Bảng Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Ổn Định Ngân Hàng:


Nhóm tác giả Boyd và cộng sự (2006) cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và rủi ro phá sản của các ngân hàng. Sử dụng chỉ số HHI để đo mức cạnh tranh ngân hàng tính toán rủi ro ngân hàng bằng cách sử dụng chỉ số Z-score, Nghiên cứu kiểm tra hai mẫu: mẫu 2500 ngân hàng nông thôn hoạt động tại Hoa Kỳ và một mẫu gồm 2700 các ngân hàng từ 134 quốc gia, không bao gồm các quốc gia phát triển. Trong cả hai mẫu này, nghiên cứu đều tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa ổn định và cạnh tranh ngân hàng.

Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Fu và cộng sự (2014) phân tích sự đánh đổi giữa cạnh tranh và ổn định tài chính với dữ liệu từ được thu thập từ 14 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tập trung ngân hàng lớn hơn gây ra rủi ro ngân hàng lớn hơn.

Quan điểm thứ hai: Cạnh tranh - ổn định của Boyd và De Nicolo (2005) cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định. Ý tưởng chính cho rằng ít cạnh tranh hơn dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn, từ đó có thể làm tăng khả năng vỡ nợ của khách hàng và vấn đề rủi ro đạo đức của khách hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ đối diện với vấn đề gia tăng nợ xấu.

Fiordelisi và Mare (2014) cũng bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của Boyd và De Nicolo (2005) trong bài nghiên cứu của mình về ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định của các ngân hàng hợp tác Châu Âu. Hai tác giả nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 cho thấy rủi ro gia tăng nhưng không làm thay đổi mối quan hệ trên trong thời kỳ khủng hoảng.

Đồng quan điểm trên, Jeon và Lim (2013) đã thực hiện nghiên cứu để tìm mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM và ngân hàng tiết kiệm (Mutual Savings Banks) ở Hàn Quốc. Kết quả cho thấy cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến ổn định của các ngân hàng này. Nghiên cứu cũng mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt chính sách trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng.


Ủng hộ cho lập luận cạnh tranh làm gia tăng ổn định của ngân hàng, Goetz (2017) khai thác cách thức mà ở đó chính quyền tiểu bang ở Mỹ gỡ bỏ những quy định là rào cản đối với việc gia nhập thị trường của các NHTM đô thị giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2006. Chính điều này làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các NHTM nhưng cũng đặt ra e ngại cho ổn định của hệ thống ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh lớn hơn làm tăng tính ổn định cho ngân hàng và làm giảm các hoạt động không hiệu quả, qua đó chất lượng tài sản ngân hàng cũng được cải thiện.

Martinez-Miera và Repullo (2010) kết hợp hai quan điểm này và chứng minh tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng. Đặc biệt, gia tăng cạnh tranh có thể làm giảm khả năng vỡ nợ của người đi vay (đây được gọi là hiệu ứng rủi ro chuyển dịch), nhưng cũng trả lãi vay từ các khoản nợ xấu, dự trữ như một khoản đệm để bù lỗ cho các khoản vay (đây gọi là hiệu ứng margin). Họ tìm thấy bằng chứng hình chữ U về mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng. Do đó, đầu tiên khả năng phá sản đi xuống nhưng sau đó tăng lên sau một điểm nhất định giống như sự gia tăng cạnh tranh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, có nhiều bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm khác nhau về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Ariss (2010) kiểm tra mức độ khác nhau về sức mạnh thị trường ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả và ổn định của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sức mạnh thị trường gia tăng dẫn đến ổn định của ngân hàng lớn hơn và nâng cao hiệu quả ngân hàng.

Yeyati và Micco (2007) sử dụng dữ liệu của 8 nước Châu Mỹ Latinh, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định của ngân hàng. Berger và cộng sự (2009) sử dụng nhiều phương pháp để đo lường rủi ro và cạnh tranh của ngân hàng tại 23 quốc gia. Các kết quả tìm thấy cho thấy sự hạn chế trong việc hỗ trợ mối quan hệ cạnh tranh – dễ tổn thương và cạnh tranh - ổn định. Trong đó sức mạnh thị trường làm gia tăng rủi ro tín dụng, nhưng các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn lại phải đối mặt với rủi ro thấp hơn.


Để kiểm định hai quan điểm trên, hai tác giả Fernandez và Garza-Garcia (2017) đã nghiên cứu tại các ngân hàng Mexico sau cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Xem xét tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính và rủi ro ngân hàng, các tác giả nhận thấy cạnh tranh mang lại ổn định cho ngân hàng, đồng thời cũng gây ra rủi ro danh mục. Tuy nhiên lợi ích về ổn định đối với hệ thống lớn hơn sự gia tăng rủi ro danh mục.

Một nghiên cứu khác thực hiện trên quy mô lớn cũng ủng hộ lập luận cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích của Schaeck và cộng sự (2009). Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 38 quốc gia trong khoảng 1978 – 2003 để phân tích mối quan hệ giữa hành vi cạnh tranh và tính linh hoạt của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy ngân hàng cạnh tranh hơn sẽ ít bị rủi ro khủng khoảng hệ thống, tức là ổn định sẽ bền vững hơn.

Agoraki và cộng sự (2011) xem xét các mối quan hệ giữa quy định, cạnh tranh và rủi ro ở các ngân hàng tại thị trường Đông Âu. Kết quả của họ cho thấy rằng sức mạnh thị trường có liên quan tiêu cực với các hành vi nguy hiểm của ngân hàng.

Liu và cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ tương tự với dữ liệu thu thập từ 5 quốc gia Đông Nam Á, sử dụng một số chỉ số để đo lường rủi ro của ngân hàng. Kết quả của họ chỉ ra rằng sự cạnh tranh có mối quan hệ ngược chiều với hầu hết các chỉ số đo lường rủi ro. Điều này cho thấy sự cạnh tranh không làm suy giảm ổn định của ngân hàng. Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Soedarmono và Tarazi (2016). Từ mẫu là các NHTM khu vực Châu Á Thái Bình Dương (1994 – 2009), nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng ít cạnh tranh sẽ có sự tăng trưởng tín dụng thấp hơn và sự không ổn định cao hơn, kéo theo đó là sự suy giảm tiền gửi.

Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, lợi nhuận và ổn định của các ngân hàng Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 2006-2014 cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận (được điều chỉnh bởi rủi ro) càng cao và ổn định hơn. Nghiên cứu cũng xem


xét các yếu tố liên quan đến đặc trưng của ngân hàng như tỷ lệ huy động vốn, tỷ lệ cho vay và niêm yết cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và ổn định ngân hàng.


Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng:


Tên tác giả, năm

Mô hình nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và kết quả nghiên cứu

Cạnh tranh – dễ tổn thương


Berger và cộng sự (2008)


Mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, phương pháp GMM


Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh làm giảm sức mạnh thị trường, giảm lợi nhuận ngân hàng, đồng thời gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

- Mẫu nghiên cứu là 8.235 ngân hàng ở 23 quốc gia

phát triển giai đoạn 1999 - 2005


Boyd và cộng sự (2009)


Mô hình hồi quy CVH, BDN


Mối quan hệ giữa thái độ chấp nhận rủi ro và cạnh tranh của ngân hàng

- Nghiên cứu chỉ ra cạnh tranh có tác động tích cực và tác động đáng kể rủi ro phá sản của ngân hàng.

- Mẫu nghiên cứu là 2.500 ngân hàng Hoa Kỳ, 2.700

ngân hàng từ 134 ngân hàng, không bao gồm các quốc gia phát triển (1993 – 2004)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 12



Fu và cộng sự (2014)


Mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, bằng phương pháp ước lượng GMM


Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

- Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tập trung ngân hàng lớn hơn gây ra rủi ro ngân hàng lớn hơn

- Dữ liệu được thu thập từ 14 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương

Cạnh tranh - ổn định


Fiordelisi và Mare (2014)


Biến phụ thuộc: ROE, Z- Score.

Biến độc lập: Chỉ số Lerner,


Mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng

- Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, Kể cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

- Mẫu nghiên cứu là 5 hệ thống ngân hàng hợp tác lớn

nhất Châu Âu giai đoạn 1998 - 2009


Jeon và Lim (2013)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng


Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

- Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa canh tranh và ổn định ngân hàng. Nghiên cứu cũng mang nhiều hàm ý về chính sách cho hoạt động cạnh tranh.

- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ NHTM và ngân hàng tiết

kiệm Hàn Quốc giai đoạn 1999 - 2011



Goetz (2017)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng


Tác động của cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng trước thay đổi của các quy định pháp luật

- Tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh tranh gia tăng sau hàng loạt các quy định bãi bỏ hạn chế đối với sự gia nhập thị trường của các NHTM ở Mỹ giai đoạn 1976 – 2006 đối với ổn định của hệ thống ngân hàng. Kết quả cho thấy khi gia tăng cạnh tranh, tính ổn

định và chất lượng tài sản của các NHTM cũng tăng lên.

Martinez-Miera và Repullo (2010)


Mô hình Courot động

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu của hai tác giả cho thấy cạnh tranh gia tăng có thể làm giảm khả năng vỡ nợ của

người đi vay


Ariss (2010)


Mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng.

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và sức mạnh thị trường, lợi nhuận và hiệu quả của các ngân hàng tại 13 quốc gia đang phát

triển (2000 – 2006).


Yeyati và Micco (2007)


Phương pháp ước lượng WLS.


Mối quan hệ cạnh tranh với rủi ro và ổn định ngân hàng

- Hai tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh tranh và ổn định ngân hàng và đánh giá tồn tại mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố trên.

- Dữ liệu nghiên cứu của 8 nước Châu Mỹ Latinh giai

đoạn 1993 - 2002



Fernandez và Garza- Garcia (2017)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp ước lượng GMM


Mối quan hệ giữa cạnh tranh với ổn định và rủi ro ngân hàng

- Nghiên cứu thực hiện tại các ngân hàng Mexico giai đoạn (2001 – 2008) xem xét liệu cạnh tranh ảnh hưởng như thế nào đến ổn định và rủi ro ngân hàng. Kết quả tìm thấy có mối quan hệ giữa các yếu tố nhưng lợi ích từ

ổn định hệ thống lớn hơn rủi ro danh mục gia tăng


Agoraki và cộng sự (2011)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng

Tác động của các quy định, cạnh tranh đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh thị trường có xu hướng làm giảm rủi ro tín dụng, khả năng vỡ nợ ngân hàng thấp hơn

- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 546 ngân hàng tại 13

quốc gia thị trường Đông Âu từ năm 1998 đến 2005.


Schaeck và cộng sự (2009)

Sử dụng mô hình hồi quy, chỉ số Boone để đánh giá cạnh tranh ngân hàng

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và tính linh hoạt của hệ thống ngân hàng

- Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu của 38 quốc gia trong giai đoạn dài (1978 – 2003) cho thấy ngân hàng càng cạnh tranh thì rủi ro khủng hoảng hệ thống

càng giảm đi, tức là ổn định hơn


Liu và cộng sự (2012)

Mô hình hồi quy GLS với dữ liệu bảng động chưa cân bằng.

Mối quan hệ cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

- Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc cạnh tranh không làm gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng, tức là không làm suy giảm tính ổn

định của ngân hàng

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí