Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 7


- E/TA (Equity/Total Asset) là tỷ số giữa vốn cổ phần trên TTS của ngân hàng.

- σROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên TTS.

Chỉ số Z-score phản ánh ổn định của ngân hàng tăng lên khi khả năng sinh lợi và mức độ vốn hóa tăng lên, và giảm khi có bất ổn trong thu nhập phản ánh qua độ lệch chuẩn của ROA. Như vậy Z-score đo lường khả năng xảy ra vỡ nợ của một ngân hàng khi giá trị tài sản giảm xuống thấp hơn giá trị các khoản nợ.

Tỷ lệ vốn hóa (E/TA) được sử dụng phản ánh ổn định của ngân hàng. Theo quan điểm trong hiệp ước Basel, các ngân hàng nên tập trung hơn và quản lý nguồn vốn của mình để chống lại nguy cơ vỡ nợ. Berger và cộng sự (2004) khi xây dựng mô hình tín dụng cho rằng vốn chủ sở hữu (VCSH) đóng vai trò lớn ở các ngân hàng có hoạt động tín dụng cạnh tranh, và mức vốn hoá của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ vốn cổ phần đối với TTS có tỷ lệ cao hơn cho thấy rủi ro phá sản của ngân hàng thấp hơn.

Ngoài mô hình Z-Score được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến ổn định ngân hàng, Segoviano và Goodhart (2009) đã trình bày một phương pháp trên IMF Working Paper nhằm đo lường ổn định của NHTM. Trong báo cáo này, hai tác giả trình bày một tập hợp các phương pháp đánh giá ổn định của ngân hàng tuyến tính và phi tuyến tính thông qua những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế của đất nước. Phương pháp này được dùng để phân tích ổn định của từng ngân hàng cụ thể có gắn với các tác động từ nền kinh tế, đó chính là xác định xác suất kiệt quệ của ngân hàng. Để làm được điều này, tác giả sử dụng hai chỉ số JPoD (Joint Probability of Distress) và BSI (The Banking Stability Index). Chỉ số JPoD đại diện cho xác suất kiệt quệ của hệ thống ngân hàng, còn BSI phản ánh số lượng dự kiến các ngân hàng bị kiệt quệ. Như vậy, số lượng các ngân hàng kiệt quệ càng cao thì hệ thống ngân hàng càng bất ổn. Tức là ổn định ngân hàng được thể hiện qua xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng.

Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng, tuy nhiên

mô hình Z-Score của Mercieca và cộng sự (2007) được ứng dụng khá phổ biến


trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh động và dễ tính toán các chỉ số trong công thức, đồng thời vẫn phán ánh đầy đủ ý nghĩa kinh tế, luận án sử dụng mô hình Z-Score này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Ngoài ra để đánh giá toàn diện hơn ổn định NHTM, luận án còn sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh (HQKD) ngân hàng. Theo Perter S. Rose (2004), bản chất NHTM cũng có thể coi như là một doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Vì vậy, mục tiêu lợi nhuận được xem trọng hàng đầu vì lợi nhuận cao giúp ngân hàng bảo toàn vốn hoạt động, mở rộng thị trường và tìm kiếm ngày càng nhiều hơn cơ hội đầu tư sinh lời.

Trong nghiên cứu về hiệu quả của các TCTC, Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả được ước tính dựa vào yếu tố đầu vào, sản lượng đầu ra và yếu tố môi trường kinh doanh của các TCTC đó. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thức mà người đánh giá lựa chọn tiếp cận. Hơn nữa, Hughes và Mester (2008) còn cho rằng hiệu quả của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố khác như: luật pháp, môi trường hoạt động, quyền sở hữu hay chính trị của quốc gia đó.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 7

Như vậy, HQKD của NHTM được hiểu:

(1) Là năng lực của NHTM sử dụng một cách giới hạn các yếu tố đầu vào để sản xuất tối đa sản phẩm đầu ra, tức là NHTM có khả năng tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu;

(2) Đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra trong giới hạn an toàn cho phép.

Nhìn chung, dựa vào nội dung phản ánh HQKD ngân hàng có thể xem đây là một trong những khía cạnh các nhà kinh tế học có thể xem xét khi phân tích và đánh giá mức độ ổn định của chính NHTM.

HQKD ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Các nghiên cứu về HQKD hay khả năng sinh lợi của ngân hàng đa phần tập trung vào


hai lý thuyết chính : lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power – MP) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure – ES).

Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận: Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi - Hiệu quả (SCP) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP). SCP cho rằng cấu trúc thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường như khả năng sinh lợi, cải tiến kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt, nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, giảm sản lượng và hình thành giá độc quyền (Bain, 1951). Còn theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi. Trong khi đó, theo Berger (1995) thì các công ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty, tức là hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Olweny và Shipho (2011) kiến nghị việc các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét mà lý thuyết ES được đề xuất theo hai hướng: Với Al – Muharrami và Matthews (2009) tiếp cận theo hiệu quả X (X – Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào. Còn Olweny và Shipho (2011) tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), mối quan hệ trên được giải thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn (tính kinh tế theo quy mô).

Bên cạnh hai lý thuyết trên, Nzongang và Atemnkeng (2006) còn đưa ra lý thuyết về danh mục đầu tư cân bằng (Balanced porfolio Theory) để nghiên cứu về khả năng sinh lời ngân hàng. Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh


mục đầu tư ĐDH. Theo đó, đối với ngân hàng thì danh mục đầu tư mong muốn này là kết quả của các quyết định của Ban quản trị ngân hàng.

Tóm lại, lý thuyết MP cho rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo các yếu tố thị trường. Trong khi lý thuyết ES và lý thuyết danh mục đầu tư lại cho rằng hiệu quả ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ và các quyết định quản trị. Theo đó, có nhiều nghiên cứu dựa vào các lý thuyết trên để giới thiệu một số biến đưa vào mô hình đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, như Olweny và Shipho (2011) là hàm bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, để giải thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lợi của ngân hàng, các yếu tố bên trong được phân tích dựa trên khung phân tích Camel và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (Financial Soundness Indicators: FSIs)

Khung phân tích Camel được áp dụng từ năm 1970. Đây là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ. Khung phân tích Camels bao gồm sáu yếu tố : Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Khả năng sinh lợi (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk). Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng trên thế giới dựa vào nền tảng của Camels như nghiên cứu của Uzhegova (2010), Olweny và Shipho (2011),… và Camels cũng được Ủy ban Giám sát ngân hàng và IMF đề xuất sử dụng (Baral, 2005).

Bộ chỉ số của Camels về mức độ an toàn vốn:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản (ETA)

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Nợ phải trả (ED) Bộ chỉ số của Camels về Chất lượng tài sản có:

Tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ (NPL Ratio)

Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay ròng / Tổng tài sản (NL/TA)

Dự phòng rủi ro / Tổng dư nợ (LLA/NL)


Bộ chỉ số của Camels về Quản lý:

Quản lý chi phí – Net Profit Margin (NPM)

Quản lý thu nhập, Vòng quay tổng tài sản - Asset Utilization (AU)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Bộ chỉ số của Camels về Khả năng sinh lợi

Tỷ lệ lợi nhuận ròng / Tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ lợi nhuận ròng / Tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – Net Interest Margin (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi – Interest Income Rate (IIR) Bộ chỉ số của Camels về Thanh khoản:

Tỷ lệ tài sản thanh khoản / Tổng tiền gửi (LA/TD)

Tỷ lệ tài sản thanh khoản / Tổng tài sản (LA/TA)

Tỷ lệ cho vay / Tổng tiền gửi (LDR)

Bộ chỉ số của Camels về Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường:

Về bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, do IMF xây dựng và ban hành, nhằm giúp lành mạnh hóa HTTC, cũng như cảnh báo sớm những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra cho HTTC các quốc gia là thành viên. Có khoảng 12 chỉ số cốt lõi cho các tổ chức nhận tiền gửi và đây là các chỉ số cơ bản quan trọng nhất mà IMF đưa ra. Có thể dựa vào 12 chỉ số này để lựa chọn các biến cho mô hình đánh giá HQKD ngân hàng. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ vốn pháp định/Vốn điều lệ so với Tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro theo hệ số rủi ro quy đổi (Regulatory Capital to Risk-Weighted Asstes): Đây là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhằm đo lường khả năng sử dụng nguồn vốn của ngân hàng có nằm trong mức độ an toàn hay không.

Tỷ lệ vốn cấp 1 so với Tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro theo hệ số rủi ro quy đổi (Regulatory Tier 1 Capital to Risk-Weighted Assets): Là chỉ số đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng dựa trên khái niệm cốt lõi về vốn của Basel.


Nợ xấu ròng so với Vốn (Nonperforming Loans Net of Provision to Capital): Đây là chỉ số đánh giá an toàn vốn của ngân hàng, chỉ báo quan trọng về năng lực vốn trước những rủi ro do nợ xấu gây ra.

Nợ xấu so với Tổng dư nợ (Nonperforming Loans to Total Gross Loans): Chỉ số này coi như đơn vị đại diện để xem xét, đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng. Đồng thời, chỉ số này cũng dùng để xác định mức độ rủi ro tín dụng.

Tỷ trọng Dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh tế so với Tổng dư nợ cho vay (Sectoral Distribution of Loans to Total Loans): Đây là chỉ số đánh giá chất lượng tài sản phân bổ theo các khoản vay đối với người cư trú và người không cư trú. Chỉ số này phản ánh mức độ đa dạng trong danh mục cho vay, từ đó cho biết liệu tình hình tài chính của ngân hàng có bất ổn hay không.

Lợi nhuận ròng so với Tổng tài sản (Return on Assets – ROA): Chỉ số phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng thông qua lợi nhuận.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE): Chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thông qua lợi nhuận.

Thu nhập ròng từ lãi so với Tổng thu nhập (Interest Margin to Gross Income): Phản ánh tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi với tổng thu nhập của ngân hàng.

Chi phí phi lãi so với Tổng thu nhập (Noninterest Expenses to Gross Income): Đây là chỉ số về tỷ lệ lợi nhuận, dùng để đo lường chi phí quản lý so với tổng thu nhập. Đồng thời cũng đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.

Tài sản thanh khoản so với Tổng tài sản – Hệ số thanh khoản của tài sản (Liquid Assets to Total Assets: Liquid Asset Ratio): Đo lường mức độ thanh khoản của tài sản. Chỉ số này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng đối với nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Tài sản thanh khoản so với nguồn vốn ngắn hạn (Liquid Assets to Short-term Liabilities): Chỉ số đánh giá sự cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời chỉ số này cho thấy liệu thanh khoản của ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi nhu cầu rút tiền ngắn hạn của khách hàng hay không.


Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn ngân hàng (Net Open Position in Foreign Exchange to Capital): Chỉ số này đo lường mức độ nhạy cảm của ngân hàng trước biến động: rủi ro tỷ giá của thị trường, thể hiện ngân hàng có khả năng cân đối trạng thái giữa tài sản ngoại tệ và vốn ngoại tệ.

Như vậy có rất nhiều các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhà kinh tế học luôn vận dụng linh hoạt các chỉ tiêu trong hai bộ chỉ tiêu trên nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu của mình. Trong luận án này, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản nhất là ROA, ROE (Ariss, 2010; Uhde và Heimeshoff, 2009), Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RARROA, RARROE (Amidu và cộng sự, 2013, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015) để đại diện đánh giá HQKD nói riêng và mức độ ổn định của của các NHTM Việt Nam nói chung. Đây là các chỉ tiêu đều nằm trong hai bộ chỉ tiêu trên, đồng thời được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam trong các nghiên cứu thực nghiệm cũng như công tác quản trị thực tế tại các NHTM.

Chỉ số ROA, ROE, RARROA, RARROE theo công thức sau:

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

ROA =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 ROE = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢


RARROA

= 𝑅𝑂𝐴

𝜎𝑅𝑂𝐴


RARROE

= 𝑅𝑂𝐸

𝜎𝑅𝑂𝐸

2.3 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

Ổn định ngân hàng là mục tiêu cuối cùng rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng ở bất kỳ nền kinh tế nào. Trong xu thế hội nhập hiện nay, để gia tăng lợi nhuận bền vững, các ngân hàng luôn lựa chọn cạnh tranh là phương thức tối ưu. Thông qua đó, các ngân hàng tạo dựng hình ảnh và niềm tin đối với khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao năng lực của mình trên trường quốc tế. Do đó, cạnh tranh được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển ổn định của các NHTM hiện nay.

2.3.1 Khái niệm

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng thường xuyên và khá phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như


kinh tế học. Từ đó, trên mỗi lĩnh vực lại hình thành nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, cạnh tranh cũng có nhiều cách hiểu đa dạng, cụ thể:

Theo K.Marx (1977): Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Khi nghiên cứu sâu hơn về bản chất của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa trong nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Marx cho rằng quy luật cạnh tranh cơ bản là sự điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Theo Michael E. Porter (1980): Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

Ngoài ra, khi đề cập đến cạnh tranh theo cấp độ doanh nghiệp, M.E.Porter (1996) lý giải đó là việc đấu tranh hay giành giật giữa các đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Bản chất của cạnh tranh trong giai đoạn mới không phải là sự tiêu diệt, loại trừ lẫn nhau mà chính là việc gia tăng giá trị hay tạo ra sự mới lạ, độc đáo hơn cho hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Để từ đó khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đến với đối thủ cạnh tranh. Sau đó, trong cuốn Competitive Advantage (1998), Porter khẳng định tầm quan trọng của cạnh tranh quyết định thành công hay thất bại của một công ty. Ông cho rằng cạnh tranh giúp xác định sự phù hợp trong hoạt động mà qua đó nâng cao hiệu quả của công ty ở một số mặt cụ thể như: sự đổi mới, gắn kết văn hóa, hoạt động tốt hơn,…

Một khái niệm nữa về cạnh tranh được hai nhà kinh tế học P.A. Samuelson và W.D.Nordhaus (1985) đưa ra: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm để giành khách hàng hoặc thị trường.

Tóm lại, xuất phát từ nhiều quan điểm theo nhiều khía cạnh khác nhau, cạnh tranh có một số đặc trưng sau:

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí