Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Ngân Hàng


Một nghiên cứu khác của Segoviano và Goohart (2009) về phương pháp đo lường ổn định ngân hàng, hai tác giả định nghĩa xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng là nội dung đánh giá ổn định của ngân hàng đó. Bằng tập hợp các phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao.

Như vậy, thông qua các nghiên cứu và định nghĩa của các nhà kinh tế học nêu trên, rút ra khái niệm về ổn định ngân hàng là việc ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng ứng phó tốt đối với những tác động bên trong và bên ngoài, trong hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là các cú sốc của nền kinh tế mà vẫn duy trì được khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động một cách bình thường.

2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng

Ổn định của HTTC, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng đuộc xem là TCTC trung gian đặc biệt, giữ vai trò trung tâm của mọi luồng tiền, của hoạt động thanh toán quốc gia cũng như các khoản đầu tư tài chính trong hay ngoài nước. Chính nhờ vào ổn định đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ người gửi tiền tại các trung gian tài chính, khuyến khích ngày càng nhiều dòng tiền được chuyển hóa và đưa vào lưu thông, đồng thời quá trình vận hành tiền cũng hiệu quả hơn.

Ổn định ngân hàng góp phần giúp tăng hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính, phát huy hết các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện khâu phân phối nguồn lực. Từ đó giúp phát triển HTTC lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống, ngày càng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ít biến động đồng thời củng cố khả năng hấp thụ các cú sốc.

Ổn định ngân hàng cũng làm tăng cường niềm tin của người dân vào HTTC, khuyến khích họ mang tiền đến gửi ngân hàng, sử dụng và tận hưởng các tiện ích về


dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giảm thiểu thói quen sử dụng tiền mặt. Giúp cho giao dịch ngân hàng minh bạch, an toàn và ít tốm kém hơn.

Ổn định ngân hàng giúp giảm thiểu chi phí để giải quyết những yếu kém phát sinh của HTTC, từ đó tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế, càng làm cho nền KTVM được phát triển ổn định và bền vững hơn.

Một khi ngân hàng được ổn định, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hiệu quả, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Kinh tế nhờ đó ngày càng tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro về sự bất ổn. Kết quả là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng

Có khá nhiều các nhà kinh tế học thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm xác định mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến ổn định ngân hàng. Luận án tập trung vào các yếu tố được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như sau:

Quy mô ngân hàng: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng nào về việc ngân hàng có TTS lớn sẽ làm tăng hay giảm ổn định. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối tương quan hai chiều của hai yếu tố này. Mối tương quan thuận chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô về tổng tài sản lớn sẽ có lợi thế về thị phần, khả năng chi phối thị trường và tạo ra doanh thu cao hơn. Và vì thế ổn định của các ngân hàng này cũng cao hơn (Cihák và Hesse, 2010). Trong khi đó, các nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả rằng các ngân hàng lớn thường mạo hiểm vào nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực có rủi ro cao và đe dọa đến ổn định ngân hàng.

Khả năng sinh lời: Cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái chiều về tác động của khả năng sinh lời đến ổn định ngân hàng. Theo Quin Song và Wei Zeng (2014), tỷ suất sinh lời của ngân hàng càng cao thì ổn định ngân hàng càng cao. Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng mặc dù tỷ suất sinh lời của ngân hàng cao


nhưng tiềm ẩn mất ổn định do ngân hàng đầu tư nhiều vào những tài sản, lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro (Bertay và cộng sự, 2013).

Rủi ro tín dụng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định của bất kỳ ngân hàng nào vì hoạt động truyền thống này là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn. Rủi ro tín dụng càng cao càng phản ánh ổn định ngân hàng càng thấp (Tan và Florosb, 2013)

Chi phí hoạt động: Yếu tố này giúp đánh giá ổn định ngân hàng thông qua rủi ro (Willesson, 2014). Khi tỷ lệ thấp chứng tỏ ngân hàng có năng lực quản trị chi phí hiệu quả và tăng được lợi nhuận. Điều này sẽ giúp ngân hàng tăng cường cạnh tranh, ngăn ngừa rủi ro và giúp gia tăng ổn định.

Khả năng thanh toán: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất thanh toán của ngân hàng, nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ ngân hàng. Theo Rajhi và Hassairi (2013), khả năng thanh toán ngân hàng càng cao, ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn, giảm thiểu những tổn thất lớn về sự sụt giảm tài sản khi có biến cố, do đó ổn định ngân hàng càng cao.

Quy mô tín dụng: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng theo hai hướng. Hướng tích cực cho rằng tỷ lệ cho vay của ngân hàng cao giúp cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt, tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng và ổn định của ngân hàng từ đó gia tăng (Okumus và Artar, 2012). Ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực ở chỗ cũng làm gia tăng các khoản nợ xấu, và vì thế ổn định của ngân hàng cũng giảm theo.

ĐDH thu nhập: Ngày nay, đối mặt với càng nhiều rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng càng muốn tìm kiếm những cơ hội sinh lời khác ngoài hoạt động truyền thống của mình. Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi phản ánh nếu ngân hàng càng ĐDH càng làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay (Laeven và Levine, 2007), do đó ổn định cũng tăng. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro gia tăng ở các lĩnh vực khác, giảm lợi thế cạnh tranh do phân tán hoạt động làm cho ổn định vì vậy cũng giảm đi.


Cạnh tranh: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Kết quả cạnh tranh ảnh hưởng ngược chiều có các nghiên cứu của Marcus (1984), Keeley (1990), Allen và Gale (2004), Beck và cộng sự (2006),…Trong khi đó cũng có tác giả tìm ra mối tương quan cùng chiều về việc cạnh tranh tác động tích cực đến ổn định ngân hàng (Miera và Repullo, 2010).

Thị phần: Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận thị phần ngân hàng ảnh hưởng thuận chiều đến ổn định ngân hàng. Chỉ tiêu này được đo bằng tài sản ngân hàng/TTS của toàn hệ thống (Berger, 1995)

Các yếu tố từ môi trường vĩ mô: Bao gồm GDP, Lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành của Chính phủ,… đều cũng có những ảnh hưởng tốt và không tốt đến ổn định ngân hàng (Okumus và Artar, 2012; Rahim và cộng sự, 2012).

2.2.4 Đo lường ổn định ngân hàng

Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp đo lường ổn định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong HTTC ở nền kinh tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính của công ty cũng như của nền kinh tế.

Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968, phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. Altman đưa ra để dự báo xác suất phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE.

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ

thể bằng cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất bại. Mở đầu là bảng công bố thông tin của The Bureau of Business Research (BBR)


nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29 công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này sau đó được dùng để so sánh, đánh giá để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty có những điểm tương đồng còn lại trong nền kinh tế. Trong 24 chỉ số này, nghiên cứu đã rút ra được 8 chỉ số tốt nhất bao gồm:

- Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total Assets)

- Giá trị thặng dư và dự phòng/TTS (Surplus and Reserves/Total Assets)

- Giá trị thuần/Tài sản cố định (Net Worth/Fixed Assets)

- Giá trị tài sản cố định/TTS (Fixed Assets/Total Assets)

- Tỷ suất thanh toán hiện hành (Current Ratio)

- Giá trị tài sản ròng/TTS (Net Worth/Total Assets)

- Doanh thu/TTS (Sales/Total Assets)

- Tiền mặt/TTS (Cash/Total Assets)

Trong đó đứng đầu là chỉ số Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total Assets).

FitzPatrick (1932) đã tiến hành so sánh trên 13 chỉ số của các công ty thất bại và công ty thành công (với mẫu là 19 công ty ở mỗi trạng thái). Kết quả cho thấy các công ty thành công có những chỉ số tốt hơn hẳn. Trong nghiên cứu này, FitzPatrick cũng nhấn mạnh hai chỉ số quan trọng là Giá trị tài sản thuần/Tổng nợ (Net Worth/Debt) và Lợi nhuận thuần/Giá trị tài sản thuần (Net Profit/Net Worth) thay thế cho hai chỉ số Tỷ suất thanh toán hiện hành và Tỷ suất thanh toán nhanh (Quick Ratio).

Smith và Winakor (1935) đã tiến hành phân tích chỉ số cho 183 công ty thất bại từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong một ấn phẩm của BBR. Qua nghiên cứu này, hai tác giả nhấn mạnh rằng chỉ số Vốn lưu động/TTS dự báo tốt nhất về tình hình tài chính của các công ty so với các chỉ số như Tiền mặt/TTS và Current Ratio. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy khi chỉ số Giá trị hiện tại của tài sản/TTS (The Current Assets/Total Assets) càng giảm càng phản ánh khả năng công ty càng có nguy cơ phá sản.


Đến năm 1942, Mervin cho xuất bản nghiên cứu của mình cũng theo phương pháp phân tích như trên. Đối tượng mà tác giả hướng đến là các công ty sản xuất nhỏ. So với các công ty thành công, các công ty thất bại có đến bốn hoặc năm năm để phá sản từ khi có dấu hiệu suy yếu thông qua việc đánh giá các chỉ số. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra ba chỉ số quan trọng phản ánh sự thất bại trong hoạt động kinh doanh: Vốn lưu động/TTS, Tỷ suất thanh toán hiện hành và Giá trị tài sản thuần/Tổng nợ.

Tương tự, các nghiên cứu tiếp theo của Chudson (1945) và Jackendoff (1962) cũng cho ra những kết quả tương tự, tiếp tục nhấn mạnh vào độ tin cậy của chỉ số Vốn lưu động/TTS và Chỉ số thanh toán hiện hành. Đặc biệt, các phát hiện của Chudson cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công nghiệp trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty tài chính. Phát hiện này đặt nền móng thúc đẩy cho các nghiên cứu sau này dành riêng cho hệ thống các TCTC.

Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương pháp này tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số tài chính. Tiêu biểu là nghiên cứu của Beaver (1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho công ty lâm vào tình trạng bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ đó Baever cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự báo hay đánh giá xác suất phá sản của công ty. Ngoài ra, Baever còn sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (thu nhập thuần/TTS) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số Hệ số nợ (Tổng nợ phải trả/TTS) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ số này được ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó để phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các chỉ số Baever là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong tình huống nào đó lại trở nên mâu thuẫn với nhau thì khó có thể đánh giá một cách toàn diện được. Tương tự sau nghiên cứu của Baever, một số các nghiên cứu theo phương pháp này


cũng được tiến hành và cho kết quả khả quan như: Pinches và cộng sự (1975), Chen và Shimerda (1981).

Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong chỉ số Baever, nhà kinh tế học người Mỹ Edward I. Altman (1968) đã đưa ra phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự báo nguy cơ phá sản. Ông đề xuất mô hình Z-Score năm yếu tố nhằm xác định nguy cơ của công ty khi điểm số rơi vào phạm vi nhất định. Mô hình này đã tiên đoán khả năng rất cao cho mẫu nghiên cứu (xác suất 95% cho thời điểm một năm trước khi công ty phá sản). Sau đó giảm xuống với thời gian dài hơn (72% cho 2 năm, 48% cho 3 năm và 29% cho 4 năm).

Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại (phương pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn biến và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số nghiên cứu định nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số khác cho rằng đó là tình trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống nhất đưa tình trạng phá sản của công ty là đáng để đo lường vì họ cho rằng phá sản là “thất bại” cuối cùng.

Kể từ nghiên cứu của Altman, số lượng cũng như sự phức tạp của các mô hình dự báo phá sản cũng tăng lên đáng kể. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng và chuyên sâu hơn, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng đặc biệt từ năm 1970 đến nay.


Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng

STT

Tên tác giả (năm)

Nội dung


1


Hosono (2005)

Nghiên cứu các ngân hàng hoạt động không có lãi ở các nước Châu Á cho thấy sử dụng hiệu quả chi phí

đóng góp nhiều cho ổn định ngân hàng

2

Mercieca và cộng sự (2007)

ĐDH không ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng

3

Cihák và Schaeck (2006)

Mô tả những ưu điểm, nhược điểm của mô hình Z-

Score

4

Lepetit và cộng sự (2008)

ĐDH rủi ro không ảnh hưởng đến ổn định ngân

hàng

5

Groeneveld và De Vries (2009)

Dùng Z-Score đo lường ổn định tài chính của

NHTM và ngân hàng hợp tác

6

Miklaszewska và cộng sự (2012)

Đo lường ảnh hưởng của các quy định pháp lý đến

ổn định ngân hàng ở Trung và Đông Âu

7

Fiordelisi và Mare (2013)

Tối đa hóa lợi nhuận tác động tích cực đến ổn định

ngân hàng

8

Petroxska và Mihajlovska (2013)

Rủi ro vỡ nợ, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi

ro tiền tệ ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng

9

Eisenbach và cộng sự (2014)

Cấu trúc kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tài sản có tính

thanh khoản cao tác động đến ổn định ngân hàng

10

Diaconu và Oanea (2014)

Xác định các yếu tố quyết định đến ổn định của các

ngân hàng Rumani

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 6

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình Z-Score vào việc đo lường ổn định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do việc tính toán. Để khắc phục điều này, Mercieca và cộng sự (2007) đã đề xuất phương trình ước lượng Z-Score với các yếu tố có thể ước lượng như sau:


Với:

Z-score = 𝑅𝑂𝐴+𝐸/𝑇𝐴

𝜎𝑅𝑂𝐴

- ROA là tỷ suất lợi nhuận ròng trên TTS.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí