Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 2


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Lợi nhuận kỳ vọng vốn cổ phần trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp của lý thuyết cấu trúc vốn M&M 38

Hình 2.2: Lợi nhuận kỳ vọng vốn cổ phần trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp của lý thuyết cấu trúc vốn M&M 39

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 51

Hình 4.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam 61

Hình 4.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn tự có hệ thống NHTM Việt Nam 62

Hình 4.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ hệ thống NHTM Việt Nam 63

Hình 4.4: Tín dụng đối với nền kinh tế (2008-2016) 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Hình 4.5: Quy mô tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động của cả hệ thống. 67

Hình 4.6: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của nhóm 19 NHTM nghiên cứu so với hệ thống NHTM Việt Nam 69

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 2

Hình 4.7 Quy mô tổng tài sản và VCSH của nhóm 19 NHTM nghiên cứu 71

Hình 4.8: Giá trị trung bình EQA của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016 ...73 Hình 4.9: Giá trị trung bình EQD của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016 ...75 Hình 4.10: Giá trị trung bình EQL của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016 76

Hình 4.11: Giá trị trung bình EQS của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016..78 Hình 4.12: Tỷ lệ EQA, EQL,EQS,EQD của các NHTM nghiên cứu (2008-2016) 80

Hình 4.13: Chỉ tiêu EQA, EQD, EQL, EQS trung bình của các NHTM 81

Hình 4.14: ROA của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016 83

Hình 4.15: ROE của các NHTM nghiên cứu giai đoạn 2008-2016 84

Hình 4.16: Giá trị ROA và ROE trung bình của các NHTM nghiên cứu (2008-2016) 86

Hình 4.17: ROA, ROE trung bình của các NHTMNC 88


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu


Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đột phá cùng với quá trình hội nhập quốc tế. Việc gia nhập WTO, trở thành thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là việc mở cửa ngành ngân hàng năm 2011 đã đem lại những thay đổi to lớn cho ngành như :giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp nhận các công nghệ NH hiện đại, cơ cấu lại vai trò quản lý trong các ngân hàng thông qua việc tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài, các dịch vụ ngân hàng được chuyên nghiệp và đa dạng hóa...Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại thì sự cạnh tranh càng được thể hiện rõ rệt, sức ép cạnh tranh này đến không chỉ từ các ngân hàng thương mại trong nước mà còn đến từ các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các định chế tài chính khác. Nhưng thực tế cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại tại Việt nam nói riêng trong thời gian vừa qua không cao. Theo báo cáo của ngành ngân hàng năm 2016, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của toàn hệ thống chỉ đạt 0,58%, trong đó khối các ngân hàng thương mại nhà nước là 0,61%, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ đạt 0,39% và khối các ngân hàng thương mại liên doanh đạt 0,8%. Với đặc thù riêng của ngành ngân hàng là quy mô tổng nguồn vốn lớn trong đó đặc biệt là tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn cao, điều này dẫn đến việc lựa chọn cấu trúc tài chính như thế nào cho vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, vừa đảm bảo được mức độ rủi ro trong tầm kiểm soát, vừa đem lại hiệu quả hoạt động cao cho các ngân hàng trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất huy động của các ngân hàng cũng phải tăng cao theo đà tăng của lạm phát, vốn huy động được nhiều, quy mô sử dụng vốn cũng được gia tăng nhưng liệu lúc này hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có tăng hay không: hay nói cách khác liệu chi phí sinh lời trên tổng tài sản có cao hơn so với chi phí trả lãi không. Và ngược lại, trong vài năm gần đây tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất huy động giảm hay chi phí trả lãi giảm do nguồn vốn huy động giảm nhưng tỷ suất sinh lời vẫn không cao. Vậy nguyên nhân chính làm cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại giảm là do đâu? Quy mô vốn, tỷ lệ nợ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hay không?

Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung có một nhân tố đã được ngiên cứu trong nhiều công trình nghiên cứu của thế giới đó là cấu trúc tài chính. Cấu trúc tài chính là một trong những khía cạnh quan


trọng nhất của quyết định tài chính của một tổ chức kinh tế. Brounen & Eichholtz, (2001) cho rằng quyết định về cấu trúc tài chính hợp lý của một tổ chức kinh tế là một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong tài chính doanh nghiệp hiện đại. Theo Watson và Head, (2007) cấu trúc tài chính của một tổ chức kinh tế bao gồm hỗn hợp của nợ và vốn chủ sở hữu, các quyết định cấu trúc tài chính là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế do thực tế rằng người quản lý có trách nhiệm đảm bảo rằng lợi ích thu được cho các cổ đông là tối đa và vì quyết định này có những hiệu quả to lớn đối với khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Các quyết định về các tỷ lệ tổng nợ trên vốn được coi là một chiến lược cho các nhà quản lý, tức là định hướng trong tương lai và có tác dụng lâu dài. Quyết định cấu trúc tài chính trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức, điều này làm cho nó là một quyết định quan trọng và không hề bị xem nhẹ trong tài chính doanh nghiệp. Mặc dù các ngân hàng khác các tổ chức kinh tế khác nhưng họ vẫn phải đối mặt với những thách thức tương tự như các lựa chọn cấu trúc tài chính sẽ giảm thiểu chi phí vốn và tăng hiệu quả hoạt động như trong các tổ chức kinh tế. Mục tiêu chính của ngân hàng là để mang lại lợi nhuận, tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng là rất quan trọng không chỉ đối với các bên trực tiếp quan tâm (cổ đông, quản lý, nhân viên, khách hàng), mà còn cho toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu các quyết định về cấu trúc tài chính có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là một vấn đề được các nhà kinh tế trên thế giới hiện nay đặc biệt quan tâm.

Ở lĩnh vực phi tài chính trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động còn ở lĩnh vực tài chính các bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu về ngân hàng trên thế giới đã có các quan điểm trái ngược nhau: một số nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và lợi nhuận bẩy trong các ngân hàng như các nghiên cứu của (Rajan và Zingalas, 1995; Titman và Wessels, 1988) còn Taub (1975) thông qua phân tích hồi quy tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa nợ và lợi nhuận, ngoài ra một nghiên cứu của (Abor, 2005) cũng phát hiện ra một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa tổng nợ và lợi nhuận, vì vậy từ kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy rằng các cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động vẫn còn đang tiếp tục. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ và tác động giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động không nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại. Do vậy, việc nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn mà các ngân hàng Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu của chính phủ


và ngân hàng nhà nước để hoạt động một cách an toàn và có hiệu quả trở nên cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa, chính vì các lý do đó tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu đánh giá tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất với dữ liệu thu thập thực tế từ các ngân hàng thương mại nghiên cứu.

- Đề xuất một số gợi ý đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ mục tiêu trên, nghiên cứu hướng tới trả lời câu hỏi: cấu trúc tài chính có tác động như thế nào tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu này được chi tiết bởi các câu hỏi cụ thể:

- Để đánh giá tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng mô hình nghiên cứu nào?

- Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh giá thế nào thông qua mô hình nghiên cứu?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu 19 ngân hàng thương mại Việt Nam

+ Về thời gian: Nghiên cứu 19 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 9 năm (2008-2016).

+ Về nội dung:

. Luận án nghiên cứu về cấu trúc vốn, trong cấu trúc vốn luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam .


. Luận án nghiên cứu về hiệu quả tài chính, bởi trên thị trường Việt Nam những chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy thường có trong các báo cáo tài chính được kiểm toán phổ biến hơn nhiều các dữ liệu khác về thị trường, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về mức độ hài lòng và lực lượng lao động… nên quan điểm về hiệu quả mà tác giả sử dụng trong luận án để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính.

. Luận án nghiên cứu về tác động của cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .

4. Những đóng góp của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. (2) Với các nghiên cứu trước, khi nghiên cứu về cấu trúc tài chính các tác giả thường nghiên cứu cấu trúc vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ: các biến đại diện cho cấu trúc tài chính thường bao gồm hệ số nợ (ngắn hạn, dài hạn), đòn bầy tài chính, hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Với đặc thù cấu trúc vốn của ngành ngân hàng (không phân chia các khoản nợ phải trả theo thời hạn thanh toán) nên không thể nghiên cứu tách bạch hệ số nợ ngắn hạn và dài hạn, mặt khác, các nghiên cứu đều chưa hề đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với tài sản, đặc biệt là với phần tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng mà cho vay chính là hoạt động cơ bản và đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Trong luận án này ngoài các biến như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ tác giả đã đưa thêm biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng các khoản tiền gửi vào nghiên cứu của mình. (3) Tác động tích cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được biết đến rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu cho các doanh nghiệp kể cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính và được giải thích bằng lý thuyết M&M và lý thuyết đánh đổi, nhưng với nghiên cứu này thì các lý thuyết này không giải thích được các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu này dựa trên những luận giải của khung lý thuyết trật tự phân hạng áp dụng cho trường hợp các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Những phát hiện rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ nợ rất cao. (2) Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt


động của các ngân hàng thương mại, điểm đặc biệt của nghiên cứu ở đây là phát hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tiền gửi của khách hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: điều này nói lên mức độ cẩn thận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc cho vay và việc đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi của khách hàng bằng vốn chủ sở hữu. (3) Các nhân tố tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động như tỷ lệ chi phí trên thu nhập hay tổng tiền gửi của khách. (4) Nhân tố tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.

Những đề xuất mới mang tính ứng dụng rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1)Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam: nên tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn, sáp nhập một số ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hiệu quả hoạt động chưa tốt và các ngân hàng hoạt động tốt có tiềm lực tài chính để tăng quy mô cho các ngân hàng này. (2)Xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý phù hợp với đặc thù từng nhóm ngân hàng: nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ hiệu quả kém, nhóm ngân hàng ở mức trung và nhóm ngân hàng quy mô lớn hiệu quả hoạt động tốt.

(3) Đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước: xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển an toàn và bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra lộ trình cụ thể để yêu cầu các ngân hàng thương mại đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II, hỗ trợ thủ tục sáp nhập và hợp nhất giữa các ngân hàng.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận án được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4:Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 5: Một số giải pháp và khuyến nghị đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Về cơ bản lý thuyết cấu trúc vốn được đề xuất bởi Modigliani và Miler (1958) vẫnchưa có được dự đoán hợp lý nào cho mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinhlợi. Berger (2002) thông qua việc kiểm lý thuyết chi phí đại diện đã khẳng định mốiquan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong khi các nghiên cứu khác trong lĩnh vực này cũng chỉ rõ chiềuhướng tác động của cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động nhưng có sự không đồngthuận về xu hướng tác động. Những khác biệt của các nghiên cứu này được luận giảibởi cách tiếp cận đối với từng lý thuyết mà nghiên cứu cụ thể đó ủng hộ.

1.1.1.Quan điểm về ảnh hưởng tích cực của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt

động của ngân hàng thương mại.

Theo cách tiếp cận vấn đề của lý thuyết đánh đổi, trong điều kiện thị trường không hoàn hảo bởi sự hiện diện của thuế, chi phí phá sản và chi phí khánh kiệt tài chính thì mệnh đề về sự không liên quan của nợ” được gỡ bỏ. Modigliani và Miler (1963) cũng đưa ra đề xuất về việc gia tăng sử sụng nợ để được hưởng lợi ích “lá chắn thuế” từ khoản tiền lãi được khấu trừ, do vậy trong ngân hàng cũng như trong bất kỳ ngành nào, việc sử dụng nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh .

Trên cơ sở lập luận trên, giả thuyết chính của các nghiên cứu theo cách tiếp cận này là đòn bẩy tài chính cao hơn (hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn) trong cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại có liên quan đến hiệu quả hoạt động cao hơn. Ủng hộ cho quan điểm này, một số nghiên cứu đã đưa ra các kết quả về tác động cùng chiều của cấu trúc vốn tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại như:

Trong nghiên cứu năm 2002, Berger nghiên cứu về cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Mỹ thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 695 ngân hàng thương mại của Mỹ giai đoạn 1990-1995, và được kiểm tra lại trên tổng thể 7320 ngân hàng Mỹ giai đoạn này. Kết quả cho thấy: có sự tác động qua lại giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Cụ thể, tồn tại mối tương quan nghịch (-) giữa hiệu quả tài chính (ROE) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (ECAP-Financial equity capital divided by


gross total assets), hay nói cách khác, có sự tác động qua lại tương hỗ (cùng chiều) giữa ROE và đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, theo nghiên cứu cho thấy, hiệu quả tài chính của ngân hàng còn bị tác động bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông khác nhau (cá nhân, tổ chức…), chỉ số tiền gửi thị trường, độ lệch chuẩn của ROE…

Navapan và Tripe (2003) nghiên cứu chuyên sâu mối quan hệ giữa tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng ở Úc và New Zealand từ năm 1996 đến 2002. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận ở các ngân hàng New Zealand. Còn ở Úc, mối quan hệ giữa tỷ lệ an toàn vốn và ROE không rõ ràng, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ.

Kế thừa nghiên cứu của Berger (2002), Hutchison và Cox (2006) nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng của Mỹ, nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo CALL hàng quý của Ngân hàng Dự trữ Liên bang trong hai giai đoạn: từ tháng 12/ 1982 - tháng 12/ 1989 và từ tháng 12/1996 đến tháng 12/2002. Giả thiết thứ nhất của nghiên cứu là: đòn bẩy tài chính có liên quan tích cực đến tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Theo Hutchison và Cox để đạt được lợi nhuận, các công ty cổ phần sử dụng nhiều kỹ thuật và chiến lược khác nhau. Một trong số đó là chiến lược về cấu trúc vốn. Về cơ bản, một công ty có thể áp dụng đòn bẩy tài chính cao hay thấp: với lợi nhuận ròng trên tổng tài sản không thay đổi thì số vốn cổ phần càng lớn, tổng tài sản chia cho tổng vốn chủ sở hữu của cổ đông càng nhỏ thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Mô hình DuPont càng cao. Do đó các ngân hàng có động cơ để giảm thiểu số vốn cổ phần đã đầu tư nhằm tối đa hóa lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, khi đòn bẩy tài chính cao cùng với đó là rủi ro tài chính tăng cao, phần lớn tài sản của các ngân hàng là vô hình như nguồn nhân lực, mạng lưới khách hàng, lợi thế thương mại, sự tích lũy vốn này làm ngân hàng có nguy cơ thua lỗ nếu lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Vì vậy, để bảo vệ lợi thế và đảm bảo sức mạnh tài chính, ngân hàng sẽ giảm rủi ro tài chính bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Do đó quyết định tài chính được gắn bó với các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro kinh doanh cao hơn liên quan đến ROA cao kết hợp với rủi ro tài chính thấp hơn thông qua đòn bẩy tài chính thấp hơn do có số vốn chủ sở hữu cao hơn. Giả thiết thứ hai của nghiên cứu là: đòn bẩy tài chính có liên quan tiêu cực đến tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Thực tế nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng có một mối quan hệ tích cực giữa vốn chủ sở hữu và ROA, ROE cho mỗi một trong hai khoảng thời gian. Các giai đoạn 1983-1989

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí