Bảng 4.1. Cơ cấu gói kích thích kinh tế của Trung Quốc (tỷ nhân dân tệ)
Giá trị | Nội dung | Giá trị | ||
Đảm bảo nhà ở | 400 | Dịch vụ xã hội | 150 | |
Xây dựng nông thôn | 370 | Tái cơ cấu công nghiệp | 370 | |
Bảo tồn năng lượng và giảm khí thải | 210 | Tái thiết sau thảm họa động đất Văn Xương | 1000 | |
Phát triển hạ tầng | 1500 | Tổng | 4000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khoảng Trống Nghiên Cứu Về Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân
- Giả Thuyết Nghiên Cứu Của Phương Trình Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân
- Tình Hình Chi Tiêu Công Và Đầu Tư Tư Nhân Ở Một Số Nền Kinh Tế Châu Á
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Trong Phương Trình 1
- Kết Quả Đối Chiếu Giữa Giả Thuyết Và Kết Quả Hồi Quy
- Tốc Độ Tăng Của Chi Thường Xuyên Và Chi Đầu Tư Phát Triển
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Nguồn: Fardoust và cộng sự (2012)
Các khoản chi liên tục được chính phủ đưa ra để vực dậy nền kinh tế, trong khi tốc độ tăng của quy mô sản lượng lại chậm dần; do vậy tỷ lệ chi tiêu công/GDP có chiều hướng tăng lên. Con số này tiếp tục đà tăng đến năm 2015 thì vượt qua mốc 30% và năm 2018 là 32,8% GDP.
Các nước còn lại có chi tiêu công/GDP dao động từ 12% - 31%GDP và có xu hướng tăng dần lên. Bên cạnh đó, không chỉ Mông Cổ, Trung Quốc mà tình hình chung của nhiều quốc gia là chi tiêu công có sự gia tăng vào năm 2008-2009. Đây là thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Một số nước thậm chí phải đối mặt với tình trạng suy thoái đi kèm lạm phát. Chính phủ nhiều quốc gia đã phải tiến hành một loạt các biện pháp hỗ trợ, khắc phục đà suy thoái và ngăn chặn lạm phát. Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan… không nằm ngoài xu hướng này. Nhìn chung, mối quan hệ so sánh giữa chi tiêu công và GDP trong nền kinh tế các nước đều có sự tăng lên ở năm cuối so với năm đầu giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, Việt Nam có xuất phát điểm cùng nhóm với Pakistan, Lào, SriLanka, chi tiêu công chiếm hơn 20% GDP. Đến năm 2018, Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 3 trong danh sách khi tỷ lệ chi tiêu công/GDP chỉ xếp sau Mông Cổ, Trung Quốc với con số gần 28% GDP; xấp xỉ với Ấn Độ. Như vậy, xét trong tương quan với trình độ phát triển kinh tế, tỷ lệ này ở Việt Nam là khá cao.
4.1.2. Tình hình đầu tư tư nhân
Tương tự tỷ trọng chi tiêu công trong GDP, giá trị đầu tư tư nhân/GDP của các nước cũng có xu hướng tăng theo thời gian; từ mức 6,3% năm 2000 (Lào) đến mức 32,3% năm 2018 (Indonesia). Nước ít có biến động nhất là Pakistan với tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP chỉ xoay quanh 10-13% GDP. Pakistan cũng là một trong các nước có mức đầu tư/GDP thấp nhất thế giới. Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, kể cả hạ tầng cơ bản như
%50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Việt Nam Bangladesh Trung Quốc Indonesia Ấn Độ Campuchia Lào
Sri Lanka Myanmar Mông Cổ Malaysia Pakistan Philippines
Thái Lan
điện, nước; cùng với năng suất lao động thấp và những bất ổn chính trị khiến hoạt động đầu tư tư nhân ở đây không được cải thiện nhiều. Giá trị đầu tư tư nhân/GDP của các nước được trình bày cụ thể ở bảng sau.
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Hình 4.3. Tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP của một số nước châu Á (%)
Nguồn: Dữ liệu WDI của WB (2019)
So với sự biến động về tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP của nhiều nước trong mẫu quan sát, Indonesia đạt được kết quả khả quan nhất khi duy trì được mức tăng trong suốt 19 năm. Từ xấp xỉ 20% năm 2000, vốn đầu tư tư nhân của quốc gia này đã tăng hơn 10 điểm phần trăm sau 19 năm, đạt 32,3% so với GDP. Khu vực nội địa Indonesia chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm hơn 98%, thu hút hơn 90% số lao động tính đến năm 2016 (WB, 2019). Từ năm 2000, chính phủ đã khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước theo hướng tập trung vào chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đầu tư. Indonesia đã tăng dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tăng chi phí và hạn chế các yếu tố đầu vào nhập khẩu. Đồng thời, một loạt các rào cản chính sách khác như giới hạn vốn cổ phần nước ngoài; bảo lưu ngành (sectoral reservation) đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; cùng các quy định của chính phủ đã làm gia tăng chi phí đầu tư vào Indonesia. Điều này một mặt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho khu vực này. Bằng chứng là tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP đã liên tục tăng lên và đến năm 2018 thì đạt giá trị cao nhất so với 13 nước còn lại trong nhóm nghiên cứu.
Malaysia và Bangladesh cũng là 2 quốc gia có diễn biến tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP theo hướng tích cực như Indonesia. Giá trị này ở các nước còn lại có chiều biến động tăng giảm tùy theo giai đoạn chứ không ổn định như 3 nước trên.
Bên cạnh đó, cũng nên xem xét thêm giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư tư nhân để thấy rõ hơn hoạt động của khu vực này. Trung Quốc vẫn là nước thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và xếp cuối bảng là Mông Cổ. Năm 2018, vốn đầu tư tư nhân của Trung Quốc đạt gần 3,5 nghìn tỷ USD, gấp 6 lần Ấn Độ, gấp 10 lần Indonesia và 9 lần tổng vốn đầu tư của các nước còn lại. Các con số này ở năm 2000 lần lượt là 3,5; 8,5 và 4,1; bằng khoảng ½ so với năm 2018. Sự chênh lệch lớn ở đầu và cuối giai đoạn đã phần nào chứng tỏ khả năng huy động vốn đầu tư tư nhân cực kỳ lớn ở Trung Quốc.
Vốn đầu tư của Indonesia năm 2000 chưa đầy một nửa tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân ở cả 11 nước còn lại, nhưng đến năm 2018 đã xấp xỉ tổng của nhóm nước này. Mối tương quan này ở Ấn Độ còn lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, trừ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, mức huy động vốn ở đầu, giữa và cuối giai đoạn nghiên cứu của 11 nước còn lại được thể hiện ở bảng sau:
Mông Cổ
Lào Campuchia Myanmar
Sri Lanka
2000
2010
2018
Pakistan Malaysia Bangladesh Philippines Thái Lan
Việt Nam
-
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tỷ USD
Hình 4.4. Giá trị vốn đầu tư tư nhân ở một số nước châu Á
Nguồn: Dữ liệu WDI của WB (2019)
Trong nhóm 11 nước còn lại, Mông Cổ, Lào và Campuchia đứng ở vị trí cuối bảng. Thành tích khả quan nhất là Thái Lan. Vượt qua những xói mòn của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xuất phát từ chính Thái Lan năm 1997, 1998, cũng như suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, quốc gia này đã có sự tăng tiến vượt bậc trong việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư. Lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí lao động thấp, thể chế kinh tế hiệu quả đã tạo điều kiện kích thích các nhà đầu tư tư nhân tích cực rót vốn vào nền kinh tế. Khu vực này còn thể hiện vai trò quan trọng, trung tâm trong định hướng hướng ngoại của nền kinh tế Thái Lan bằng cách mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Nhìn chung, đa phần khu vực tư nhân nhiều nước đang phát triển châu Á là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Vấn đề chính của các doanh nghiệp này lại xoay quanh sự hạn chế về vốn và công nghệ. Quy mô nhỏ nên vốn của các doanh nghiệp cũng không cao, mức độ tiếp cận và đổi mới công nghệ thấp. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh trong các sản phẩm đòi hỏi quy trình chặt chẽ, phức tạp, công nghệ cao. Lợi thế lao động giá rẻ cũng dần dần giảm đi khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu có những đòi hỏi khắt khe hơn về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. Ngoài ra, một số quốc gia dành những ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước cũng khiến khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình hoạt động.
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế châu Á
4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Mô hình nghiên cứu ở phần trên cho thấy có tất cả 17 biến số trong cả 2 phương trình. Các biến số của 14 quốc gia đều có đầy đủ trong giai đoạn 2000-2018, do đó đây là dữ liệu bảng cân bằng. Thống kê mô tả các biến được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Số quan sát | Đơn vị tính | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | |
pri | 252 | 9,81 | 2,15 | 4,69 | 15,06 | |
pgex | 252 | % | 21,60 | 5,81 | 11,41 | 40,52 |
pfdi | 252 | % | 3,52 | 5,25 | -37,15 | 43,91 |
pgrev | 252 | % | 18,17 | 5,40 | 8,49 | 33,92 |
g | 252 | % | 6,43 | 2,74 | -1,55 | 17,29 |
Số quan sát | Đơn vị tính | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | |
lgdpr | 252 | 11,72 | 1,92 | 8,18 | 16,20 | |
ygap | 252 | % | 0,35 | 5,21 | -14,00 | 39,97 |
rir | 252 | % | 3,94 | 5,00 | -18,73 | 27,40 |
pcre | 244 | % | 53,48 | 41,87 | 3,12 | 161,14 |
inf | 252 | % | 6,17 | 6,32 | -1,71 | 57,07 |
lab | 252 | 8,02 | 1,72 | 4,55 | 11,28 | |
sch | 252 | năm | 6,75 | 2,20 | 3,10 | 11,00 |
age | 252 | % | 54,75 | 10,98 | 35,59 | 88,49 |
ptra | 252 | % | 81,28 | 49,08 | 0,17 | 220,41 |
pol | 252 | % | 29,38 | 21,33 | 0,47 | 88,36 |
effe | 252 | % | 43,06 | 20,01 | 2,39 | 85,85 |
cor | 252 | % | 31,05 | 17,04 | 0,47 | 68,69 |
Nguồn: Tính toán của tác giả Về biến Đầu tư tư nhân (pri) và biến Chi tiêu công (pgex):
Dẫn đầu về số lượng vốn mà khu vực tư nhân đầu tư vào nền kinh tế là Trung Quốc với gần 280 tỷ USD năm 2000; con số này tiếp tục tăng theo một đường thẳng lên hơn 3,475 tỷ USD năm 2018. Mức đầu tư trên vẫn nhiều hơn 6 lần so với nước xếp thứ 2 trong danh sách thu hút vốn tư nhân là Ấn Độ, và gấp hơn 980 lần so với Lào. Lào cũng là nước có số vốn đầu tư tư nhân khá trầm lắng, chỉ khoảng 108 - 118 triệu USD những năm 2000-2001. Từ năm 2002 trở đi, dòng vốn tư nhân ở Lào bắt đầu tăng mạnh hơn, khởi điểm ở mức 384 triệu USD và tăng gần 10 lần sau 15 năm, đạt 3,350 triệu USD. Đáng nói là, trong 2 năm đầu giai đoạn nghiên cứu, hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân ở Lào là thấp nhất trong toàn bộ mẫu; trong khi nước xếp phía trên là Mông Cổ thì đã gấp đôi. Tuy nhiên, cũng từ 2003 trở đi, khi Lào đã bắt đầu tăng tốc thu hút vốn thì Mông Cổ vẫn xoay quanh mức 250 triệu USD như 2 năm trước đó. Đến năm 2018, tổng lượng vốn đầu tư tư nhân của Mông Cổ chỉ dừng ở 2,441 triệu USD, thấp nhất trong nhóm các nước nghiên cứu.
Về hoạt động chi tiêu công, thấp nhất là Bangladesh, năm 2000 chi tiêu công chỉ bằng 11,41% GDP. Năm 2018 tỷ trọng chi tiêu công trên GDP đã tăng lên 15,19%, nhưng mức trung bình trong 19 năm ở nước này cũng chỉ là 13,06% GDP. Ngược lại, Mông Cổ giành một phần ngân sách khá lớn cho hoạt động của nền kinh tế. Mức chi
tiêu công của nước này luôn chiếm từ 21,66% - 40,52% tổng sản lượng quốc gia (con số 40,52% năm 2016 là lớn nhất trong toàn bộ quan sát và vẫn ở khoảng cách khá xa so với mức giá trị trung bình).
Về các nguồn tài chính khác: biến Thu ngân sách (pgex), Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Tương tự, Bangladesh và Mông Cổ là các quốc gia sở hữu tỷ lệ thu ngân sách/GDP thấp nhất và cao nhất trong 14 nước. Hoạt động thu ngân sách chỉ tương đương với mức tối thiểu là 8,49% GDP (năm 2000) và mức tối đa là 11,25% GDP (năm 2012). Diễn biến số thu ngân sách khá giống với số chi ngân sách khi tăng dần và đạt đỉnh ở năm 2012, sau đó giảm xuống. Năm 2018, tỷ lệ thu ngân sách/GDP của Bangladesh vẫn ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng, chỉ 111,18% GDP, thấp hơn các nước tiếp theo đến hơn 3 điểm phần trăm là Indonesia và Sri Lanka. Trong khi đó, mức thu ngân sách cao nhất trong 14 nước là 33,92% GDP do Mông Cổ đạt được vào năm 2011. Mức dao động quanh 30% GDP được Mông Cổ giữ liên tục giai đoạn 2010-2013, sau đó có giảm xuống nhưng đến 2017 đã tăng lên lại là 29,16% trước khi giảm còn 27,02% GDP ở năm 2018.
Bên cạnh đó, Mông Cổ cũng là nước vượt trội trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài khi FDI chiếm đến 43,9% năm 2011. Giai đoạn 2010-2012 cũng là thời kỳ đỉnh cao của Mông Cổ khi tỷ trọng FDI trong GDP luôn lớn hơn 23%, đến 2018 chỉ tiêu này vẫn giữ ở mức cao, đạt 16,71%. Quốc gia này cũng có tỷ trọng FDI/GDP trung bình lớn nhất trong danh sách 14 nước của mẫu quan sát, khoảng 10,18%/năm. Con số này ở các quốc gia còn lại bình quân chỉ khoảng 3%.
Về nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân
Tỷ lệ tín dụng cấp cho khu vực tư nhân thấp nhất rơi vào trường hợp của Myanmar năm 2008, chỉ dừng ở mức 3,12% GDP. Trước đó, khu vực tư nhân của quốc gia này thu hút được hơn 10% GDP, nhưng bắt đầu giảm từ năm 2003 và xuống thấp nhất ở năm 2008. Đến năm 2010, con số này mới nhích lên 4,77% GDP, rồi tiếp tục tăng đến 24,25% GDP năm 2018. Mức 24,25% GDP này dù sao cũng khả quan hơn Pakistan rất nhiều, vì từ mốc gần 22-29% GDP những năm 2004-2008, Pakistan đã xuống còn xấp xỉ 19% GDP năm 2018.
Ngược lại, Trung Quốc vẫn đứng đầu về lượng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân, luôn luôn tương đương hơn 100% GDP và cao nhất là 161,13% GDP năm 2018. Sau Trung Quốc thì Malaysia, Thái Lan cũng là những nước có thành tích tốt trong việc huy động vốn tín dụng vào khu vực tư nhân khi các giá trị này cũng trên 100% GDP.
Về các biến số liên quan đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, gồm: quy mô GDP (lgdpr), tốc độ tăng trưởng kinh tế (g), khoảng cách sản lượng (ygap):
Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2018, nhiều nước châu Á đã đối mặt với sự giảm sút trầm trọng về quy mô GDP, đặc biệt là vào giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, 2009; và trước đó là dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998. Thậm chí, Malaysia, Thái Lan, Mông Cổ còn gặp phải tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế là con số âm, từ -1,51% đến -0,69% (năm 2009); nhưng con số này còn nhỏ hơn mức
-1,55% của Sri Lanka năm 2001. Mặc dù Sri Lanka đã nhắm đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp mới vào năm 2000 với tốc độ tăng trưởng là 6%; nhưng xung đột sắc tộc, thả nổi tỷ giá… đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, Mông Cổ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng với 17,29% năm 2011 và cũng là mức cao nhất trong 14 nước. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ khá bất ổn khi mức dao động qua từng năm là khá lớn, có khi lên đến 9 điểm phần trăm (năm 2011 so với năm 2009).
Quy mô GDP các nước đều có xu hướng tăng lên theo thời gian. Trong danh sách các nước của mẫu nghiên cứu, Trung Quốc là quốc gia vượt trội với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong mẫu nghiên cứu, chỉ Trung Quốc là có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thường xuyên trên 7%, đỉnh điểm là 14,23% năm 2007. Không những thế, quy mô GDP của Trung Quốc luôn dẫn đầu trong danh sách 14 nước. Chỉ riêng năm 2018, GDP nước này đạt hơn 13,6 nghìn tỷ USD, gấp đôi tổng GDP của 13 nước còn lại. Do vậy, các giá trị lớn nhất của biến Tăng trưởng kinh tế đều thuộc về Trung Quốc. Thấp nhất là Mông Cổ với giá trị GDP năm 2018 chỉ bằng 7/10 của Campuchia, và bằng ½ của Lào.
Biến số khoảng cách tăng trưởng nhận giá trị âm khi mức GDP thực tế thấp hơn GDP tiềm năng, nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Mông Cổ là quốc gia duy nhất nhận cả 2 giá trị lớn nhất và nhỏ nhất ở biến số này. Ngoài ra, chỉ có Thái Lan là được đạt thành tích tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp mức sản lượng thực tế tăng cao hơn mức tiềm năng trong 11/19 năm quan sát. Nước xếp thứ hai là Trung Quốc chỉ với 9 năm.
Về các biến số liên quan đến vấn đề dân số và lao động, gồm: quy mô lao động (lab), vốn nhân lực (sch), dân số phụ thuộc (age):
Liên quan đến nguồn nhân lực của các nước, xét về số lượng, với tổng số dân ngay từ năm 2000 đã trên 1,2 tỷ người, Trung Quốc chắc chắn có lực lượng lao động đứng đầu thế giới, đến năm 2018 con số này là gần 790 triệu người, gấp đến 840 lần mức thấp nhất (tương ứng với 940 nghìn lao động của Mông Cổ năm 2000). Ấn Độ là
nước tiếp theo sau Trung Quốc với lực lượng lao động tăng từ 396,4 triệu người lên gần 510 triệu người năm 2018, nhưng vẫn thấp hơn 234 triệu người so với mức thấp nhất của Trung Quốc (năm 2000). Xét về số năm đi học, Campuchia và Myanmar thường xuyên nằm trong nhóm có số năm đi học thấp nhất, trung bình chỉ dưới 4 năm; nhưng điều này chỉ xảy ra trước năm 2009. Ngược lại, ngay từ những năm 2000, Sri Lanka luôn dẫn đầu, trung bình mỗi người trưởng thành ở quốc gia này có hơn 10 năm đi học. Mông Cổ và Malaysia cũng gia nhập nhóm có thời gian đi học trung bình là trên 10 năm, nhưng chỉ từ giai đoạn sau 2011.
So với các nước trong cùng mẫu, Trung Quốc có tỷ lệ phụ thuộc ở mức thấp nhất, chỉ từ 35% đến 44,8%. Tỷ lệ này ở Thái Lan còn ít dao động hơn, chỉ từ 39% đến 43%. Ở chiều ngược lại, Lào, Campuchia và Pakistan có tỷ lệ phụ thuộc hơn 80% trong những năm đầu giai đoạn và đã giảm xuống khá nhiều trong thời gian gần đây.
Về các biến số vĩ mô khác:
Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của lãi suất thực đều ở năm 2002, lần lượt là 27,4% đối với Mông Cổ và -18,73% đối với Myanmar. Về sự biến động giá cả, lạm phát của Việt Nam năm 2000 có giá trị thấp nhất trong mẫu, chỉ có -1,7%. Tình hình này cũng xảy ra ở một số quốc gia khác như Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Thái Lan khi rơi vào tình trạng giảm phát. Ngược lại, Myanmar có tỷ lệ lạm phát biến động khá lớn khi đi từ - 0,11% lên 57,08% năm. Trong giai đoạn 2000-2018, một số nước cũng rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao đến 2 con số, do vậy tỷ lệ lạm phát trung bình của mẫu nghiên cứu bị kéo lên 6,3%/năm.
Về hoạt động thương mại quốc tế, Malaysia là nước có tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP lớn nhất trong danh sách 14 nước, chiếm đến 220,41% vào năm 2000, các năm sau giảm xuống dần nhưng vẫn ở mức cao, 132%. Ngược lại, Myanmar có hoạt động ngoại thương khá khiêm tốn, trước năm 2012 tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP chỉ dưới 1%, thấp nhất là 0,17% năm 2009. Các nước còn lại tối thiểu cũng trên 25%, do vậy mức trung bình của biến số này vẫn khá cao, đạt 81,29%.
Mức độ hiệu quả của chính phủ được đánh giá tốt nhất là ở Malaysia, đạt giá trị 85,85% vào năm 2006 trên thang điểm 100%. Đứng ở vị trí đối lập là Myanmar, chỉ có 2,4% vào năm 2009, chỉ bằng 1/21 giá trị trung bình. Myanmar cũng là nước có các điểm số về mức độ hiệu quả của chính phủ thấp nhất trong mẫu nghiên cứu. Không chỉ vậy, khả năng kiểm soát tham nhũng của Myanmar cũng rất thấp, dưới 0,5%; trong khi nước cao nhất là Malaysia đến gần 70%. Về độ ổn định của nền chính trị quốc gia, Mông Cổ dẫn đầu với giá trị từ trên 62% (cũng trên thang điểm 100%), trong đó cao nhất là