Bước Đầu Nhận Xét Về Kết Hợp Khác Nhau Của Các Từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.

- 牧笛一声天月高 (Chu trung ngẫu thành)


Phiên âm: Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao. Dịch nghĩa: Trăng cao tiếng sáo kẻ chăn vút trời!

- 月照苔(Đề Trình Xử Sĩ vân oa đồ)


Phiên âm: Nguyệt chiếu đài cơ trúc mãn lâm. Dịch nghĩa: Ghềnh đá trăng soi, trúc chật rừng.

2.1.4.3. Kết hợp Nguyệt ~ N


A. Trong thơ Đỗ Phủ . Những tình huống thường gặp là “Nhật~nguyệt” mặt trời~mặt trăng, “Tinh~nguyệt” sao~mặt trăng, “phong~nguyệt” gió~ mặt trăng, “vân~nguyệt” mây~mặt trăng, “hoa ~ nguyệt” hoa~mặt trăng vv… Vì “nhật”, “tinh”, “phong” “nguyệt” đều là những hình ảnh thiên nhiên, mà “ hoa” là những cảnh đẹp được người ta ưa thích nên những hình ảnh này thường xuất hiện cùng với nguyệt. Ví dụ:

-垂平野闊,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


涌大江流。 (Lữ dạ thư)

Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 7


Phiên âm: Tinh thuỳ bình dã khoát

Nguyệt dũng đại giang lưu


Dịch nghĩa: Đồng bằng rợp ánh sao


Sông rộng trôi vầng thỏ


B.Trong thơ Nguyễn Trãi. Có những tình huống thường gặp:

“Nhật~nguyệt” mặt trời~mặt trăng,“tinh~nguyệt” ngôi sao~mặt trăng, “phong~nguyệt” gió~mặt trăng, “sơn~nguyệt” núi~mặt trăng. Ví dụ:

- 子美孤忠唐日月(Loạn hậu cảm tác)


Phiên âm: Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt.


Dịch nghĩa: Tử Mỹ lo Đường lòng quặn héo.


- 天月高 (Chu trung ngẫu thành)


Phiên âm: Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao. Dịch nghĩa: Trăng cao tiếng sáo kẻ chăn vút trời!

- 角聲萬里溪山月 (Hạ tiệp kz 2)


Phiên âm: Giác thanh vạn l{ khê sơn nguyệt.


Dịch nghĩa: Dưới trăng núi, ốc rền khắp chốn trong gió cây.


- 徒覺壺中風月好(Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng) Phiên âm: Đồ giác hồ trung phong nguyệt hảo. Dịch nghĩa: Chỉ biết gió trăng trong bầu là đẹp.

2.1.4.4. Kết hợp Nguyệt V/S


A. Trong thơ Đỗ Phủ. Có một tình huống thường gặp như sau:


- 江動月/移石 (Tuyệt cú lục thủ kỳ 6)

Phiên âm: Giang động nguyệt di thạch. Dịch nghĩa: Sông chảy trăng chuyển thạch.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi. Cũng chỉ có một tình huống thông thường:


- 月照苔磯竹滿林 ( Đề Trình Xử Sĩ vân oa đồ)


Phiên âm: Nguyệt chiếu đài cơ trúc mãn lâm. Dịch nghĩa: Ghềnh đá trăng soi, trúc chật rừng.

2.1.4.5 Kết hợp Nguyệt - X


Trong thơ ca, mặt trăng có thể xuất hiện trong những tình huống

khác nhau, có thể gắn với những tình cảm khác nhau. Nhưng sự khác nhau có một điểm chung: những cảnh gắn với mặt trăng đều là những cảnh êm đềm; những tình cảm gắn với mặt trăng đều thể hiện tình thương, nỗi nhớ. Điều này chúng ta đều thấy ở cả hai nhà thơ.

A. Trong thơ Đỗ Phủ


- 今夜鄜州月,閨中只獨看。遙憐小兒女,

未解憶長安。 (Nguyệt dạ )

Phiên âm: Kim dạ Phu Châu nguyệt, Khuê trung chỉ độc khan.

Dao liên tiểu nhi nữ, Vị giải ức Trường An.

Dịch nghĩa: Đêm nay Phu Châu sáng,

Mình em ngắm trăng khuya.

Nỗi nhớ Trường An ấy,

Thương con chửa biết gì.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi. Có những tình huống, những cảnh thường thấy xuất hiện với nguyệt. Ví dụ:

- 東岸梅花晴映纜,平灘月色遠隨舟。

(Đồ trung k{ Thao giang Thứ sử Trình Thiêm Hiến)


Phiên âm: Đông Ngạn mai hoa tình ánh lãm,


Bình Than nguyệt sắc viễn tuz châu.


Dịch nghĩa: Đông Ngạn mai hoa tình ánh lãm,

Bình Than nguyệt sắc viễn tuỳ châu.

Hay là những tình cảm gắn liền với nguyệt. Ví dụ:

- 滿江何處響東丁,

夜月偏驚久客情。(Thôn xá thu châm)

Phiên âm: Mãn giang hà xứ hưởng đông đinh,


Dạ nguyệt thiên kinh cửu khách tình.


Dịch nghĩa: Khắp sông vang tiếng đập ầm ầm,


Đêm vắng trăng tà khách động tâm.


Từ những gì mà chúng tôi mô tả, chúng ta thấy hình ảnh phong, hoa, tuyết nguyệt của hai nhà thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi thật đa dạng, thật phức tạp.

2.2. Bước đầu nhận xét về kết hợp khác nhau của các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.

Thông qua việc miêu tả cách kết hợp từ ngữ với các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt, người ta thấy cách làm thơ của Đỗ Phủ giỏi về ngôn ngữ và cấu trúc, coi trọng luyện chữ luyện câu. Còn Nguyễn Trãi thì giỏi về việc sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Cho nên người ta có cảm tưởng thơ ông nhẹ nhàng, khoan thai, tâm tình, cởi mở hơn.

Hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, dưới bút của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đã xuất hiện với mức độ khác nhau, ở những nơi khác nhau, phụ thuộc vào tình cảm khác nhau...

Phong, hoa, tuyết, nguyệt, của Đỗ Phủ cho thấy ông là một ông yêu cuộc sống, yêu dân, yêu nước biếc non xanh của đất nước mình. Ông dám bày tỏ ra bên ngoài mình yêu mình ghét cái gì và tỏ thái độ đồng tình với dân; tiết lộ và phê bình sự hủ bại của triều đình, sự tối đen của xã hội một cách trực tiếp. Cách sáng tác của ông chủ yêu xoay quanh về lo nước lo dân, cho nên hình ảnh của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt dưới bút của Đỗ Phủ thường được miêu tả đa dạng phong phú và phù hợp chung quanh đề tài này. Chính của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt là thể hiện tình cảm rõ rệt

trong sáng tác của ông nhà thơ này nhất.


Nguyễn Trãi thì khác. Các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ ông mang tính uyên bác, nên thơ văn của Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm, một tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn bộc lộ tâm sự hoài bão của nhà thơ. Hình ảnh trong các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt dưới bút của Nguyễn Trãi thể hiện một tình cảm thiết tha, lắng đọng, gần gũi với cuộc sống. Như vậy, ông Nguyễn Trãi ít thổ lộ sự phê phán triều đình qua hình ảnh trong các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ.

Chương 3


MIÊU TẢ CÁC TỪ PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ NGUYỄN TRÃI THEO GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI


Từ trước đến nay, cả ở Trung Quốc và Việt Nam thường nhấn mạnh sự cần thiết hiểu biết kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả khi xem xét ngôn ngữ tác phẩm. Điều này càng trở nên quan trọng trong trường hợp Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi. Bởi vì trong các tác phẩm thơ của hai ông, đạo đức và lịch

sử chiếm một phần quan trọng. Một lý do khác là, trong thơ chữ Hán tính súc tích rất cao, nếu bỏ qua một số chi tiết có thể gây khó hiểu cho nhiều người hiện nay. Nhưng với người đương thời, nó lại không quá khó hiểu. Vì thế để hiểu hết ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, cần phải hiểu biết về thời đại, địa điểm và hoàn cảnh phát sinh của nó. Đây là lý do để ta chia giai đoạn lịch sử trong cuộc đời hai nhà để xem xét.

Hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt là những hình ảnh tự nhiên xuất hiện nhiều trong cả thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi. Trong thơ hai ông chứa đựng nhiều tình cảm khác nhau theo từng thời kỳ lịch sử của cuộc đời. Trên cơ sở những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, chúng ta có thể tìm hiểu, phân tích tình cảm của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi qua từng giai đoạn cụ thể trong cuộc sống có nhiều thăng trầm của hai ông.

3.1. Thơ Đỗ Phủ


Cuộc đời Đỗ Phủ được chia thành những giai đoạn như sau.

3.1.1. Giai đoạn I - Trước loạn An Lộc Sơn

Những năm thuộc giai đoạn này tư tưởng của ông là致君堯舜上,再使風俗淳 (Dịch âm: Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng, Tái sử phong tục thuần; Dịch nghĩa: Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn, Lại cho

phong tục thuần). Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/ Triết Giang. Những bài thơ đầu tiên của ông được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng 130 bài. Qua những bài thơ trên, ta có thể nhìn nhận rằng thời trẻ tuổi, Đỗ Phủ sống một cách đơn giản và hạnh phúc. Lúc đấy nhà Đường giàu mạnh, cho nên tác phẩm của Đỗ Phủ tràn đầy không khí vui vẻ. Thời gian này, Đỗ Phủ cũng có lý tưởng và hoài bão làm quan. Bài thơ sau đây là minh chứng.

岱宗夫如何,

齊魯青未了。造化鍾神秀,陰陽割昏曉。盪胸生層雲,決眥入歸鳥。會當凌絕頂,

一覽眾山小。(Vọng nhạc )


Phiên âm: Ðại Tông phù như hà ?

Tề Lỗ thanh vị liễu.

Tạo hóa chung thần tú, Âm dương cát hôn hiểu.

Ðãng hung sinh tằng vân, Quyết tí nhập quy điểu. Hội đương lăng tuyệt đính, Nhất lãm chúng sơn tiểu.

Dịch nghĩa: Thái Sơn biết thế nào

Xanh biếc chia Tề Lỗ

Hùng vĩ thay tạo hóa

Trắng đen vẽ như mơ

Mây trôi bâng khuâng dạ Chim lạc mắt trừng nhìn

Có khi lên tận đỉnh

Vọng xuống đám núi xanh


Bài này làm năm 735 khi Đỗ Phủ đến Lạc Dương, thi hỏng rồi đi chơi ở nước Tề, Triệu khoảng những năm 736 - 740. Trong những bài thơ của Đỗ Phủ còn lại đến nay, đây là bài được làm sớm nhất. Trong đó, cũng có thể thấy sự hoài bão hùng vĩ cũng tác giả.


Các từ phong, nguyệt, hoa ở bài thơ sau đây cho thấy sự lãng mạn của Đỗ Phủ.


風林纖月落, 衣露淨琴張。

暗水流花徑, 春星帶草堂。檢書燒燭短, 看劍引杯長。

詩罷聞詠, 扁舟意不忘。(Dạ yến Tả thị trang )


Phiên âm: Phong lâm tiêm nguyệt lạc, Dạ lộ tĩnh cầm trương Ám thuỷ lưu hoa kính, Xuân tinh đới thảo đường

Kiểm thư thiêu chúc đoản, Khan kiếm dẫn bôi trường Thi bãi văn Ngô vịnh,Biên chu { bất vong



đàn

Dịch nghĩa: Rừng gió vầng trăng xế, Sương đêm lắng tiếng


Lối hoa dòng nước tối, Nhà cỏ ánh sao tàn

Đọc sách khêu đèn lụn, Trông gươm nhấp chén tràn Thơ rồi nghe điệu hát, Nhớ mãi chiếc thuyền


Thời kỳ này, Đỗ Phủ còn ít tiếp xúc với xã hội của nhà Đường và sự đau khổ của người dân. Ở thời kỳ này những tác phẩm phần lớn là những bài

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí