Giải Pháp Vận Dụng Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hoàn Thiện Cấu Trúc Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam‌‌


với ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Vì thế ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng nhận được sự tín nhiệm cao hơn từ dân cư và các doanh nghiệp,điều đó đồng nghĩa với việc huy động vốn tốt hơn (mức độ sử dụng đòn bẩy cao). Kết quả nghiên cứu này cũng khá tương đồng với một số nghiên cứu thực nghiệm của Amidu (2007),Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008),Ebru Çağlayan (2010),Sajid Gul và cộng sự (2012),..

Nhân tố tính thanh khoản (LIQU)

Tính thanh khoản có tác động ngược chiều (β5=-0,0534) với CTTC của NHTMCP tại Việt Nam và có mức ảnh hưởng tương đối lớn lên đòn bẩy tài chính. Có thể nói tính thanh khoản phản ánh tình trạng “ sức khỏe” của ngân hàng trong quá trính kinh doanh. Trong thực tế đã có không ít trường hợp một tổ chức kinh tế có nhiều tài sản nợ, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể bị phá sản do yếu tố rủi ro thanh khoản của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản quá cao sẽ không có lợi cho ngân hàng vì những khoản có thể sử dụng để thanh toán cho khách hàng thường mang lại ít thu nhập cho ngân hàng. Ngược lại, nếu khả năng thanh khoản quá thấp có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu đồng thời làm giảm uy tín cho ngân hàng. Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012), …

Nhân tố tài sản hữu hình (TANG)

Nhân tố tài sản hữu hình (TANG) tương quan nghịch biến (β6=-1,32490)với CTTC của các NHTMCP tại Việt Nam. Kết quả này của tác giả lại đồng nhất với Sajid Gul và cộng sự (2012. Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam chỉ có 5 NHTM Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối còn lại hầu hết các NHTMCP tự hạch toán độc lập nhưng chịu sự chi phối bởi các quy định, nghị định của Chính phủ và dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN. Điều này thể hiện khá rò trong thời gian qua nhiều Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh khoản đã được sự bảo trợ cua NHNN trong việc ổn định nguồn thanh khoản. Sự hỗ trợ này của NHNN và chính phủ đã làm cho người dân mặc nhiên hiểu việc gửi tiền vào ngân hàng là an toàn mà


không cần sự đảm bảo nhiều bởi tài sản. Bên cạnh đó, khi người dân gửi tiền họ thưởng căn cứ trên thương hiệu, cơ sở vật chất và mạng lưới của các ngân hàng trên phạm vi cả nước mà ít quan tâm đến việc liệu các ngân hàng đó có hiện tổng tài sản có giá trị bao nhiêu. Chính những điều này đã làm cho nhân tố tài sản hữu hình có ảnh hưởng thấp đến CTTC của các NHTMCP tại Việt Nam.

Nhân tố tốc độ tăng trưởng (GROW)

Biến tăng trưởng cũng có tác động cùng chiều ((β7= 0,0336) lên CTTC của các NHTMCP tại Việt Nam với mức ý nghĩa 1%, tức là ngân hàng nào có mức tăng trưởng càng cao thì sử dụng tỷ lệ nợ càng lớn. Thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của các NHTMCP diễn ra rất mạnh mẽ, trung bình tốc độ tăng trưởng của các NHTMCP Việt Nam là 100%/năm trước, tức bình quân tổng tài sản của ngân hàng năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Do đó các NHTMCP Việt Nam luôn có xu hướng tăng trưởng nhanh và để tăng trưởng thì các NHTMCP Việt Nam có xu hướng sử dụng nợ cao hơn, tức là tăng huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Điều này chứng tỏ rằng, trong giai đoạn hiện nay (2008 -2013) tốc độ tăng trưởng của ngân hàng tác động tích cực lên đòn bẩy tài chính là điều hợp lí. Và trong nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012) cũng cho kết quả tương tự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nhân tố lợi nhuận (PROF)

Tại mô hình hồi quy theo phương pháp POLS , thì biến lợi nhuận có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tường đồng với nghiên cứu của Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012).

Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8

Tuy nhiên, trong mô hình hồi quy các yếu tố tác động cố định (FEM) thì biến lợi nhuận có tương quan cùng chiều nhưng lại không có ý nghĩa đối với mô hình. Như đã trình bày, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014 là thời kỳ quyết định 141 của Chính phủ có hiệu lực với 2 mốc thời gian mà các NHTMCP Việt Nam phải đạt mức vốn chủ sở hữu pháp định tối thiểu là : năm 2008 là 1,000 tỷ đồng và năm 2010 là 3,000 tỷ đồng. Do vậy, trong thời gian này các NHTMCP Việt Nam phải


tăng vốn rất nhanh, và nhất là trong giai đoạn lợi nhuận của các NHTMCP lớn là một tín hiệu tốt để ngân hàng tăng vốn. Nên việc ảnh hưởng của chính sách tăng vốn quá nhanh đã làm cho lợi nhuận không có ý nghĩa trong mô hình.

Nhân tố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Xét về nhân tố vĩ mô, kết quả hồi quy cuối cùng cho ta thấy biến GDP có tác nghịch biến với biến đòn bẩy tài chính (LEV) điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP sẽ làm tăng tỷ lệ nợ của các ngân hàng. Kết quả của mô hình không tương đồng với nghiên cứu của Gropp và Heider (2009). Kết quả này đã bổ sung vào bằng chứng cho các thị trường mới nổi niềm tin về GDP có quan hệ ngược chiều với CTTC không chỉ trong cùng thời kì mà còn chịu ảnh hưởng của kì trước. Điều này có thể giải thích dựa trên thuyết trật tự phân hạng, khi một nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng tăng lên, khi đó ngân hàng có xu hướng tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại cho kì sau hơn là sử dụng nợ vay bên ngoài.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4‌

Tổng kết lại, qua chương 4 ta đã lần lượt phân tích kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng lên CTTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014. Hơn nữa, ta cũng đã nhận định về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố này trong mô hình hồi quy ước lượng.

Nhìn chung, với kết quả cuối cùng ta có được: nhân tố quy mô (SIZE) và tốc độ tăng trưởng (GROW) có tác động đồng biến trong khi tính thanh khoản (LIQU), tài sản hữu hình (TANG) và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP tác động nghịch biến lên lên CTTC của các NHTMCP Việt Nam. Riêng nhân tố lợi nhuận (PROF) có kết quả không tương đồng ở các mô hình hồi quy và không có ý nghĩa thống kê, đây là một vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu trong tương lai.

Từ kết quả nghiên cứu có được, đến chương tiếp theo ta sẽ tiến hành gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện CTTC cho các NHTMCP Việt Nam trong tương lai.


Chương 5: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM‌‌

5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp‌

5.1.1 Dựa vào định hướng và chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020

Căn cứ trên quyết định 254/QĐ – TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 cho thấy chiến lược của Ngành:

- Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế;

- Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tố chức tín dụng, nâng cao trật tự kỹ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 2 ngân hàng có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng khu vực.

5.1.2 Dựa vào các hạn chế hiện nay của các NHTMCP Việt Nam

Trong chương 3, mục 3.3.2 đã phân tích, hiện tại các NHTMCP Việt Nam đang tồn tại những hạn chế như sau:

- Các NHTMCP Việt Nam sử dụng CTTC thâm dụng nợ, tỷ lệ nợ chiếm trên 90%, VCSH chiểm tỷ lệ khoảng 10%, trong đó vốn điều lệ chiếm tỷ lệ thấp.

- Trong cơ cấu tổng tài sản thì dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn, tập trung vào cho vay bất động sản

- Trong cơ cấu nợ phải trả chiểm tỷ trọng lơn là vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.


- Mức độ an toàn của hệ thống NHMTCP Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thấp

5.1.3 Dựa vào kết quả phân tích hồi quy‌

Trong chương 4, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về kết quả nghiên cứu, cụ thể giả thiết ban đầu đặt ra có 6 nhân tố tác động đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam: quy mô, lợi nhuận, tài sản hữu hình, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, bằng phương pháp kiểm định giả thiết, hồi quy tổng hợp các biến cho thấy kết quả cuối cùng gồm 4 nhân tố có tác động đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam đó là: quy mô, tài sản hữu hình, tính thanh khoản và tốc độ tăng trưởng. Từ kết quả nghiên cứu hàm ý nhiều vấn đề và hướng giải quyết cho các nhà quản lý ngành ngân hàng.

Tóm lại, có thể thấy rằng, CTTC của các NHTMCP Việt Nam có được cải thiện trước hết bản thân các ngân hàng thực sự quan tâm đến 4 nhân tố mới vừa được kiểm định qua mô hình nghĩa là phải có biện pháp cải thiện lần lượt hoặc đồng bộ 4 khía cạnh của các nhân tố đã tính toán và kiểm định được. Điều này chỉ làm được và phát huy hiệu quả trước tiên phải do chính nhận thức của các ngân hàng, đồng thời rất cần sự điều tiết hữu hiệu từ phía NHNN.

5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính cho các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2015 -2020

5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTMCP Việt Nam‌‌

5.2.1.1 Mục tiêu giải pháp

Nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam bao gồm nợ phải trả và VCSH. Hiện nay, VCSH chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nguồn vốn. Do đó, việc tăng quy mô VCSH sẽ giảm áp lực sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn đồng thời nâng tầm quy mô vốn cho các NHTMCP Việt Nam để áp ứng nhu cầu hoạt động, ứng phó với rủi ro lớn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sau đó vươn xa hơn nữa ra các nước trong khu vực và thế giới.


5.2.1.2 Biện pháp thực hiện

Theo kết quả thống kê về quy mô vốn, tài sản và phân tích đánh giá kết quả hoạt động từ năm 2007 – 2014, đề tài đề xuất nhóm các ngân hàng có cùng đặc điểm về quy mô, về kết quả hoạt động, về phương hướng kinh doanh tương đồng nhau thành từng nhóm, và dựa trên kết quả này sẽ đề xuất mua lại và sáp nhập các ngân hàng cùng nhóm.

Đề tài cũng căn cứ trên kết quả xếp hạng của 32 ngân hàng, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thực hiện, theo kết quả công bố cuối năm 2012[11] cho thấy:

Nhóm A gồm: ACB, BIDV, DAF, EIB, MB, Sacombank, TCB, Vietcombank và Vietinbank.

Nhóm B gồm: HDbank, MSB, OCB, Saigonbank, Pgbank, VIB và VietAbank. Nhóm C gồm: ABB, SHB, NamAbank, VPB.

Nhóm D gồm: MDB, Vietbank

Mặt khác, theo Nguyễn Hồng Sơn và Trần Thị Thanh Tú[12], đã nghiên cứu về hướng sáp nhập các NHTM Việt Nam, giả thiết nghiên cứu đưa ra: (1) Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu, để vực các ngân hàng yếu; (2) Sáp nhập ngân hàng mạnh với nhau để tăng tính cạnh tranh và trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh. Kết quả khảo sát cho thấy:

Giải pháp 1: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu 10% đồng ý vì họ cho rằng việc sáp nhập ngân hàng mạnh vào ngân hàng yếu sẽ phát sinh những chi phí nhất định và có thể làm cho ngân hàng mạnh yếu đi.

Giải pháp 2: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng mạnh 45% đồng ý, vì họ cho rằng việc sáp nhập như thế sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.


11 Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 số thứ 3

12 Nguyễn Hồng Sơn và Trần Thị Thanh Tú, 2012. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam: Những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 68, tháng 05/2012


Căn cứ trên các kết quả nêu, đề tài đề xuất là phân nhóm các ngân hàng dựa trên quy mô VCSH và quy mô tài sản, từ các nhóm này sẽ có từng giải pháp tăng quy mô VCSH cụ thể cũng như cơ cấu, sáp nhập hợp lý, cụ thể:

Nhóm 1: Các ngân hàng có quy mô VCSH từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Nhóm 2: Các ngân hàng có quy mô VCSH từ 8.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng.

Nhóm 3: Các ngân hàng có quy mô VCSH dưới 8.000 tỷ đồng.

Đối với nhóm 1 và nhóm 2, việc tăng VCSH cần thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ 1: Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần

Ngân hàng sẽ đàm phán với khách hàng về các khoản nợ xấu, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ nguyên nhân đã xác định, thì phía ngân hàng sẽ xem xét các khoản nợ còn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần.

Thứ 2: Tăng vốn điều lệ

Các ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu từ trong nước và ngoài nước.

Đối với nhóm 3, việc tăng VCSH cần thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ 1: Sáp nhập hợp nhất các ngân hàng

Đề tài đề xuất hợp nhất các ngân hàng có kết cấu tài chính tương đồng nhau,cụ thể:

Nhóm 1: Hợp nhất BIDV và MHB

Nhóm 2: Hợp nhất DAF, HDbank, SeAbank

Nhóm 3: Hợp nhất ABB, KIENLONGBANK, NAMABANK, VPB

Nhóm 4: Hợp nhất PGbank, VIB, VietAbank

Như vậy, khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất sẽ làm quy mô vốn của các ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này cũng cần khảo sát thực tế ở các ngân hàng thêm 1 lần nữa để xem xét tâm tư nguyện vọng của các ngân hàng như thế nào mục đích giúp cho việc sáp nhập mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí