Các Lý Thuyết Về Đa Dạng Hóa Trong Hoạt Động Ngân Hàng


mở rộng thị phần, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. ĐDH giúp ngân hàng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tìm kiếm cơ hội sinh lời, gia tăng thu nhập ngân hàng, góp phần vào ổn định hoạt động kinh doanh. Đây cũng là xu hướng phát triển chung trong hoạch định chiến lược kinh doanh của các NHTM thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

2.4.1 Khái niệm

Nội dung ĐDH khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu và thực tiễn. Khái niệm ĐDH hiển thị trong các lĩnh vực khác nhau: tài chính, ngân hàng, khoa học kỹ thuật, sinh học,…Theo từ điển Cambrige Dictionary, ĐDH trong kinh doanh có nghĩa là bắt đầu tạo ra sản phẩm mới hay cung ứng dịch vụ mới. Trong Oxford Living Dictionaries giải thích ĐDH bắt nguồn từ tiếng Latin nghĩa là tạo ra sự khác biệt (make dissimilar).

Xuất phát từ các định nghĩa trên, trong từng lĩnh vực khác nhau, người ta lại vận dụng để đưa ra những khái niệm cụ thể tương ứng với đặc điểm ngành nghề đó. Riêng trong lĩnh vực tài chính, ĐDH có thể được hiểu là việc lựa chọn đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Còn trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động ĐDH là việc ngân hàng tập trung tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ khác biệt, mở rộng lĩnh vực kinh doanh hay mở rộng quy mô lãnh thổ (ĐDH về mặt địa lý) nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.

2.4.2 Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng

Lý thuyết về ĐDH trong lĩnh vực tài chính xuất phát từ rất sớm trong các nghiên cứu của các nhà kinh tế. Tất cả đều tập trung xem xét liệu việc ĐDH có giúp làm tăng giá trị doanh nghiệp hay ngược lại sẽ tác động làm giảm giá trị của công ty. Nhìn chung, các nghiên cứu thực tiễn về ĐDH trong doanh nghiệp đều xuất phát theo hai hướng tiếp cận chính: tài chính chiến lược. Dưới góc độ tài chính, loại rủi ro nào được giảm khi công ty ĐDH, nhà đầu tư cá nhân có tự ĐDH trong danh mục của mình hay không và nếu như chi phí ĐDH của từng nhà đầu tư thấp hơn thì khi đó ĐDH doanh nghiệp sẽ giảm giá, tức là chi phí cao hơn (Amihud và Lev,


1981; Lang và Stulz, 1994; Berger và Ofek, 1995). Còn dưới góc độ chiến lược, ĐDH doanh nghiệp lại đóng vai trò như một nhân tố quan trọng dẫn đến sự mở rộng ra các thị trường mới cùng lúc với việc đưa ra các sản phẩm mới (Ansolf, 1965). Từ đó giúp khẳng định sức mạnh trên thị trường cho doanh nghiệp, củng cố lợi thế cạnh tranh hơn nữa, từ đó giá trị doanh nghiệp cũng không ngừng gia tăng.

Như vậy, kết luận cho vấn đề ĐDH doanh nghiệp là rất quan trọng vì sẽ quyết định đến hành vi lựa chọn phương hướng phát triển kinh doanh của những người chủ và cổ đông dành cho công ty của họ. Để làm được điều này, phải xem xét đến lý thuyết phân tích động cơ ĐDH. Đó là ĐDH làm gia tăng chi phí và lợi ích, nếu như lợi ích mang lại đủ để doanh nghiệp xem xét đánh đổi cho mức độ tăng trong chi phí thì khi đó ĐDH sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp. Khi nghiên cứu lý thuyết về chi phí ĐDH, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích các loại chi phí điển hình và ảnh hưởng đáng kể: Chi phí đại diện, Chi phí phát sinh do đầu tư không hiệu quả

vì những hoạt động rent-seeking2. Cùng với những lợi ích mang lại được liệt kê

như: Gia tăng sự hiệu quả của thị trường vốn nội bộ, được đồng bảo hiểm nợ, hiệu quả kinh tế mang lại do quy mô sản xuất thay đổi, và gia tăng sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp.



2 Hoạt động tìm kiếm đặc lợi của doanh nghiệp khi được nhận ưu đãi và trợ giúp từ Nhà nước mà không chịu cải cách để nâng cao tính cạnh tranh( Krugger, 1974. The political economy of rent – seeking society. The American Econmic Review)


Bảng 2.3: Bảng tóm tắt lý thuyết phân tích động cơ ĐDH: Chi phí và lợi ích


LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ ĐDH: CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH

Chi phí

Lợi ích

Lý thuyết đại diện – Chi phí đại diện

Đầu tư không hiệu quả do những hoạt động

rent-seeking

Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp làm

giảm giá trị

Sự hiệu quả của thị trường vốn nội bộ

Đồng bảo hiểm nợ

Hiệu quả kinh tế do quy mô sản xuất

Gia tăng sức mạnh thị trường

- Amihud và Lev (1981).

- Jensen (1986)

- Shleifer và Vishny (1989)

- Stein and Scharfstein (2000).

- Rajan và cộng sự (2000).

- Choe và Yin (2009).

- McNeil và Smythe (2009)

- Fluck và Lyuch (1999)

- Zuckerman (1999).

- Matsusaka (2001).

- Gomes và Livdan (2004)

- Willianson (1971).

- Willianson (1975).

- Gertner và cộng sự (1994)

- Stein (2002)

- Lewellen (1971)

- Sgleifer và Vishny (1992)

- Teece 1980.

- Teece 1982

- Fudenberg và Tirole (1995).

- Willalonga (2000)

ĐDH làm giảm giá trị doanh nghiệp. Đây là kết quả từ việc các nhà quản lý có xu hướng thâu tóm và quản lý các nguồn lực để tạo

thành một nguồn lực

Những hoạt động rent- seeking gây ra sự lãng phí vốn nội bộ do:

- Việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả ở cấp lãnh đạo bộ phận.

- Việc đầu tư thất bại do

tập trung vào những


- ĐDH tận dụng nguồn vốn nội bộ với chi phí thấp và ít rủi ro.

- Gắn kết nội bộ công ty và tạo ra động lực giúp mọi

người sử dụng vốn

- ĐDH tác động giảm biến động dòng thu nhập của công ty, từ đó tạo ra niềm tin cho các chủ nợ và gia tăng khả năng vay nợ

trên thị trường

ĐDH giúp mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời chuyển giao bý quyết độc quyền giữa các bộ phận của công ty, tài sản cũng được sử

dụng để sản xuất sản

ĐDH làm gia tăng sức mạnh thị trường của công ty trên ba lĩnh vực:

- Lợi nhuận của bộ phận này có thể hỗ trợ giá tích cực cho

bộ phận khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 9


có quy mô lớn. Bởi vì việc quản lý những nguồn lực này cung cấp cho họ quyền kiểm soát những lợi ích cá nhân. Những lợi ích cá nhân làm gia tăng sức mạnh và uy tín

của người quản lý.

ngành có tỷ suất sinh lời thấp, nhiều rủi ro.

- Việc phân bổ nguồn lực vào những chi nhánh, bộ phận không hợp lý. Thái độ đối với chiến lược đầu tư không cân xứng giữa đầu tư sinh lời và đầu tư phòng thủ.


một cách hiệu quả hơn.

vốn.

- Ngoài ra, ĐDH cũng giúp cho tài sản công ty có tính thanh khoản cao hơn, dễ chuyển đổi hơn.

phẩm nhiều hơn, giá trị công ty vì thề được khai thác triệt để và không ngừng tăng lên

- Giả thuyết về sự nhường nhịn trong cạnh tranh của đa thị trường.

- Lợi ích từ sự mua lại với các công ty lớn để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Lý thuyết về ĐDH ngân hàng xuất phát từ lý thuyết ĐDH trong lĩnh vực tài chính và tiếp cận theo hướng chiến lược, dựa trên phân tích chi phí lợi ích đạt được. Một số nhà nghiên cứu ủng hộ các chiến lược ĐDH bởi lợi ích của nó mang lại. Bằng việc đẩy nhanh cho ra đời hàng loạt các dịch vụ tài chính mới (Teece, 1982) và bán chéo các sản phẩm tài chính khác nhau cùng với các dịch vụ cho vay truyền thống, đã mang lại cơ hội gia tăng thu nhập cho ngân hàng một cách đáng kể. Bên cạnh đó, ĐDH cũng làm giảm sự bất cân xứng thông tin (Diamond, 1984 và Stein, 2002), giảm chi phí đại diện của các nhà quản lý (Stulz, 1990) và gia tăng sự hiệu quả của thị trường vốn nội bộ trong ngân hàng (Stein, 2002).

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, những bất lợi về hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi ĐDH cũng được chứng minh một cách rõ ràng (Mazur và Zhang, 2015). Sự ĐDH cũng làm gia tăng bất đồng của mối quan hệ giữa các cổ đông lớn và nhỏ trong ngân hàng (Stulz, 1990). Mặt khác, việc gia tăng phạm vi và quy mô ngân hàng cũng làm cho chi phí đại diện gia tăng (Rajan và cộng sự, 2000).

Riêng về hoạt động ĐDH địa lý của ngân hàng, kết quả làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ nâng lên (Berger và cộng sự, 1999), giảm chi phí đại diện, gia tăng giá trị doanh nghiệp (Diamond, 1984). Ngược lại, các lý thuyết về quản trị doanh nghiệp của Jensen và Meckling (1976) lại cho thấy khi các cổ đông nhỏ nhận thấy sự kiểm soát và điều hành ngân hàng phân tán địa lý, họ có khuynh hướng thu lợi cá nhân từ việc này thông qua những bất lợi khi định giá tài sản. Hơn nữa, ĐDH địa lý cũng tạo ra rủi ro cao hơn khi tiếp nhận những khách hàng rủi ro (Salas và Saurina, 2002).

Như vậy, dù có nhiều nghiên cứu sâu rộng về kết quả kinh tế của việc ĐDH nhưng các nghiên cứu chưa cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc liệu ĐDH có tạo ra lợi ích hoặc chi phí hay không. Tuy nhiên nhìn chung, xu hướng của các nghiên cứu gần đây chủ yếu xem xét liệu hoạt động ĐDH cụ thể của từng ngân hàng, trong từng nền kinh tế, có làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.


2.4.3 Các hình thức đa dạng hóa của NHTM

Có rất nhiều quan điểm được chia sẻ về ĐDH trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó đáng chú ý là cách phân loại ĐDH trên ba khía cạnh của Mercieca và cộng sự (2007). Theo đó ĐDH ngân hàng bao gồm:

ĐDH các sản phẩm hiện có của ngân hàng:

ĐDH sản phẩm dịch vụ ngân hàng là việc mở rộng phát triển các sản phẩm mới, tạo thêm nhiều tiện ích đối với các sản phẩm dịch vụ hiện tại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Trong nghiên cứu của mình, Galbraith (2004) cho rằng ĐDH sản phẩm có ba dạng:

- ĐDH liên quan (Related diversification): Là việc tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh mới nhưng có sự liên kết với hoạt động kinh doanh hiện hữu về một số lĩnh vực: sản xuất, marketing, quản trị vật tư, kỹ thuật công nghệ,…Mục đích chính là tạo ra sự liên hệ trong quá trình tổ chức sản xuất

- ĐDH liên kết (Linked diversification): Tổ chức sử dụng hình thức này với mục đích chuyển đổi các nguồn lực, năng lực và một số các khả năng đặc biệt sang ngành mới và áp dụng theo cách để có được lợi thế cạnh tranh cốt lõi bền vững giữa các lĩnh vực. Điều này nhằm dẫn đến kết quả rằng hoạt động kết hợp sẽ mang nhiều ý nghĩa và hiệu quả hơn so với mỗi đơn vị tách biệt. Tuy nhiên, không có sự đảm bào rằng hình thức này sẽ luôn thành công giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu.

- ĐDH không liên quan (Unrelated diversification): Là việc tổ chức tiến hành đầu tư vào ngành có triển vọng lợi nhuận, ngoài chuỗi giá trị hiện tại đang có, và không có kết nối nào với hoạt động hiện hữu của tổ chức. Thông thường tổ chức lựa chọn hình thức này khi ngành hoạt động hiện hữu không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm, sản phẩm hiện tại đang ở giai đoạn suy thoái. Trong khi đó, sản phẩm mới có thể cải thiện đáng kể tình hình tiêu thụ, có mức giá cạnh tranh cao, và giúp cân bằng doanh thu theo mùa vụ cho sản phẩm hiện tại.


ĐDH ngân hàng về mặt địa lý:

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, ĐDH địa lý ngân hàng đã trở nên một quy luật tất yếu. Việc các ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động địa lý của mình càng cho thấy đây là hoạt động đang được chú trọng ở một mức độ nhất định. Theo đó, ĐDH địa lý ngân hàng là việc ngân hàng cho phép thành lập các chi nhánh của mình ở các khu vực mới, bao gồm thành lập mới hoặc mua bán, hoặc sáp nhập với ngân hàng khác (Carlson và Mitchener, 2005; Mercieca và cộng sự, 2007; Fang và Van Lelyveld, 2014; Brighi và Venturelli, 2016; Harimaya và Kondo, 2016). Tuy nhiên, việc ĐDH địa lý đòi hỏi nhiều yếu tố đánh giá tính khả thi như: chiến lược công ty phải thay đổi, cơ sở vật chất và trình độ quản lý được thiết lập lại, chi phí đầu ra và các chi tiêu tài chính khác cũng cải thiện (Liang và Rhoades, 1988; Goetz và cộng sự, 2016).

ĐDH kết hợp về mặt địa lý và hoạt động kinh doanh:

Đây là chiến lược ĐDH được cho là phát huy hiệu quả nhất để mang lại HQKD cao cho ngân hàng. Các ngân hàng ngoài việc mở rộng phạm vi địa lý hoạt động còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ mới cho từng thị trường, từng khu vực nơi mà chi nhánh mới được thành lập. Từ đó đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền, cho vay và các dịch vụ khác cho khách hàng (Brighi và Venturelli, 2016; Fang và Van Lelyveld, 2014; Cai và cộng sự, 2016; Turkmen và Yigit, 2012). Cả ba cách thức ĐDH này đều đem đến cho ngân hàng những lợi thế đáng kể.

Các NHTM trên thế giới phần lớn bị phá sản vì cho vay không thu hồi được nợ nên các ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ phi tín dụng và nhiều loại hình dịch vụ mới cho khách hàng. Giúp ngân hàng vừa phân tán và giảm thiểu được rủi ro, vừa tăng thu nhập cho ngân hàng, đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động... Do đó mà xu hướng chung hiện nay của hầu hết các NHTM với mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh, ổn định bền vững các hoạt động chính là tìm kiếm và lựa chọn các phương thức ĐDH trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nhiều hơn cơ hội đầu tư sinh lời, tăng thu nhập cho ngân hàng. Thực tiễn những năm gần đây các ngân hàng đang dần gia tăng nguồn thu từ các lĩnh vực ngoài tín dụng cho thấy thu nhập ngân


hàng ngày càng đa dạng hơn. Đây là kết quả của hàng loạt chiến lược ĐDH đang phát triển nhiều hơn ở các ngân hàng.

2.4.4 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Như vậy, với nhiều cách thức ĐDH, mỗi ngân hàng đều có thể lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình. Mục tiêu cuối cùng cho các quyết định lựa chọn ấy vẫn là làm sao gia tăng doanh thu, giảm thiểu tối đa chi phí, ngày càng đạt nhiều lợi nhuận, lôi kéo càng nhiều khách hàng và đảm bảo cho ngân hàng tồn tại, phát triển ổn định, bền vững. Một trong các chỉ tiêu để phản ánh thành quả đó là thu nhập ngân hàng tăng lên. Ngày nay, đứng trước những quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động tín dụng và bảo đảm an toàn trong kinh doanh vốn, giới hạn cơ hội tìm kiếm các khoản sinh lời nhưng kèm theo rủi ro cao, các ngân hàng trên thế giới thường lựa chọn chiến lược ĐDH chuyển nguồn thu sang các sản phẩm, dịch vụ mới (Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2015). Do đó, ĐDH thu nhập được xem là chỉ tiêu tốt nhất phản ánh kết quả của các chiến lược ĐDH nhiều hơn là xem đó như một hình thức ĐDH trong quá trình hoạt động của ngân hàng (Acharya và cộng sự, 2006; Chiorazzo và Salvini, 2008; Lepetit và cộng sự, 2008; Baele và cộng sự, 2007; Campa và Kedia, 2002).

2.4.5 Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Chỉ số đo lường ĐDH thu nhập ngân hàng chỉ mới được nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây. Trong nghiên cứu của Luc Laeven và Ross Levine vào năm 2007, hai tác giả đã đề xuất chỉ số đo lường ĐDH thu nhập của ngân hàng như sau :

𝐼𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒 𝑑𝑖𝑣𝑒𝑟𝑠𝑖𝑓𝑖𝑎𝑐𝑡𝑖𝑜𝑛 = 1 − 𝑁𝑒𝑡 𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟𝑒𝑠𝑡 𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒−𝑂𝑡ℎ𝑒𝑟 𝑜𝑝𝑒𝑟𝑎𝑡𝑖𝑛𝑔 𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒

𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑜𝑝𝑒𝑟𝑎𝑡𝑖𝑛𝑔 𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒

Trong đó:

Net interest income : Thu nhập lãi thuần, được tính bằng thu nhập từ lãi trừ

đi chi phí lãi.

Other operating income : Thu nhập hoạt động khác, bao gồm nguồn thu thuần từ

phí, hoa hồng và các giao dịch thương mại khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022