Kiếm Định Giá Trị Trung Bình Của Nhân Tố “Chương Trình Đào


Bảng 2. 10: Kiếm định giá trị trung bình của nhân tố “Chương trình đào

tạo”


One Sample T-Test

Giá trị trung bình

Giá trị kiểm định

Mức ý nghĩa quan sát

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là công bằng

3,91

4

0,205

Nội dung đào tạo mang tính thực tiễn

3,73

4

0,000

Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mong

muốn của người học

4,12

4

0,083

Quy trình đào tạo được tổ chức chặt

chẽ, có kế hoạch, chuyên nghiệp

3,48

4

0,000

Chương trình xứng đáng với chi phí

tiền bạc và thời gian

3,71

4

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Quảng Bình - 11

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với nhóm yếu tố về chương trình đào tạo. Giá trị Sig. của 3 biến quan sát “Nội dung đào tạo mang tính thực tiễn”, “Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch, chuyên nghiệp” và “Chương trình xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời gian” đều nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là khác 4. Biến quan sát “Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là công bằng”, “Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mong muốn của người học” có giá trị Sig. lần lượt là 0,205 và 0.083, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là bằng 4.

Theo giá trị trung bình và giá trị kiểm định ta thấy mức độ đánh gía trung bình của các biến tương đối cao trong khoảng từ 3,48 đến 4,12. Trong tất cả các biến thì chỉ duy nhất biến “Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch, chuyên nghiệp” là có mức đánh giá thấp nhất (3,4) trong 5 biến quan sát về chương trình đào tạo điều này cho thấy rằng nhân viên chưa thực sự đồng ý về quy trình đào tạo của Công ty có thể vì là Công ty thành viên nên việc đào tạo còn sơ sài chưa thực sự chuyên nghiệp. Biến quan sát “Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mong muốn


của người học” có sự đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4,12 chứng tỏ rằng hầu hết nhân viên đều đồng ý với kiến thức mà Công ty đưa ra và đáp ứng kịp thời những nhu cầu mong muồn của họ.

Để kiểm tra xem có sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của nhân viên khi phân theo các bộ phân công tác. Ta có bảng kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá các nhóm nhân viên khi phân theo các biến quan sát như sau:

Bảng 2. 11: Kiểm định sự đồng nhất phương sai cho nhân tố “Chương trình

đào tạo” theo tiêu chí:



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là công bằng

0,094

Nội dung đào tạo mang tính thực tiễn

0,23

Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mong muốn của người học

0,158

Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch,

chuyên nghiệp


0,157

Chương trình xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời gian

0,288

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Với mức ý nghĩa 95%, kết quả kiểm định Levene cho ra giá trị Sig > 0,05 cho thấy phương sai giữa các nhóm là bằng nhau, kiểm định ANOVA có thể sử dụng được.


Bảng 2. 12: Kiểm định ANOVA của nhân tố “Chương trình đào tạo” theo

tiêu chí



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là công bằng

0,576

Nội dung đào tạo mang tính thực tiễn

0,403

Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với mong muốn của người

học

0,626

Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch,

chuyên nghiệp

0,565

Chương trình xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời gian

0,262



thấy:

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Như vậy, qua bảng kiểm định ANOVA của nhân tố “Chương trình đào tạo” ta


Đối với nhóm nhân viên khi phân theo tiêu chí bộ phận công tác thì các giá

trị Sig đều lớn hơn 0,05 như vậy không có sự khác biệt nào về mức độ đồng ý của nhân viên về nhân tố “Chương trình đào tạo”

b. Đánh giá về nhân tố Đội ngũ giảng viên Với giả thuyết đặt ra

H0: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Đội ngũ giảng viên = 4 H1: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Đội ngũ giảng viên ≠ 4

Đối với đào tạo nguồn nhân lực thì việc lựa chọn giảng viên đào tạo có vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Công ty luôn trang bị cho giảng viên các kiến thức, kỹ năng, thiết bị giảng dạy một cách đầy đủ và phải có thái độ nhiệt tình, thân thiện và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của các học viên.


Bảng 2. 13: Kiếm định giá trị trung bình của nhân tố “Đội ngũ giảng viên”


One Sample T-Test

Giá trị trung bình

Giá trị kiểm định

Mức ý nghĩa quan sát

Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp

4,02

4

0,779

Khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu

3,88

4

0,056

Thiết kế được chương trình giảng dạy chặt chẽ

3,87

4

0,026

Phương pháp giảng dạy khoa học

3,94

4

0,311

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với nhóm yếu tố về đội ngũ giảng viên. Giá trị Sig. của biến quan sát “Thiết kế được chương trình giảng dạy chặt chẽ” nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là khác 4. Và 3 biến quan sát còn lại là “Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp”, “Khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu” và “Phương pháp giảng dạy khoa học” có giá trị Sig. lần lượt là là 0,779; 0,056; 0,311 các mức ý nghĩa này đều lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là bằng 4.

Theo giá trị trung bình và giá trị kiểm định ta thấy mức độ đánh gía trung bình của các biến tương đối cao trong khoảng từ 3,87 đến 4,02. Trong tất cả các biến thì chỉ duy nhất biến “Thiết kế được chương trình giảng dạy chặt chẽ” là có mức đánh giá thấp nhất (3,87) trong 4 biến quan sát về đội ngũ giảng viên điều này cho thấy rằng nhân viên chưa thực sự đồng ý về việc thiết kế chương trình giảng dạy, có thể vì là giảng viên là cán bộ của Công ty, chưa tham gia lớp đào tạo sư phạm nào nên việc thiết kế chương trình giảng dạy đang còn rời rạc, chưa chặt chẽ. Biến quan sát “Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp” có sự đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4,02 chứng tỏ rằng hầu hết nhân viên đều đồng ý với trình độ và tác phong của giảng viên.


Để kiểm tra xem có sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của nhân viên khi phân theo các bộ phân công tác. Ta có bảng kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá các nhóm nhân viên khi phân theo các biến quan sát như sau:

Bảng 2. 14: Kiểm định sự đồng nhất phương sai cho nhân tố “Đội ngũ giảng

viên” theo tiêu chí:



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp

0,282

Khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu

0,139

Thiết kế được chương trình giảng dạy chặt chẽ

0,099

Phương pháp giảng dạy khoa học

0,273

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Với mức ý nghĩa 95%, kết quả kiểm định Levene cho ra giá trị Sig > 0,05 cho thấy phương sai giữa các nhóm là bằng nhau, kiểm định ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 2. 15: Kiểm định ANOVA của nhân tố “Đội ngũ giảng viên” theo tiêu chí



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp

0,107

Khả năng truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu

0,067

Thiết kế được chương trình giảng dạy chặt chẽ

0,487

Phương pháp giảng dạy khoa học

0,286

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Như vậy, qua bảng kiểm định ANOVA của nhân tố “Đội ngũ giảng viên” ta thấy:


Đối với nhóm nhân viên khi phân theo tiêu chí bộ phận công tác thì các giá trị Sig đều lớn hơn 0,05 như vậy không có sự khác biệt nào về mức độ đồng ý của nhân viên về nhân tố “Đội ngũ giảng viên”

c. Đánh giá về nhân tố Cách thức tổ chức Với giả thuyết đặt ra

H0: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Cách thức tổ chức = 4 H1: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Cách thức tổ chức ≠ 4

Bảng 2. 16: Kiếm định giá trị trung bình của nhân tố “Cách thức tổ chức”



One Sample T-Test

Giá trị trung bình

Giá trị kiểm

định

Mức ý nghĩa quan

sát

Thực hiện đúng các chương trình đào tạo và

hoàn thành đúng thời gian như đã cam kết

3,92

4

0,205

Cơ sở vật chất tốt

3,64

4

0,000

Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo

4,06

4

0,319

Môi trường đào tạo thoải mái không ô nhiễm

4,09

4

0,167

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với nhóm yếu tố về cách thức tổ chức. Giá trị Sig. của biến quan sát “Cơ sở vật chất tốt” nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là khác 4. Và 3 biến quan sát còn lại là “Thực hiện đúng các chương trình đào tạo và hoàn thành đúng thời gian như đã cam kết”, “Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo” và “Môi trường đào tạo thoải mái không ô nhiễm” có giá trị Sig. lần lượt là là 0,205; 0,319; 0,167 các mức ý nghĩa này đều lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố đưa ra là bằng 4.


Theo giá trị trung bình và giá trị kiểm định ta thấy mức độ đánh gía trung bình của các biến tương đối cao trong khoảng từ 3,64 đến 4,09. Trong tất cả các biến thì chỉ duy nhất biến “Cơ sở vật chất tốt” là có mức đánh giá thấp nhất (3,64) trong 4 biến quan sát về cách thức tổ chức điều này cho thấy rằng nhân viên chưa thực sự đồng ý về biến quan sát này có thể là vì thời gian đào tạo không liên tục có thể là hàng tháng hoặc hàng quý mới đào tạo một lần nên việc đầu tư vào cơ sở vật chất còn hạn chế. Biến quan sát “Môi trường đào tạo thoải mái không ô nhiễm” có sự đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4,09 chứng tỏ rằng hầu hết nhân viên đều cảm thấy môi trường đào tạo không khí trong lành, không ô nhiễm

Để kiểm tra xem có sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của nhân viên khi phân theo các bộ phân công tác. Ta có bảng kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá các nhóm nhân viên khi phân theo các biến quan sát như sau:

Bảng 2. 17: Kiểm sự đồng nhất phương sai cho nhân tố “Cách thức tổ chức”

theo tiêu chí:



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Thực hiện đúng các chương trình đào tạo và hoàn

thành đúng thời gian như đã cam kết

0,189

Cơ sở vật chất tốt

0,275

Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo

0,112

Môi trường đào tạo thoải mái không ô nhiễm

0,374

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)


Với mức ý nghĩa 95%, kết quả kiểm định Levene cho ra giá trị Sig > 0,05 cho thấy phương sai giữa các nhóm là bằng nhau, kiểm định ANOVA có thể sử dụng được.


Bảng 2.18: Kiểm định ANOVA của nhân tố “Cách thức tổ chức” theo tiêu chí



Tiêu chí

Mức ý nghĩa quan sát (sig)

Bộ phận công tác

Thực hiện đúng các chương trình đào tạo và hoàn thành

đúng thời gian như đã cam kết

0,435

Cơ sở vật chất tốt

0,65

Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo

0,091

Môi trường đào tạo thoải mái không ô nhiễm

0,142

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Như vậy, qua bảng kiểm định ANOVA của nhân tố “Cách thức tổ chức” ta thấy: Đối với nhóm nhân viên khi phân theo tiêu chí bộ phận công tác thì các giá trị Sig đều lớn hơn 0,05 như vậy không có sự khác biệt nào về mức độ đồng ý của

nhân viên về nhân tố “Cách thức tổ chức”

d. Đánh giá về nhân tố Kết quả sau đào tạo Với giả thuyết đặt ra

H0: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Kết quả sau đào tạo = 4 H1: Đánh giá của nhân viên về nhóm yếu tố Kết quả sau đào tạo ≠ 4

Bảng 2. 19: Kiếm định giá trị trung bình của nhân tố “Kết quả sau đào tạo”


One Sample T-Test

Giá trị trung bình

Giá trị kiểm định

Mức ý nghĩa quan sát

Kết quả đào tạo được đánh giá công tâm

3,96

4

0,468

Năng lực chuyên môn được cải thiện

3,97

4

0,668

Kiến thức được vận dụng một cách triệt để

3,98

4

0,815

Học hỏi thêm nhiều kỹ năng hơn

4,07

4

0,258

Được chia sẽ thông tin, kiến thức với học

viên khác

3,96

4

0,502

Sau đào tạo có nhiều cơ hội thăng tiến

4,01

4

0,903

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí