với tổng công suất 470-500 triệu tấn/năm. Các cảng ch nh ở Việt Nam bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Thành phố Hồ Ch Minh. Từ năm 2005 đến năm 2016, tổng khối lượng giao thông vận tải hàng hóa của cả nước tăng gấp đôi từ 100 tỷ
tấn/km lên 238 tỷ tấn/km, trong đó lưu lượng hàng hóa đường thủy nội địa tăng từ 18 tỷ tấn/km lên 45 tỷ tấn/km và tổng lượng hàng hoá qua cảng từ 62 tỷ tấn/km lên 132 tỷ tấn/km.
Về hàng hông: Nguồn tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng sân bay từ ngân sách nhà nước, OD và Việt Nam đang khai thác khả năng hợp tác công tư. Theo thống kê từ cục hàng không dân dụng Việt Nam tổng lưu hượng hành khách hàng không năm 2016 đạt hơn 52 triệu hành khách (tăng 29% so với năm 2015), trong đó lưu lượng hành khách hàng không nội địa tăng lên 28 triệu (tăng 30% so với năm 2015).
Thứ tư đầu tư công góp phần iểm so t lạm ph t ổn định inh tế vĩ mô
Trong thời gian qua, đầu tư công đã phát huy được vai trò của mình trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Qua việc điều hành, kết hợp giữa ch nh sách tiền tệ linh hoạt với ch nh sách tài khoá được nới lỏng thông qua các ch nh sách k ch cầu, đầu tư công góp phần hạn chế những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Đầu tư nhà nước đã phát huy vai trò trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng...
- Cơ cấu đầu tư công đã có những chuyển biến t ch cực. Khu vực này đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ của người lao động. Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Bình quân chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
- Đã hình thành được bộ khung pháp luật tương đối đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng. Trong đó, phải kể đến Luật Đầu tư công năm 2014 và Luật Đầu tư công sửa đổi, bổ sung năm 2019.
2.4.2. Hạn c ế
Bên cạnh những thành công của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như sau:
Tác động của đầu tư công đến lạm phát hoặc tăng trưởng chưa rò ràng trong 1 số giai đoạn như giai đoạn 1995-2019, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động. Trong đó, những năm có tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số rơi vào giai đoạn năm 1995, giai đoạn 2007-2008
Trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch chưa thật sự hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực vẫn còn lỏng lẻo. Các căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm chưa được xây dựng phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam việc kêu gọi và thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế và người dân còn chưa được triên khai đồng bộ.
Cơ cấu vốn đầu tư tập trung khá nhiều ở các ngành hạ tầng, trong khi ít tập trung vào các ngành trực tiếp phục vụ phát triển con người (như giáo dục, y tế). Hiệu quả của đầu tư công nhìn chung còn hạn chế, thấp hơn so với khu vực tư nhân và thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế ở Đông Á trong thời kỳ phát triển tương ứng.
Quá trình phân cấp nguồn vốn đầu tư công còn thiếu t nh đồng bộ, chưa bảo đảm sự nhất quán giữa quyền hạn, nhiệm vụ được phân cấp và khả năng thực thi các quyền đó cũng như trách nhiệm ở các cơ quan được phân cấp. Quy trình quản lý dự án đầu tư tuy đã phân cấp, nhưng còn bao gồm rất nhiều giai đoạn và thủ tục phức tạp, rườm rà. Đây cũng ch nh là nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân vốn đầu tư.
Việc tái cơ cấu tỷ lệ đầu tư công mặc dù đã được nhà nước quan tâm nhưng thực tế triển khai vẫn còn chậm. Khủng hoảng kinh tế xảy ra vào giai đoạn 2007 – 2009, nhưng đến năm 2011 Ch nh phủ mới có chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, và tái cơ cấu lại đầu tư công. Sự dịch chuyển cơ cấu vốn đầu tư công vẫn diễn ra rất chậm, nguồn vốn đầu tư công vẫn chủ đạo là vốn thu từ ngân sách, vốn vay.
2.4.3. Nguyên nhân củ ạn c ế
Ban hành các v n bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư c ng chưa ịp thời và hạn chế
Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương đã t ch cực trong việc nghiên cứu ban hành, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh bổ sung các quy định hiện hành để tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư phù hợp hơn với điều kiện thực tế, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án đầu tư.
Đồng thời để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư năm của Thủ tướng Ch nh phủ, các bộ, ngành, địa phương có các quyết định về giao vốn cụ thể cho các cơ quan, dự án; một số cơ quan xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình quản lý dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, công tác đấu thầu, công tác giám sát và đánh giá đầu tư…
Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định pháp luật hiện hành, các văn bản hướng dẫn thực hiện theo đúng thẩm quyền, phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa kịp thời, một số văn bản pháp luật có nội dung còn chồng chéo, cá biệt có những nội dung chưa phù hợp với thực tế. Hệ quả dẫn đến vướng mắc phát sinh khi thực hiện, có nội dung phải điều chỉnh ngay sau khi văn bản được ban hành, chưa có hiệu lực.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Một số cơ quan, tổ chức kinh tế còn chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật, dẫn đến quá trình thực hiện còn sai sót, không đúng trình tự thủ tục đầu tư.
Xây dựng quy hoạch chưa chất lượng và quản lý còn hạn chế
Theo phạm vi, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành, địa phương t ch cực lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch mới; rà soát lại các quy hoạch đã được phê duyệt, thực hiện các thủ tục điều chỉnh các quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với thực tế. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót, bất hợp lý, kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan, công tác lập và trình duyệt các quy hoạch của các cơ quan còn chậm. Một số quy hoạch sau khi phê duyệt chưa phù hợp với tình hình thực tế, chất lượng quy hoạch còn thấp do tầm nhìn quy hoạch hạn chế, hầu hết chưa có t nh dự báo dài hạn nên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn phải điều chỉnh lại.
Định hướng phát triển chưa phù hợp với thực tiễn, số liệu tổng hợp của quy hoạch còn thiếu nhiều chi tiết, còn mang t nh chủ quan và phụ thuộc vào chất lượng đơn vị tư vấn.
Giá trị tổng mức đầu tư các dự án dự kiến trong quy hoạch được phê duyệt đến khi triển khai thực hiện có nhiều thay đổi do chưa lường được hết các yếu tố về chi ph đền bù, giải phóng mặt bằng, xây lắp…dẫn đến việc chuẩn bị các nguồn lực thực hiện quy hoạch không sát với thực tế.
Năng lực các đơn vị tư vấn lập quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn hạn chế.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về công tác quy hoạch còn thiếu, chậm được thay đổi, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế.
Giá sát việc sử dụng vốn đầu tư c ng còn hạn chế và lỏng lẻo
Việc giám sát và đánh giá các dự án đầu tư công chưa tập trung nhiều đến những kh a cạnh tác động môi trường, xã hội hay tác động lan tỏa của dự án đầu tư công. Đó là do trong quá trình giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công còn thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, công tác công tác tham vấn, phản biện của cộng đồng và các chuyên gia về các dự án đầu tư công cũng còn rất hạn chế. Hầu hết, cộng đồng dân cư nhiều khi chỉ biết đến các vấn đề trong bố tr , quản lý và sử dụng vốn sau khi hoàn thành kiểm toán dự án, chứ t có thông tin cụ thể trong các quá trình thực hiện và/hoặc điều chỉnh dự án, nhất là các dự án ở cấp địa phương. Hoặc việc giám sát, đánh giá ở cấp vùng và cả nước còn xảy ra tình trạng thiếu t nh trung thực. Nên làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư công - nhất là các dự án liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
Thu hút và quản lý các dự án đầu tư công theo hình thức PPP vẫn còn hạn chế
Trong thời gian qua, mặc dù bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, thu hút thêm các nguồn lực từ các nhà đầu tư tư nhân tham gia hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư mới, năng lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, năng lực triển khai thực hiện đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế, do đó việc đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn nhiều bất cập.
Việc lựa chọn dự án đầu tư, thứ tự đầu tư các dự án chưa hợp lý. Đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo phương thức cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, ch nh sách chưa ổn định gây khó khan trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, dự toán còn sai sót và chưa chặt chẽ làm tăng giá dự toán công trình.
Hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, nhưng nhiều nhà đầu tư nguồn lực hạn chế dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện, vận hành và khai thác công trình.
Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ, làm tăng chi ph , ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Thực hiện tái cơ cấu đầu tư c ng còn chậ trễ
Các hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa thực sự tập trung. Các dự án đầu tư công, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thực hiện chậm chậm tiến độ, đôn vốn đầu tư, thời gian thực hiện kéo dài trong rất nhiều năm gây lãng phí, kém hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nhất là các dự án thực hiện từ nguồn vốn vay nước ngoài.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư c ng chưa cao
Theo kết quả phân t ch thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2019 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của đầu tư công của một số năm vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là ở những giai đoạn năm 1996, 1998-2000, năm 2017. Hệ số ICOR của vốn đầu tư công/GDP của