Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân Ở Việt Nam



Xét về tốc độ tăng trưởng hàng năm, năng suất lao động của khối tư nhân khá giống khu vực nhà nước về mức độ lẫn chiều dao động. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của năng suất lao động lại rất thấp cả về giá trị và mối tương quan với các khu vực khác. Năm 2017, năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân bằng khoảng ½ so với năng suất chung cả nước, gần 1/6 khối nhà nước, và khoảng hơn 1/5 năng suất lao động của khu vực vốn nước ngoài. Con số này từ mức 6,5 triệu đồng/lao động năm 2000, đến 2017 vẫn chưa đạt 50 triệu đồng. Điều đó phản ánh giá trị GDP mà khu vực này tạo ra chủ yếu do số lượng lao động áp đảo, chứ không nhờ năng suất cao. Mặt khác, phần nhiều lao động ở khối này đến từ khu vực phi chính thức vốn có năng suất lao động thấp.

Thứ ba, khó khăn trong tiếp cận vốn.

Quy mô nhỏ khiến nhiều doanh nghiệp khó lòng tiếp cận vốn, đặc biệt là nguồn tài chính giá rẻ. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là đặc trưng của nhiều nước châu Á. Ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á, thị trường vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng thương mại chứ không phải từ thị trường tài chính. Việc các doanh nghiệp này khó tiếp cận nguồn vay chủ yếu đến từ bất cân xứng thông tin giữa nhà cung cấp vốn (thường là ngân hàng) và doanh nghiệp. Đồng thời, do lo ngại về khả năng thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp, các ngân hàng thường đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về điều kiện vay, tài sản thế chấp… dẫn đến chi phí giao dịch cao, lãi suất cho vay cao, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, trình độ công nghệ của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp.

Nguyên nhân chính của hiện trạng này có liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Vì quy mô nhỏ nên nhiều doanh nghiệp không có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào tài sản cố định, dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. Do vậy, hàng hóa kém khả năng cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến doanh thu không cao, nguồn tài chính dùng để đổi mới sẽ eo hẹp. Cứ như vậy, vòng tròn luẩn quẩn này làm cho nhiều doanh nghiệp không bứt phá lên được. Theo Cục phát triển doanh nghiệp, tài sản cố định bình quân của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ chỉ duy trì ở mức 7-8 tỷ đồng mỗi đơn vị và hầu như không có cải thiện gì đáng kể trong suốt giai đoạn 2011-2015. Khả năng sáng tạo, làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thấp khi có khá ít bằng phát minh, sáng chế trong quá trình hoạt



động. Đây cũng là một trong các nguyên nhân giải thích trình độ ứng dụng, cải thiện công nghệ chưa cao.


Năm

Sáng chế của người Việt

Sáng chế của người nước ngoài


Tổng số

Tỷ lệ bằng sáng chế của người Việt

2006

44

625

669

6,6%

2007

34

691

725

4,7%

2008

39

627

666

5,9%

2009

29

677

706

4,1%

2010

29

793

822

3,5%

2011

40

945

985

4,1%

2012

45

980

1025

4,4%

2013

59

1203

1262

4,7%

2014

36

1332

1368

2,6%

2015

63

1325

1388

4,5%

2016

76

1347

1423

5,3%

Tổng

494

10.545

11.039

4,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 13

Bảng 4.8. Số bằng sáng chế được cấp phép, 2006-2016


Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Ngoài ra, chi phí kinh doanh như tiền lương, chi phí vận tải… cũng là gánh nặng

cho doanh nghiệp. Tiền lương tối thiểu trong những năm qua liên tục gia tăng khoảng 8-12% nhưng năng suất lao động chỉ đạt 4-5%. Áp lực về chi phí vốn, rào cản gia nhập thị trường… gây không ít khó khăn cho dòng vốn tư nhân này.

4.3.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam

4.3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình

Xét sơ bộ trong trường hợp Việt Nam, chi tiêu công tác động cùng chiều đến đầu tư tư nhân; nhưng đến một mức độ nhất định, hoạt động này bắt đầu có những ảnh hưởng cản trở đầu tư tư nhân khi chi tiêu công vượt quá 30% GDP. Thực tế, con số trên chỉ tồn tại trong một số năm khi nền kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao như giai đoạn 2009- 2010, 2013. Do đó xét xu hướng chung, chi tiêu công vẫn có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân của Việt Nam.


22

24

26

28

30

32

Government expenditure/GDP(%)

Log (Private investment)

7

7.5

8

8.5

9

9.5

Hình 4.20. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình của tác giả

Để so sánh trường hợp Việt Nam với tổng thể mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành đặt biến giả vn nếu các thông số là của Việt Nam (Biến giả vn = 1 nếu các giá trị là của Việt Nam, vn = 0 nếu là các nước còn lại); tiếp đó đặt biến tương tác dvn (dvn = pgexit*vn). Lúc này hệ phương trình 1 và 2 sẽ là:

priit = α0 + α1pgexit + α2pfdiit + α3pcreit + α4ririt + α5git + α6infit + α7labit + α8sch1it

+ α9ptra1it + α10polit + λdvnit + uit

pgexit = β0 + β1pgrevit + β2lgdpr2it + β3ygap2it + β4age2it + β5inf2it + β6effe2it + β7cor2it + γdvnit + vit

Trong đó: λ, γ : hệ số ước lượng của biến tương tác trong từng mô hình

Tiến hành hồi quy hệ phương trình trên bằng phương pháp 3SLS và so sánh với kết quả hồi quy chung cho 14 nước, kết quả cho thấy diễn biến về dấu và ý nghĩa thống kê của các biến số chính trong mô hình của Việt Nam tương tự với mô hình hồi quy chung cho tổng thể 14 nước. Do đó, có thể nói không có sự khác biệt về chiều tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân. Như vậy, chi tiêu công của Việt Nam thể hiện hiệu ứng dương lên tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong GDP. Đây cũng là nhận định của Sử Đình Thành (2011), Đào Thị Bích Thủy (2014), Đặng Anh Tuấn và Lê Việt An (2019) cho trường hợp Việt Nam. Thật ra, các tác giả này cho rằng không hẳn trong



nền kinh tế chỉ tồn tại tác động hỗ trợ đầu tư tư nhân, mà còn có cả hiệu ứng lấn át đầu tư. Tuy nhiên, hiệu ứng lấn át thường chỉ xuất hiện trong thời gian đầu, hoặc mức độ tác động khá nhỏ nên đã bị “lấn át” bởi hiệu ứng hỗ trợ (crowding in). Nói một cách khác, chi tiêu công có tác dụng kích thích chi đầu tư tư nhân.

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình bằng 3SLS cho trường hợp Việt Nam


Phương trình 1

Việt Nam

Các nước


Phương trình 2

Việt Nam

Các nước

Biến phụ thuộc pri


Biến phụ thuộc pgex

pgex

0,039***

0,039***


pgrev

0,929***

0,940***

pfdi

0,022***

0,024***


lgdpr

0,205*

0,204*

pcre

0,008***

0,012***

ygap

-0,014

-0,015

rir

-0,014*

-0,008


age

0,079***

0,079***

g

-0,021

-0,014

inf

0,025

0,034

inf

-0,013***

-0,032***


effe

-0,104***

-0,097***

lab

1,058***

0,886***


cor

0,155***

0,152***

sch

0,281***

0,282***





ptra

-0,005***

-0,011***




pol

0,001

-0,007**





dvn

-0,029***



dvn

0,0409*


Constant

-1,130***

0,592


Constant

-2,400

-2,9272

F-test (p-value)

0,000

0,000


F-test (p-value)

0,000

0,000

R-squared

0,9443

0,9205


R-squared

0,7947

0,7922

Nguồn: Tính toán của tác giả


4.3.3.2. Kết quả phân tích trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng

Xét riêng trong lĩnh vực hạ tầng, so với nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á, Việt Nam có mức chi cho cơ sở hạ tầng khá cao. Mức chi cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam năm 2017 là 5,7% GDP, chỉ xếp sau Trung Quốc (6,8%) và nhỉnh hơn một chút so với Ấn Độ (5,3%) (hình 4.21). Tuy nhiên xét về chất lượng của cơ sở hạ tầng thì Việt Nam thấp hơn 0,7 đến 1 điểm so với 2 quốc gia này. Hạ tầng hiện tại của Việt Nam chỉ tương đương với Indonesia, Philippines trong khi các nước trên chỉ tốn chưa tới 3% GDP để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Thậm chí Thái Lan với mức chi chưa tới 2% GDP nhưng điểm chất lượng hạ tầng đến 3,12. Mối tương quan trên - nếu nhìn



8


7

Việt Nam, 2.70, 5.7

6

Trung Quốc

Ấn Độ

5


4

Myanmar

3

Indonesia

2

Thái Lan

1

Malaysia

Philippines

0

2.0

2.2

2.4

2.6

2.8

3.0

3.2

3.4

3.6 3.8

4.0

Điểm cơ sở hạ tầng giao thông (1 = thấp nhất, 5 = tốt nhất)

Đầu tư cơ sở hạ tầng/GDP (%)

theo khía cạnh tích cực - chứng tỏ Việt Nam rất quan tâm và đẩy mạnh tập trung nguồn lực để đầu vào hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông.


Hình 4.21. Kết quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng của một số nước châu Á

Nguồn: - Điểm cơ sở hạ tầng giao thông: trích từ LPI 2016 của WB

- Tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng/GDP: ADB năm 2017


3.50


3.00

3.11

2.50

2.68

2.70

2.50

2.56

2.00


1.50

Trung bình

Việt Nam

1.00


0.50


0.00

2007

2010

2012

2014

2016

Nguồn: LPI qua các năm

Hình 4.22. Điểm chất lượng cơ sở hạ tầng (1 = thấp nhất, 5 = tốt nhất)



Vậy, hạ tầng Việt Nam đang ở mức nào trong khu vực? Câu trả lời là chất lượng hạ tầng Việt Nam thường xuyên xoay quanh mức trung bình của nhóm 14 nước trong mẫu nghiên cứu, chỉ đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan (hình 4,21). So với mức trung bình, chất lượng hạ tầng Việt Nam nếu có thấp hơn thì mức chênh lệch không đáng kể, tối đa chỉ là 0,03; trong khi mức cao hơn lên đến 0,37 điểm ở năm 2014. Đó là do các nước thuộc nhóm trên có điểm số chất lượng hạ tầng khá cao làm điểm trung bình bị kéo lên.

Ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng chủ yếu được đầu tư bởi vốn từ khu vực nhà nước; gồm hạ tầng cứng như đường sá, sân bay, bến bãi, hạ tầng điện, nước, viễn thông…; và hạ tầng mềm như giáo dục, y tế… Chỉ riêng hạ tầng cứng, theo Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới phụ trách cơ sở hạ tầng, ông Makhtar Diop, nguồn vốn công hiện nay đảm nhận khoảng 2/3 vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (Luyện Vũ, 2019). Trưởng nhóm Công tác cơ sở hạ tầng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, ông Tony Foster cũng thừa nhận điều này khi khẳng định khu vực công (gồm cả cơ quan nhà nước lẫn các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước) là đầu mối chính thực hiện hoạt động xây dựng, sở hữu và vận hành đa số các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ta (Hương Dịu, 2019). Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao của khu vực châu Á, nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng nước ta là rất lớn. Tuy vậy, Chính phủ không thể tài trợ hoàn toàn cho nhu cầu này. Lý do chủ yếu là vì ngân sách hạn hẹp, nếu tiếp tục đầu tư thì bài toán vay nợ lại được đặt ra và nợ công sẽ trở nên nan giải hơn. Do vậy, mở rộng phạm vi huy động vốn ra ngoài phạm vi NSNN là điều bắt buộc phải thực hiện. Những năm gần đây, việc cơ cấu lại vốn công đã làm giảm dần tỷ trọng của khoản mục này trong GDP, tạo thêm dư địa cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Nhờ đó, đến nay, đã có khoảng 150 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP - Private - Public Partnership) với giá trị vốn đầu tư hơn 1 triệu tỷ đồng (Hương Dịu, 2019). Điều đáng nói không chỉ ở việc chi tiêu công mở ra thêm cơ hội cho khu vực tư nhân rót vốn vào hạ tầng. Quan trọng là hạ tầng được cung cấp đầy đủ hơn đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam, từ đó thu hút các nhà đầu tư tư nhân tăng cường góp vốn.

Rõ ràng, hạ tầng thuận lợi là một trong các nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư. Đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Cụ thể, cơ sở hạ tầng là một thành phần của góc Các điều kiện nhân tố đầu vào trong mô


hình kim cương của Porter (1990) 6. Như vậy, cơ sở hạ tầng có liên quan mật thiết đến việc thu hút đầu tư tư nhân cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, hệ thống đường bộ với sự kết hợp của khu vực công và tư đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế. Cụ thể là giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như kết nối các địa phương với nhau, góp phần thu hút đầu tư tư nhân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ riêng hệ thống đường cao tốc Việt Nam, theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, sẽ hoàn thành với chiều dài hơn 5000 km; gồm trục cao tốc Bắc - Nam và hệ thống cao tốc hướng tâm sẽ trở thành xương sống của hệ thống giao thông quốc gia, liên kết chặt chẽ với hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị trên toàn quốc. Đến nay, nhiều tuyến đường trong mạng lưới cao tốc đã được hình thành, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế địa phương và cả vùng 7.

Bên cạnh đó, với đặc điểm điều kiện tự nhiên có đường bờ biển dài cùng nhiều cơ sở sản xuất tập trung ở các địa phương ven biển, việc tiếp cận thị trường quốc tế bằng đường biển sẽ là giải pháp hữu hiệu cho Việt Nam. Hoạt động đầu tư ban đầu của chính phủ vào hệ thống cảng biển đã tạo đà cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục rót vốn vào lĩnh vực này. Tính đến năm 2017, hoạt động đầu tư vào hệ thống cảng đã nhận được từ khu vực tư nhân 157,6 nghìn tỷ đồng cho cảng biển và gần 19 nghìn tỷ đồng cho cảng thủy nội địa (Đỗ Văn Thuận, 2019). Còn trên đất liền, hệ thống đường bộ và đường sắt sẽ giúp kết nối các điểm sản xuất này với nhau mà vẫn tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tạo sự liên thông trong thị trường nội địa. Đặc biệt, tàu hỏa được coi là phương tiện rẻ nhất để vận chuyển các container trên đất liền. Tuy nhiên, tính chất độc quyền tự nhiên, chi phí đầu tư cao (1 km đường sắt tốn chi phí gấp 3-4 lần đường bộ), thời gian thu hồi vốn kéo dài… khiến việc đầu tư vào hệ thống đường sắt chỉ do chính phủ thực hiện mà không phải là khu vực tư nhân. Chính điều này nên mặc dù còn nhiều ý kiến xoay quanh năng lực yếu kém của hệ thống vận tải đường sắt, chính phủ vẫn phải tiếp tục dành một phần nguồn lực cho khu vực này để đảm bảo huyết mạch giao thông, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khối tư nhân.

Hơn nữa, hiện nay, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam, tính chu kỳ kinh tế đã có sự thay đổi từ chu kỳ kinh tế cổ điển sang chu kỳ công nghệ; nghĩa là sự tăng


6 Michael Porter (được trình bày năm 1990) đã khái quát các quan hệ tương tác quyết định đến năng lực cạnh tranh vi mô, thể hiện thành mô hình kim cương gồm 4 góc: Các điều kiện nhân tố đầu vào, Các điều kiện cầu, Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, Các ngành hỗ trợ và liên quan (Vũ Thành Tự Anh, 2017).

7 Được trình bày ở Phụ lục 3



trưởng kinh tế phụ thuộc vào những biến đổi về công nghệ. Sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ nội địa lớn như FPT, hay doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel… có liên quan mật thiết đến kết quả sản lượng quốc gia. Do vậy, nhiều năm gần đây, công nghiệp chế biến, chế tạo với tốc độ tăng trưởng nhanh đã trở thành lực kéo đà tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại rất quan tâm đến yếu tố hạ tầng; đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ, bởi đặc thù về sản phẩm công nghệ đòi hỏi cao về tính thuận tiện trong việc vận chuyển và hoạt động logistics. Triển vọng phát triển của khối công nghệ cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến chính phủ tập trung nhiều hơn vào đầu tư cơ sở hạ tầng; ngược lại, yếu tố này cũng góp phần khiến các nhà đầu tư tư nhân mạnh dạn hơn trong việc quyết định bỏ vốn. Lúc này, những ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến chi tiêu công sẽ góp phần giúp chính phủ có nguồn tài chính rộng rãi hơn, từ đó có cơ sở cho việc đầu tư vào hạ tầng, mang lại hiệu ứng bổ trợ của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân.

Ngoài ra, không thể không kể đến ảnh hưởng tích cực của chi tiêu công mỗi khi nền kinh tế rơi vào những bất ổn. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2017 phải đối diện với tình trạng suy thoái đi kèm lạm phát giai đoạn 2008-2009 8. Việt Nam đã thay đổi từ chính sách kiềm chế lạm phát (được thực hiện trong năm 2008) sang chính sách ngăn chặn suy thoái (được thực hiện từ cuối 2008). Bên cạnh chính sách tiền tệ, gói kích thích tài khóa đã được đề cập trong Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP vào tháng 12/2008 và được thực hiện từ tháng 2/2009. Tổng giá trị của gói là 145,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau tăng lên thành 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD) (Nguyễn Đình Cung, 2018). Gói này gồm nhiều nội dung nhỏ; trong đó có một số khoản mục liên quan đến chi tiêu công như: Tạm dừng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 3,4 nghìn tỷ đồng; Ứng trước NSNN thực hiện dự án cấp bách 37,2 nghìn tỷ đồng; Chuyển vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 là 30,2 nghìn tỷ đồng; Hỗ trợ lãi suất tín dụng 17 nghìn tỷ đồng; Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội 7,2 nghìn tỷ đồng.

Các hoạt động hỗ trợ của chi tiêu công ngay lập tức có tác động đến khu vực dân doanh. Nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nội địa tăng lên với tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hơn 10%, giúp các doanh nghiệp có động lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Đình Cung, 2018). Các doanh nghiệp cũng được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại với lãi suất thấp hơn, giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như sức tiêu thụ hàng hóa, giữ chân


8 Được trình bày ở Phụ lục 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022