Cấu Trúc Tài Chính Trong Các Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Từ thập niên 1950s đã có nhiều những nghiên cứu về cấu trúc vốn đặc biệt là về cấu trúc vốn tối ưu. Về lý thuyết có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về cấu trúc vốn và mối quan hệ của nó với hiệu quả hoạt động như lý thuyết M&M, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết chi phí đại diện.....Có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn để kiểm tra lại các lý thuyết trên, tuy nhiên chưa có một lý thuyết nào giải thích được một cách hoàn hảo tất cả các trường hợp nghiên cứu do đặc thù của mỗi nền kinh tế, mỗi nước và mỗi ngành nghề khác nhau. Trong nội dung của chương này tác giả làm rõ các trường phái lý thuyết đã nghiên cứu về cấu trúc vốn từ đó vận dụng giải thích phần nào tác động của cấu trúc vốn tới hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

2.1.Cấu trúc tài chính trong các ngân hàng thương mại

2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng

đến cấu trúc tài chính.

Quan niệm về ngân hàng thương mại : Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại, nhưng nhìn chung các nhà kinh tế thống nhất rằng “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận gửi và cho vay bằng tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác” (F.S. Mishkin, 1992). Ở các nước phát triển, đặc biệt là Châu Âu và Hoa Kỳ, thuật ngữ

„ngân hàng‟ được hiểu là các định chế tài chính bao gồm các NHTM, các định chế tiết kiệm và cho vay, các quỹ hay các hình thức hợp tác cung cấp dịch vụ tín dụng, v.v...Trong khi đó ở Việt Nam “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quyđịnh của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:a) Nhận tiền gửi; b)Phát hành các chứng chỉ tiền gửi;c) Cấp tín dụng; d) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. (Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010).

Mặc dù có sự khác nhau về các thuật ngữ sử dụng để đưa ra khái niệm hoặc có thể có những giới hạn nhất định đối với phạm vi hoạt động của các NHTM giữa các trường phái ở các nước khác nhau, song về cơ bản bản chất của NHTM được nhận thức là thống nhất. Các NHTM được hiểu chính là các DN đặc biệt, hoạt động trên một


lĩnh vực đặc biệt và với đối tượng kinh doanh là hàng hóa đặc biệt.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM: NHTM có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể như:

- Trong hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn trong các loại vốn khác và là yếu tố mang tính chi phối tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn này cũng quyết định qui mô của các NHTM. Nguồn vốn huy động xuất phát từ hai nhóm nguồn vốn tiền gửi và vốn phi tiền gửi.

- Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM gồm kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn chính vì thế chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động cho vay, hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của các NHTM phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động cho vay. Nhưng hoạt động cho vay của NHTM luôn có khả năng đối mặt với rủi ro: Khách hàng không trả được nợ , khách hàng cố tình không trả nợ cho ngân hàng.Vì thế trong quá trình cho vay ngân hàng phải tuân thủ qui trình nghiêm ngặt về thẩm định để hạn chế đến mức thấp nhất và kiểm soát được rủi ro.

- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra một cách liên tục : bản chất hoạt động của ngân hàng là liên tục theo giờ và ngày làm việc quy định. Điều này đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Khách hàng gửi tiền có thể rút tiền trong thời gian giao dịch của ngân hàng, khách hàng vay tiền có thể liên hệ và được xem xét cho vay nếu tuân thủ đầy đủ những qui định của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc NHTM luôn phải đảm bảo tính thanh khoản, cân đối nguồn tiền hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Các hoạt động kinh doanh của NHTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau góp phần tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ trong ngân hàng. Chính sự tương tác này tạo nên guồng máy hoạt động của NHTM giúp cho hoạt động của ngân hàng được trơn tru, tạo thành một khối thống nhất hoàn chỉnh. Khi hoạt động của ngân hàng đạt đến mức như vậy sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển bền vững. Mối quan hệ này được tạo ra bởi hệ thống khách hàng của ngân hàng với việc sử đa dạng các sản phẩm, cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

- Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự quản lý của NHTW thông qua việc thực hiện chính sách tiền tệ. Hoạt động của NHTM là kinh doanh tiền tệ: một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa mang tính xã hội hóa cao. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn phải đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro quản lý...điều này đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng khung quản trị rủi ro và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động. Hoạt động của ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế vì thế nó có sự nhạy cảm


cao độ với các quyết sách kinh tế. Sự đổ vỡ của một NHTM ảnh hưởng xấu tới cả một hệ thống tài chính quốc gia bởi sự tương tác đa chiều giữa các NHTM và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Vì vậy, bất kể quốc gia nào cũng đều xây dựng hệ thống chính sách điều hành đối với các hoạt động của các NHTM. Việc thiết lập khung pháp lý đầy đủ cho các hoạt động của NHTM sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng, nhà đầu tư và đối tác.

Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

Hoạt động nguồn vốn: Hoạt động nguồn vốn là hoạt động cơ bản, mang tính chất quyết định đối với mọi hoạt động khác của NHTM. Khác với các loại hình DN khác, quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM chỉ luôn ở mức „rất nhỏ‟ so với quy mô hoạt động kinh doanh. Do vậy, các NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn của các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ huy động vốn. Một NHTM lớn, đồng nghĩa với quy mô hoạt động kinh doanh lớn và quy mô nguồn vốn lớn. Chỉ có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, NHTM mới có thể mở rộng cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội. Cơ cấu nguồn vốn các NHTM hiện đại ngày nay bao gồm như sau:

Vốn chủ sở hữu của NHTM: Giống như các DN khác, NHTM cũng phải có vốn ban đầu để đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động theo luật định và được coi là một nguồn vốn rất quan trọng. Tuỳ theo loại hình tổ chức của ngân hàng, vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau, và được tích luỹ thêm từ kết quả kinh doanh của NHTM. Mặc dù, như đã đề cập trên đây, vốn chủ sở hữu của các NHTM chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, song tính chất vận động lại rất ổn định. Do vậy, các NHTM có thể chủ động sử dụng mà không sợ gặp phải rủi ro thanh khoản. Mặt khác, qui mô vốn chủ sở hữu còn phản ánh khả năng tài chính, khả năng huy động vốn và uy tín của một ngân hàng trên thương trường. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu chính là nguồn để bù đắp mỗi khi danh mục tài sản của NHTM bị giảm giá. Vốn chủ sở hữu được coi là „đệm đỡ‟ cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Chính vì vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng như vậy nên hiệp hội ngân hàng quốc tế, ủy ban Basel và chính phủ các nước trên thế giới đều có quy định cụ thể về quy mô vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của NHTM. Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể được phân chia thành hai bộ phận, gồm vốn cơ bản (Tier 1 hay core capital) và vốn bổ xung (Tier 2 hay supplementary capital) nhưng tổng quy mô không được nhỏ hơn 8% giá trị của tài sản có thể mang lại rủi ro (CAR≥8%). Trên thực tế, các NHTM ở hầu khắp các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á luôn có tỷ lệ này ở mức trên 10%, các nước thuộc khối OECD luôn ở trên mức 15% (Nguồn


Basel Accord, Basel 2 (2005), Ủy ban Basel)

Nguồn vốn huy động : trên cơ sở vốn chủ sở hữu, NHTM tiến hành huy động mọi nguồn tiền tạm thời “nhàn dỗi” từ mọi chủ thể khác trong nền kinh tế dưới các hình thức tiền gửi (của dân cư và các DN) hoặc dưới các hình thức đi vay (vay của NHTW, của NHTM khác và qua phát hành các công cụ nợ). Nguồn vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, bao gồm tiền gửi của DN, thường là không kỳ hạn, và tiền gửi của dân cư, thường là tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm.

Với chức năng là „thủ quỹ của doanh nghiệp‟, kết hợp với yêu cầu mang tính chất pháp lý của việc mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi của các doanh nghiệp luôn có tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn của các NHTM. Nguồn tiền này nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy nó có thể được rút ra hoặc sử dụng bất kỳ lúc nào, còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn hay là tiền gửi giao dịch. Xuất phát từ mục đích gửi tiền và do được sử dụng các giao dịch miễn phí, nên doanh nghiệp không được trả lãi, hoặc chỉ với lãi suất rất thấp cho khoản tiền gửi không kỳ hạn nên đây có thể coi là nguồn vốn „rẻ nhất‟ của NHTM. Các NHTM có uy tín lớn với nhiều khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi không kỳ hạn, chi phí nguồn vốn sẽ càng thấp và hiệu quả sẽ càng cao.

Khác với doanh nghiệp, đa số các tầng lớp dân cư thường gửi tiền dưới dạng tiết kiệm, hay tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích thu nhập qua lãi suất. Phần nguồn vốn là tiền gửi không kỳ hạn của dân cư trên các tài khoản sử dụng thẻ thanh toán hoặc phát hành séc cá nhân, séc du lịch, v.v…, rất phổ biến ở các nước đang phát triển có thể coi như tiền gửi giao dịch. Tiền gửi tiết kiệm tuy phải trả lãi cao và tỷ trọng nhỏ hơn, song có tính chất ổn định. Đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động nguồn vốn của các NHTM.

Nguồn vốn tiền gửi luôn là bộ phận nguồn vốn quan trọng nhất và được coi là đối tượng kinh doanh chính của các NHTM. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM vẫn có khả năng rơi vào tình trạng thiếu nguồn vốn và không đáp ứng được những nhu cầu sử dụng đột xuất của khách hàng, thậm chí có thể gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Để bổ xung thêm cho nguồn vốn tiền gửi, NHTM có thể đi vay từ các NHTM khác và vay từ NHTW dưới nhiều hình thức khác nhau. Những hoạt động huy động và sử dụng vốn lẫn nhau của các ngân hàng đã hình thành và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng, rất sôi động và là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống thị trường tài chính các quốc gia.

Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác, NHTM cũng có thể đi vay chủ động hơn bằng cách phát hàng kì phiếu và trái phiếu để huy động nguồn vốn trên thị trường


tài chính mỗi khi có nhu cầu. Hoạt động nguồn vốn này không chỉ mang lại những lợi ích cho các NHTM mà còn cung cấp nguồn hàng hoá làm phong phú thêm cho các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM:Các hoạt động nguồn vốn trên đây sẽ hình thành nên tài sản nợ và NHTM có trách nhiệm chi trả đối với tất cả các nguồn vốn này theo yêu cầu của khách hàng. Mặc dù nguồn vốn là yếu tố quyết định đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của NHTM song cũng chỉ thực sự có ý nghĩa khi NHTM có khả năng sử dụng vào các mục đích cho vay, đầu tư phát triển nền kinh tế và nâng cao mức sống của cộng đồng nói chung và lợi ích của chính bản thân ngân hàng nói riêng.

Hoạt động trung gian tài chính của NHTM:Song song với các hoạt động huy động và sử dụng vốn nói trên, hoạt động trung gian tài chính, cũng là hoạt động rất cơ bản và quan trọng của các NHTM, cung cấp các dịch vụ tài chính thoả mãn các nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Ngoài việc làm trung gian thanh toán, cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các dịch vụ trung gian ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Một mặt, sự phát triển này làm tăng hiệu quả và khả năng quản lý tài sản cũng như các hoạt động NHTM, mặt khác cho phép các NHTM có thể liên kết với nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh rất phức tạp cũng như đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với việc cung cấp các phương tiện thanh toán điện tử, hệ thống chuyển rút tiền tự động, dịch vụ ngân hàng tại nhà và các dịch vụ tài chính tiện ích khác, các NHTM thực sự đã trở thành „người bạn đồng hành‟ không thể thiếu không chỉ đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn đối với đời sống hàng ngày của các tầng lớp dân cư.

2.1.2. Cấu trúc tài chính NHTM

Khái quát về cấu trúc tài chính: có nhiều quan niệm khác nhau về mặt phạm vi nghiên cứu đối với cấu trúc tài chính (Financial Structure):

Thứ nhất: các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc tài chính chính là cấu trúc vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hay “Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”(Theo S.A.Ross W.Westerfield và Bradford D. Jordan, 2003; Dare và Sola, 2010; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010; Foyeke và cộng sự, 2016).

Thứ hai: các nhà nghiên cứu cho rằng “Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn cộng với nợ trung, dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp” (Macguigan và cộng sự, 2006; Cameron và Trivedi, 2010; Trần Ngọc Thơ, 2010)


Thứ ba: các nhà nghiên cứu cho rằng khi nghiên cứu và xem xét cấu trúc tài chính cần phải nghiên cứu dưới cả hai góc độ: góc độ thứ nhất đó là cấu trúc vốn của doanh nghiệp và thứ hai đó là cấu trúc vốn xét trong mối liên hệ với cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2010; Nguyễn Năng Phúc, 2011; Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2012).

Như vậy, theo quan điểm thứ nhất thì cấu trúc tài chính chỉ xem xét trong phạm vi cấu trúc vốn, còn quan điểm thứ hai xem xét cấu trúc tài chính ở phạm vi rộng hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Còn ở quan điểm thứ ba ngoài việc xem xét cấu trúc tài chính bao gồm cấu trúc vốn như hai quan điểm trên còn nghiên cứu cả cấu trúc tài sản và mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản.

Theo tác giả cấu trúc tài chính (Financial Structure) là cấu trúc nguồn vốn (Capital Structure) trong các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và cấu trúc này bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp hay môt ngân hàng.

2.1.2.1.Cấu trúc nguồn vốn

Cấu trúc nguồn vốn (còn gọi là cơ cấu vốn) đề cập đến mối quan hệ kết hợp giữa các nguồn tài trợ khác nhau trong doanh nhiệp và thường là nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Vũ Duy Hào và các tác giả, 1997; Nguyễn Minh Kiều, 2006; Brealey và các tác giả, 2008; Brigham và Houston, 2009)

Hay nói các khác: cấu trúc nguồn vốn là các chỉ tiêu đo lường tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp, NHTM. Nguồn vốn của các doanh nghiệp như đã nêu trên bao gồm nhiều nguồn tài trợ khác nhau nhưng chủ yếu quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

Nợ phải trả là số tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ phải trả cho các chủ nợ, căn cứ vào thời gian thanh toán mà được chia thành: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là khoản nợ hay một nghĩa vụ nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm. Nợ dài hạn ghi nhận nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong khoảng thời gian dài.

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, ngân hàng, các cổ đông trong các công ty và NHTM cổ phần, các thành viên trong các công ty, ngân hàng liên doanh. Thành phần của vốn củ sở hữu bao gồm: vốn góp cổ phần thường, lợi nhuận giữ lại chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ, nguồn kinh phí...

Dưới đây ta xem xét sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại và của các doanh nghiệp:


Bảng 2.1: Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.


BCĐKT NGÂN HÀNG

Mẫu số B02-TCTD

BCĐKT DOANH NGHIỆP

Mẫu số B01 – DN

NỢ PHẢI TRẢ

I-Các khoản nợ chính phủ và NHNN

II- Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác III-Tiền gửi của khách hàng

IV-Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

V-Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,cho vay TCTD chịu rủi ro

VI-Phát hành giấy tờ có giá

VII- Các khoản nợ khác

NỢ PHẢI TRẢ

I-Nợ ngắn hạn II-Nợ dài hạn

VIII-VỐN CHỦ SỞ HỮU

VỐN CHỦ SỞ HỮU

I-Vốn chủ sở hữu

II- Nguồn kinh phí và quỹ khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 5

(Theo Mẫu số B01/DN, ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính và B02/TCTD, ban hành theo TT số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của NHNN)

Cũng giống như phần nguồn vốn trong BCĐKT của doanh nghiệp, phần nguồn vốn trong BCĐKT của các ngân hàng cũng phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có vào thời điểm lập báo cáo của NHTM, được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Riêng phần nợ phải trả trong BCĐKT của ngân hàng sẽ không chia thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn giống như trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Nguyên do là vì phần lớn nợ phải trả của ngân hàng đều có thể thực hiện hay thanh toán trong thời gian gần. Các lý thuyết về cấu trúc vốn DN cung cấp các nền tảng hữu ích khi phân tích cấu trúc vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, cấu trúc vốn giữa ngân hàng và các DN phi tài chính cũng có những điểm khác biệt như bảng trên. Như vậy, nhìn cấu trúc vốn của ngân hàng như bảng 2.1 trên ta thấy được đối với nợ phải trả của các ngân hàng thay vì trình bày theo thứ tự thời hạn thanh toán của nghĩa vụ nợ như đối với của các DN thì các khoản nợ phải trả của các ngân hàng được phân loại “theo bản chất và xắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của ngân hàng có thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần”.


Thêm một đặc điểm nữa trong cấu trúc vốn của các NHTM đó là nguồn vốn của ngân hàng bao gồm cả tiền gửi, không những thế trong tổng số nợ phải trả của các ngân hàng các khoản tiền gửi bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, tiền gửi của khách có thể chia thành các loại có kỳ hạn cụ thể hoặc không có kỳ hạn nhưng khách hàng gửi tiền hoàn toàn có quyền rút tiền trước kỳ hạn, chính vì lý do đó mà mà nợ của các NHTM có tính biến động rất lớn. Cho dù thế do lượng khách hàng gửi tiền của ngân hàng rất lớn nên khi có một khoản rút ra thì ngay lập tức có một khoản tiền gửi khác có thể bù vào nên tổng lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ có biến động không lớn. Ngân hàng sẽ chỉ gặp khó khăn khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt (gọi là hiệu ứng domino), lúc đó khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ suy giảm dẫn đến rất nhiều những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải kể cả việc phá sản ngân hàng.

Vì vậy, trong phạm vi luận án này tác giả nghiên cứu và xem xét cấu trúc tài chính của NHTM dưới góc độ là cấu trúc nguồn vốn bao gồm các khoản nợ phải trả (Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước; Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác; Tiền gửi của khách hàng; Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác; Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro; Phát hành giấy tờ có giá; Các khoản nợ khác) và vốn chủ sở hữu.

2.1.2.2. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn

Để thể hiện cấu trúc nguồn vốn của các NHTM, các nhà nghiên cứu như Demirguc và Huizinga (2000); Swicegood và Clark (2001); Kolari và các cộng sự (2002); Gaganis và các cộng sự (2006); Bach (2006); Osborne, Fuertes và Milne (2010); Kundid (2012); Pastor, Marobhe và Kaaya (2013) thường sử dụng một số các chỉ tiêu:

Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (Equity to Total Asset- EQA): Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu càng cao các ngân hàng càng có khả năng tự chủ về tài chính và mức độ rủi ro của các ngân hàng càng thấp. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

EQA = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Đối với các NHTM chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng vì như tác giả đã trình bày ở trên do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là huy động vốn từ rất nhiều nguồn để cho vay lại với mục tiêu chính là sinh lợi, đó chính là nguyên nhân khiến cho vốn vay luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Ưu điểm của việc sử dụng vốn vay chính là chi phí sử dụng vốn thấp và các NHTM cũng như các doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ lá chắn thuế đó cũng chính là điểm yếu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022