được ghi trong điều lệ ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động thì nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự: các khoản tiền gửi của khách hàng, nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động, các khoản vay và cuối cùng mới đến phần các chủ sở hữu. Nếu quy mô VCSH càng lớn thì người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về ngân hàng (với các điều kiện khác là như nhau). Do đó, VCSH được coi là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng thời, VCSH còn thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng. VCSH ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: Khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bị công nghệ. Phần lớn VCSH là không sinh lời trực tiếp, chúng được ưu tiên tài trợ cho xây dựng trụ sở, phương tiện làm việc, đầu tư công nghệ. Phần còn lại của VCSH tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng.
Với những ý nghĩa quan trọng đó có thể nói một NHTM có mức VCSH lớn là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, đồng thời thể hiện sức mạnh tài chính của bản thân ngân hàng.
2.1.3 Sự cần thiết nghiên cứu cấu trúc tài chính của các ngân hàng
Các NHTM kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.Với loại hình kinh doanh đặc biệt của mình, các NHTM hiện nay có CTTC chủ yếu là nợ, hệ số đòn bẩy tài chính cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập đòi hỏi các NHTM phải nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của việc nghiên cứu CTTC, nhằm:
2.1.3.1 Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu tăng trưởng
Các NHTM cần nghiên cứu CTTC để đảm bảo đạt hiệu quả cao sử dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể:
Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh với chi phí hợp lý
NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn hay tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển. Việc sử dụng một CTTC hợp lý sẽ giúp cho các NHTM có mức vốn đầy đủ. Quy mô vốn sẽ quyết định quy mô nguồn tiền gửi, quy mô cho vay tối đa đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, mở chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, thành lập công ty con…Như vậy, quy mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo quy mô vốn của ngân hàng. Với phương thức kinh doanh “đi vay để cho vay”, đòi hỏi ngân hàng phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động, lựa chọn được hình thức huy động vốn phong phú để có thể tập trung vốn kịp thời, thoả mãn nhu cầu kinh doanh có hiệu quả.
Đảm bảo an toàn trong sử dụng vốn
Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng phải từ 9% trở lên. Nếu tỷ lệ này không đảm bảo, NHTM sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. Nghiên cứu và sử dụng một CTTC hợp lí sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả
Sử dụng vốn hiệu quả tức là đồng vốn kinh doanh của ngân hàng phải tạo ra lợi nhuận cao. NHTM là tổ chức tài chính trung gian, kinh doanh tiền tệ dựa vào nguồn vốn vay mượn. Để có nguồn vốn kinh doanh, các NHTM bán các quyền sử dụng vốn tiền gửi cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Nếu xét ở góc độ chi phí, nghiệp vụ vay mượn vốn kinh doanh làm phát sinh chi phí lớn nhất trong số các khoản mục chi phí hoạt động của ngân hàng và do đó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập ròng của ngân hàng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu CTTC sẽ đảm bảo ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh ở mức độ chi phí có thể đem lại
lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ quá trình quản trị tài chính ngân hàng.
Đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng
Khả năng thanh khoản của một ngân hàng là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi NHTM không đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư hoặc không đáp ứng được khả năng thanh toán của khách hàng. Rủi ro này xuất phát từ chênh lệch kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn, dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn quá nhiều, không cân đối được kỳ hạn thu hồi vốn đầu tư với kỳ hạn phải thanh toán, trong khi nhu cầu thanh toán của khách hàng không thể trì hoãn được. Nếu NHTM lâm vào tình trạng này mà không xử lý được kịp thời sẽ rất nguy hiểm, làm mất lòng tin của khách hàng sẽ dẫn đến rút tiền ồ ạt làm tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng càng trầm trọng hơn, có thể dẫn tới phá sản ngân hàng.
Vì vây, việc nghiên cứu trúc tài chính sẽ đánh giá, xem xét tính hợp lý, cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của ngân hàng, qua đó giúp các NHTM có những chính sách huy động vốn, tài trợ vốn cho phù hợp và hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
2.1.3.2 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập tài chính quốc tế
Hội nhập quốc tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đều mang lại những cơ hội và không ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối loạn tài chính tiền tệ nếu thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Mà bản chất của hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ là quá trình các quốc gia, các khu vực thực hiện việc mở cửa cho sự tham gia lẫn nhau vào lĩnh vực tài chính tiền tệ thể hiện bằng những cam kết đã được đặt ra trong Lộ trình mở cửa hệ thống ngân hàng.Vì vậy, các ngân hàng trong nước không còn
cách nào khác là phải tự “cải tổ” mình nhằm hoàn thiện CTTC để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới.
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại
CTTC là một lĩnh vực khá phức tạp trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và càng khó khăn hơn khi xem xét CTTC trong lĩnh vực Ngân hàng bởi vì do tính chất đặc biệt của định chế tài chính trung gian này với chức năng là kinh doanh tiền tệ - huy động vốn rồi đem cho vay. Ngoài ra, bản chất các khoản nợ của Ngân hàng có vẻ mang tính khác biệt so với những tổ chức phi tài chính (Çağlayan và Şak, 2010). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam được tiến hành nhằm giải thích sự lựa chọn và nhân tố quyết định CTTC của ngân hàng. Những nghiên cứu về CTTC sau đây được tác giả tổng hợp mang tính đại diện và có thể được ứng dụng vào phân tích CTTC cho các NHTMCP tại Việt Nam, cụ thể:
2.2.1 Nghiên cứu Mohammed Amidu (2007)
Nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007) “ Xác định cấu trúc tài chính của các Ngân hàng ở Ghana: phương pháp thực nghiệm” cho thấy rằng có tồn tại các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến CTTC của 19 ngân hàng tại Ghana trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2003. Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lên CTTC của các ngân hàng, nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc bao gồm: đòn bẩy tài chính tổng thể, đòn bẩy tài chính ngắn hạn, đòn bẩy tài chính dài hạn. Đồng thời, tác giả đã đưa ra 6 biến đại diện làm biến độc lập là: lợi nhuận, tăng trưởng, tài sản hữu hình, quy mô ngân hàng, thuế và rủi ro để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến CTTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với CTTC được đo lường bằng đòn bẩy tài chính tổng thể thì các nhân tố: thuế, quy mô có tác động đồng biến, các nhân tố: lợi nhuận, tài sản hữu hình có tác động nghịch biến trong khi nhân tố rủi ro và tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê. Đối với CTTC được đo lường qua đòn bẩy tài chính dài hạn thì các nhân tố lợi nhuận, tài sản hữu hình có tác động đồng biến, còn các nhân tố thuế, tăng trưởng và quy mô có tác động nghịch biến, nhân tố rủi ro không có ý nghĩa thống kê. Đối với CTTC được đo lường qua đòn bẩy tài chính ngắn hạn thì các nhân tố thuế, tăng
trưởng và quy mô có tác động đồng biến, các nhân tố lợi nhuận, tài sản hữu hình có tác động nghịch biến, nhân tố rủi ro không có ý nghĩa thống kê.
2.2.2 Nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider (2009)
Bài nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) về “ Xác định cấu trúc tài chính ngân hàng” đã phân tích các yếu tố xác định đến CTTC của các ngân hàng Mỹ và châu Âu bằng cách thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến cuối năm 2004 của trên 200 ngân hàng Mỹ và châu Âu. Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các biến như tài sản thế chấp (Collateral), lợi nhuận (Profits), quy mô (Size), tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market – to – book ratio), rủi ro (Risk) và cổ tức (Dividends) lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Đòn bẩy tài chính của ngân hàng được đo lường bằng công thức: LEV = 1 – (VCSH/ Tổng tài sản). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô và tài sản thế chấp tương quan thuận trong khi biến lợi nhuận, biến cổ tức, biến rủi ro và tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tương quan nghịch lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, nhằm mở rộng nghiên cứu, Gropp và Heider (2009) đã bổ sung các biến vĩ mô vào mô hình: biến tăng trưởng GDP, lạm phát, rủi ro thị trường chứng khoán. Kết quả cho thấy tăng trưởng GDP và lạm phát có tương quan thuận trong khi biến rủi ro thị trường chứng khoán có tương quan nghịch lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Hơn nữa, Gropp và Heider (2009) cũng chỉ ra rằng các quy định về vốn có thể không đặt hàng đầu trong việc xác định mô hình tài chính của các ngân hàng. Điều này minh chứng cho quan điểm: hầu hết các ngân hàng dường như đã lựa chọn CTTC của họ theo cùng một cách tương tự như các công ty và thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến CTTC của các ngân hàng tương đồng như các công ty.
2.2.3 Nghiên cứu của Octavia và Brown ( 2008)
Trong khi Gropp và Heider (2009) đã kiểm định thực nghiệm về CTTC của các ngân hàng tại những nước phát triển thì nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển” lại thiên về chiều hướng kiểm định các nhân tố ánh hưởng đến CTTC ngân hàng của những nước đang phát triển, cụ thể với mẫu nghiên cứu được chọn bao gồm
56 ngân hàng đến từ 10 quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2005. Hai tác giả đã sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc và mô hình tương tự trong nghiên cứu của Gropp và Heider (2009). Tuy nhiên, trong khi Octavia và Brown (2008) tìm thấy được chứng cứ cho thấy có sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của CTTC tại các ngân hàng đang phát triển thì nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) dường như không có sự khác biệt này. Kết quả nghiên cứu khẳng định biến quy mô (Size) có tương quan thuận trong khi biến lợi nhuận (Profits), cổ tức (Dividends), rủi ro (Risk) có tương quan nghịch lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Gropp và Heider (2009). Tuy nhiên, biến tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market – to
– book ratio) có tương quan thuận, biến tài sản thế chấp (Collateral) có tương quan nghịch lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Kết quả này dường như trái ngược với Gropp và Heider (2009) tại các nước phát triển. Điều này cho thấy với cùng nhân tố được lựa chọn thì ở các quốc gia khác nhau, CTTC chịu tác động của các nhân tố lên CTTC ở hướng và mức độ khác nhau.
2.2.4 Nghiên cứu của Ebru Çağlayan (2010)
Ebru Çağlayan (2010) về “ Các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính bằng chứng từ các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ” tiếp tục sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc và mô hình tương tự nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) và Gropp và Heider (2009) nhưng thời gian nghiên cứu được chia làm hai giai đoạn: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính ( 1992-2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001-2007). Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê đối với mô hình và hướng tác động cụ thể như sau: biến quy mô và tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tương quan thuận với đòn bẩy tài chính; ngược lại, biến tài sản hữu hình và lợi nhuận có tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, Ebru Çağlayan (2010) cũng cho rằng các lý thuyết về CTTC có thể giải thích sự lựa chọn CTTC của các ngân hàng, cụ thể là nghiên cứu đã tìm thấy một số chứng cứ mạnh mẽ về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng trong mẫu nghiên cứu của 25 ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
2.2.5 Nghiên cứu Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012)
Nghiên cứu của Sajid và cộng sự (2012) về “ Các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm – trường hợp tại Pakistan” đã cung cấp thêm một bằng chứng về lý thuyết CTTC liên quan đến một nước đang phát triển đồng thời đưa ra mô hình CTTC của các công ty trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng và bảo hiểm) tại Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ làm đòn bẩy tài chính và các nhân tố được tác động lên đòn bẩy tài chính bao gồm: lợi nhuận, quy mô, tăng trưởng, tính thanh khoản, tài sản hữu hình, tấm chắn thuế phi nợ. Kết quả nghiên cứu cho rằng: lợi nhuận và tính thanh khoản có ý nghĩa và tương quan nghịch lên đòn bẩy tài chính trong cả hai lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm; ngược lại, quy mô và tăng trưởng thì có tương quan thuận với đòn bẩy tài chính trong cả hai lĩnh vực; riêng tài sản hữu hình có ý nghĩa và tương quan thuận với đòn bẩy tài chính của các công ty bảo hiểm nhưng lại có tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính của các ngân hàng; nhân tố tấm chắn thuế phi nợ không có ý nghĩa về mặt thống kê khi đánh giá tác động lên đòn bẩy tài chính.
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về CTTC các ngân hàng trên thế giới ta được kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của ngân hàng như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của NHTM
Tác động của những nhân tố đến cấu trúc tài chính | |||
Tương quan thuận | Tương quan nghịch | Không có ý nghĩa | |
Cổ tức (Dividends) | Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008) | ||
Lạm Phát | Gropp và Heider (2009) | ||
Quy mô (Size ) | Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008),Ebru Çağlayan (2010),Sajid Gul và cộng sự (2012) | ||
Rủi ro (Risk) | Gropp và Heider (2009),Octavia và Brown (2008) | Amidu (2007) | |
Rủi ro thị trường chứng khoán | Gropp và Heider (2009) | ||
Tài sản hữu hình (Tangibility) | Buferna và cộng sự (2005),Ebru Çağlayan (2010) | Amidu (2007),Sajid Gul và cộng sự (2012) | |
Tài sản thế chấp (Collateral) | Gropp và Heider (2009) | Octavia và Brown (2008) | |
Tấm chắn thuế phi nợ (NDST) | Sajid Gul và cộng sự (2012) | ||
Tăng trưởng (Growth) | Sajid Gul và cộng sự (2012) | Buferna và cộng sự (2005) | Amidu (2007) |
Tăng trưởng GDP | Gropp và Heider (2009) | ||
Tính thanh khoản (Liquidity) | Sajid Gul và cộng sự (2012) | ||
Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market – to – book ratio) | Gropp và Heider (2009) ,Octavia và Brown (2008),Ebru Çağlayan (2010) | ||
Lợi nhuận | Buferna và cộng sự (2005) | Amidu (2007),Gropp và Heider (2009) ,Octavia và Brown (2008),Ebru Çağlayan (2010),Sajid Gul và cộng sự (2012 | |
Thuế |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Nhtmcp Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Cấu Trúc Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Huy Động Vốn Trong Tổng Nợ Của 25 Nhtmcp Việt Nam Từ Năm 2007-2014
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu thực nghiệm
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, ta nhận thấy rằng có sự tương đồng giữa CTTC của doanh nghiệp và CTTC của ngân hàng. CTTC của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tương tự của doanh nghiệp như: Lợi nhuận (Profitability),