trưởng, phó phòng. Hoặc Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, tỷ lệ lãnh đạo : chuyên viên là 3:1. Các con số thống kê trên đã phần nào chứng tỏ bộ máy quản lý rất cồng kềnh, gây tốn kém cho hoạt động chi thường xuyên.
Tính đến năm 2017, các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ của hệ thống chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ngày 25/10/2017. Tuy vậy, việc tinh gọn bộ máy thời gian qua chủ yếu theo hướng tinh giản cán bộ hơn là tăng năng suất làm việc khiến hoạt động cải cách hành chính công chưa mang lại hiệu quả trên diện rộng. Việc sáp nhập một số cơ quan có chức năng tương đương còn gặp nhiều vướng mắc và chỉ mới dừng ở việc thí điểm. Tình hình này phần nào chứng tỏ sự giới hạn của nhà nước trong việc tinh gọn cũng như tăng tính hiệu quả của bộ máy quản lý công.
Một vấn đề nữa là khoản chi cho các tổ chức quần chúng công, bao gồm cả hoạt động bao cấp (đối với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể) và hỗ trợ (với các hiệp hội, hội đặc thù). Chi phí xã hội dành cho các đơn vị này ước tính chiếm từ 1-1,7% GDP. Cụ thể, số tiền chi cho các tổ chức, hiệp hội đã tăng từ 781,3 tỷ đồng năm 2006 lên gần 1900 tỷ đồng năm 2014. Số tiền này chiếm khoảng 1,1% dự toán tổng chi ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương; tương đương mức chi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2015). Trong đó, số tiền chi cho các hội đặc thù chiếm khoảng ¼. Không thể phủ nhận vai trò của các đơn vị này khi một số hội đã tạo ra nhiều ngoại tác tích cực; chẳng hạn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là đơn vị nỗ lực thúc đẩy gỡ bỏ rào cản điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh... Tuy nhiên, đây chỉ là số ít trong khoảng 8000 hội đặc thù hiện nay. Nhiều đơn vị hoạt động dựa vào ngân sách nhưng làm việc kém hiệu quả, cồng kềnh về bộ máy, biên chế, lại phủ sóng hầu khắp các tỉnh thành đã gây tiêu tốn không nhỏ trong chi ngân sách.
Chi đầu tư phát triển
Trong khi chi thường xuyên dồi dào thì chi đầu tư phát triển, được xem là phần tài trợ chính cho cơ sở hạ tầng cơ bản, lại khá khiêm tốn. Năm 2001, chi đầu tư phát triển chiếm 30,8% tổng chi ngân sách, cao nhất trong cả giai đoạn 2000-2017 (hình 4.10). Sau đó, con số tỷ trọng cứ giảm dần. Sự sụt giảm này có liên quan đến việc tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ lệ đầu tư từ NSNN. Những năm gần đây, chi đầu tư phát triển có cải thiện khi năm 2017 đạt hơn ¼ tổng chi, cao nhất kể từ năm 2010 đến nay nhưng vẫn khá thấp so với vai trò của khoản chi này. Thu ngân sách cũng không
đủ trang trải cho chi đầu tư phát triển vì phải cung ứng nguồn lực cho chi thường xuyên và chi trả nợ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng nền tảng hạ tầng kinh tế − xã hội ban đầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư công còn chưa hiệu quả. Nhiều địa phương tiến hành đầu tư theo phong trào như sân bay, tượng đài, cảng biển…gây lãng phí, thất thoát. Năng lực chi tiêu bị giới hạn cộng với bất ổn quanh tính hiệu quả của khoản mục chi tiêu này sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, việc vay mượn là khó thể tránh khỏi. Từ đây kéo theo hiệu ứng dây chuyền về tỷ lệ nợ công, không gian tài khóa và áp lực tìm nguồn thu cho chi tiêu.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Gói Kích Thích Kinh Tế Của Trung Quốc (Tỷ Nhân Dân Tệ)
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Trong Phương Trình 1
- Kết Quả Đối Chiếu Giữa Giả Thuyết Và Kết Quả Hồi Quy
- Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân Ở Việt Nam
- Khả Năng Tiếp Cận Đất Đai Của Doanh Nghiệp - Pci 2017
- Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản cũng là điểm trục trặc trong hoạt động chi đầu tư phát triển dù đã giảm đi khá nhiều. Năm 2011, nợ đọng lên đến 91 nghìn tỷ đồng, năm 2013 giảm còn 43 nghìn tỷ đồng (Ngân hàng thế giới, 2017). Nhiều địa phương tồn tại nợ đọng xây dựng cơ bản lên đến 2-3 nghìn tỷ đồng mà thiếu nguồn để xử lý; hoặc đã hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán, phổ biến là 400-500 dự án, nhiều là tới 3000 dự án (Mạnh Bôn, 2018). Chính quyền một số địa phương vì nhiều lý do khác nhau như không đủ ngân sách, thủ tục hồ sơ pháp lý dự án, thủ tục nghiệm thu bàn giao để đưa công trình vào sử dụng, công tác thanh kiểm tra… nên phải kéo dài thời gian quyết toán, chờ kinh phí phân bổ từ trung ương và chấp nhận nợ gối đầu. Việc chậm quyết toán như vậy ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế vì nó kéo theo chuỗi ảnh hưởng liên hoàn: thiếu vốn đầu tư khiến công trình kéo dài, chậm tiến độ; đơn vị thi công nợ đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, nhà thầu thứ nhất nợ nhà thầu thứ hai… buộc các doanh nghiệp phải chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ lương công nhân kéo dài. Đây cũng là một biểu hiện của tình trạng lấn át đầu tư của chi tiêu công.
60%
50%
40%
30%
Chi đầu tư phát triển
20%
10%
Chi thường
0% xuyên
-10%
Hình 4.13. Tốc độ tăng của chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách qua các năm, Bộ Tài chính
tỷ đồng
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
1% tăng chi đầu tư (tỷ đồng)
1% tăng chi thường xuyên (tỷ đồng)
Hình 4.14. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng trưởng chi tiêu công
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách qua các năm, Bộ Tài chính
Không những bị áp đảo về quy mô và tỷ trọng mà tốc độ tăng của chi đầu tư phát triển cũng gặp trục trặc. Chi đầu tư phát triển có mức độ dao động khá bấp bênh, một số năm còn giảm hơn năm trước (năm 2014, 2016) hoặc gần như không tăng (năm 2010, 2013). Trong khi đó chi thường xuyên dù có chậm lại ở những năm gần đây, song tốc độ tăng chưa bao giờ có con số âm (hình 4.13).
Đồng thời, vì tổng chi thường xuyên có giá trị lớn, nên mỗi một % tăng trưởng của nó cũng lớn hơn nhiều so với chi đầu tư phát triển (hình 4.14). Năm 2002, 1% tăng lên của chi thường xuyên tương ứng với 715,6 tỷ đồng, gấp 1,78 lần so với chi đầu tư phát triển (là 402,4 tỷ đồng). Càng về sau, khoảng cách này càng được nới rộng ra vì giá trị tuyệt đối của 1% tăng chi đầu tư phát triển khá bấp bênh, trong khi với chi thường xuyên thì liên tục tăng lên. Đến năm 2017, các giá trị này lần lượt là 8223,4 và 2965,4 tỷ đồng; nghĩa là 1% tăng trưởng của chi thường xuyên cao gấp 2,77 lần so với chi đầu tư phát triển.
Không thể phủ nhận chính phủ đã kiểm soát khá tốt bội chi ngân sách trong thời gian qua, năm 2017 chỉ còn 2,74% GDP so với mức đỉnh 6,7% năm 2009. Nhưng nếu
toàn bộ khoản vay không dùng để bù đắp bội chi mà chuyển vào chi đầu tư phát triển thì tình hình chênh lệch về cơ cấu chi có thể cải thiện được một phần, tuy vẫn còn rất thấp so với nhu cầu phát triển của quốc gia.
4.3.2. Đầu tư tư nhân ở Việt Nam
4.3.2.1. Điểm mạnh
Cho đến thời điểm hiện tại, phải khẳng định tầm quan trọng rất lớn, đảm nhận vai trò nòng cốt của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Qua hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ không được thừa nhận, đến nay, nguồn vốn đến từ khu vực ngoài nhà nước đã khẳng định được vị thế của mình. Cụ thể, giai đoạn trước đổi mới, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể là hai loại hình sở hữu chính trong nền kinh tế, được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao thương của tư nhân bị kìm hãm do quan điểm coi sở hữu tư nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản. Sau đổi mới, cùng với sự cởi trói trong tư tưởng, nhiều hành động thiết thực hơn đã được thực hiện để phát triển kinh tế tư nhân. Đầu những năm 2000, một loạt các văn bản pháp lý liên quan đến doanh nghiệp tư nhân đã được ban hành và có hiệu lực thực thi, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 1999. Những động thái này đã tạo một sân chơi bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… Càng về sau, vai trò của kinh tế tư nhân càng rõ rệt hơn khi được khẳng định “là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam.
Kinh tế tư nhân đã thể hiện sự ảnh hưởng của mình trên các khía cạnh như: góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy thành lập hệ sinh thái doanh nghiệp, giải quyết việc làm… Dòng vốn tư nhân phát triển ồ ạt trong thời gian qua đã góp phần hình thành nên một môi trường kinh doanh cực kỳ năng động, với số vốn và số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng lên nhanh chóng mỗi năm. Chỉ riêng 11 tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tạo thêm việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Tính đến nay, khu vực tư nhân là đơn vị tạo ra nhiều việc làm nhất cho nền kinh tế, góp phần giải quyết tình trạng dư thừa lao động do quá trình đô thị hóa và di dân của người lao động từ nông thôn ra thành thị. Năm 2017 cũng là giai đoạn có nhiều doanh nghiệp mới ra đời, tăng 45,4% so với năm 2016, gấp 2,5 lần số lượng doanh nghiệp của 6 năm trước đó (năm 2011 chỉ có 513,700 doanh nghiệp thành lập mới). Tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn còn chậm khi năm 2017 chỉ gấp 1,6 lần so với năm 2011.
2017
1,295,911
126,859
2016
891,094
110,100
2015
601,519
94,754
2014
432,286
74,842
Số vốn (tỷ đồng)
Số doanh nghiệp
2013
398,681
76,955
2012
467,265
69,874
2011
513,700
77,548
Hình 4.15. Số vốn và số lượng doanh nghiệp thành lập mới qua các năm
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp (2018)
Năm 2017, doanh nghiệp tư nhân đóng góp gần 45% giá trị GDP và chiếm 40,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm, đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồ thị ở hình dưới cho thấy, đây luôn luôn là khu vực góp công nhiều nhất vào tổng vốn đầu tư cũng như GDP trong nền kinh tế. Tỷ trọng GDP của khối tư nhân luôn chiếm hơn 42% tổng GDP của cả nước, cho dù ở giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh hay suy thoái. Số còn lại lần lượt được chia cho doanh nghiệp khu vực công (35-37% tổng GDP) và doanh nghiệp FDI (15-20% tổng GDP). Con số này nói lên vai trò không thể thiếu cũng như sự năng động của kinh tế tư nhân trong việc khẳng định tầm quan trọng của mình. Đồng thời, số vốn đầu tư của khu vực này mỗi năm đều tăng lên theo một đường thẳng và có xu hướng tăng rất nhanh trong giai đoạn sau. Trước năm 2014, lượng vốn đầu tư của khu vực công thường đứng đầu trong cả nước; một số năm vốn tư nhân vượt lên nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở đi, lượng vốn tư nhân bắt đầu tăng tốc và bỏ xa vốn khu vực nhà nước. Điều này đạt được nhờ những nỗ lực của chính phủ để kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cổ vũ các doanh nghiệp rót vốn đầu tư, đẩy mạnh trong trào khởi nghiệp kinh doanh… Thêm vào đó, tình hình kinh tế cải thiện cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nghìn tỷ đồng
700
70%
600
60%
500
50%
400
40%
300
30%
200
20%
100
10%
-
0%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Vốn nhà nước Vốn FDI
%GDP Kinh tế ngoài Nhà nước
Vốn ngoài nhà nước
%GDP Khu vực nhà nước
%GDP Khu vực FDI
Hình 4.16. Vốn và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở Việt Nam
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm
Nghìn tỷ đồng
1,500
1,300
1,100
900
700
500
300
100
(100)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Hình 4.17. Giá trị GDP của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm
Trong khu vực tư nhân, giá trị sản phẩm của từng nhóm doanh nghiệp cụ thể được thể hiện ở hình 4.17. So sánh giữa các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong mức độ tạo ra giá trị tổng sản phẩm. Điều này đạt được chủ yếu do thành phần này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
4.3.2.2. Điểm yếu
Nhìn về con số tổng, các giá trị vốn và GDP của khu vực tư nhân là khá tốt khi luôn dẫn đầu nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đi sâu vào bên trọng thì tình hình lại không hoàn toàn khả quan như vậy.
Thứ nhất, quy mô của doanh nghiệp còn chưa lớn.
Đây cũng là điểm chung của nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 95-99% tổng số doanh nghiệp ở khu vực ASEAN, 96% tổng số doanh nghiệp khu vực châu Á (Yoshino và Taghizadeh- Hesary, 2018). Đây là lực lượng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của nhiều nền kinh tế châu Á. Tương tự, ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cũng như tổng lượng vốn đến từ khu vực tư nhân là cao nhất cả nước. Nhiều công ty, tập đoàn tư nhân có tên tuổi cũng xuất hiện từ khu vực này, như tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam FPT (quy mô hiện tại hơn 15 nghìn lao động), tập đoàn vàng bạc, đá quý DOJI, Vingroup, ô tô Trường Hải, Thế giới di động… Trái với bức tranh đẹp đẽ trên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa.
Nghìn doanh nghiệp
400
350
300
250
200
150
2006
2011
2017
100
50
0
Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừaDoanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp
siêu nhỏ
Hình 4.18. Số lượng doanh nghiệp qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2018)
Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 (Tổng cục Thống kê, 2018), số lượng doanh nghiệp quy mô lớn là 10.100 doanh nghiệp, gấp đôi năm 2006 (là 5.018 doanh nghiệp). Số còn lại, chiếm áp đảo đến 98,1% tổng số doanh nghiệp, là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 385,3 nghìn doanh nghiệp siêu nhỏ, tăng 5,05 lần so với
năm 2006 (76,3 nghìn doanh nghiệp). Giai đoạn 2006-2017, doanh nghiệp lớn tăng bình quân 6,6 %/năm, thấp hơn một nửa so với con số 14% của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rõ ràng hiện đang tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa các doanh nghiệp quy mô nhỏ và lớn. Nói một cách khác, có một khoảng trống thuộc về các doanh nghiệp có quy mô vừa, tạo nên hiện tượng thiếu hụt doanh nghiệp vừa - “missing middle”. Nghĩa là, nền kinh tế hầu như chỉ tồn tại doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ (chiếm đến 96,4% tổng số doanh nghiệp năm 2017) và doanh nghiệp lớn (chiếm 1,9%), chứ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa (chỉ chiếm 1,64% năm 2017). Sự thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô vừa sẽ làm thiếu đi bước chuyển tiếp cần thiết từ doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn, nếu vậy sẽ khó lòng mở rộng tiềm lực của các doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ, cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường… của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có vấn đề liên quan đến năng lực nội tại của doanh nghiệp, cũng như e ngại những phiền toái khi thay đổi hình thức sở hữu, hoạt động…
Thứ hai, nắm giữ lượng GDP lớn nhất trong các thành phần kinh tế cùng khả năng tạo việc làm khổng lồ nhưng năng suất lao động khu vực ngoài quốc doanh lại có chiều hướng khá ảm đạm.
NSLĐ
400 (1000đ/người)
Tốc độ tăng NSLĐ (%)
40
350
30
300
20
250
10
200
0
150
-10
100
-20
50
-30
0
-40
NSLĐ khu vực tư nhân NSLĐ cả nước
NSLĐ khu vực nhà nước NSLĐ khu vực FDI
Tốc độ tăng NSLĐ khu vực tư nhân Tốc độ tăng NSLĐ khu vực nhà nước Tốc độ tăng NSLĐ khu vực FDI
Hình 4.19. Năng suất lao động các khu vực kinh tế ở Việt Nam
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm