Kết Quả Đối Chiếu Giữa Giả Thuyết Và Kết Quả Hồi Quy



Kohsaka (2007) còn nhận xét châu Á khá thành công trong việc dẫn đạo xu hướng này. Đây không chỉ thể hiện ảnh hưởng tích cực của chi tiêu công lên việc tạo dựng cơ sở hạ tầng và dòng vốn tư nhân; mà còn là gợi ý cho việc đề xuất hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Đồng thời, hầu như các giả thuyết còn lại đều diễn biến như kỳ vọng ban đầu; chỉ trừ biến Tăng trưởng kinh tế, biến Độ mở thương mại và biến Sự ổn định chính trị là trái chiều. Trong số biến thỏa mãn kỳ vọng, chỉ có 4/6 biến là có ý nghĩa thống kê với giá trị p-value đều là 0,000 < α = 5%; bao gồm Vốn FDI, Tín dụng tư nhân, Lạm phát và Nguồn nhân lực.

Cụ thể, tương tự dòng vốn từ phía chính phủ, nguồn vốn đầu tư từ khu vực FDI (biến fdi) cũng có ảnh hưởng lan tỏa tích cực đến đầu tư tư nhân. Giá trị hệ số ước lượng của biến số này có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy lên đến 99%. Do đó, giả thuyết H2 là đúng. Thật vậy, với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chi phí tương đối thấp cùng những ưu đãi về xúc tiến đầu tư, nhiều nước trong mẫu quan sát được xem như điểm đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia. Khoảng từ những năm 1990, nguồn vốn FDI bắt đầu chảy mạnh hơn vào các nước mới nổi và đang phát triển; đến nay, nó trở thành một nguồn bổ sung vốn không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế. Nguồn FDI không những bù đắp cho sự khan hiếm vốn trong nước, mà còn giúp giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách và GDP của các nước này. Ở giai đoạn đầu, các doanh nghiệp trong nước cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí nhiều đơn vị rơi vào tình trạng phá sản. Về sau, sự cạnh tranh này khiến khu vực tư nhân phải nỗ lực cải thiện mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ thực hiện việc sản xuất và cung ứng hàng hóa, đa dạng hóa thị trường nội địa, mà còn là kênh hấp dẫn để hàng hóa trong nước tiếp cận với thị trường nước ngoài. Dòng vốn FDI cũng đồng thời đem lại nhiều thay đổi về chất lượng lao động, công nghệ, cách thức quản lý doanh nghiệp… cho các thành phần khác trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân. Do đó, xét trên bình diện chung, tác động lan tỏa của FDI lên khu vực kinh tế tư nhân là khá tích cực. Như vậy, nghiên cứu của nhiều tác giả như Kim và Seo (2003), Haskel và cộng sự (2007), Xu và Wang (2007), Altaleb và Alokor (2012), Al-Sadig (2013) đã một lần nữa được khẳng định.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tín dụng tư nhân (biến pcre) cũng thể hiện sự đồng thuận với đầu tư tư nhân với độ tin cậy rất cao, đến 99%. Cả lý thuyết và thực tế đều phản ánh sự phụ thuộc của đa số doanh nghiệp vào con đường tài chính gián tiếp - thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát



triển châu Á lại tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế trong giao dịch trên thị trường chứng khoán nên cũng khó lòng huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu. Trong khi đó, thị trường tín dụng cho khu vực tư nhân lại khá sôi động, nhiều nước có tốc độ tăng tín dụng tư nhân hơn 15%/năm. Phải thừa nhận rằng khu vực tư nhân đã góp phần đem lại sự tăng trưởng ngoạn mục cho nhiều nước châu Á, kéo dịch trung tâm của sự phát triển kinh tế thế giới sang trục châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, khu vực này nhận được sự hỗ trợ tích cực về nguồn vốn cho kinh doanh. Chẳng hạn, gần 70% các khoản vay của doanh nghiệp ở Ấn Độ, 80% ở Trung Quốc, 90% ở Malaysia là từ hệ thống ngân hàng (Yoshino và Taghizadeh-Hesary, 2018). Thực tế nguồn tín dụng một số nước gặp những trục trặc, chẳng hạn Ấn Độ, hệ thống ngân hàng thiếu vốn và tái cấp vốn chậm khiến nguồn tín dụng tư nhân bị thách thức; khoảng cách về tính khả dụng trong cung ứng vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi việc thắt chặt thanh khoản cho các công ty tài chính phi ngân hàng. Hoặc tình trạng cho vay không hiệu quả còn ở mức cao, nợ xấu còn diễn ra; ngay cả Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dù vậy, nhìn chung, nguồn tín dụng dành cho tư nhân vẫn thể hiện được vai trò tích cực của mình trong việc cung ứng vốn cho khu vực tư nhân. Điều này cũng đồng thời xác nhận kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây (Blejer và Khan, 1984; Ghura và Goodwin, 2000; Ribeiro và Teixeira, 2001; Acosta và Loza, 2005; Tadeu và Silva, 2013; Combey, 2016).

Về phía lạm phát (inf), kết quả hồi quy chứng tỏ rằng biến số này có tác động ngược chiều với đầu tư tư nhân với mức ý nghĩa thống kê là 1%, giả thuyết H6 được chấp nhận. Kết luận này tương đồng với lý thuyết và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã có (Acosta và Loza, 2005; Gjini và Kukeli, 2012; Ghura và Goodwin, 2000). Đây là biến số có biên độ dao động khá mạnh, từ giá trị âm đến giá trị dương; dù vậy lạm phát đa phần giữ ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu, trừ một vài khoảng thời gian không đáng kể giảm rất thấp hoặc tăng rất cao. Như vậy, kết quả hồi quy trong trường hợp này một lần nữa cho thấy quan hệ nghịch biến của lạm phát lên đầu tư tư nhân.

Liên quan đến nguồn nhân lực (biến lab sch), cả số lượng và chất lượng lao động đều được khẳng định có hiệu ứng dương lên đầu tư tư nhân, đúng như kỳ vọng ở giả thuyết H7. Tương tự vốn FDI, nguồn nhân lực là một trong các nhân tố quan trọng hấp dẫn vốn đầu tư. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển hầu hết phát triển nhiều ngành kinh tế dựa trên thâm dụng lao động; nên lực lượng lao động dồi dào sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn của khu vực tư nhân. Nhiều nước trong mẫu quan sát còn thuộc nhóm đứng đầu châu Á và thế giới về quy mô dân số nói chung, quy mô lao động nói riêng. Chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự vượt trội về các con số này. Hơn nữa,



trong giai đoạn 2000-2017, một số nước bước vào giai đoạn “dân số vàng” như Việt Nam, Mông Cổ, Trung Quốc… Dân số vàng đã được nhiều nhà kinh tế học đánh giá là lực đẩy cho nền kinh tế dựa vào nguồn lao động dồi dào và tỷ lệ phụ thuộc thấp. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, một số nước đã bước ra khỏi thời kỳ “dân số vàng”, chẳng hạn như Việt Nam vào năm 2011. Do vậy, bên cạnh số lượng, nhiều nhà đầu tư chuyển sang quan tâm hơn đến yếu tố chất lượng.

Yếu tố chất lượng lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong thời kỳ mà hoạt động thuê ngoài (out-sourcing) trở nên phổ biến, chất lượng lao động lại càng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư. Do vậy, nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của dòng vốn đầu tư tư nhân như kết luận của nhiều nghiên cứu trước đó (Khan và Kumar, 1997; Altaleb và Alokor, 2012; Su và Bui, 2016;).

Biến số còn lại có cùng chiều tác động như giả thuyết đặt ra là Lãi suất (biến rir) có tương quan âm với đầu tư tư nhân (ở giả thuyết H4). Rõ ràng, lãi suất luôn là một trong các nhân tố thiết yếu đối với dòng chảy vốn đầu tư. Với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á, khu vực tư nhân tập trung một lực lượng doanh nghiệp khá đa dạng về quy mô vốn và bề dày hoạt động. Nhiều doanh nghiệp có tiềm lực vốn mỏng, phụ thuộc khá nhiều vào thị trường vốn nên lãi suất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của họ. Lãi suất cao là một rào cản khiến nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, ảnh hưởng này lại không tìm thấy ý nghĩa thống kê. Hệ số ước lượng của biến Lãi suất có giá trị p-value là 0,36, lớn hơn α = 5%. Như vậy, dù chiều tác động là đúng nhưng các giả thuyết H4 chưa có cơ sở để chấp nhận.

Ngược lại, theo kết quả hồi quy, biến Tăng trưởng kinh tế (biến g) ảnh hưởng ngược chiều lên đầu tư tư nhân; đồng thời giá trị p-value của hệ số ước lượng lên đến 0,389 nên biến không có ý nghĩa thống kê. Do đó, giả thuyết H5 hoàn toàn không được thỏa mãn. Điều này có thể do trong giai đoạn 2000-2018, nền kinh tế các nước chịu nhiều biến động lớn do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 cùng những trục trặc trong nền kinh tế sở tại; nên mức sản lượng giữa các năm dao động khá lớn, kéo theo tốc độ tăng trưởng thay đổi không đều. Biến số này dao động trên một biên độ rộng, từ - 1,55% đến + 17,29% (bảng 4.2); còn giá trị vốn đầu tư tư nhân có xu hướng tăng dần theo thời gian. Do vậy, các số liệu thống kê tạm thời chưa chứng minh được mối quan hệ giữa 2 nhân tố này.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa độ mở thương mại (biến ptra) và đầu tư tư nhân

ở giả thuyết H8 đều được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê rất cao là 1%, nhưng lại



trái dấu so với kỳ vọng. Thực tế cho thấy, theo đà phát triển của nền kinh tế, các nước trong khu vực đều đẩy mạnh hoạt động giao thương. Điều này mở ra không ít cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận thị trường quốc tế; nhưng cũng khiến khu vực nội địa gặp nhiều khó khăn do không thể chịu được áp lực cạnh tranh quá lớn. Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trải dài từ chưa đầy 1% GDP cho đến hơn 220% GDP; nhưng cán cân thương mại của nhiều nước cũng liên tục thâm hụt qua nhiều giai đoạn. Lượng hàng nhập khẩu về quá lớn có thể khiến nhiều doanh nghiệp không thích ứng kịp, phải từ bỏ hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, ảnh hưởng tiêu cực đến lượng vốn đầu tư. Đây có thể là lý do cho việc tồn tại quan hệ nghịch biến giữa độ mở thương mại và đầu tư tư nhân.

Tương tự với Độ mở thương mại, biến Độ ổn định chính trị cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nhưng lại không đáp ứng kỳ vọng ở giả thuyết H9 khi dấu của hệ số ước lượng tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc là Đầu tư tư nhân. Về mặt lý thuyết, nền chính trị càng ổn định thì các nhà đầu tư càng yên tâm về tình hình kinh tế đất nước trong tương lai, do vậy họ mạnh dạn hơn trong việc rót vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả hồi quy đã chưa chứng tỏ được ảnh hưởng này.

Như vậy, kết quả hồi quy cho thấy các giả thuyết chính của mô hình đã được đảm bảo như kỳ vọng, tóm tắt như sau:

Bảng 4.7. Kết quả đối chiếu giữa giả thuyết và kết quả hồi quy


Giả thuyết

Biến số

Dấu kỳ vọng

Dấu hồi quy

Ý nghĩa thống kê

Phương trình 1: biến phụ thuộc pri

H1

pgex

+, -

+

H2

pfdi

+

+

H3

pcre

+

+

H4

rir

-

-

Không

H5

g

+

-

Không

H6

inf

-

-


H7

lab

+

+

sch

+

+

H8

ptra

+

-

H9

pol

+

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


Giả thuyết

Biến số

Dấu kỳ vọng

Dấu hồi quy

Ý nghĩa thống kê

Phương trình 2: biến phụ thuộc pgex

H10

pgrev

+

+


H11

lgdpr

+

+

ygap

+

-

Không

H12

age

+

+

H13

inf

+

+

Không


H14

effe

-

-

cor

-

+

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình của tác giả

4.3. Tình hình chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam

4.3.1. Chi tiêu công ở Việt Nam

4.3.1.1. Tổng chi tiêu công


Nghìn tỷ đồng

%

1,800

40%

1,600

30%

1,400


1,200

20%

1,000

10%

800


600

0%

400

-10%

200


0

-20%

Tổng chi ngân sách (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng chi ngân sách (%)

Hình 4.9. Tình hình chi tiêu công của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách qua các năm, Bộ Tài chính



Tổng chi tiêu công xét về số tuyệt đối đã tăng lên qua các năm, bắt đầu từ 130,8 nghìn tỷ đồng năm 2001. Đến 2017, chi tiêu đã thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước dù có cao hơn dự toán (số thực chi là 1,462,9 nghìn tỷ đồng, trong khi số dự toán là 1,390,5 nghìn tỷ đồng). Đồng thời, tốc độ tăng chi tiêu có dao động trong từng năm cụ thể nhưng xu hướng chung là đi xuống. Năm 2003 tốc độ tăng chạm đỉnh ở mức gần 35%, nhưng sau đó giảm khá nhanh; từ sau năm 2012 chỉ còn 4,8-13,2% so với mức trên 20% những năm trước đó. Thậm chí năm 2017 tốc độ tăng là con số âm khi quy mô chi năm 2017 thấp hơn năm 2016 hơn 111,5 nghìn tỷ đồng. Kết quả này có phần đóng góp của những giải pháp chi thận trọng; chẳng hạn tạm giữ lại ½ kinh phí dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (đối với những địa phương dự kiến sẽ giảm thu) để chủ động xử lý trong trường hợp nguồn thu ngân sách giảm mạnh. Tuy nhiên, mức chi của chính phủ so với tổng GDP vẫn rất cao so với nhiều nước khác, khoảng 27,9% năm 2018 so với mức bình quân 23% của mẫu quan sát; chỉ thấp hơn Trung Quốc (32,8%), Mông Cổ (34,4%), xấp xỉ Ấn Độ (27,5%); còn lại các nước khác đều có tỷ lệ dưới 24% GDP.

4.3.1.2. Cơ cấu chi tiêu công

Chi thường xuyên

Xét về phía tỷ trọng, cơ cấu chi tiêu gần như không có sự thay đổi về tỷ trọng khi chi thường xuyên vẫn chiếm áp đảo, hầu như các năm đều trên 50%.


100.0%

90.0%

80.0%

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

54.7%

48.4% 42.2% 43.6% 42.4% 45.2% 55.1% 52.5% 65.1%

52.7%

43.4%

42.0%

42.7%

44.3%

51.5%

54.0%

52.2%

30.5%

26.6%

22.9%

20.2%

21.5%

23.0%

18.5%

18.8%

30.8%

30.2%

25.3%

22.2% 25.4%

20.1%

21.3%

20.6%

27.5%

Chi đầu tư phát triển

Chi khác

Chi thường xuyên

Hình 4.10. Cơ cấu chi tiêu công của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách qua các năm, Bộ Tài chính



Trong chi thường xuyên, gánh nặng chủ yếu đến từ chi trả lương (kể cả lương hưu) và quản lý hành chính, chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách, tương ứng hơn ½ tổng chi thường xuyên.


Chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường

7.5%

4.5%

Chi VHTT; PTTH, thông tấn; thể dục thể thao

Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ

2017

2005

1.0%

0.8%

0.8%

1.0%


Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

5.8%

2.9%

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

14.8%

10.9%

Chi trả lương + quản lý hành chính

32.1%

30.3%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

Hình 4.11. Cơ cấu chi thường xuyên của Việt Nam

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm


Hình 4 12 So sánh mức lương khu vực công của Việt Nam với khu vực Nguồn Ngân 1

Hình 4.12. So sánh mức lương khu vực công của Việt Nam với khu vực

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2017)



Trong giai đoạn nghiên cứu, Chính phủ đã 13 lần điều chỉnh lương, từ mức lương tối thiểu là 180 nghìn đồng năm 2000, đến năm 2017 đã là 1,3 triệu đồng, gấp 7,2 lần. Việc tăng lương như vậy nhằm bù đắp trượt giá, góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động. Mặc dù lương cơ bản tăng lên, nhưng các khoản phụ cấp ngoài lương và biên chế được mở rộng mới là yếu tố chính khiến tổng quỹ lương tăng nhanh. Đặc biệt, trong năm 2011, 2012, một số lượng lớn giáo viên và cán bộ hành chính cấp xã được chính thức đưa vào biên chế nhà nước, làm quỹ lương bị nới rộng ra. So với các nước trong cùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có cùng quy mô đội ngũ công chức, viên chức; nhưng tỷ trọng lương/GDP xấp xỉ nhóm nước có thu nhập trung bình (8,7% GDP). Con số này khá cao so với nhiều nước khác, gấp 2 lần Indonesia và Hàn Quốc, thậm chí gấp 3 lần của Singapore.

Đặt lên bàn cân thì khoản chi lương này còn nhiều hơn cả chi đầu tư phát triển. Nếu coi đây là sự đầu tư cho chất lượng nhân lực thì đó là khoản chi cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ chiếm tới 30% tỷ trọng chi ngân sách song mức lương trung bình của khu vực công vẫn thấp so với mức trung bình trên thị trường. Hiệu quả của khu vực công còn kém hơn khu vực tư nhân với bộ máy quản lý cồng kềnh, năng suất thấp. Chỉ số Hiệu quả của chính phủ của Việt Nam (trích từ WGI) chỉ đứng ở nhóm giữa, trên Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Myanmar và Indonesia. Thật ra, chính phủ đã nỗ lực làm gọn nhẹ vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, sau khi tiến hành thu gọn đầu mối, sắp xếp lại các đơn vị, một số cơ quan lại tăng lên khá nhiều cấp phó phòng/phó ban. Chẳng hạn, năm 2016, khi thành phố Hà Nội sáp nhập một số đơn vị, thì Sở Nội vụ thành phố lại thừa đến 4 chức danh phó giám đốc sở; phòng Đô thị (sáp nhập từ 3 phòng: Quy hoạch - kiến trúc, Xây dựng giao thông, Tài nguyên - môi trường) có 1 trưởng phòng, 16 phó phòng và chỉ 4 chuyên viên; phòng Kinh tế (sáp nhập từ 3 phòng: Công thương, Kinh tế, Nông nghiệp - phát triển nông thôn) có 1 trưởng phòng, 12 phó phòng và 4 chuyên viên (Mai Hà, 2017). Tất cả các con số này đều nhiều hơn so với quy định. Lãnh đạo đơn vị đã giải thích rằng mỗi phòng chỉ có 1 trưởng và 3 phó phòng điều hành; số còn lại không điều hành trực tiếp mà chỉ giữ lại hàm để hưởng phụ cấp chức vụ trong 24 tháng. Trong khi đó, theo nguyên tắc xếp lương tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc (nay đã thay bằng Thông tư số 02/VBHN- BNV ngày 6/11/2018), phụ cấp chức vụ chỉ được duy trì trong 6 tháng. Việc dư thừa các chức danh phó đơn vị này không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn ở nhiều nơi như Bình Định, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Dương… Thậm chí Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương có 46 biên chế thì chỉ có 2 nhân viên, 44 người còn lại mang chức danh

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí