thức: 3 x 5*20=300 mẫu, vượt 200 mẫu so với số lượng mẫu cần khảo sát tối thiểu. 300 mẫu được phân bổ đều cho khách hàng của CTTC trực thuộc (75 mẫu/CTTC trực thuộc). Tác giả tiến hành khảo sát khách hàng trong tháng 2/2020, có tổng cộng 300 phiếu được phát ra và thu về 293 phiếu đạt yêu cầu. Do đó, có thể khẳng định số lượng mẫu nghiên cứu đủ điều kiện đại diện cho tổng thể.
Để triển khai khảo sát KHCN, tác giả tiến hành xây dựng thang đo Likert. Thang đo Likert thường sử dụng để hỏi những câu hỏi nhằm đánh giá một cách tổng quát về một chủ để nghiên cứu mà mức đánh giá phụ thuộc vào một phạm vi rộng các khía cạnh và có tính phức tạp cao. Cách mã hóa câu trả lời là ngược nhau giữa câu hỏi tích cực và câu hỏi tiêu cực. Mức đánh giá bằng tổng cộng số điểm của các câu trả lời thu được. Thang đo Likert là một dạng đặc biệt của thang đo ngang vì nó cho biết khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông thường, thang đo ngang là một dãy chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hoặc từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở hai đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Tại luận án này, tác giả sử dụng thang đo từ 1 đến 5, cụ thể 1: hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng ý, 5:hoàn toàn đồng ý. Như vậy, mức độ phân cấp sẽ dịch chuyển từ trạng thái hoàn toàn không đồng ý tiếp lên trạng thái hoàn toàn đồng ý. Trên kết quả khảo sát, tác giả sẽ đánh giá được mức độ đồng ý của KHCN về các câu hỏi khảo sát mà tác giả đưa ra.
Để xây dựng các câu hỏi trong Phiếu khảo sát, tác giả dựa trên Bộ tiêu chí chất lượng dịch vụ của MB trong đó lựa chọn bộ tiêu chí về chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên, dịch vụ chăm sóc sau vay để phỏng vấn khách hàng. Đối với các nhóm câu hỏi liên quan tới hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, quản lý tài chính cá nhân và đánh giá về trách nhiệm khi vay vốn CTTC trực thuộc, tác giả lấy ý kiến của một số chuyên gia thuộc Khối Quản lý mạng lưới và Khối KHCN của một số NHTM. Sau khi hình thành mẫu khảo sát, tác giả đã phát thử phiếu khảo sát ở quy mô nhỏ (10 phiếu) và có điều chỉnh để hoàn thành Phiếu khảo sát chính thức. Mẫu phiếu khảo sát xem tại Phụ lục 01: Phiếu khảo sát ý kiến của KHCN của CTTC trực thuộc. Đối với phỏng vấn KHCN, tác giả đã thực hiện xây dựng nhóm điều tra xã hội học gồm 20 người, mỗi người phụ trách 15 phiếu, thời gian khảo sát diễn ra trong 2 tuần. Sau khi đã được huấn luyện về bộ câu hỏi khảo sát, nhóm điều tra đã thực hiện phát phiếu tới các khách hàng tại các điểm POS của các CTTC trực thuộc đặt tại các quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh sau khi khách hàng đã hoàn thành vay vốn CTTC trực thuộc. Các phiếu khảo sát không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại khi tác giả tiến hành tổng hợp kết quả.
1.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Đối với các thông tin thứ cấp như số liệu tài chính của các CTTC trực thuộc NHTM bao gồm dư nợ TDTD, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn qua các năm, tác giả xử lý dữ liệu đưa vào nghiên cứu dưới dạng bảng biểu và thực hiện phân tích so sánh dữ liệu giữa các năm để thấy được mức độ tăng trưởng TDTD trong suốt giai đoạn 2014-2019. Ngoài ra, còn có sự thống kê về các loại kênh phân phối, số lượng điểm giới thiệu dịch vụ, số lượng thị trường về mặt địa lý... phục vụ cho việc phân tích các phương thức phát triển TDTD về mặt lượng của CTTC trực thuộc NHTM qua các năm.
Đối với các thông tin thu thập từ phương pháp phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học, tác giả phân tích, so sánh và suy luận để đánh giá mức độ phát triển TDTD và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu.
- Kết Luận Rút Ra Từ Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu
- Phân Loại Tín Dụng Tiêu Dùng Của Các Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại
- Phát Triển Tín Dụng Tiêu Dùng Của Các Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Phát Triển Tín Dụng Tiêu Dùng Của Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tóm tắt chương 1
Nội dung Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Về tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả phân tích, bình luận một số kết quả nghiên cứu đã công bố về loại hình TDTD, các phương thức phát triển TDTD, quản trị rủi ro trong hoạt động TDTD.
Tác giả cũng đã kết luận được khoảng trống nghiên cứu và tập trung giải quyết một số khoảng trống tại luận án.
Về phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn của CTTC trực thuộc và sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát khách hàng của các CTTC trực thuộc. Đối với các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu qua bảng biểu, thực hiện so sánh, suy luận để đánh giá mức độ phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM qua các giai đoạn.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC
THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại
2.1.1. Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt động chủ yếu
2.1.1.1. Khái niệm công ty tài chính trực thuộc NHTM
CTTC xuất hiện cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu tài trợ tiêu dùng của cá nhân. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2013) với đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng kinh nghiệm quốc tế thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” cho thấy: Trong lịch sử hình thành hoạt động TDTD của Mỹ, những năm 1920 là giai đoạn có những sự thay đổi căn bản trong đời sống của người dân ở mỹ với số dân thành thị và số lượng lao động trong các nhà máy đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân số nông thôn và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Giai đoạn này, các trung tâm bán lẻ tăng trưởng mạnh với số lượng lên đến hơn 1000 vào năm 1922. Các mặt hàng tiêu dùng hiện đại và sản xuất với số lượng lớn như lò nướng, máy giặt, tủ lạnh, điện thoại, ô tô mặc dù có giá cả phải chăng nhưng vẫn còn ngoài tầm với của đa số người tiêu dùng. Người dân Mỹ đã được chứng kiến một bước ngoặt lớn khi Công ty General Motors Acceptance Corporation (GMAC) trở thành công ty đầu tiên cung cấp các khoản tín dụng tài trợ cho người mua xe của họ. Thay vì phải trả toàn bộ tiền, người mua xe chỉ phải trả một phần giá trị của xe, phần còn lại được GMAC cho nợ và được người mua xe trả góp trong một khoảng thời gian nhất định, miễn sao họ có đủ thu nhập để trả một khoản trả góp hàng tháng. Xu thế này lan rộng sang các nhà sản xuất khác và hình thành nên một phương thức tài trợ mới cho các khách hàng tiêu dùng. Cùng với nhu cầu tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ của người dân, các tổ chức cho vay chuyên nghiệp gồm NHTM và CTTC tham gia và trở thành lực lượng cho vay quan trọng trên thị trường cho vay tiêu dùng.
Theo Frederic S.Mishkin (2003), CTTC thực hiện vai trò trung gian tài chính, huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu và cho người tiêu dùng vay vốn đối với các mục đích như mua sắm đồ đạc, xe hơi, sửa chữa nhà cửa và cho vay các doanh nghiệp nhỏ. Một số các CTTC được các tổ chức kinh tế thành lập
nhằm mục đích duy nhất là cho vay khách hàng mua sản phẩm của công ty mẹ, điển hình như Công ty tín dụng Ford Motors cho khách hàng vay vốn để mua xe hơi do hãng Ford Motors sản xuất.
Theo Christophe Viney (2012) trong cuốn “Financial Institution, Instruments & Markets- Các công cụ và tổ chức tài chính” đã xếp CTTC vào các tổ chức tài chính phi ngân hàng và khẳng định các CTTC xuất hiện rộng rãi xuất phát từ nguyên nhân các cơ quản quản lý áp trần lãi suất cho vay và kiểm soát ngày càng chặt chẽ hoạt động cho vay của các NHTM. Chính sức ép đối với NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh ngoài hàng rào pháp lý của NHTM, trong đó có CTTC.
Theo Khoản 4, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (2010, trang
3) quy định “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm CTTC, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác”.
Theo Nghị định số 09/2019/VBHN-NHNN ngày 22/2/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính hợp nhất Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CTTC được chia thành:
- Công ty tài chính tổng hợp: là CTTC được thực hiện một số hoặc đầy đủ các dịch vụ ngân hàng sau nếu đáp ứng được các điều kiện của Chính phủ thực hiện các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi của tổ chức, phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức, cho vay bao gồm cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá….
- Công ty tài chính chuyên ngành: gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, trong đó CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.”
Từ các khái niệm trên, trong phạm vi luận án tiến sĩ này, tác giả sử dụng khái niệm CTTC tín dụng tiêu dùng tại Nghị định số 16/2019/NĐ-CP làm cơ sở đưa ra khái
niệm CTTC trực thuộc NHTM (sau đây gọi là CTTC trực thuộc): “CTTC tiêu dùng trực thuộc là CTTC hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, được NHTM đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp”.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, các CTTC được NHTM mua lại để tham gia sâu vào thị trường TDTD nên được phân biệt với các CTTC còn lại trên khía cạnh sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp. Cụ thể, công ty tài chính trực thuộc NHTM là CTTC có pháp nhân là NHTM nắm giữ cổ phần chi phối từ 51% vốn điều lệ trở lên; công ty tài chính độc lập hoặc trực thuộc các pháp nhân khác (không phải là NHTM) là CTTC do các cổ đông bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn nhưng các pháp nhân nắm giữ cổ phần chi phối không phải các NHTM.
2.1.1.2. Phân loại CTTC trực thuộc NHTM
Căn cứ theo hình thức pháp lý, CTTC trực thuộc NHTM được phân loại như sau:
- Công ty tài chính TNHH một thành viên: do tối đa 01 cá nhân/pháp nhân góp vốn thành lập, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.
- Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên: do tối đa 02 cá nhân/pháp nhân góp vốn thành lập, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.
- Công ty tài chính cổ phần: do các cổ đông bao gồm pháp nhân và cá nhân góp vốn thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Như vậy, theo tiêu chí về số lượng cổ đông góp vốn, CTTC trực thuộc NHTM có thể hoạt động dưới hình thức Công ty Tài chính TNHH Một thành viên hoặc Công ty Tài chính TNHH hoặc CTTC cổ phần.
2.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của CTTC trực thuộc NHTM
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức
Phát hành giấy tờ có giá là một trong các nghiệp vụ huy động vốn tương tự như ngân hàng của CTTC dưới các hình thức như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Khác với ngân hàng, CTTC chỉ được phép huy động vốn qua phương thức phát hành giấy tờ có giá từ các tổ chức, không được phép phát hành cho các cá nhân.
- Tín phiếu thường được các CTTC lựa chọn phát hành nhằm mục đích tài trợ cho các mục đích huy động vốn ngắn hạn dưới 1 năm, trong đó thời gian hoàn trả vốn và lãi suất huy động được ghi rõ trên bề mặt của tín phiếu.
- Kỳ phiếu là một dạng công cụ thị trường tiền tệ do CTTC phát hành để tài trợ cho các cam kết nhận nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, trong đó CTTC cam kết trả một số
tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi trên kỳ phiếu hoặc lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.
- Trái phiếu là một loại công cụ nợ vay dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nợ của CTTC phát hành để huy động vốn. Thời hạn của trái phiếu thường trên 1 năm. CTTC cam kết trả gốc và lãi trái phiếu cho người mua sau một thời gian nhất định. Trái phiếu của CTTC có thể phát hành dưới dạng vô danh, ghi sổ hoặc ghi danh.
Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài
Vay vốn từ các TCTD là một trong các hình thức huy động vốn các CTTC hiện nay. Hạn mức vay, lãi suất vay và thời gian vay vốn được thỏa thuận giữa TCTD và CTTC, thông thường mức lãi suất cho CTTC vay vốn thường khá cao so với các hình thức huy động từ NHTW hay từ phát hành chứng chỉ tiền gửi. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu được cấp ngay từ khi thành lập, CTTC có thể huy động nguồn để tài trợ cho các hoạt động cho vay chủ từ các NHTW.
Vay Ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái cấp vốn
CTCT được phép vay vốn NHTW dưới hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW cho CTTC nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các CTTC, bao gồm các hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các giấy tờ có giá. Như vậy, trong trường hợp này, các CTTC muốn có được nguồn vốn vay từ NHTW phải sở hữu các giấy tờ có giá trước, sau đó được NHTW cho vay lại với một tỷ lệ chiết khấu nhất định trên giá trị của các giấy tờ có giá với một mức lãi suất cụ thể. Bản thân các CTTC cũng chỉ thực hiện hình thức huy động này để bù đắp các thiếu hụt ngắn hạn, tạm thời trong hoạt động kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng
CTTC thực hiện cho vay khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng trong thời hạn cho vay thỏa thuận dưới nhiều phương thức hoàn trả như trả góp, phi tuần hoàn và tuần hoàn.
Phát hành thẻ tín dụng
CTTC thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán cho khách hàng theo một hệ thống thanh toán, trong đó cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng chi trả tiền mua hàng hóa và dịch vụ dựa trên cam kết của khách hàng sẽ hoàn trả lại số tiền đó trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng xuất phát từ cụm từ tiếng Anh “consumer credit”. Theo từ điển Cambrigde, “consumer” được hiểu người tiêu dùng và “credit” dưới góc độ thương mại là sự chấp thuận từ bên cung ứng sản phẩm/dịch vụ để khách hàng được nhận hàng hóa hoặc dịch vụ trước khi thanh toán dựa trên sự tin tưởng rằng thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai hoặc dưới góc độ tài chính ngân hàng. “Consumer credit” được định nghĩa trong từ điển là khoản vay được cung cho các cá nhân từ các tổ chức như ngân hàng, cửa hàng bán lẻ... chứ không phải cho các khách hàng doanh nghiệp. Theo từ điển Merriam-Webster, “consumer credit” được định nghĩa là khoản tín dụng cấp cho các cá nhân để tài trợ cho các khoản mua hàng hoặc chi phí cá nhân. Từ điển Oxford learner’s dictionaries định nghĩa “consumer credit” là khoản tiền cho cá nhân vay để mua hàng hóa dịch vụ tiêu dùng mà không phải nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, định nghĩa về tín dụng tiêu dùng trong các ấn phẩm xuất bản tại các quốc gia bằng tiếng Anh khá đồng nhất về đối tượng cấp tín dụng tiêu dùng là cá nhân cho các nhu cầu chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ.
Theo Từ điển Kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc, tín dụng tiêu dùng “consumer credit” là “khái niệm chung dùng để chỉ các khoản tiền cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa và dịch vụ, trừ các khoản tiền cho vay để mua nhà ở. Thông thường người tiêu dùng có thể sử dụng tiền vay để mua bất kỳ hàng hóa gì (tức không bị ràng buộc), nhưng cũng có trường hợp nó gắn với việc mua một hàng hóa cụ thể, ví dụ tín dụng thuê mua”.
Trong giáo trình Tín dụng ngân hàng của tác giả Nguyễn Văn Tiến, “tín dụng tiêu dùng là một hình thức tín dụng qua đó ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng”. Như vậy, định nghĩa về tín dụng tiêu dùng của tác giả Nguyễn Văn Tiến có đề cập thêm tới chủ thể cấp tín dụng và mở rộng đối tượng vay vốn là hộ gia đình so với các định nghĩa trên.
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, tín dụng tiêu dùng được định nghĩa là hình thức cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân bằng nghiệp vụ cho vay bao gồm cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng. Theo khoản 3 Điều 1,2,3 của Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của CTTC là việc công ty
tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại CTTC đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ bao gồm i) Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, ii) Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; iii) Chi phí sửa chữa nhà ở. Như vậy, khái niệm cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng đã bao hàm hình thức cấp TDTD theo phương thức cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp đối với thị trường Việt Nam.
Từ các khái niệm trên, trong phạm vi luận án này, tác giả sử dụng khái niệm: “Tín dụng tiêu dùng của CTTC trực thuộc NHTM là việc CTTC thực hiện cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng” làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong luận án.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng tiêu dùng của các CTTC trực thuộc NHTM
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh (2019), TDTD của NHTM mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung và một số đặc điểm đặc thù như đối tượng của TDTD là khách hàng cá nhân và hộ gia đình, mục đích vay vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng với nguồn trả nợ từ thu nhập của khách hàng, quy mô khoản vay nhỏ và số lượng khoản vay lớn, lãi suất cho vay cao hơn lãi suất khoản vay bất động sản. Mặc dù hoạt động TDTD của CTTC có một số điểm tương đồng với NHTM theo tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Ralph A. Young and Cộng sự (2018) về số lượng khoản vay, lãi suất cho vay, nguồn trả nợ nhưng có các điểm khác biệt về đối tượng khách hàng, nhu cầu vay vốn, quy mô khoản vay. Khác biệt giữa khoản vay tiêu dùng giữa CTTC và NHTM được làm rõ trong trang mục Mẹo quản lý tài chính của website: www.shbfinance.com.vn về định nghĩa vay tiêu dùng, thủ tục vay vốn, điều kiện cho vay, hạn mức cho vay, mục đích vay vốn, lãi suất cho vay. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Jing Jian Xiao (2008), Paul F. Smith (1964), Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Nguyễn Thị Hiền (2017) cũng đề cập tới đặc thù hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC.
Kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và nước ngoài đã công bố, các nguồn dữ liệu thứ cấp khác do tác giả sưu tầm, tổng hợp và kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tác giả cho rằng hoạt động TDTD của CTTC trực