Thực Trạng Phát Triển Tín Dụng Tiêu Dùng Của Các Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam



vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu là NHTM. Về số lượng, Hội đồng thành viên bao gồm từ 5 đến 7 thành viên.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát việc chấp hành tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ của CTTC trong việc quản trị, điều hành hoạt động đồng thời chỉ đạo giám sát hoạt động kiểm toán nội bộ đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và quy định nội bộ. Ban kiểm soát đề xuất, tham mưu cho hội đồng thành viên về hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro tại CTTC. Về số lượng, Ban kiểm soát gồm tối thiểu 3 thành viên. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát được thực hiện theo quy định của Luật các TCTD 2010.

- Tổng Giám đốc: Chức danh điều hành các hoạt động hàng ngày của CTTC, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã được Hội đồng thành viên thông qua. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật các TCTD 2010. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Khối kinh doanh hoặc Trung tâm kinh doanh: đơn vị triển khai các nghiệp vụ tín dụng tới KHCN bao gồm các nhiệm vụ chính tiếp thị bán hàng, xây dựng các chương trình ưu đãi, xây dựng sản phẩm theo chiến lược hàng năm...nhằm đạt được quy mô và hiệu quả kinh doanh được phân giao trong năm. Hầu hết các CTTC trực thuộc đều xây dựng mô hình Khối kinh doanh thay vì trung tâm kinh doanh, gồm nhiều phòng trực thuộc hoặc trung tâm trực thuộc. Ví dụ: Khối kinh doanh của FE Credit bao gồm các Trung tâm trung tâm tiếp thị, Trung tâm phát triển kinh doanh, Trung tâm kinh doanh sản phẩm thẻ, Trung tâm sáng kiến.

- Khối/Ban Quản trị rủi ro: đơn vị có chức năng quản trị rủi ro tín dụng thực hiện các công tác quản trị rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường…, phê duyệt tín dụng, xây dựng chính sách và chiến lược rủi ro từng thời kỳ, xây dựng và triển khai các mô hình đo lường rủi ro, báo cáo rủi ro. Tại các CTTC lớn như FE Credit và HD Saison, mô hình triển khai dưới dạng Khối quản trị rủi ro và có thêm một số đơn vị đặc biệt như Trung tâm an ninh, Phòng quản trị chính sách và danh mục thẻ tín dụng. Tại MCredit và SHB Finance, mô hình triển khai dưới hình thức Ban quản trị rủi ro với các phòng ban trực thuộc như phòng quản trị rủi ro tín dụng, phòng quản trị rủi ro hoạt động…

Các Khối/phòng ban tham gia công tác hỗ trợ như Khối Vận hành, Khối CNTT, Khối Tài chính kế toán, Khối Nhân sự, …


3.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.2.1. Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

3.2.1.1 Thực trạng phát triển sản phẩm TDTD

Bảng 3.2. Sự phát triển sản phẩm TDTD mới của CTTC trực thuộc


STT

Số lượng nhóm SP TDTD

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

FE Credit

3

3

4

4

5

6


Mức tăng SL nhóm SP

N/A

0

1

1

1

1

2

HD Saison

3

3

3

3

3

3


Mức tăng SL nhóm SP

N/A

0

0

0

0

0

3

MCredit

N/A

N/A

N/A

3

3

3


Mức tăng SL nhóm SP

N/A

N/A

N/A

N/A

0

0

4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

N/A

1

1


Mức tăng SL nhóm SP

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 11

Nguồn: Fiingroup

Trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc tập trung triển khai các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn tiêu dùng của KHCN. Trong năm 2014, FE Credit đã triển khai thành công 03 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản bao gồm cho vay tiền mặt, cho vay hàng lâu bền, cho vay phương tiện đi lại. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm TDTD được chú trọng với mục đích triển khai sớm và đầy đủ các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản ra thị trường trong giai đoạn 2014- 2016. Nhờ vậy, ngày 26/12/2016, FE Credit chính thức ra mắt Thẻ tín dụng FE Credit Plus + Master Card, đưa FE Credit trở thành CTTC thứ hai trên thị trường cung ứng thẻ tín dụng tới khách hàng. Chỉ sau 01 năm phát triển, FE Credit phát hành 500.000 thẻ tín dụng và chiếm 97% thị phần thẻ tín dụng (về dư nợ thẻ) của CTTC trong năm 2017. Với vị thế số 1 trên thị trường cho vay tiêu dùng trong các CTTC đang hoạt động, FE Credit cũng là CTTC tiên phong triển khai các sản phẩm TDTD số sau khi đã cung ứng đầy đủ 04 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản trên thị trường, các sản phẩm TDTD số lần lượt được phát triển thành công trong năm 2018 và 2019 là sản phẩm cho vay online qua APP điện thoại di thoại và thẻ tín dụng ảo. Trong giai đoạn 2014-2019,



HD Saison chỉ tập trung khai thác sâu khách hàng và mở rộng các mục đích cho vay vốn theo 03 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản bao gồm: vay tiền mặt, cho vay hàng lâu bền, và cho vay phương tiện đi lại, không triển khai thẻ tín dụng và chưa có sự chuyển dịch sang các sản phẩm TDTD số. Mcredit và SHB Finance cũng tập trung vào các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản ngay từ giai đoạn hoạt động chính thức và không phát triển thêm, trong đó MCredit triển khai 03 nhóm sản phẩm TDTD tương tự HD Saison trong giai đoạn 2017-2019, SHB Finance chỉ tập trung cho vay tiền mặt trong giai đoạn 2018-2019.

Bảng 3.3. Nhóm sản phẩm TDTD được triển khai năm 2019


STT

Sản phẩm TDTD

FE

Credit

HD

Saison

MCredit

SHB-

Finance

Nhóm sản phẩm TDTD cơ bản

SP cho vay tiền mặt

x

x

x

X

SP cho vay phương tiện đi lại

x

x

x

N.A

SP cho vay hàng lâu bền

x

x

x

N.A

Thẻ tín dụng nhựa

x

N.A

N.A

N.A


Nhóm sản phẩm TDTD số

Thẻ tín dụng ảo (Virtual card)

x

N.A

N.A

N.A

Cho vay online (APP)

x

N.A

N.A

N.A

Cho vay qua ví điện tử (IPS)

N.A

N.A

N.A

N.A

Cho vay ngang hàng

N.A

N.A

N.A

N.A


Tổng cộng SL nhóm SP

6

3

3

1

Nguồn: Fiingroup và website của CTTC trực thuộc

Như vậy, phát triển TDTD qua phương thức sản phẩm TDTD có sự khác biệt giữa 4 CTTC trực thuộc NHTM trong giai đoạn 2014-2019 như sau: FE Credit thực hiện phát triển TDTD bằng sản phẩm TDTD hỗn hợp bao gồm nhóm sản phẩm TDTD cơ bản và số nhưng đặt trọng tâm vào nhóm sản phẩm TDTD cơ bản. Các CTTC trực thuộc còn lại tập trung phát triển TDTD bằng nhóm các sản phẩm TDTD cơ bản, chưa có sự chuyển dịch sang nhóm sản phẩm TDTD số.

Trong số các sản phẩm TDTD được các CTTC trực thuộc triển khai, nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt và cho vay phương tiện đi lại là hai nhóm sản phẩm được các CTTC trực thuộc xác định là sản phẩm đem lại quy mô TDTD và giúp tăng trưởng thị phần trong giai đoạn 2014-2019.


Bảng 3.4. Tỷ trọng dư nợ theo nhóm sản phẩm TDTD năm 2019



STT

CTTC trực thuộc

Tỷ trọng TDTD

Cho vay tiền mặt tín chấp

Cho vay phương tiện đi lại

Cho vay hàng lâu bền

Thẻ tín dụng

1

FE Credit

100%

76%

8%

4,6%

11,4%

2

HD Saison

100%

33%

43%

24%

N/A

3

MCredit

100%

70%

18%

12%

N/A

4

SHB Finance

100%

100%

N/A

N/A

N/A

Nguồn: Fiingroup

Theo Bảng 3.4 Tỷ trọng dư nợ theo sản phẩm TDTD năm 2019 cho thấy nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt hiện đang là sản phẩm TDTD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ TDTD của FE Credit, MCredit và SHB Finance. Đối với FE Credit, tỷ trọng cho vay tiền mặt chiếm tới 76% tổng dư nợ TDTD và chiếm 41% tổng dư nợ TDTD của toàn ngành (CTTC). Đối với HD Saison, mặc dù nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt không phải là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ TDTD nhưng đang tăng dần tỷ trọng cho vay qua các năm và đạt 33% trong năm 2019.

Các CTTC trực thuộc đều có năng lực triển khai các nhóm sản phẩm cơ bản khá tốt, thể hiện qua số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt đang triển khai trên thị trường. Sản phẩm con là sản phẩm biến thể từ sản phẩm cho vay tiền mặt gốc và được các CTTC điều chỉnh ở một số tiêu chí như đối tượng khách hàng (tự kinh doanh, đi làm hưởng lương hoặc làm nghề tự do), thu nhập, kỳ hạn vay vốn, hồ sơ vay vốn, khu vực địa lý. Tùy thuộc khẩu vị rủi ro của từng CTTC trực thuộc, các tiêu chí sẽ được xác định lại trong từng giai đoạn kinh doanh nhằm mục đích thúc đẩy hoặc thu hẹp dư nợ TDTD. Trên thực tế, số lượng sản phẩm con phản ánh năng lực may đo của CTTC trực thuộc tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, càng phân nhóm khách hàng càng nhỏ thì càng dễ tập hợp các đặc điểm tương đồng của khách hàng như nghề nghiệp, khu vực địa lý, độ tuổi, tập quán kinh doanh... từ đó sản phẩm TDTD sẽ phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng và giúp CTTC tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần cho vay, thậm chí giúp CTTC giảm bớt rủi ro do sản phẩm TDTD phù hợp với năng lực trả nợ của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm TDTD đối với việc phát triển TDTD theo đúng mục tiêu đề ra, MCredit tuy mới gia nhập thị trường từ năm 2017 nhưng đã nhanh chóng xây dựng và triển khai danh mục sản phẩm cho vay tiền mặt con tương đối đa dạng nhằm rút



ngắn khoảng cách với FE Credit và HD Saison. Mặc dù MCredit chưa triển khai hết các mảng hoạt động như FE Credit như thẻ tín dụng nhưng số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con đạt 13 sản phẩm trong năm 2018 và đã tăng lên 25 sản phẩm trong năm 2019. Điều đó đã góp phần giúp MCredit đạt được mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiền mặt khoảng 55%, dư nợ cho vay tiền mặt đạt gần 6.000 tỷ năm 2019. SHB Finance chính thức gia nhập thị trường giữa năm 2018 nhưng đã triển khai khá thành công 9 sản phẩm cho vay tiền mặt con tín chấp dành cho nhiều đối tượng KHCN như sản phẩm cho vay tiền mặt đối với cán bộ nhân viên, sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN trả lương qua tài khoản, sản phẩm cho vay tiền mặt với KHCN có thu nhập tự doanh, sản phẩm cho vay tiền mặt qua hóa đơn điện thoại, sản phẩm cho vay tiền mặt qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế…Việc triển khai nhanh các nhóm sản phẩm TDTD đã giúp SHB Finance đạt được quy mô dư nợ ấn tượng trong các tháng cuối năm 2018, cụ thể chưa đầy 03 tháng kể từ ngày chính thức đã đạt thành tích ấn tượng với hơn 1000 khoản vay được giải ngân. Trong năm 2019, nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của KHCN qua các hình thức đơn giản và thuận tiện, SHB Finance chính thức ra mắt 2 sản phẩm con có tính cạnh tranh cao trên thị trường: Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Hộ chiếu và Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Đăng ký xe. SHB Finance là CTTC tiêu dùng đầu tiên trên thị trường triển khai Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Hộ chiếu. Thủ tục đăng ký khoản vay vô cùng đơn giản, KHCN chỉ cần cung cấp hộ chiếu và giấy tờ chứng minh nhân thân. Thông qua sản phẩm này, SHB Finance thể hiện sự quan tâm thiết thực đến nhu cầu tiêu dùng của KHCN, trong đó nhu cầu du lịch đang ngày càng phát triển. Đối với sản phẩm cho vay tiền mặt đối với khách hàng cung cấp đăng ký xe, SHB Finance đưa ra hạn mức vay tối đa lên đến 50 triệu đồng kết hợp với điều kiện vay đơn giản, không cần thế chấp giấy tờ gốc sau khi thực hiện thủ tục vay tiền, KHCN sẽ nhận tiền giải ngân trong vòng 24 giờ. Việc tiếp cận khoản vay khá dễ dàng và tiện lợi, KHCN chỉ cần sở hữu xe máy và các giấy tờ thể hiện thông tin cá nhân cơ bản. Cho tới hết năm 2019, tổng số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con của SHB Finance là 13 sản phẩm, tăng 43% so với năm 2018 và dư nợ cho vay tiền mặt đạt khoảng 3600 tỷ, tăng hơn 400% so với năm liền kề trước đó.

Đối với nhóm sản phẩm cho vay phương tiện đi lại và hàng lâu bền, FE Credit và HD Saison cũng đang là các CTTC có thị phần lớn trong ngành với hàng chục các sản phẩm cho vay liên kết với các đối tác bán lẻ. Trong đó, HD Saison tập trung nguồn lực nhiều nhất vào sản phẩm này, với dư nợ chiếm 43% trong tổng dư nợ TDTD năm 2019. MCredit cho tới năm 2019 đã triển khai 16 sản phẩm cho vay phương tiện đi lại



và hàng lâu bền con theo hình thức mua hàng trả góp, bao phủ hầu hết các nhu cầu vay mua xe máy, mua thiết bị điện tử và sản phẩm công nghệ cao, cụ thể đối với mảng cho vay trả góp mua xe máy, MCredit đã ban hành 8 sản phẩm con như sản phẩm TW Military 35 và TW Military 43 may đo riêng cho nhóm khách hàng là sỹ quan tại ngũ/quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ/công nhân và viên chức quốc phòng với thời hạn vay từ 6-24 tháng, số tiền trả trước lớn hơn 40% giá trị xe và số tiền vay lớn hơn 50 triệu, sản phẩm TW High Class và TW High Class HR dành cho KH có nhu cầu mua xe máy có trị giá từ 40 triệu trở lên thuộc các nhãn hiệu như Honda, Yamaha, Suzuki, Kymco, SYM, Ducati, BMW, Harley-Davidson, Indian Motorcycle, Kawasaki, KTM, Benelli, Triumph, Brixton với thời hạn vay từ 6-36 tháng, số tiền vay từ 1-100 triệu đồng…

Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, FE Credit là đơn vị duy nhất trong số 4 CTTC trực thuộc cung cấp thẻ tín dụng nhựa và thẻ tín dụng ảo (virtual card) ra thị trường. Riêng thẻ tín dụng ảo, khách hàng được FE Credit chấp thuận phát hành thẻ tín dụng có thể thanh toán di động với thẻ tín dụng qua ứng dụng Samsung pay. Khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại di động cho tất cả các khoản thanh toán hàng ngày như tiền taxi, mua vé xem phim, mua cà phê mà không cần mang theo ví hay thẻ tín dụng. Mặc dù thẻ vitural card không phải là công nghệ mới mẻ trên thế giới mà đã được các CTTC quốc tế cung cấp cho các khách hàng trong nhiều năm qua, FE Credit đang là một trong các CTTC tiên phong cung cấp sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.

Đối với sản phẩm cho vay online, FE Credit hiện đang là một trong các CTTC tiên phong trên thị trường TDTD và là CTTC trực thuộc duy nhất triển khai thành công sản phẩm cho vay online. Nhờ nâng cấp công nghệ, FE Credit mang lại cho KHCN trải nghiệm dịch vụ vượt trội, cho phép giải quyết nhanh chóng các hồ sơ tồn đọng và tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2018, FE Credit đã triển khai thành công nền tảng cho vay số mang tên “$NAP” trên điện thoại di động, công nghệ này mang tới một quy trình cho vay hoàn chỉnh và khép kín trên điện thoại di động, giúp FE Credit triển khai tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhanh chóng và chính xác, khoản vay của khách hàng được phê duyệt tự động chỉ trong 10-15 phút. KHCN chỉ cần tải APP $NAP về điện thoại di động, nhập số điện thoại và chụp ảnh chân dung và chứng minh thư nhân dân tại APP để xác minh danh tính chưa đến 01 phút là có thể hoàn tất đề xuất khoản vay lên tới 70 triệu đồng với thời hạn tối đa 36 tháng chỉ trong 15 phút, toàn bộ hồ sơ vay vốn được ký điện tử trên điện thoại di động và hồ sơ được gửi về địa chỉ email của KHCN nhanh chóng. Sản phẩm vay vốn số này rất phù hợp với giới trẻ yêu thích nền tảng CNTT và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn của KHCN. Nhờ



vậy, chỉ trong vòng 04 tháng triển khai thí điểm (từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2018), số lượng đăng ký khoản vay và số khoản vay được giải ngân của FE Credit tăng trung bình 280% mỗi tháng.

Đối với sản phẩm cho vay ví điện tử, hiện tại các CTTC trực thuộc mới chỉ liên kết với các công ty Fintech để triển khai thanh toán qua các cổng thanh toán trung gian của các công ty Fintech chứ chưa triển khai sản phẩm cho vay trên các ví điện tử do mình sở hữu. Trong giai đoạn 2017-2019, một số CTTC trực thuộc đã liên kết với các công ty Fintech để triển khai các hoạt động TDTD như: FE Credit, HD Saison và MCredit hợp tác với MoMo để giúp khách hàng vay vốn mua hàng qua ví điện tử Momo.

Như vậy, trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc chủ yếu tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm TDTD cơ bản. Ngoại trừ FE Credit, các CTTC trực thuộc đều chưa triển khai đầy đủ danh mục cơ bản. Các CTTC trực thuộc chưa đủ năng lực để làm chủ công nghệ số và triển khai các sản phẩm số trong giai đoạn 2014-2019.

3.2.1.2. Thực trạng phát triển kênh phân phối

Bảng 3.5. Sự phát triển kênh phân phối trong giai đoạn 2014-2019


STT

Số lượng KPP

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

FE Credit

4

4

4

4

5

5


Mức tăng SL KPP

N/A

0

0

0

1

0

2

HD Saison

4

4

4

4

4

4


Mức tăng SL KPP

N/A

0

0

0

0

0

3

MCredit

N/A

N/A

N/A

4

4

4


Mức tăng SL KPP

N/A

N/A

N/A

N/A

0

0

4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

N/A

4

4


Mức tăng SL KPP

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

0

Nguồn: Fiingroup và website của CTTC trực thuộc

Trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc đều đã triển khai các kênh phân phối cơ bản bao gồm POS, Telesales, DSA, Đối tác. FE Credit tăng trưởng thêm 01 kênh phân phối trong năm 2018 nhờ triển khai được ứng dụng cho vay và phê duyệt tự động trên APP điện thoại di động. Trên thực tế, mặc dù đa phần các kênh phân phối đều được các CTTC trực thuộc triển khai, nhưng sự khác biệt giữa các CTTC trực



thuộc được phản ánh qua số lượng POS và DSA mà các CTTC trực thuộc đã phát triển được. Phát triển số lượng kênh phân phối POS và DSA về mặt định tính hay định lượng đều có tác động tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng TDTD của CTTC.

Điểm giới thiệu dịch vụ POS

Bảng 3.6. Mức độ tăng trưởng POS giai đoạn 2014-2019


STT

Số lượng POS

2014

2015

2016

2017

2018

2019


1

FE Credit

3.500

4.557

5.800

11.000

12.200

13.000

Mức độ TT POS (%)

N/A

30.2

27.3

89,7

10,9

6,6


2

HD Saison

2.312

4.522

7.515

11.502

13.825

16.000

Mức độ TT POS (%)

N/A

96

66

53

20

16


3

MCredit

N/A

N/A

N/A

396

852

1.952

Mức độ TT POS (%)

N/A

N/A

N/A

N/A

115

129


4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

N/A

568

1800

Mức độ TT POS (%)

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

217

Nguồn: Fiingroup

Điểm giới thiệu dịch vụ (POS) là kênh phân phối truyền thống đặc trưng với của các CTTC trên thị trường xuất phát từ thói quen tiêu dùng hiện tại của người Việt Nam. POS được đặt tại các đại lý/đối tác thực hiện phân phối/bán sản phẩm đã có ký kết hợp đồng hợp tác với CTTC để giới thiệu các sản phẩm TDTD, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động TDTD khi khách hàng đến mua các sản phẩm do đại lý/đối tác phân phối/bán. Tại mỗi điểm POS sẽ có nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm của CTTC, chịu trách nhiệm tư vấn hợp đồng trả góp, hỗ trợ khách hàng liên quan tới hợp đồng, kiểm soát và theo dõi tỷ lệ nợ của khách hàng. Với vai trò là POS, nhờ hỗ trợ của CNTT, các nhân viên tư vấn tại cửa hàng bán lẻ có thể ngay lập tức tiến hành xử lý hồ sơ tại chỗ để giúp KHCN có thể tiếp cận và giải ngân khoản vay một cách nhanh chóng, dễ dàng.

FE Credit và HD Saison thuộc TOP 3 các CTTC có mạng lưới POS rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong giai đoạn 2014-2019, FE Credit luôn giữ vị trí số 02 về quy mô POS so với các CTTC trên thị trường, chỉ sau HD Saison. Số lượng POS của FE Credit trong 3 năm 2014-2016 đạt lần lượt 3500, 4557 và 5800 với mức độ tăng trưởng POS hàng năm đạt trên dưới 30%. Năm 2017, FE Credit có sự tăng trưởng POS đột biến đạt 11.000 POS, tăng khoảng 90% so với 2016 thông qua hợp tác chặt

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí